Đặc sủng chữa bệnh là từ ngữ Thánh Kinh trích từ thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô của Thánh Phaolô (chương 12 câu 9). Nhưng sau này có người, vì muốn nhấn mạnh tới tính công khai hay tính ủy nhiệm của việc mình làm, nên đã gọi nó là thừa tác vụ chữa bệnh (healing ministries). “Thừa tác vụ” này rất thịnh hành với phái Ngũ Tuần (Pentecostalism) ở Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ 20 với hiện tượng canh tân ở Đường Azusa, Los Angeles, năm 1906 do William Joseph Seymour chủ xướng, trong đó, nhiều người mù, què hay mắc bệnh khác được báo cáo là khỏi bệnh.
Đối với Đạo Công Giáo, nhờ đức tin mà khỏi bệnh là một sự thật vẫn đã có từ thời Chúa Giêsu. “Đức tin đã chữa con” là câu chính Chúa Giêsu phán với người đàn bà băng huyết 12 năm trường ròng rã, tốn bao nhiêu tiền bạc cho rất nhiều thầy thuốc mà không khỏi, phải nhờ lòng tin vào Chúa mới được cứu thoát.
Theo Huấn Thị ngày 14 tháng 9 năm 2000 của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, chữa bệnh một cách lạ lùng là đặc điểm hoạt động của Chúa Giêsu. Những lần chữa bệnh ấy là dấu chỉ sứ mệnh thiên sai của Người. Chúng biểu lộ sự chiến thắng của nước Thiên Chúa đối với mọi loại sự xấu và trở thành biểu tượng của việc phục hồi sự khỏe khoắn nơi con người nhân bản toàn diện, cả thể xác lẫn linh hồn.
Những cuộc chữa bệnh lạ lùng ấy cũng đã đồng hành với việc rao giảng Tin Mừng ngay buổi đầu với lời hứa của Chúa: “Những dấu chỉ này sẽ đồng hành với những ai tin:… họ sẽ đặt tay lên người bệnh, và người bệnh sẽ phục hồi sức khỏe” (Mc 16:17-18). Điều đáng lưu ý là các dấu chỉ này không hẳn chỉ là độc quyền của các môn đệ, mà của cả các tín hữu nói chung. Vì trong thư gửi tín hữu Galát, Thánh Phaolô từng viết rằng: “Như thế, Đấng ban cho anh em Thánh Thần và thực hiện những phép lạ giữa anh em có phải vì anh em làm những gì Luật dạy, hay vì anh em đã tin nhờ được nghe?” (Gl 3:5).
Chính vì thế, các giáo phụ luôn coi là bình thường việc tín hữu khẩn cầu Chúa chữa lành phần hồn và cả phần xác nữa. Quan điểm của các ngài được phản ảnh vào phụng vụ cả Đông lẫn Tây. Một trong các lời nguyện sau Rước Lễ của Sách Lễ Rôma cầu xin thế này: “…xin cho sức mạnh của hồng phúc trên trời này gìn giữ tâm trí và thân xác chúng con”. Trong Phụng Vụ Thứ Sáu Tuần Thánh, Kitô hữu được kêu gọi cầu xin Chúa Cha Toàn Năng cho được tránh xa bệnh hoạn và ban sức khỏe cho người bệnh tật.
Đặc biệt hơn nữa, ta còn thấy hẳn một bí tích để “tăng sức mạnh cho những ai đang bị thử thách bởi tật bệnh” đó chính là Phép Xức Dầu Bệnh Nhân. Ngay trước việc việc xức dầu này, khi làm phép dầu, Giáo Hội cầu nguyện rằng: “Xin làm dầu này thành phương thuốc cho tất cả những ai được xức với nó; xin chữa lành họ về thân xác, linh hồn và tinh thần, và giải thoát họ khỏi mọi u sầu”. Thế rồi, trong hai lời cầu nguyện đầu tiên sau khi xức dầu, Giáo Hội xin cho người bệnh được phục hồi sức khoẻ.
Ngoài ra, không những ta có Sách Lễ Rôma, trong đó có Thánh Lễ pro infirmis (cầu cho người đau yếu) để xin ơn thiêng liêng và sức khỏe cho bệnh nhân, mà còn có Sách Rituale Romanum (Nghi Thức Rôma) với Ordo benedictionis infirmorum (nghi thức chúc lành cho người đau yếu), trong đó có nhiều kinh xin cho bệnh nhân lành bệnh.
Sau khi đã liệt kê một số căn bản thánh kinh và thánh truyền như trên về việc xin ơn chữa bệnh trong Giáo Hội, Chỉ Thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cho hay: “trong suốt lịch sử Giáo Hội, người ta thấy nhiều người thánh thiện làm phép lạ để chữa bệnh và hiện tượng này không chỉ giới hạn vào thời các Tông Đồ”. Có điều sau đó, Chỉ Thị không nhấn mạnh tới các cá nhân làm phép lạ mà chú trọng nhiều hơn tới những vụ chữa bệnh tại các nơi cầu nguyện như đền thánh, nơi có các thánh tích của các vị tử đạo hay các vị thánh khác, như Đền Thánh Martin thành Tours hay Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Giacôbê ở Compostela và nhất là ở Lộ Đức, nơi trong hơn một trăm năm qua, đã có tới hơn 7,000 trường hợp được báo cáo là khỏi bệnh tuy chưa đầy 1% số ấy được Giáo Hội chính thức nhìn nhận. Chỉ Thị cho hay: “Những vụ lành bệnh này không hàm nghĩa ‘đặc sủng chữa bệnh’ vì chúng không liên hệ tới một con người có đặc sủng ấy”.
Vậy thế nào là đặc sủng chữa bệnh? Theo Chỉ Thị này, chữ đặc sủng trong các câu 9, 28 và 30 chương 12 của thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô tự nó có một nghĩa rất rộng chỉ một ơn nhưng không (a generous gift) và trong ngữ cảnh chương này, có ý nói tới ơn nhận được để chữa bệnh (gifts of healing obtained). Các ơn ở số nhiều này được ban cho một cá nhân (xem câu 9) và do đó không nên hiểu theo nghĩa phân phối (distributive) như ơn lành bệnh của người được chữa bệnh, mà là ơn ban cho một người để xin ơn lành bệnh cho người khác. Ơn này được ban cho “in uno Spiritu” (Một Thánh Thần) nhưng không nói rõ người này nhận được những ơn lành bệnh này cách nào. Chỉ Thị cho hay có thể “do lời cầu nguyện, đi đôi với một cử chỉ tượng trưng nào đó”.
Để cho rõ hơn, Chỉ Thị nhắc tới thư Thánh Giacôbê: thư này đề cập tới hành động của Giáo Hội, qua tay linh mục, nhắm sự cứu rỗi của người bệnh, kể cả theo nghĩa thể lý. Nhưng không được hiểu việc này như là chữa bệnh cách lạ, nó khác với “đặc sủng chữa bệnh” trên đây: “Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa. Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh; người ấy được Chúa nâng dậy, và nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha” (Gc 5:14-15). Rõ ràng đây là một hành vi bí tích. Câu trích vừa rồi là từ bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ, chỉ nói là “cầu nguyện cho người ấy”. Thực sự theo Chỉ Thị này, đúng ra là “cầu nguyện trên người ấy” (over him) chứ không phải “cho người ấy” (for him) theo nghĩa chỉ là lời cầu nguyện chuyển cầu hay xin ơn; trái lại đây là một hành vi hữu hiệu trên người bệnh. Động từ “sẽ cứu” và “nâng dậy” không có ý nói tới một hành vi hoàn toàn hay chủ yếu nhằm vào việc chữa lành thể xác, tuy có bao hàm nó. Vì tuy trong thư Thánh Giacôbê, động từ đầu chỉ ơn cứu rỗi thiêng liêng (xem 1:21; 2:14; 4:12; 5:20), nhưng trong Tân Ước, nó cũng dùng để chỉ việc lành bệnh (xem Mt 9:21; Mc 5:28, 34; 6:56; 10:52; Lc 8:48). Động từ thứ hai, dù đôi khi có nghĩa “sống lại” (xem Mt 10:8; 11:5; 14:2) nhưng cũng được dùng để chỉ hành động nâng dậy một người đang nằm vì bệnh, nhờ chữa họ khỏi bệnh cách lạ (xem Mt 9:5; Mc 1:31; 9:27; Cv 3:7).
Bí tích này vì thế không được lẫn lộn với đặc sủng chữa bệnh, nhất là trong khung cảnh ngày nay, là khung cảnh được Chỉ Thị của Thánh Bộ lưu ý. Trên đây, chúng tôi có nói ít dòng về thừa tác vụ chữa bệnh trong Giáo Hội Công Giáo ngày nay. Nó khởi đầu từ bao giờ và được coi là thừa tác vụ gì, thừa tác vụ thụ phong (ordained misnistry) hay thừa tác vụ thiết lập (instituted ministry)… thì chưa có gì rõ ràng cả. Cảm tưởng chung hiện nay coi đây là một ơn “soi sáng tư riêng” nào đó, thúc đẩy các “thừa tác viên” hành động, dù được phép hay không được phép của đấng bản quyền. Và như thế, sợ rằng cụm từ “thừa tác vụ” trở thành vô nghĩa, phải chăng chỉ là mô phỏng kiểu nói của anh em Ngũ Tuần?
Vả lại không rõ hình thức thừa tác vụ chữa bệnh này có ăn uống gì với Phong Trào Thánh Linh hay còn gọi là Canh Tân Đặc Sủng hay không? Đọc bài Tổng Quát về Phong Trào Thánh Linh của Linh Mục Bùi Phạm Tráng trên tờ Dân Chúa Âu Châu, người ta không thấy nhắc tới sự liên hệ này. Bài báo nói đến biến cố lịch sử năm 1975 khi Đức Phaolô VI tiếp đón “10,000 tín hữu Công Giáo từ nhiều quốc gia trên thế giới tụ tập về đền thánh Phêrô để cầu nguyện theo phương thức mới… Họ muốn qua đó trình ngài một kinh nghiệm tâm linh và một phương thức sống đạo mới mẻ ngõ hầu làm khơi lại hay hâm nóng đời sống tâm linh của người tín hữu Tây Phương đang nguội lạnh dần. Trọng tâm của linh đạo mới này là ‘sự tuôn trào của Thần Khí’ hay nói đồng nghĩa là ‘Phép rửa trong Thánh Linh’”.
Biến cố ấy là đỉnh cao của nhiều biến cố mà đầu tiên là cuộc gặp gỡ vào năm 1967 của một số sinh viên và giáo sư ở Đại Học Duquesne, Pittsburgh, Hoa Kỳ, do sáng kiến của một sinh viên sau khi “đọc xong một quyển sách của mục sư giáo hội Ngũ Tuần David Wilkerson” và tái khám phá lối sống đạo “vô cùng sống động của các cộng đoàn nhỏ bé mới được thành lập thời Giáo Hội sơ khai trong bài đọc chương 2 của sách Tông Đồ Công Vụ. Trong cuộc gặp gỡ lần đầu này, “tất cả mọi người tham dự, không những được ơn trở lại còn đuợc nhiều ơn khác của Chúa Thánh Linh đổ xuống như ơn nói tiếng lạ, ơn tiên tri, ơn xác đoán vv…. Mọi ơn này được mang một tên khác là ơn đoàn sủng (charisme)”.
Không thấy nói tới ơn chữa bệnh. Hình thức cầu nguyện của Phong Trào mang theo 3 tính chất: bộc phát nghĩa là không soạn trước, mà “bộc phát từ đáy lòng thành, với những ngôn từ thường ngày, không bóng bẩy, không trau chuốt”; thứ hai, cầu nguyện trong Chúa Thánh Linh: “Ngài là Ngôi Ba Thiên Chúa vô hình ngự giữa lòng nhóm cầu nguyện, khởi hứng cho toàn nhóm về một ý cầu nguyện chung không sắp đặt trước và cũng không ai biết trước”; thứ ba, “cầu nguyện đặt trên nền tảng Thánh Kinh đã được lắng nghe trong phần phụng vụ Lời Chúa”.
Tóm lại, chủ yếu là cầu nguyện dựa vào Thánh Kinh được Chúa Thánh Thần soi sáng. Tuy nhiên, trong 3 giai đoạn cầu nguyện của Phong Trào, ngoài việc ngợi khen, lắng nghe Lời Chúa, còn có cầu bầu. “Người cầu nguyện tuyệt đối không quên tiến dâng lên Thiên Chúa những lời khẩn cầu chung của toàn thể Giáo Hội, cho toàn thế giới, cho những ai đang gặp nguy khó”. Phải chăng trong số những người gặp nguy khó có các bệnh nhân? Tài liệu không minh nhiên cho biết. Tuy nhiên ở phần khuyết điểm, tài liệu cho biết: “Nhiều thành viên tìm kiếm đức tin qua những cuộc chữa khỏi bệnh một cách bất ngờ và lạ lùng… Nhiều nhóm cầu nguyện có thể nói đã «lạm dụng» việc đặt tay chữa lành, hoặc đôi khi tệ hại hơn nữa, còn «đóng kịch» «show up» giả được chữa lành!… vì những mục đích không siêu nhiên”.
Như thế, việc chữa bệnh, ít nhất về mặt thực tế, có nằm trong phương thức cầu nguyện của Phong Trào Thánh Linh. Điều này được một bài báo khác xác nhận rõ hơn, đó là bài “Tìm Hiểu Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng” do Linh Mục Võ Xuân Tiến dịch theo Claire Lesegretain đăng trên La Croix, trong đó tác giả cho hay: Phong Trào “đã làm nổi lên những thừa tác vụ chữa bệnh khác nhau (như các thừa tác vụ của cha Emiliano Tardif, qua đời vào năm 1999)”.
Có điều một số linh mục cho mình có thừa tác vụ chữa bệnh ít khi nói tới liên hệ của họ với Phong Trào Thánh Linh hay Canh Tân Đặc Sủng. Phải chăng vì các ngài chỉ “chuyên” một đặc sủng này mà thôi, chứ không lồng nó vào tôn chỉ chung của Phong Trào mà thoạt nhìn, người ta cũng đủ thấy chú trọng nhiều hơn vào lối cầu nguyện tự phát dựa vào Thánh Kinh và ơn linh hứng của Chúa Thánh Thần.
Tưởng cũng nên nhắc tới Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Các số 1508 tới 1510 của Sách này đề cập tới đặc sủng chữa bệnh, nhìn nhận rằng “Chúa Thánh Thần ban cho một số người được đặc sủng chữa lành các bệnh nhân”. Nhưng “cả những lời cầu nguyện tha thiết nhất đôi khi cũng không xin được ơn chữa lành tất cả các bệnh tật”. Bởi thế, Giáo Hội chú trọng nhiều hơn đến việc “chăm sóc các bệnh nhân cũng như bằng lời Giáo Hội chuyển cầu cho họ”. Giáo Hội vẫn tin vào “sự hiện diện mang sức sống của Chúa Kitô, thầy thuốc của linh hồn và thân xác chúng ta”. Nhưng “sức mạnh này tác động cách đặc biệt thông qua các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, bánh ban sự sống vĩnh cửu, mà Thánh Phaolô nhắc tới mối liên hệ với sức khỏe của thân xác”. Dĩ nhiên, từ thời các Tông Đồ đã có bí tích xức dầu bệnh nhân như Thánh Giacôbê từng viết; Sách Giáo Lý cho rằng đây là “một nghi thức riêng để lo cho các bệnh nhân”.
Như thế, đặc sủng chữa bệnh quả là một đặc sủng được ban cho một số cá nhân, và do đó là tác động của Chúa Thánh Thần. Nhưng điều hiển nhiên là Giáo Hội nhấn mạnh tới những kênh chính thức chuyển sự chữa lành phần hồn, phần xác và tinh thần cho con cái mình.
Huấn Thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin khi đề cập tới đặc sủng chữa bệnh, không nhắc gì tới điều mà nhiều linh mục Công Giáo gọi là “thừa tác vụ chữa bệnh”, nên người ta có quyền nghĩ rằng về mặt chính thức, không hề có thừa tác vụ này, lý do vì đây chỉ là việc cá nhân. Ta hãy xem Huấn Thị nói thêm gì về khía cạnh này.
Trước nhất Huấn Thị đặt đặc sủng chữa bệnh vào ngữ cảnh “cầu nguyện cho việc phục hồi sức khỏe”. Đây là kinh nghiệm của Giáo Hội mọi thời, kể cả thời ta. Nhưng điều mới lạ hiện nay là việc phát triển của những buổi tụ tập để cầu nguyện, đôi khi có sự phối hợp với việc cử hành phụng vụ, vì mục đích xin Chúa chữa lành bệnh. Trong nhiều trường hợp, người ta công bố việc xẩy ra các vụ lành bệnh cách lạ, và việc này khiến họ mong chờ hiện tượng lạ lùng đó sẽ xẩy ra tại các cuộc tụ tập khác. Ngoài ra, đôi khi, có người còn cho đó là đặc sủng chữa bệnh.
Thứ đến, Huấn Thị cho rằng trong lịch sử Giáo Hội, luôn có những vị làm phép lạ thực hiện các vụ chữa bệnh lạ lùng. Nhưng điều gọi là đặc sủng chữa bệnh lại không nằm trong các hiện tượng tạo lạ lùng này. Vì đây là những buổi tụ tập cầu nguyện đặc biệt được tổ chức với mục đích xin ơn chữa bệnh cho người bệnh đang hiện diện tại chỗ. Ngoài ra, trong lịch sử Giáo Hội, việc khỏi bệnh lạ lùng cũng luôn xẩy ra tại các nơi thánh, như trên đã nói. Tuy nhiên, những vụ khỏi bệnh đó cũng không phải là đặc sủng chữa bệnh, vì không liên hệ đến người có đặc sủng ấy.
Sau đó, Huấn Thị phân biệt hai loại tụ tập cầu nguyện xin ơn lành bệnh: một loại liên hệ tới đặc sủng chữa bệnh, một loại không. Được kể là có liên hệ tới đặc sủng chữa bệnh khi sự can thiệp của một người đặc thù, của nhiều người đặc thù hay của cả một nhóm người đặc thù được coi là có tính quyết định cho tính hữu hiệu của lời cầu nguyện. Nếu không có liên hệ gì với đặc sủng chữa bệnh, thì việc cử hành theo các sách phụng vụ, nếu tuân thủ đúng qui tắc phụng vụ, hiển nhiên là hợp lệ (licit), đôi khi còn thích đáng nữa, như khi cử hành Thánh Lễ cầu cho người đau yếu (pro infirmis). Nếu cử hành không đúng qui tắc phụng vụ thì là bất hợp lệ.
Huấn Thị sau đó đề cập đến trường hợp có những cử hành tại nhà thờ, tuy không tự chúng (per se) nhắm vào việc xin ơn chữa lành, nhưng các người tổ chức và tham dự có ý định cầu xin ơn chữa lành, thì cả các buổi phụng vụ (Chầu Mình Thánh có ban phép lành) lẫn không phụng vụ (đọc kinh Mân Côi) đều hợp lệ, miễn là đừng thay đổi ý nghĩa đích thực của các cử hành này.
Về đặc sủng chữa bệnh, Huấn Thị cho hay: không được gán nó cho một loại tín hữu đặc thù nào, dù là Tông Đồ, tiên tri, các “đấng làm thầy”, các “đấng cai quản” hay gì gì khác. Theo Thánh Phaolô (1Cor 12), Chúa Thánh Thần ban cho cá nhân nào là tùy Người chọn (câu 11). Thành thử, theo Huấn Thị, trong các buổi tụ tập cầu nguyện xin ơn khỏi bệnh, người ta sẽ sai lầm khi gán đặc sủng chữa bệnh cho bất cứ loại người tham dự nào; điều duy nhất cần làm là hoàn toàn tín thác vào quyết định của Chúa Thánh Thần, Đấng ban cho ai đặc sủng ấy là tùy Người để tỏ sức mạnh của Chúa Kitô Phục Sinh.
Nói như trên, thì hình như không có những nhà “chuyên nghiệp” chữa bệnh lạ lùng, nên càng không có “thừa tác vụ” chữa lành mà ai cũng coi có tính “thường xuyên”. Nói như thế rồi, Huấn Thị đưa ra khá nhiều qui tắc đối với các buổi tụ tập cầu nguyện xin ơn chữa bệnh. Như điều 1: nên đặt dưới sự hướng dẫn của một thừa tac viên thụ phong; điều 4, tiết 3 đòi phải có phép minh nhiên của đấng bản quyền, dù trong đó, có sự hiện diện của hồng y, giám mục (Huấn Thị còn nhấn mạnh: bản quyền có quyền ngăn cấm dù có sự hiện diện của một giám mục). Điều 5, tiết 3 qui định rõ: “Cần phải tránh bất cứ điều gì giống như điên loạn, giả tạo, đóng kịch hay cố tình gây giật gân nhất là từ những ai có trách nhiệm đối với những cuộc tụ tập này” . Điều 9, vì thế, dạy phải duy trì bầu khí đạo hạnh an bình. Các lạm dụng rõ ràng đã xẩy ra với Phong Trào Thánh Linh như trên đã nói. Còn các buổi “đặc sủng chữa bệnh” thì sao?
Đọc bài của Linh Mục Giuse Trần Việt Hùng “Đặt Tay Và Sự Té Ngã”, người đọc sẽ có được một vài ý niệm rõ ràng hơn, tuy đây cũng là một buổi cầu nguyện lồng trong tuần tĩnh tâm theo phương thức của Phong Trào Thánh Linh hay Canh Tân Đặc Sủng. Cha Hùng kể lại: “Sau Thánh Lễ, khoảng 9:30 pm. Linh mục có giờ đặt tay xin Chúa Giêsu, Đấng Chữa Lành ngự đến và xin ơn Chúa Thánh Thần thánh hóa. Tối hôm đó, trên gian cung thánh bầu khí âm u vì không có ánh sáng. Ca đoàn hát những bài ca ru hồn: Chạm vào lòng con Chúa ơi…. Giáo dân lần lượt xếp hàng bước lên gian cung thánh… Có người xếp hàng đi lên hai ba lần để được đặt tay. Tôi quan sát cũng có một số anh chị em đi làm về và ghé ngang qua phòng hội khi linh mục đang đặt tay. Họ cũng xếp hàng bước lên, trong bầu khí âm u và ánh sáng mờ mờ ảo ảo… Một linh mục tiến đến trước mặt họ với mặt nhật có Mình Thánh Chúa và linh mục khác đặt tay trên trán mỗi người và cầu nguyện có khi là tiếng Việt, có khi tiếng Anh và tiếng Latinh và cả tiếng lạ... và đã có nhiều người ngã ngửa về phía sau”.
Sau khi nhắc tới những phản hồi tích cực của một số người té ngã như khỏi đau lưng, khỏi đau tay, bỏ đánh bài, bỏ thuốc lá, cầu nguyện nhiều hơn, hy sinh nhiều hơn cho việc chung, dâng cúng tiền bạc tổ chức các khóa tĩnh tâm… Cha Hùng thuật lại những trường hợp “nằm xuống thì cười, khóc, hát hoặc nói thì thào… Có người la hét và khóc sướt mướt. Nhưng có những người không té, cứ đứng trơ ra đó. Tôi nghe các anh chị đó chia sẻ rằng họ cũng theo những hướng dẫn và làm theo cách thức cầu nguyện. Các anh chị đó không té ngã vì cố gắng đứng vững và cảm thấy có lực đẩy về phía sau từ tay linh mục. Cưỡng lại thì có lực đẩy và xuôi theo thì sẽ ngã ngửa. Cũng có các em nhỏ bị té khi lên cầu nguyện. Tôi hỏi một em rằng tại sao em té, em trả lời: Con thấy mấy người bên cạnh té xuống, con cũng té”.
Điều đáng nói là chính Cha Hùng đã “thử nghiệm” hình thức “đặc sủng” này. Ta hãy nghe ngài thuật lại: “Tôi đã thực hiện hình thức đặt tay và tìm xem hiệu qủa của nó thế nào. Tôi mời gọi ba bà trong Hội các Bà Mẹ, tự nguyện bước lên trước nhóm để được đặt tay cầu nguyện. Có ba bà đã tham dự nhiều khóa Thánh Linh bước tới. Sau đó tôi cũng mời một số bà đỡ sau lưng phòng khi té xuống. Phòng tắt điện và nhóm các bà còn lại hát bài: Giêsu, chúng con tới đây sấp mình… Tôi mời các bà nhắm mắt, tập trung giơ tay cầu nguyện và sau một phút, tôi bắt đầu đặt tay, thật ngạc nhiên, tôi chưa kịp cầu nguyện chi cả, bà thứ nhất té xuống. Tôi tiếp tục đặt tay bà thứ hai, trong khoảng 10 giây, bà ta té xuống và đến bà thứ ba cũng thế, tôi mới đặt tay cầu nguyện, chưa kịp xin Chúa ơn gì mà bà ta đã té ngã xuống rồi. Cả ba bà nằm đó một khoảng thời gian. Có bà thì hát và có bà thì khóc lóc”.
Đối với Đạo Công Giáo, nhờ đức tin mà khỏi bệnh là một sự thật vẫn đã có từ thời Chúa Giêsu. “Đức tin đã chữa con” là câu chính Chúa Giêsu phán với người đàn bà băng huyết 12 năm trường ròng rã, tốn bao nhiêu tiền bạc cho rất nhiều thầy thuốc mà không khỏi, phải nhờ lòng tin vào Chúa mới được cứu thoát.
Theo Huấn Thị ngày 14 tháng 9 năm 2000 của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, chữa bệnh một cách lạ lùng là đặc điểm hoạt động của Chúa Giêsu. Những lần chữa bệnh ấy là dấu chỉ sứ mệnh thiên sai của Người. Chúng biểu lộ sự chiến thắng của nước Thiên Chúa đối với mọi loại sự xấu và trở thành biểu tượng của việc phục hồi sự khỏe khoắn nơi con người nhân bản toàn diện, cả thể xác lẫn linh hồn.
Những cuộc chữa bệnh lạ lùng ấy cũng đã đồng hành với việc rao giảng Tin Mừng ngay buổi đầu với lời hứa của Chúa: “Những dấu chỉ này sẽ đồng hành với những ai tin:… họ sẽ đặt tay lên người bệnh, và người bệnh sẽ phục hồi sức khỏe” (Mc 16:17-18). Điều đáng lưu ý là các dấu chỉ này không hẳn chỉ là độc quyền của các môn đệ, mà của cả các tín hữu nói chung. Vì trong thư gửi tín hữu Galát, Thánh Phaolô từng viết rằng: “Như thế, Đấng ban cho anh em Thánh Thần và thực hiện những phép lạ giữa anh em có phải vì anh em làm những gì Luật dạy, hay vì anh em đã tin nhờ được nghe?” (Gl 3:5).
Chính vì thế, các giáo phụ luôn coi là bình thường việc tín hữu khẩn cầu Chúa chữa lành phần hồn và cả phần xác nữa. Quan điểm của các ngài được phản ảnh vào phụng vụ cả Đông lẫn Tây. Một trong các lời nguyện sau Rước Lễ của Sách Lễ Rôma cầu xin thế này: “…xin cho sức mạnh của hồng phúc trên trời này gìn giữ tâm trí và thân xác chúng con”. Trong Phụng Vụ Thứ Sáu Tuần Thánh, Kitô hữu được kêu gọi cầu xin Chúa Cha Toàn Năng cho được tránh xa bệnh hoạn và ban sức khỏe cho người bệnh tật.
Đặc biệt hơn nữa, ta còn thấy hẳn một bí tích để “tăng sức mạnh cho những ai đang bị thử thách bởi tật bệnh” đó chính là Phép Xức Dầu Bệnh Nhân. Ngay trước việc việc xức dầu này, khi làm phép dầu, Giáo Hội cầu nguyện rằng: “Xin làm dầu này thành phương thuốc cho tất cả những ai được xức với nó; xin chữa lành họ về thân xác, linh hồn và tinh thần, và giải thoát họ khỏi mọi u sầu”. Thế rồi, trong hai lời cầu nguyện đầu tiên sau khi xức dầu, Giáo Hội xin cho người bệnh được phục hồi sức khoẻ.
Ngoài ra, không những ta có Sách Lễ Rôma, trong đó có Thánh Lễ pro infirmis (cầu cho người đau yếu) để xin ơn thiêng liêng và sức khỏe cho bệnh nhân, mà còn có Sách Rituale Romanum (Nghi Thức Rôma) với Ordo benedictionis infirmorum (nghi thức chúc lành cho người đau yếu), trong đó có nhiều kinh xin cho bệnh nhân lành bệnh.
Sau khi đã liệt kê một số căn bản thánh kinh và thánh truyền như trên về việc xin ơn chữa bệnh trong Giáo Hội, Chỉ Thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cho hay: “trong suốt lịch sử Giáo Hội, người ta thấy nhiều người thánh thiện làm phép lạ để chữa bệnh và hiện tượng này không chỉ giới hạn vào thời các Tông Đồ”. Có điều sau đó, Chỉ Thị không nhấn mạnh tới các cá nhân làm phép lạ mà chú trọng nhiều hơn tới những vụ chữa bệnh tại các nơi cầu nguyện như đền thánh, nơi có các thánh tích của các vị tử đạo hay các vị thánh khác, như Đền Thánh Martin thành Tours hay Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Giacôbê ở Compostela và nhất là ở Lộ Đức, nơi trong hơn một trăm năm qua, đã có tới hơn 7,000 trường hợp được báo cáo là khỏi bệnh tuy chưa đầy 1% số ấy được Giáo Hội chính thức nhìn nhận. Chỉ Thị cho hay: “Những vụ lành bệnh này không hàm nghĩa ‘đặc sủng chữa bệnh’ vì chúng không liên hệ tới một con người có đặc sủng ấy”.
Vậy thế nào là đặc sủng chữa bệnh? Theo Chỉ Thị này, chữ đặc sủng trong các câu 9, 28 và 30 chương 12 của thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô tự nó có một nghĩa rất rộng chỉ một ơn nhưng không (a generous gift) và trong ngữ cảnh chương này, có ý nói tới ơn nhận được để chữa bệnh (gifts of healing obtained). Các ơn ở số nhiều này được ban cho một cá nhân (xem câu 9) và do đó không nên hiểu theo nghĩa phân phối (distributive) như ơn lành bệnh của người được chữa bệnh, mà là ơn ban cho một người để xin ơn lành bệnh cho người khác. Ơn này được ban cho “in uno Spiritu” (Một Thánh Thần) nhưng không nói rõ người này nhận được những ơn lành bệnh này cách nào. Chỉ Thị cho hay có thể “do lời cầu nguyện, đi đôi với một cử chỉ tượng trưng nào đó”.
Để cho rõ hơn, Chỉ Thị nhắc tới thư Thánh Giacôbê: thư này đề cập tới hành động của Giáo Hội, qua tay linh mục, nhắm sự cứu rỗi của người bệnh, kể cả theo nghĩa thể lý. Nhưng không được hiểu việc này như là chữa bệnh cách lạ, nó khác với “đặc sủng chữa bệnh” trên đây: “Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa. Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh; người ấy được Chúa nâng dậy, và nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha” (Gc 5:14-15). Rõ ràng đây là một hành vi bí tích. Câu trích vừa rồi là từ bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ, chỉ nói là “cầu nguyện cho người ấy”. Thực sự theo Chỉ Thị này, đúng ra là “cầu nguyện trên người ấy” (over him) chứ không phải “cho người ấy” (for him) theo nghĩa chỉ là lời cầu nguyện chuyển cầu hay xin ơn; trái lại đây là một hành vi hữu hiệu trên người bệnh. Động từ “sẽ cứu” và “nâng dậy” không có ý nói tới một hành vi hoàn toàn hay chủ yếu nhằm vào việc chữa lành thể xác, tuy có bao hàm nó. Vì tuy trong thư Thánh Giacôbê, động từ đầu chỉ ơn cứu rỗi thiêng liêng (xem 1:21; 2:14; 4:12; 5:20), nhưng trong Tân Ước, nó cũng dùng để chỉ việc lành bệnh (xem Mt 9:21; Mc 5:28, 34; 6:56; 10:52; Lc 8:48). Động từ thứ hai, dù đôi khi có nghĩa “sống lại” (xem Mt 10:8; 11:5; 14:2) nhưng cũng được dùng để chỉ hành động nâng dậy một người đang nằm vì bệnh, nhờ chữa họ khỏi bệnh cách lạ (xem Mt 9:5; Mc 1:31; 9:27; Cv 3:7).
Bí tích này vì thế không được lẫn lộn với đặc sủng chữa bệnh, nhất là trong khung cảnh ngày nay, là khung cảnh được Chỉ Thị của Thánh Bộ lưu ý. Trên đây, chúng tôi có nói ít dòng về thừa tác vụ chữa bệnh trong Giáo Hội Công Giáo ngày nay. Nó khởi đầu từ bao giờ và được coi là thừa tác vụ gì, thừa tác vụ thụ phong (ordained misnistry) hay thừa tác vụ thiết lập (instituted ministry)… thì chưa có gì rõ ràng cả. Cảm tưởng chung hiện nay coi đây là một ơn “soi sáng tư riêng” nào đó, thúc đẩy các “thừa tác viên” hành động, dù được phép hay không được phép của đấng bản quyền. Và như thế, sợ rằng cụm từ “thừa tác vụ” trở thành vô nghĩa, phải chăng chỉ là mô phỏng kiểu nói của anh em Ngũ Tuần?
Vả lại không rõ hình thức thừa tác vụ chữa bệnh này có ăn uống gì với Phong Trào Thánh Linh hay còn gọi là Canh Tân Đặc Sủng hay không? Đọc bài Tổng Quát về Phong Trào Thánh Linh của Linh Mục Bùi Phạm Tráng trên tờ Dân Chúa Âu Châu, người ta không thấy nhắc tới sự liên hệ này. Bài báo nói đến biến cố lịch sử năm 1975 khi Đức Phaolô VI tiếp đón “10,000 tín hữu Công Giáo từ nhiều quốc gia trên thế giới tụ tập về đền thánh Phêrô để cầu nguyện theo phương thức mới… Họ muốn qua đó trình ngài một kinh nghiệm tâm linh và một phương thức sống đạo mới mẻ ngõ hầu làm khơi lại hay hâm nóng đời sống tâm linh của người tín hữu Tây Phương đang nguội lạnh dần. Trọng tâm của linh đạo mới này là ‘sự tuôn trào của Thần Khí’ hay nói đồng nghĩa là ‘Phép rửa trong Thánh Linh’”.
Biến cố ấy là đỉnh cao của nhiều biến cố mà đầu tiên là cuộc gặp gỡ vào năm 1967 của một số sinh viên và giáo sư ở Đại Học Duquesne, Pittsburgh, Hoa Kỳ, do sáng kiến của một sinh viên sau khi “đọc xong một quyển sách của mục sư giáo hội Ngũ Tuần David Wilkerson” và tái khám phá lối sống đạo “vô cùng sống động của các cộng đoàn nhỏ bé mới được thành lập thời Giáo Hội sơ khai trong bài đọc chương 2 của sách Tông Đồ Công Vụ. Trong cuộc gặp gỡ lần đầu này, “tất cả mọi người tham dự, không những được ơn trở lại còn đuợc nhiều ơn khác của Chúa Thánh Linh đổ xuống như ơn nói tiếng lạ, ơn tiên tri, ơn xác đoán vv…. Mọi ơn này được mang một tên khác là ơn đoàn sủng (charisme)”.
Không thấy nói tới ơn chữa bệnh. Hình thức cầu nguyện của Phong Trào mang theo 3 tính chất: bộc phát nghĩa là không soạn trước, mà “bộc phát từ đáy lòng thành, với những ngôn từ thường ngày, không bóng bẩy, không trau chuốt”; thứ hai, cầu nguyện trong Chúa Thánh Linh: “Ngài là Ngôi Ba Thiên Chúa vô hình ngự giữa lòng nhóm cầu nguyện, khởi hứng cho toàn nhóm về một ý cầu nguyện chung không sắp đặt trước và cũng không ai biết trước”; thứ ba, “cầu nguyện đặt trên nền tảng Thánh Kinh đã được lắng nghe trong phần phụng vụ Lời Chúa”.
Tóm lại, chủ yếu là cầu nguyện dựa vào Thánh Kinh được Chúa Thánh Thần soi sáng. Tuy nhiên, trong 3 giai đoạn cầu nguyện của Phong Trào, ngoài việc ngợi khen, lắng nghe Lời Chúa, còn có cầu bầu. “Người cầu nguyện tuyệt đối không quên tiến dâng lên Thiên Chúa những lời khẩn cầu chung của toàn thể Giáo Hội, cho toàn thế giới, cho những ai đang gặp nguy khó”. Phải chăng trong số những người gặp nguy khó có các bệnh nhân? Tài liệu không minh nhiên cho biết. Tuy nhiên ở phần khuyết điểm, tài liệu cho biết: “Nhiều thành viên tìm kiếm đức tin qua những cuộc chữa khỏi bệnh một cách bất ngờ và lạ lùng… Nhiều nhóm cầu nguyện có thể nói đã «lạm dụng» việc đặt tay chữa lành, hoặc đôi khi tệ hại hơn nữa, còn «đóng kịch» «show up» giả được chữa lành!… vì những mục đích không siêu nhiên”.
Như thế, việc chữa bệnh, ít nhất về mặt thực tế, có nằm trong phương thức cầu nguyện của Phong Trào Thánh Linh. Điều này được một bài báo khác xác nhận rõ hơn, đó là bài “Tìm Hiểu Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng” do Linh Mục Võ Xuân Tiến dịch theo Claire Lesegretain đăng trên La Croix, trong đó tác giả cho hay: Phong Trào “đã làm nổi lên những thừa tác vụ chữa bệnh khác nhau (như các thừa tác vụ của cha Emiliano Tardif, qua đời vào năm 1999)”.
Có điều một số linh mục cho mình có thừa tác vụ chữa bệnh ít khi nói tới liên hệ của họ với Phong Trào Thánh Linh hay Canh Tân Đặc Sủng. Phải chăng vì các ngài chỉ “chuyên” một đặc sủng này mà thôi, chứ không lồng nó vào tôn chỉ chung của Phong Trào mà thoạt nhìn, người ta cũng đủ thấy chú trọng nhiều hơn vào lối cầu nguyện tự phát dựa vào Thánh Kinh và ơn linh hứng của Chúa Thánh Thần.
Tưởng cũng nên nhắc tới Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Các số 1508 tới 1510 của Sách này đề cập tới đặc sủng chữa bệnh, nhìn nhận rằng “Chúa Thánh Thần ban cho một số người được đặc sủng chữa lành các bệnh nhân”. Nhưng “cả những lời cầu nguyện tha thiết nhất đôi khi cũng không xin được ơn chữa lành tất cả các bệnh tật”. Bởi thế, Giáo Hội chú trọng nhiều hơn đến việc “chăm sóc các bệnh nhân cũng như bằng lời Giáo Hội chuyển cầu cho họ”. Giáo Hội vẫn tin vào “sự hiện diện mang sức sống của Chúa Kitô, thầy thuốc của linh hồn và thân xác chúng ta”. Nhưng “sức mạnh này tác động cách đặc biệt thông qua các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, bánh ban sự sống vĩnh cửu, mà Thánh Phaolô nhắc tới mối liên hệ với sức khỏe của thân xác”. Dĩ nhiên, từ thời các Tông Đồ đã có bí tích xức dầu bệnh nhân như Thánh Giacôbê từng viết; Sách Giáo Lý cho rằng đây là “một nghi thức riêng để lo cho các bệnh nhân”.
Như thế, đặc sủng chữa bệnh quả là một đặc sủng được ban cho một số cá nhân, và do đó là tác động của Chúa Thánh Thần. Nhưng điều hiển nhiên là Giáo Hội nhấn mạnh tới những kênh chính thức chuyển sự chữa lành phần hồn, phần xác và tinh thần cho con cái mình.
Huấn Thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin khi đề cập tới đặc sủng chữa bệnh, không nhắc gì tới điều mà nhiều linh mục Công Giáo gọi là “thừa tác vụ chữa bệnh”, nên người ta có quyền nghĩ rằng về mặt chính thức, không hề có thừa tác vụ này, lý do vì đây chỉ là việc cá nhân. Ta hãy xem Huấn Thị nói thêm gì về khía cạnh này.
Trước nhất Huấn Thị đặt đặc sủng chữa bệnh vào ngữ cảnh “cầu nguyện cho việc phục hồi sức khỏe”. Đây là kinh nghiệm của Giáo Hội mọi thời, kể cả thời ta. Nhưng điều mới lạ hiện nay là việc phát triển của những buổi tụ tập để cầu nguyện, đôi khi có sự phối hợp với việc cử hành phụng vụ, vì mục đích xin Chúa chữa lành bệnh. Trong nhiều trường hợp, người ta công bố việc xẩy ra các vụ lành bệnh cách lạ, và việc này khiến họ mong chờ hiện tượng lạ lùng đó sẽ xẩy ra tại các cuộc tụ tập khác. Ngoài ra, đôi khi, có người còn cho đó là đặc sủng chữa bệnh.
Thứ đến, Huấn Thị cho rằng trong lịch sử Giáo Hội, luôn có những vị làm phép lạ thực hiện các vụ chữa bệnh lạ lùng. Nhưng điều gọi là đặc sủng chữa bệnh lại không nằm trong các hiện tượng tạo lạ lùng này. Vì đây là những buổi tụ tập cầu nguyện đặc biệt được tổ chức với mục đích xin ơn chữa bệnh cho người bệnh đang hiện diện tại chỗ. Ngoài ra, trong lịch sử Giáo Hội, việc khỏi bệnh lạ lùng cũng luôn xẩy ra tại các nơi thánh, như trên đã nói. Tuy nhiên, những vụ khỏi bệnh đó cũng không phải là đặc sủng chữa bệnh, vì không liên hệ đến người có đặc sủng ấy.
Sau đó, Huấn Thị phân biệt hai loại tụ tập cầu nguyện xin ơn lành bệnh: một loại liên hệ tới đặc sủng chữa bệnh, một loại không. Được kể là có liên hệ tới đặc sủng chữa bệnh khi sự can thiệp của một người đặc thù, của nhiều người đặc thù hay của cả một nhóm người đặc thù được coi là có tính quyết định cho tính hữu hiệu của lời cầu nguyện. Nếu không có liên hệ gì với đặc sủng chữa bệnh, thì việc cử hành theo các sách phụng vụ, nếu tuân thủ đúng qui tắc phụng vụ, hiển nhiên là hợp lệ (licit), đôi khi còn thích đáng nữa, như khi cử hành Thánh Lễ cầu cho người đau yếu (pro infirmis). Nếu cử hành không đúng qui tắc phụng vụ thì là bất hợp lệ.
Huấn Thị sau đó đề cập đến trường hợp có những cử hành tại nhà thờ, tuy không tự chúng (per se) nhắm vào việc xin ơn chữa lành, nhưng các người tổ chức và tham dự có ý định cầu xin ơn chữa lành, thì cả các buổi phụng vụ (Chầu Mình Thánh có ban phép lành) lẫn không phụng vụ (đọc kinh Mân Côi) đều hợp lệ, miễn là đừng thay đổi ý nghĩa đích thực của các cử hành này.
Về đặc sủng chữa bệnh, Huấn Thị cho hay: không được gán nó cho một loại tín hữu đặc thù nào, dù là Tông Đồ, tiên tri, các “đấng làm thầy”, các “đấng cai quản” hay gì gì khác. Theo Thánh Phaolô (1Cor 12), Chúa Thánh Thần ban cho cá nhân nào là tùy Người chọn (câu 11). Thành thử, theo Huấn Thị, trong các buổi tụ tập cầu nguyện xin ơn khỏi bệnh, người ta sẽ sai lầm khi gán đặc sủng chữa bệnh cho bất cứ loại người tham dự nào; điều duy nhất cần làm là hoàn toàn tín thác vào quyết định của Chúa Thánh Thần, Đấng ban cho ai đặc sủng ấy là tùy Người để tỏ sức mạnh của Chúa Kitô Phục Sinh.
Nói như trên, thì hình như không có những nhà “chuyên nghiệp” chữa bệnh lạ lùng, nên càng không có “thừa tác vụ” chữa lành mà ai cũng coi có tính “thường xuyên”. Nói như thế rồi, Huấn Thị đưa ra khá nhiều qui tắc đối với các buổi tụ tập cầu nguyện xin ơn chữa bệnh. Như điều 1: nên đặt dưới sự hướng dẫn của một thừa tac viên thụ phong; điều 4, tiết 3 đòi phải có phép minh nhiên của đấng bản quyền, dù trong đó, có sự hiện diện của hồng y, giám mục (Huấn Thị còn nhấn mạnh: bản quyền có quyền ngăn cấm dù có sự hiện diện của một giám mục). Điều 5, tiết 3 qui định rõ: “Cần phải tránh bất cứ điều gì giống như điên loạn, giả tạo, đóng kịch hay cố tình gây giật gân nhất là từ những ai có trách nhiệm đối với những cuộc tụ tập này” . Điều 9, vì thế, dạy phải duy trì bầu khí đạo hạnh an bình. Các lạm dụng rõ ràng đã xẩy ra với Phong Trào Thánh Linh như trên đã nói. Còn các buổi “đặc sủng chữa bệnh” thì sao?
Đọc bài của Linh Mục Giuse Trần Việt Hùng “Đặt Tay Và Sự Té Ngã”, người đọc sẽ có được một vài ý niệm rõ ràng hơn, tuy đây cũng là một buổi cầu nguyện lồng trong tuần tĩnh tâm theo phương thức của Phong Trào Thánh Linh hay Canh Tân Đặc Sủng. Cha Hùng kể lại: “Sau Thánh Lễ, khoảng 9:30 pm. Linh mục có giờ đặt tay xin Chúa Giêsu, Đấng Chữa Lành ngự đến và xin ơn Chúa Thánh Thần thánh hóa. Tối hôm đó, trên gian cung thánh bầu khí âm u vì không có ánh sáng. Ca đoàn hát những bài ca ru hồn: Chạm vào lòng con Chúa ơi…. Giáo dân lần lượt xếp hàng bước lên gian cung thánh… Có người xếp hàng đi lên hai ba lần để được đặt tay. Tôi quan sát cũng có một số anh chị em đi làm về và ghé ngang qua phòng hội khi linh mục đang đặt tay. Họ cũng xếp hàng bước lên, trong bầu khí âm u và ánh sáng mờ mờ ảo ảo… Một linh mục tiến đến trước mặt họ với mặt nhật có Mình Thánh Chúa và linh mục khác đặt tay trên trán mỗi người và cầu nguyện có khi là tiếng Việt, có khi tiếng Anh và tiếng Latinh và cả tiếng lạ... và đã có nhiều người ngã ngửa về phía sau”.
Sau khi nhắc tới những phản hồi tích cực của một số người té ngã như khỏi đau lưng, khỏi đau tay, bỏ đánh bài, bỏ thuốc lá, cầu nguyện nhiều hơn, hy sinh nhiều hơn cho việc chung, dâng cúng tiền bạc tổ chức các khóa tĩnh tâm… Cha Hùng thuật lại những trường hợp “nằm xuống thì cười, khóc, hát hoặc nói thì thào… Có người la hét và khóc sướt mướt. Nhưng có những người không té, cứ đứng trơ ra đó. Tôi nghe các anh chị đó chia sẻ rằng họ cũng theo những hướng dẫn và làm theo cách thức cầu nguyện. Các anh chị đó không té ngã vì cố gắng đứng vững và cảm thấy có lực đẩy về phía sau từ tay linh mục. Cưỡng lại thì có lực đẩy và xuôi theo thì sẽ ngã ngửa. Cũng có các em nhỏ bị té khi lên cầu nguyện. Tôi hỏi một em rằng tại sao em té, em trả lời: Con thấy mấy người bên cạnh té xuống, con cũng té”.
Điều đáng nói là chính Cha Hùng đã “thử nghiệm” hình thức “đặc sủng” này. Ta hãy nghe ngài thuật lại: “Tôi đã thực hiện hình thức đặt tay và tìm xem hiệu qủa của nó thế nào. Tôi mời gọi ba bà trong Hội các Bà Mẹ, tự nguyện bước lên trước nhóm để được đặt tay cầu nguyện. Có ba bà đã tham dự nhiều khóa Thánh Linh bước tới. Sau đó tôi cũng mời một số bà đỡ sau lưng phòng khi té xuống. Phòng tắt điện và nhóm các bà còn lại hát bài: Giêsu, chúng con tới đây sấp mình… Tôi mời các bà nhắm mắt, tập trung giơ tay cầu nguyện và sau một phút, tôi bắt đầu đặt tay, thật ngạc nhiên, tôi chưa kịp cầu nguyện chi cả, bà thứ nhất té xuống. Tôi tiếp tục đặt tay bà thứ hai, trong khoảng 10 giây, bà ta té xuống và đến bà thứ ba cũng thế, tôi mới đặt tay cầu nguyện, chưa kịp xin Chúa ơn gì mà bà ta đã té ngã xuống rồi. Cả ba bà nằm đó một khoảng thời gian. Có bà thì hát và có bà thì khóc lóc”.