Tòa án Strasbourg lên án chính sách “chống giáo phái”do Pháp thực hiện
ROMA - Chúng tôi công bố dưới đây bài phân tích của Trung tâm Châu Âu về Luật và Tư pháp (ECLJ), liên quan đến việc Tòa án Nhân quyền Châu Âu lên án chính sách chống giáo phái được Pháp thực hiện, đặc biệt là chống lại phái Nhân chứng Jêhôva.
Tòa án Nhân quyền Châu Âu đã lên án chính sách tài chính chống giáo phái do Pháp thực hiện, trong quyết định Hội Nhân Chứng Jêhôva chống Pháp (văn bản số 8916/05).
Giáo phái này nộp đơn than phiền rằng các nhà chức trách Pháp đã sửa đổi việc giải thích pháp luật về thuế, để thu thuế hồi tố cho giáo phái. Tòa án đã nói là giáo phái có lý, khi nhất trí phán quyết rằng chính quyền Pháp đã vi phạm Công ước châu Âu về Nhân quyền (Điều 9) bằng cách áp đặt, trên cơ sở pháp lý không rõ ràng, việc tăng thuế đáng kể cho giáo phái kiện đơn. Vấn đề nói rõ về việc giải thích các quy định liên quan đến thuế quà tặng được thực hiện, vì lợi ích của các hiệp hội tôn giáo. (Điều 757 và 795-10° của Bộ luật thuế). Một số yêu cầu khác đã được trình lên Tòa án châu Âu về các sự kiện tương tự của các giáo phái khác, trong đó có một giáo phái được Trung tâm Châu Âu về Luật và Tư pháp làm đại diện qua trung gian của bà Jean Paillot.
Trung tâm Châu Âu về Luật và Tư pháp hoan nghênh quyết định của Toà án. Nó sẽ đặt ra một thời hạn, chúng tôi hy vọng vậy, cho việc sử dụng các phương pháp ngoại lệ, không phù hợp với quy định của pháp luật, trong một nỗ lực để kiểm soát của Nhà nước – và đàn áp – các phong trào “tôn giáo hoặc triết học”.
Chính sách chống giáo phái của Pháp bị tố cáo một cách có hệ thống trong các diễn đàn quốc tế, kể từ việc công bố ngày 22-12-1995 báo cáo đầu tiên của Ủy ban quốc hội về điều tra các giáo phái. Báo cáo này công bố một "danh sách đen" các phong trào được gọi là giáo phái, tham gia vào sự kỳ thị phổ biến và chống sự siêng năng của chính quyền, nhất là về thuế. Trong danh sách đó có các giáo phái thực sự nguy hiểm, nhưng cũng có các phong trào tự xem mình là tôn giáo thật sự, nhất là của Tin lành hay Công giáo. (Zenit 1-7-2011)
Phạm Kim An
ROMA - Chúng tôi công bố dưới đây bài phân tích của Trung tâm Châu Âu về Luật và Tư pháp (ECLJ), liên quan đến việc Tòa án Nhân quyền Châu Âu lên án chính sách chống giáo phái được Pháp thực hiện, đặc biệt là chống lại phái Nhân chứng Jêhôva.
Tòa án Nhân quyền Châu Âu đã lên án chính sách tài chính chống giáo phái do Pháp thực hiện, trong quyết định Hội Nhân Chứng Jêhôva chống Pháp (văn bản số 8916/05).
Giáo phái này nộp đơn than phiền rằng các nhà chức trách Pháp đã sửa đổi việc giải thích pháp luật về thuế, để thu thuế hồi tố cho giáo phái. Tòa án đã nói là giáo phái có lý, khi nhất trí phán quyết rằng chính quyền Pháp đã vi phạm Công ước châu Âu về Nhân quyền (Điều 9) bằng cách áp đặt, trên cơ sở pháp lý không rõ ràng, việc tăng thuế đáng kể cho giáo phái kiện đơn. Vấn đề nói rõ về việc giải thích các quy định liên quan đến thuế quà tặng được thực hiện, vì lợi ích của các hiệp hội tôn giáo. (Điều 757 và 795-10° của Bộ luật thuế). Một số yêu cầu khác đã được trình lên Tòa án châu Âu về các sự kiện tương tự của các giáo phái khác, trong đó có một giáo phái được Trung tâm Châu Âu về Luật và Tư pháp làm đại diện qua trung gian của bà Jean Paillot.
Trung tâm Châu Âu về Luật và Tư pháp hoan nghênh quyết định của Toà án. Nó sẽ đặt ra một thời hạn, chúng tôi hy vọng vậy, cho việc sử dụng các phương pháp ngoại lệ, không phù hợp với quy định của pháp luật, trong một nỗ lực để kiểm soát của Nhà nước – và đàn áp – các phong trào “tôn giáo hoặc triết học”.
Chính sách chống giáo phái của Pháp bị tố cáo một cách có hệ thống trong các diễn đàn quốc tế, kể từ việc công bố ngày 22-12-1995 báo cáo đầu tiên của Ủy ban quốc hội về điều tra các giáo phái. Báo cáo này công bố một "danh sách đen" các phong trào được gọi là giáo phái, tham gia vào sự kỳ thị phổ biến và chống sự siêng năng của chính quyền, nhất là về thuế. Trong danh sách đó có các giáo phái thực sự nguy hiểm, nhưng cũng có các phong trào tự xem mình là tôn giáo thật sự, nhất là của Tin lành hay Công giáo. (Zenit 1-7-2011)
Phạm Kim An