1. Ngôi Lời
Theo Leon Morris, trong The Gospel According to John (WM. B. Berdmans Publishing Co. Grand Rapids, Michigan), hạn từ Logos (Lời) rất được người Hy Lạp sử dụng. Nó có thể được coi như một cái gì ở bên trong con người để chỉ ý nghĩ hay lý lẽ. Nhưng nó cũng có nghĩa như một cái gì được nói ra để phát biểu ý nghĩ kia, tức lời nói. Nghĩa triết học thường theo nghĩa thứ nhất, để chỉ hồn vũ trụ, hay nguyên lý phổ quát, nguyên lý thuần lý của vũ trụ. Nó là năng lực sáng tạo, theo một nghĩa nào đó, mọi vật đều do nó mà ra. Ít nhất nó đã được sử dụng từ thời Heraclitus (thế kỷ thứ 6 trước công nguyên). Triết gia này cho rằng Lời “luôn luôn hiện hữu”, và “mọi vật đều xẩy tới qua Lời này”. Ông quan niệm thực tại đầu cùng đôi khi là Lửa, đôi khi là Thiên Chúa, và đôi khi là Lời. Theo James Adam, “trong Heraclitus, ba ý niệm Lời, Lửa và Thiên Chúa căn bản đều như nhau. Trong tư cách Lời, Thiên Chúa là sự khôn ngoan luôn luôn hiện hữu qua đó muôn vật được điều hướng” (The Religious Teachers of Greece. Edinburgh, 1909). Heraclitus thấy rằng con người vốn quan niệm vũ trụ bằng ngôn từ vật lý. Nên ông đưa ý niệm Lời vào để giải thích trật tự ông thấy trong vũ trụ (kosmos). Lời chính là nguyên lý ổn định, điều hướng vũ trụ.
Các tư tưởng gia sau Heraclitus phần lớn không nối tiếp dòng tư tưởng ấy. Platon chẳng hạn chỉ thỉnh thoảng lắm mới nhắc đến Lời, vì ông ta quan tâm nhiều hơn đến việc phân biệt thế giới vật chất với thế giới thực tại, tức thế giới “ý niệm”. Chính các triết gia khắc kỉ (stoics) đã quảng diễn ý niệm Lời. Họ từ bỏ các nguyên hình thiên giới của Platon để chọn quan điểm cho rằng vũ trụ thấm đầy Lời, tức nguyên lý trường cửu. Hạn từ Lời diễn tả niềm xác tín của họ vào tính thuần lý của vũ trụ. Họ không ý niệm Lời như có ngôi vị, nên họ không hiểu nó như ta hiểu về Thiên Chúa. Đối với họ. yếu tính của nó là một nguyên lý, một sức mạnh. Nhưng quan trọng ở điểm nó không phải chỉ là một nguyên lý bất cứ nào đó, mà là nguyên lý tối cao của vũ trụ. Nó là sức mạnh phát sinh, thấm nhiễm và điều hướng muôn vật.
Cho nên, khi thánh Gioan dùng hạn từ Lời, ngài đã dùng một hạn từ rất quen thuộc của thế giới Hy Lạp. Dĩ nhiên người bình dân không hiểu nghĩa triết học của nó. Nhưng ít nhất họ cũng hiểu nó chỉ về một điều rất quan trọng. Thánh Gioan khi dùng hạn từ đó, tất nhiên không tránh khỏi khơi dậy trong tâm trí người nói tiếng Hy Lạp ý nghĩ trên. Tuy nhiên, tư tưởng chính yếu của ngài lại không phát xuất từ hậu cảnh Hy Lạp ấy. Quả vậy, Tin Mừng của ngài cho thấy ngài rất ít quen biết với triết học Hy Lạp, chứ đừng nói đến chuyện lệ thuộc thứ triết học ấy. Đối với người Hy Lạp, các thần minh được coi như cách biệt đối với thế giới, vô tình trước các gian nan, tan tác cõi lòng, các hân hoan sợ hãi của con người. Ngôi Lời của thánh Gioan khác hẳn thế. Đó là một Thiên Chúa đã can dự một cách cuồng nhiệt vào lịch sử con người. Vì Ngôi Lời đã đến đây, đã mang lấy bản nhiên của ta, đi vào cuộc đấu tranh của thế giới, và qua cuộc đấu tranh ấy, đem ơn cứu độ đến cho mọi người.
Điều quan trọng hơn để hiểu Tin Mừng này nói chung và việc sử dụng hạn từ Ngôi Lời nói riêng chính là hậu cảnh Do Thái của nó. Các chữ mở đầu “lúc khởi đầu” buộc ta phải so sánh với Sáng thế 1:1, trong khi “Ngôi Lời” khiến ta nhất định phải chú ý đến những chữ được lặp đi lặp lại “và Thiên Chúa phán” của chương mở đầu Thánh Kinh. Ngôi Lời vì vậy chính là Lời sáng tạo của Thiên Chúa (câu 3). Bầu không khí vì thế là bầu không khí DoThái Giáo, không thể lầm lẫn được.
Một điểm trong giáo huấn của Cựu Ước được thế kỷ đầu rất chú ý là việc nó sử dụng các quan niệm như “Lời”, “Sự Khôn Ngoan” v.v... Dù các quan niệm này không có gì phạm đến chủ nghĩa độc thần căn bản của Do Thái Giáo, nhưng càng ngày người ta càng chú ý đến những đoạn trong đó các thực tại kia mang dáng dấp một hiện hữu độc lập. Cứ như thế, dọc dài Cựu Ước, Lời Thiên Chúa được quan niệm như một tác nhân hữu hiệu thể hiện thiên ý. “Một lời Chúa phán làm ra chín tầng trời” (Tv 33:6). Khi Thiên Chúa nói là Người làm một cái gì đó. Lời của Người cũng chính là hành động của Người. Hành động mạc khải của Thiên Chúa đôi khi được miêu tả là lời Thiên Chúa “đến” với các tiên tri. Để giữ truyền thống ấy, tiên tri có khi gán cho Lời một sự hiện hữu ít nhiều độc lập, như trong Isaia chẳng hạn, tiên tri cho hay Chúa phán “Lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta trao phó” (Is 55:11). Và trong Thánh Vịnh 29, “tiếng” của Thiên Chúa cũng được quan niệm như vậy.
Cựu Ước cũng đã gần như ngôi vị hóa Khôn Ngoan hay Lề Luật. Do đó, Khôn Ngoan đã được miêu tả như một ngôi vị Thiên Chúa : “Đức Chúa đã dựng nên Tta như tác phẩm đầu tay của Người, trước mọi công trình của Người từ thời xa xưa nhất. Ta đã được tấn phong từ đời đời, từ nguyên thủy, trước khi có mặt đất... Đã có Ta hiện diện khi Người thiết lập ra cõi trời... Ta hiện diện bên Người như tay thợ cả; ngày ngày Ta là niềm vui của Người “ (Cn 8: 22 và kế tiếp).
Cũng thế, Isa 2:3 và Mic 4:2 cho thấy “Lề Luật” và “Lời” cũng chỉ cùng một sự vật như vậy. Trong các đoạn ấy, “Khôn Ngoan”, “Lề Luật” hay “Lời” đều có tính thần linh tuy không hoàn toàn y hệt Thiên Chúa.
Trong các bản Targums, ta cũng thấy việc sử dụng có tầm quan trọng. Khi tiếng Hípri không còn được sử dụng làm tiếng nói nữa, thì Thánh Kinh vẫn còn tiếp tục được đọc bằng ngôn ngữ ấy trong các buổi lễ tại hội đường. Để bù vào, người ta có thói quen thoát dịch các đoạn được đọc. Các lời thoát dịch này chính là các bản Targums. Thoạt đầu, Targums chỉ là các bài dịch thoát khẩu, về sau mới được ghi chép thành văn. Những bản còn lại đến nay cho thấy chúng chỉ những lời diễn giải chứ không phải lời dịch đúng nghĩa. Chúng được thực hiện vào thời điểm người DoThái vì lòng cung kính cũng có mà vì sợ phạm đến điều răn thứ ba cũng có đã tránh không dám đọc đến tên Thiên Chúa nữa. Khi đọc đến những đoạn có thánh danh Thiên Chúa, các nhân viên đọc sách cũng như các dịch giả bèn thay thế thánh danh ấy bằng những từ ngữ họ cho là cung kính đủ như “Đấng Thánh” hay “Thánh Danh”. Đôi khi họ dùng hạn từ “Lời” (Memra). Chẳng hạn, trong khi Thánh Kinh của ta viết “Ông Mô-sê đưa dân ra khỏi trại để nghênh đón Thiên Chúa” (Xh 19:17), thì bản Targum lại ghi như sau: “... để nghênh đón Lời Thiên Chúa”. Lối dùng này khá quen thuộc. Theo Barclay, nguyên trong bản Targum của Jonathan mà thôi, kiểu nói ấy cũng đã được sử dụng đến 320 lần. Điều muốn nhấn mạnh ở đây không phải để nói rằng các thuật ngữ kia được dùng để chỉ một đấng tách biệt với Thiên Chúa, nhưng chỉ để nói rằng nơi nào người ta quen thuộc với các bản Targum, họ đều cũng quen thuộc với hạn từ ‘Lời” để chỉ về Thiên Chúa. Cách dùng của thánh Gioan không hẳn theo lối của Targum, nhưng chắc chắn không tránh khỏi việc khiến người ta phải liên tưởng đến chúng.
Trong thời gian giữa Cựu và Tân Ước, người ta đã nới rộng việc sử dụng các từ ngữ đang bàn đến. Có những phát biểu rất ngạc nhiên về Khôn Ngoan. Như trong sách Huấn Ca chẳng hạn, Khôn Ngoan nói như sau về chính mình: “Ta xuất phát từ miệng đấng Tối Cao và như mây mù, Ta bao phủ cõi đất. Ta cắm lều trên nơi cao thẳm và đặt ngai Ta trên cột mây. Duy có mình Ta đi vòng cả bầu trời và rảo bước khắp vực sâu thăm thẳm” (Hc 24:3 và kế tiếp). Rõ ràng, Khôn Ngoan rất gần gũi với Thiên Chúa, dù soạn giả đã cẩn thận nhắc đến nó như một thụ tạo: “Người đã dựng nên Ta trước muôn đời từ khởi thủy” (Hc 24:9). Trong sách Khôn Ngoan, ta thấy Khôn Ngoan “làm rạng ngời vinh hiển, bởi luôn sống cùng Thiên Chúa” (Kn 8:3) và “hiểu biết về Thiên Chúa và quyết định về những công trình của Người” (Kn 8:4). Soạn giả còn cầu nguyện như sau: “Lạy Thượng Đế của bậc tổ tiên, lạy Đức Chúa từ bi lân tuất, Chúa dùng lời Chúa mà tác thành vạn vật, dùng sự khôn ngoan Chúa mà cấu tạo con người” (Kn 9:1, đây là một đoạn cho thấy soạn giả không phân biệt giữa Khôn Ngoan và Lời). Lời còn được ngôi vị hóa một cách mạnh bạo hơn nữa: “Khi vạn vật chìm sâu trong thinh lặng, lúc đêm trường chừng như điểm canh ba, thì từ trời cao thẳm, lời toàn năng của Ngài đã rời bỏ ngôi báu, ví tựa người chiến sĩ can trường xông vào giữa miền đất bị tru diệt...đầu đụng trời chân đạp đất” (Kn 18:14 và kế tiếp). Đồng ý không thể cho rằng các soạn giả trên coi Khôn Ngoan hay Lời hiện diện độc lập với Thiên Chúa, nhưng các hình ảnh mạnh dạn của họ chắc chắn đã dọn đường cho ý niệm Lời của thánh Gioan.
Khó mà biết được nên coi Philo như một tư tưởng gia Do-Thái hay Hy-Lạp. Tuy nhiên người Do-Thái vĩ đại sống tại Alexandria này đã đưa ra một tổng hợp giữa triết học Hy-Lạp và tư tưởng Cựu Ước. Ông đề cập nhiều đến Lời, và các phát biểu của ông không hẳn dễ dàng hoà hợp với nhau. Đôi khi ông nói về Lời như thể “Thiên Chúa thứ hai”, đôi khi lại như một Thiên Chúa đang hành động. Nếu ta muốn mạo hiểm trong việc tổng quát hóa, ta có thể nói rằng ông coi Lời như nhịp cầu đáng kính về phương diện triết học để nối liền Thiên Chúa siêu việt với thế giới vật chất. Ông không hề có ý định từ bỏ Cựu Ước. Nhưng ông chấp nhận các ý niệm triết học của thời ông, và dùng chúng để giải thích Cựu Ước. Do đó, quan niệm của ông về Lời là một triết học hiện hành, một thứ triết học đã được sửa đổi, hơn là quan niệm có tính tôn giáo về Cựu Ước.
C.H. Dodd cho rằng cách hiểu của Philo về Lời là một phần hậu cảnh đưa tới Tự Ngôn của thánh Gioan. Ông cho rằng Philo giúp chúng ta hiểu những thuật ngữ rất khó giải thích nếu chỉ dựa vào hậu cảnh Do-Thái như thuật ngữ ‘Ngôi Lời là Thiên Chúa”. Theo Dodd, những lời mở đầu của Tự Ngôn “rõ ràng chỉ có thể hiểu được nếu ta nhìn nhận rằng Lời, mặc dù có liên hệ đến Lời Thiên Chúa trong Cựu Ước, đồng thời cũng có nghĩa như nhóm Khắc Kỉ chủ trương được Philo sửa đổi, và song hành với ý niệm Khôn Ngoan trong các soạn giả Do-Thái khác”. Tuy nhiên điều đó hình như hàm nghĩa rằng trọn bộ quan niệm về Lời của thánh Gioan phải được giải thích một phần bằng các hậu cảnh của nó, dù hậu cảnh ấy là Do-Thái, là Hy-Lạp hay bất cứ điều gì bạn muốn. Điều này rất đáng tranh luận. Vì tư tưởng của thánh Gioan rất độc đáo. Ngài dùng một hạn từ mà ai cũng có thể hiểu bất kể hậu cảnh của họ. Và dù hậu cảnh của họ là như thế nào, họ vẫn không thấy tư tưởng của thánh nhân đồng nhất với hậu cảnh của họ. Ý niệm của thánh nhân về Lời có yếu tính rất mới mẻ.
Ta có thể dùng lời của William Temple để kết luận phần thảo luận này. Ông nói, Ngôi Lời “đối với người Do-Thái lẫn Dân Ngoại, đều biểu tượng cho sự kiện thống trị vũ trụ, và tự phát biểu mình ra của Thiên Chúa. Người Do-Thái sẽ tâm niệm rằng ‘các tầng trời đã được dựng nên bởi Lời Thiên Chúa’; còn người Hy-Lạp sẽ cho đó là nguyên lý thuần lý mà mọi định luật tự nhiên đều chỉ là những phát biểu đặc thù. Cả hai đều đồng ý rằng Ngôi Lời này là khởi điểm muôn loài”. Thánh Gioan đã sử dụng một hạn từ vốn được người mọi nơi quen sử dụng, dù với nhiều nghĩa khác nhau. Chắc chắn ngài mong mọi người nhận ra ý nghĩa yếu tính của mình.
Như thế đấy là hậu cảnh cho tư tưởng của thánh Gioan. Nhưng không phải là chính tư tưởng của ngài. Ngài có ý niệm phong phú hơn, sâu sắc hơn và đầy đủ hơn tư tưởng của những người đi trước. Đối với ngài, Lời không phải là một nguyên lý, nhưng là một Hữu Thể sống động và là nguồn sự sống; không phải chỉ là một ngôi vị hóa mà là một Ngôi Vị và là một Ngôi Vị Thiên Chúa. Lời không là ai khác mà là chính Thiên Chúa. Ngài là người đã phát biểu trọn vẹn điều ấy, nhưng ta cần thấy rằng việc phát biểu ấy chỉ là kết quả cuối cùng của một khuynh hướng vốn đã có sẵn trong Kitô giáo từ thuở ban đầu.
“Lời” đã được dùng thay cho trọn bộ tin mừng của Kitô giáo trong các đoạn như Maccô 2:2 (chỉ giáo huấn của đức Giêsu) và Maccô 8:32 (xem bản An Sơn Vị, chỉ cái chết của Con Người). Allan D. Galloway thì coi Lời như ám chỉ công trình của đức Giêsu, chứ không hẳn Con Người của Người. Ông muốn nói đó là một hạn từ tóm gồm toàn bộ ý nghĩa cứu độ phổ quát của đức Kitô. Người, tức Ngôi Lời, không phải chỉ là một vị cứu tinh cục bộ, nhưng là hy vọng duy nhất của toàn thể nhân loại. Lời và tin mừng do đó liên hệ với nhau một cách chặt chẽ. Khi thánh Luca nói đến những ai “làm nhân chứng và thừa tác viên của lời” (Lc 1:2), ta khó có thể tránh được cảm nghĩ là ngài hiểu chữ “lời” ở đây không phải chỉ có nghĩa là giáo huấn mà thôi. Hẳn ngài phải nghĩ đến mối tương quan chặt chẽ giữa đức Kitô và tin mừng và gần như muốn gọi đức Giêsu là “Lời” vậy.
Một lần nữa, ta thấy thánh nhân xem ra như không muốn phân biệt giữa giảng lời (Cv 8:4) và giảng đức Giêsu (Cv 11:20). Nhiều lần, thánh Phaolô nói đến việc giảng đức Kitô (1 Cor 1:23; 2 Cor 4:4; Gal 3:1). Trong Col 1:25 và kế tiếp, ngài giải thích “lời Thiên Chúa” như một “một mầu nhiệm” và mầu nhiệm này như là “đức Kitô trong anh em”. Mặc dù cái bước gọi đức Kitô là “Lời” chưa được ai bước (dù có đoạn như 1 Ga 1:1; Kh 19:13), nhưng rõ ràng đường đã được mở ra. Việc mở đường này cũng đã có ngay trong phạm vi ý niệm, thí dụ trong các đoạn như Phil 2: 5 và kế tiếp, Col 1:15 và kế tiếp, dù từ ngữ có khác, nhưng thánh Phaolô đã gán cho đức Kitô những phẩm tính và hoạt động giống như Cựu Ước đã gán cho Khôn Ngoan. Kết luận không thể tránh được là trong khi sử dụng một hạn từ rất quen thuộc và mang theo nhiều ý nghĩa tùy theo hậu cảnh của mỗi người, tư tưởng của thánh Gioan trong yếu tính có tính chất Kitô Giáo rõ rệt. Khi nói đến đức Giêsu như Ngôi Lời, ngài quả đã đặt để một khối đá tảng để cả một toà nhà vĩ đại sẽ được xây trên đó dọc dài qua suốt Tân Ước.
Sau Tự Ngôn, thánh Gioan không áp dụng hạn từ đặc thù Ngôi Lời cho đức Giêsu nữa nhưng không nên quên rằng ngài luôn nhấn mạnh đến “lời” của đức Giêsu hay của Thiên Chúa. Ngài cho ta thấy rõ lời của đức Giêsu chính là lời Thiên Chúa (3:34; 14:10, 24; 17:8, 14), điều ấy khiến cho việc tin tưởng chúng trở thành thiết yếu (5:47). Thực thế, ở trong lời của đức Giêsu cũng có nghĩa là làm môn đệ của Người (8:31). Lời của đức Giêsu đem lại sự sống (5:24; 6:68; 8:51) và thực sự là chính sự sống (6:63). Chúng đem lại sự thanh tẩy (15:3) và hiệu lực trong cầu nguyện (15:7). Phía trái của đồng tiền là nếu từ khước lời đức Giêsu là lãnh lấy án phạt (12:47). Ai từ khước không nghe lời Người là thuộc về ma quỉ (8:47). Điều quan trọng là “giữ” lời đức Giêsu (14:23; 15:20; 17:6). Còn nhiều đoạn khác nữa. Cho nên hiển nhiên một điều là việc dùng hạn từ Lời ở ngưỡng cửa Tin Mừng này không phải là một chuyện tình cờ. Nó đầy ý nghĩa và dẫn ta đến việc hiểu trọn bộ Tân Ước.
2. Con người
Cũng theo Leon Morris, trong The Gospel According to John (WM. B. Berdmans Publishing Co. Grand Rapids, Michigan), “Con Người” là một thuật ngữ rất lạ, và ít thông dụng cả trong Hy Ngữ lẫn Anh Ngữ. Nó là chữ dịch nguyên văn từ tiếng Aramaic và có nghĩa là “người”. Trong các Tin Mừng, nó được đức Giêsu quen dùng để chỉ về chính Người, ít ra cũng hơn 80 lần. Không ai khác đã dùng thuật nghữ này để gọi Người, ngoại trừ Stephen (Cv 7:56) và trong Tin Mừng Gioan, người ta hỏi xem Người có ý chỉ ai khi dùng thuật ngữ ấy (12:34). Sự kiện họ hỏi như thế chứng tỏ từ ngữ này không được chấp nhận trong ý nghĩa Xức Dầu. Nói chung, ta có thể nói rằng đức Giêsu dùng hạn từ này theo ba nghĩa: (i) để thay cho đại danh từ “tôi”, (ii) chỉ Con Người sẽ từ trời suống trong vinh quang, và (iii) chỉ Con Người phải chịu thống khổ để đem ơn cứu độ lại cho con người. Nguồn gốc hạn từ này có lẽ phải tìm trong Dan 7:13 và kế tiếp nơi một Hữu Thể thiên giới đã được chỉ tên như thế.
Một trong những giải thích lý do đức Giêsu nhận tên này “trước nhất bởi vì nó là một hạn từ ít khi dùng và không có liên tưởng gì tới một ý nghĩa ái quần ái quốc gì hết, và do đó không liên lụy đến bất cứ rắc rối chính trị nào...Thứ hai, nó có âm hưởng khiến người ta nghĩ đến thần tính. J. P. Hickinbotham còn đi xa hơn bằng cách quả quyết rằng ‘Con Người’ là một tước hiệu chỉ thiên tính chứ không chỉ nhân tính. Thứ ba, vì hệ lụy có tính xã hội. Con Người theo nghĩa này bao hàm sự cứu chuộc dân Chúa. Thứ tư, nó có hàm nghĩa nhân tính. Người mang lấy sự yếu đuối của chúng ta. Nó là cách vừa ám chỉ vừa che đậy tư cách Đấng Xức Dầu của Người, vì quan niệm Đấng Xức Dầu của Người rất khác với quan niệm của đại đa số.
Trong Tin Mừng thứ tư, còn có thêm một hay hai lý do nữa. Ở đây, hạn từ ấy luôn luôn có liên hệ đến hoặc vinh quang trên trời của Chúa Kitô hoặc sự cứu độ Người đến để thực hiện. Do đó, có những chỗ nhắc đến Người như là đấng có chìa khóa vào trời hay đang ở trên trời rồi (1:51; 3:13; 6:62). Câu 1:51 mang ý niệm Người đem Trời đến cho con người. Người là đấng duy nhất đã từng lên trời và xuống thế (3:13). Người sẽ là quan án luận phạt loài người vào ngày sau hết (5:27). Hai lần Chúa Giêsu nhắc đến việc Con Người được nâng lên (3:14; 8:28) và cũng hai lần nhắc đến việc Người được tôn vinh (12:23; 13:31). Con Người ban bánh hằng sống, một lương thực sẽ không bao giờ cạn (6:27), và ai tiếp nhận bánh này là đã ăn mình Người và uống máu Người (6:53). Ơn ban sự sống đời đời của Người có lẽ cũng bao hàm trong lệnh truyền Người tỏ cho người mù từ lúc mới sinh phải tin vào Con Người (9:35). Trong phương cách đặc trưng của thánh Gioan, đôi lúc có sự phối hợp hai thể tài thống khổ và vinh quang (12:23; 13:31). Vinh quang thực nằm ngay trong các thống khổ của Người. Hạn từ “Con Người” do đó cho ta thấy quan niệm của Chúa Kitô về chính Người như đấng có nguồn gốc thiên giới và như đấng đã chiếm được vinh quang. Nhưng đồng thời nó cũng cho thấy sự thấp hèn của Người và sự thống khổ Người phải chịu vì muôn người. Hai ý nghĩa ấy chỉ là một.
Còn theo Mogens Muller, trong The Oxford Companion to the Bible, mấy điểm sau đây đáng lưu ý: Trong các Tin Mừng nhất lãm, kiểu nói “Con Người” thuộc hai nhóm: một nhóm nói đến sứ mệnh và số phận của Con Người trên mặt đất (xem Mc 2:10; 2:28; 10:45) cùng với những lời tiên báo thụ nạn (Mc 8:31; 9:31; 10:33), nhóm kia liên quan đến địa vị và vai trò của Con Người lúc sống lại và hiển dương cũng như việc Người sẽ tái lâm (parousia) (xem Mc 8:3; 13:26; 14:62). Trong các Tin Mừng này, khi nói về sứ mệnh, về số phận, và địa vị của đức Giêsu, dường như càng ngày càng chỉ dùng thuật ngữ này mà thôi. Trái lại trong Tin Mừng Gioan, nó được dùng song song với thuật ngữ “Ta là đấng đó” (“I am”) hoặc thuật ngữ “Con” (“the Son”); tuy nhiên trong những lời công bố long trọng, thì thuật ngữ “Con Người” luôn được sử dụng.
Theo Leon Morris, trong The Gospel According to John (WM. B. Berdmans Publishing Co. Grand Rapids, Michigan), hạn từ Logos (Lời) rất được người Hy Lạp sử dụng. Nó có thể được coi như một cái gì ở bên trong con người để chỉ ý nghĩ hay lý lẽ. Nhưng nó cũng có nghĩa như một cái gì được nói ra để phát biểu ý nghĩ kia, tức lời nói. Nghĩa triết học thường theo nghĩa thứ nhất, để chỉ hồn vũ trụ, hay nguyên lý phổ quát, nguyên lý thuần lý của vũ trụ. Nó là năng lực sáng tạo, theo một nghĩa nào đó, mọi vật đều do nó mà ra. Ít nhất nó đã được sử dụng từ thời Heraclitus (thế kỷ thứ 6 trước công nguyên). Triết gia này cho rằng Lời “luôn luôn hiện hữu”, và “mọi vật đều xẩy tới qua Lời này”. Ông quan niệm thực tại đầu cùng đôi khi là Lửa, đôi khi là Thiên Chúa, và đôi khi là Lời. Theo James Adam, “trong Heraclitus, ba ý niệm Lời, Lửa và Thiên Chúa căn bản đều như nhau. Trong tư cách Lời, Thiên Chúa là sự khôn ngoan luôn luôn hiện hữu qua đó muôn vật được điều hướng” (The Religious Teachers of Greece. Edinburgh, 1909). Heraclitus thấy rằng con người vốn quan niệm vũ trụ bằng ngôn từ vật lý. Nên ông đưa ý niệm Lời vào để giải thích trật tự ông thấy trong vũ trụ (kosmos). Lời chính là nguyên lý ổn định, điều hướng vũ trụ.
Các tư tưởng gia sau Heraclitus phần lớn không nối tiếp dòng tư tưởng ấy. Platon chẳng hạn chỉ thỉnh thoảng lắm mới nhắc đến Lời, vì ông ta quan tâm nhiều hơn đến việc phân biệt thế giới vật chất với thế giới thực tại, tức thế giới “ý niệm”. Chính các triết gia khắc kỉ (stoics) đã quảng diễn ý niệm Lời. Họ từ bỏ các nguyên hình thiên giới của Platon để chọn quan điểm cho rằng vũ trụ thấm đầy Lời, tức nguyên lý trường cửu. Hạn từ Lời diễn tả niềm xác tín của họ vào tính thuần lý của vũ trụ. Họ không ý niệm Lời như có ngôi vị, nên họ không hiểu nó như ta hiểu về Thiên Chúa. Đối với họ. yếu tính của nó là một nguyên lý, một sức mạnh. Nhưng quan trọng ở điểm nó không phải chỉ là một nguyên lý bất cứ nào đó, mà là nguyên lý tối cao của vũ trụ. Nó là sức mạnh phát sinh, thấm nhiễm và điều hướng muôn vật.
Cho nên, khi thánh Gioan dùng hạn từ Lời, ngài đã dùng một hạn từ rất quen thuộc của thế giới Hy Lạp. Dĩ nhiên người bình dân không hiểu nghĩa triết học của nó. Nhưng ít nhất họ cũng hiểu nó chỉ về một điều rất quan trọng. Thánh Gioan khi dùng hạn từ đó, tất nhiên không tránh khỏi khơi dậy trong tâm trí người nói tiếng Hy Lạp ý nghĩ trên. Tuy nhiên, tư tưởng chính yếu của ngài lại không phát xuất từ hậu cảnh Hy Lạp ấy. Quả vậy, Tin Mừng của ngài cho thấy ngài rất ít quen biết với triết học Hy Lạp, chứ đừng nói đến chuyện lệ thuộc thứ triết học ấy. Đối với người Hy Lạp, các thần minh được coi như cách biệt đối với thế giới, vô tình trước các gian nan, tan tác cõi lòng, các hân hoan sợ hãi của con người. Ngôi Lời của thánh Gioan khác hẳn thế. Đó là một Thiên Chúa đã can dự một cách cuồng nhiệt vào lịch sử con người. Vì Ngôi Lời đã đến đây, đã mang lấy bản nhiên của ta, đi vào cuộc đấu tranh của thế giới, và qua cuộc đấu tranh ấy, đem ơn cứu độ đến cho mọi người.
Điều quan trọng hơn để hiểu Tin Mừng này nói chung và việc sử dụng hạn từ Ngôi Lời nói riêng chính là hậu cảnh Do Thái của nó. Các chữ mở đầu “lúc khởi đầu” buộc ta phải so sánh với Sáng thế 1:1, trong khi “Ngôi Lời” khiến ta nhất định phải chú ý đến những chữ được lặp đi lặp lại “và Thiên Chúa phán” của chương mở đầu Thánh Kinh. Ngôi Lời vì vậy chính là Lời sáng tạo của Thiên Chúa (câu 3). Bầu không khí vì thế là bầu không khí DoThái Giáo, không thể lầm lẫn được.
Một điểm trong giáo huấn của Cựu Ước được thế kỷ đầu rất chú ý là việc nó sử dụng các quan niệm như “Lời”, “Sự Khôn Ngoan” v.v... Dù các quan niệm này không có gì phạm đến chủ nghĩa độc thần căn bản của Do Thái Giáo, nhưng càng ngày người ta càng chú ý đến những đoạn trong đó các thực tại kia mang dáng dấp một hiện hữu độc lập. Cứ như thế, dọc dài Cựu Ước, Lời Thiên Chúa được quan niệm như một tác nhân hữu hiệu thể hiện thiên ý. “Một lời Chúa phán làm ra chín tầng trời” (Tv 33:6). Khi Thiên Chúa nói là Người làm một cái gì đó. Lời của Người cũng chính là hành động của Người. Hành động mạc khải của Thiên Chúa đôi khi được miêu tả là lời Thiên Chúa “đến” với các tiên tri. Để giữ truyền thống ấy, tiên tri có khi gán cho Lời một sự hiện hữu ít nhiều độc lập, như trong Isaia chẳng hạn, tiên tri cho hay Chúa phán “Lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta trao phó” (Is 55:11). Và trong Thánh Vịnh 29, “tiếng” của Thiên Chúa cũng được quan niệm như vậy.
Cựu Ước cũng đã gần như ngôi vị hóa Khôn Ngoan hay Lề Luật. Do đó, Khôn Ngoan đã được miêu tả như một ngôi vị Thiên Chúa : “Đức Chúa đã dựng nên Tta như tác phẩm đầu tay của Người, trước mọi công trình của Người từ thời xa xưa nhất. Ta đã được tấn phong từ đời đời, từ nguyên thủy, trước khi có mặt đất... Đã có Ta hiện diện khi Người thiết lập ra cõi trời... Ta hiện diện bên Người như tay thợ cả; ngày ngày Ta là niềm vui của Người “ (Cn 8: 22 và kế tiếp).
Cũng thế, Isa 2:3 và Mic 4:2 cho thấy “Lề Luật” và “Lời” cũng chỉ cùng một sự vật như vậy. Trong các đoạn ấy, “Khôn Ngoan”, “Lề Luật” hay “Lời” đều có tính thần linh tuy không hoàn toàn y hệt Thiên Chúa.
Trong các bản Targums, ta cũng thấy việc sử dụng có tầm quan trọng. Khi tiếng Hípri không còn được sử dụng làm tiếng nói nữa, thì Thánh Kinh vẫn còn tiếp tục được đọc bằng ngôn ngữ ấy trong các buổi lễ tại hội đường. Để bù vào, người ta có thói quen thoát dịch các đoạn được đọc. Các lời thoát dịch này chính là các bản Targums. Thoạt đầu, Targums chỉ là các bài dịch thoát khẩu, về sau mới được ghi chép thành văn. Những bản còn lại đến nay cho thấy chúng chỉ những lời diễn giải chứ không phải lời dịch đúng nghĩa. Chúng được thực hiện vào thời điểm người DoThái vì lòng cung kính cũng có mà vì sợ phạm đến điều răn thứ ba cũng có đã tránh không dám đọc đến tên Thiên Chúa nữa. Khi đọc đến những đoạn có thánh danh Thiên Chúa, các nhân viên đọc sách cũng như các dịch giả bèn thay thế thánh danh ấy bằng những từ ngữ họ cho là cung kính đủ như “Đấng Thánh” hay “Thánh Danh”. Đôi khi họ dùng hạn từ “Lời” (Memra). Chẳng hạn, trong khi Thánh Kinh của ta viết “Ông Mô-sê đưa dân ra khỏi trại để nghênh đón Thiên Chúa” (Xh 19:17), thì bản Targum lại ghi như sau: “... để nghênh đón Lời Thiên Chúa”. Lối dùng này khá quen thuộc. Theo Barclay, nguyên trong bản Targum của Jonathan mà thôi, kiểu nói ấy cũng đã được sử dụng đến 320 lần. Điều muốn nhấn mạnh ở đây không phải để nói rằng các thuật ngữ kia được dùng để chỉ một đấng tách biệt với Thiên Chúa, nhưng chỉ để nói rằng nơi nào người ta quen thuộc với các bản Targum, họ đều cũng quen thuộc với hạn từ ‘Lời” để chỉ về Thiên Chúa. Cách dùng của thánh Gioan không hẳn theo lối của Targum, nhưng chắc chắn không tránh khỏi việc khiến người ta phải liên tưởng đến chúng.
Trong thời gian giữa Cựu và Tân Ước, người ta đã nới rộng việc sử dụng các từ ngữ đang bàn đến. Có những phát biểu rất ngạc nhiên về Khôn Ngoan. Như trong sách Huấn Ca chẳng hạn, Khôn Ngoan nói như sau về chính mình: “Ta xuất phát từ miệng đấng Tối Cao và như mây mù, Ta bao phủ cõi đất. Ta cắm lều trên nơi cao thẳm và đặt ngai Ta trên cột mây. Duy có mình Ta đi vòng cả bầu trời và rảo bước khắp vực sâu thăm thẳm” (Hc 24:3 và kế tiếp). Rõ ràng, Khôn Ngoan rất gần gũi với Thiên Chúa, dù soạn giả đã cẩn thận nhắc đến nó như một thụ tạo: “Người đã dựng nên Ta trước muôn đời từ khởi thủy” (Hc 24:9). Trong sách Khôn Ngoan, ta thấy Khôn Ngoan “làm rạng ngời vinh hiển, bởi luôn sống cùng Thiên Chúa” (Kn 8:3) và “hiểu biết về Thiên Chúa và quyết định về những công trình của Người” (Kn 8:4). Soạn giả còn cầu nguyện như sau: “Lạy Thượng Đế của bậc tổ tiên, lạy Đức Chúa từ bi lân tuất, Chúa dùng lời Chúa mà tác thành vạn vật, dùng sự khôn ngoan Chúa mà cấu tạo con người” (Kn 9:1, đây là một đoạn cho thấy soạn giả không phân biệt giữa Khôn Ngoan và Lời). Lời còn được ngôi vị hóa một cách mạnh bạo hơn nữa: “Khi vạn vật chìm sâu trong thinh lặng, lúc đêm trường chừng như điểm canh ba, thì từ trời cao thẳm, lời toàn năng của Ngài đã rời bỏ ngôi báu, ví tựa người chiến sĩ can trường xông vào giữa miền đất bị tru diệt...đầu đụng trời chân đạp đất” (Kn 18:14 và kế tiếp). Đồng ý không thể cho rằng các soạn giả trên coi Khôn Ngoan hay Lời hiện diện độc lập với Thiên Chúa, nhưng các hình ảnh mạnh dạn của họ chắc chắn đã dọn đường cho ý niệm Lời của thánh Gioan.
Khó mà biết được nên coi Philo như một tư tưởng gia Do-Thái hay Hy-Lạp. Tuy nhiên người Do-Thái vĩ đại sống tại Alexandria này đã đưa ra một tổng hợp giữa triết học Hy-Lạp và tư tưởng Cựu Ước. Ông đề cập nhiều đến Lời, và các phát biểu của ông không hẳn dễ dàng hoà hợp với nhau. Đôi khi ông nói về Lời như thể “Thiên Chúa thứ hai”, đôi khi lại như một Thiên Chúa đang hành động. Nếu ta muốn mạo hiểm trong việc tổng quát hóa, ta có thể nói rằng ông coi Lời như nhịp cầu đáng kính về phương diện triết học để nối liền Thiên Chúa siêu việt với thế giới vật chất. Ông không hề có ý định từ bỏ Cựu Ước. Nhưng ông chấp nhận các ý niệm triết học của thời ông, và dùng chúng để giải thích Cựu Ước. Do đó, quan niệm của ông về Lời là một triết học hiện hành, một thứ triết học đã được sửa đổi, hơn là quan niệm có tính tôn giáo về Cựu Ước.
C.H. Dodd cho rằng cách hiểu của Philo về Lời là một phần hậu cảnh đưa tới Tự Ngôn của thánh Gioan. Ông cho rằng Philo giúp chúng ta hiểu những thuật ngữ rất khó giải thích nếu chỉ dựa vào hậu cảnh Do-Thái như thuật ngữ ‘Ngôi Lời là Thiên Chúa”. Theo Dodd, những lời mở đầu của Tự Ngôn “rõ ràng chỉ có thể hiểu được nếu ta nhìn nhận rằng Lời, mặc dù có liên hệ đến Lời Thiên Chúa trong Cựu Ước, đồng thời cũng có nghĩa như nhóm Khắc Kỉ chủ trương được Philo sửa đổi, và song hành với ý niệm Khôn Ngoan trong các soạn giả Do-Thái khác”. Tuy nhiên điều đó hình như hàm nghĩa rằng trọn bộ quan niệm về Lời của thánh Gioan phải được giải thích một phần bằng các hậu cảnh của nó, dù hậu cảnh ấy là Do-Thái, là Hy-Lạp hay bất cứ điều gì bạn muốn. Điều này rất đáng tranh luận. Vì tư tưởng của thánh Gioan rất độc đáo. Ngài dùng một hạn từ mà ai cũng có thể hiểu bất kể hậu cảnh của họ. Và dù hậu cảnh của họ là như thế nào, họ vẫn không thấy tư tưởng của thánh nhân đồng nhất với hậu cảnh của họ. Ý niệm của thánh nhân về Lời có yếu tính rất mới mẻ.
Ta có thể dùng lời của William Temple để kết luận phần thảo luận này. Ông nói, Ngôi Lời “đối với người Do-Thái lẫn Dân Ngoại, đều biểu tượng cho sự kiện thống trị vũ trụ, và tự phát biểu mình ra của Thiên Chúa. Người Do-Thái sẽ tâm niệm rằng ‘các tầng trời đã được dựng nên bởi Lời Thiên Chúa’; còn người Hy-Lạp sẽ cho đó là nguyên lý thuần lý mà mọi định luật tự nhiên đều chỉ là những phát biểu đặc thù. Cả hai đều đồng ý rằng Ngôi Lời này là khởi điểm muôn loài”. Thánh Gioan đã sử dụng một hạn từ vốn được người mọi nơi quen sử dụng, dù với nhiều nghĩa khác nhau. Chắc chắn ngài mong mọi người nhận ra ý nghĩa yếu tính của mình.
Như thế đấy là hậu cảnh cho tư tưởng của thánh Gioan. Nhưng không phải là chính tư tưởng của ngài. Ngài có ý niệm phong phú hơn, sâu sắc hơn và đầy đủ hơn tư tưởng của những người đi trước. Đối với ngài, Lời không phải là một nguyên lý, nhưng là một Hữu Thể sống động và là nguồn sự sống; không phải chỉ là một ngôi vị hóa mà là một Ngôi Vị và là một Ngôi Vị Thiên Chúa. Lời không là ai khác mà là chính Thiên Chúa. Ngài là người đã phát biểu trọn vẹn điều ấy, nhưng ta cần thấy rằng việc phát biểu ấy chỉ là kết quả cuối cùng của một khuynh hướng vốn đã có sẵn trong Kitô giáo từ thuở ban đầu.
“Lời” đã được dùng thay cho trọn bộ tin mừng của Kitô giáo trong các đoạn như Maccô 2:2 (chỉ giáo huấn của đức Giêsu) và Maccô 8:32 (xem bản An Sơn Vị, chỉ cái chết của Con Người). Allan D. Galloway thì coi Lời như ám chỉ công trình của đức Giêsu, chứ không hẳn Con Người của Người. Ông muốn nói đó là một hạn từ tóm gồm toàn bộ ý nghĩa cứu độ phổ quát của đức Kitô. Người, tức Ngôi Lời, không phải chỉ là một vị cứu tinh cục bộ, nhưng là hy vọng duy nhất của toàn thể nhân loại. Lời và tin mừng do đó liên hệ với nhau một cách chặt chẽ. Khi thánh Luca nói đến những ai “làm nhân chứng và thừa tác viên của lời” (Lc 1:2), ta khó có thể tránh được cảm nghĩ là ngài hiểu chữ “lời” ở đây không phải chỉ có nghĩa là giáo huấn mà thôi. Hẳn ngài phải nghĩ đến mối tương quan chặt chẽ giữa đức Kitô và tin mừng và gần như muốn gọi đức Giêsu là “Lời” vậy.
Một lần nữa, ta thấy thánh nhân xem ra như không muốn phân biệt giữa giảng lời (Cv 8:4) và giảng đức Giêsu (Cv 11:20). Nhiều lần, thánh Phaolô nói đến việc giảng đức Kitô (1 Cor 1:23; 2 Cor 4:4; Gal 3:1). Trong Col 1:25 và kế tiếp, ngài giải thích “lời Thiên Chúa” như một “một mầu nhiệm” và mầu nhiệm này như là “đức Kitô trong anh em”. Mặc dù cái bước gọi đức Kitô là “Lời” chưa được ai bước (dù có đoạn như 1 Ga 1:1; Kh 19:13), nhưng rõ ràng đường đã được mở ra. Việc mở đường này cũng đã có ngay trong phạm vi ý niệm, thí dụ trong các đoạn như Phil 2: 5 và kế tiếp, Col 1:15 và kế tiếp, dù từ ngữ có khác, nhưng thánh Phaolô đã gán cho đức Kitô những phẩm tính và hoạt động giống như Cựu Ước đã gán cho Khôn Ngoan. Kết luận không thể tránh được là trong khi sử dụng một hạn từ rất quen thuộc và mang theo nhiều ý nghĩa tùy theo hậu cảnh của mỗi người, tư tưởng của thánh Gioan trong yếu tính có tính chất Kitô Giáo rõ rệt. Khi nói đến đức Giêsu như Ngôi Lời, ngài quả đã đặt để một khối đá tảng để cả một toà nhà vĩ đại sẽ được xây trên đó dọc dài qua suốt Tân Ước.
Sau Tự Ngôn, thánh Gioan không áp dụng hạn từ đặc thù Ngôi Lời cho đức Giêsu nữa nhưng không nên quên rằng ngài luôn nhấn mạnh đến “lời” của đức Giêsu hay của Thiên Chúa. Ngài cho ta thấy rõ lời của đức Giêsu chính là lời Thiên Chúa (3:34; 14:10, 24; 17:8, 14), điều ấy khiến cho việc tin tưởng chúng trở thành thiết yếu (5:47). Thực thế, ở trong lời của đức Giêsu cũng có nghĩa là làm môn đệ của Người (8:31). Lời của đức Giêsu đem lại sự sống (5:24; 6:68; 8:51) và thực sự là chính sự sống (6:63). Chúng đem lại sự thanh tẩy (15:3) và hiệu lực trong cầu nguyện (15:7). Phía trái của đồng tiền là nếu từ khước lời đức Giêsu là lãnh lấy án phạt (12:47). Ai từ khước không nghe lời Người là thuộc về ma quỉ (8:47). Điều quan trọng là “giữ” lời đức Giêsu (14:23; 15:20; 17:6). Còn nhiều đoạn khác nữa. Cho nên hiển nhiên một điều là việc dùng hạn từ Lời ở ngưỡng cửa Tin Mừng này không phải là một chuyện tình cờ. Nó đầy ý nghĩa và dẫn ta đến việc hiểu trọn bộ Tân Ước.
2. Con người
Cũng theo Leon Morris, trong The Gospel According to John (WM. B. Berdmans Publishing Co. Grand Rapids, Michigan), “Con Người” là một thuật ngữ rất lạ, và ít thông dụng cả trong Hy Ngữ lẫn Anh Ngữ. Nó là chữ dịch nguyên văn từ tiếng Aramaic và có nghĩa là “người”. Trong các Tin Mừng, nó được đức Giêsu quen dùng để chỉ về chính Người, ít ra cũng hơn 80 lần. Không ai khác đã dùng thuật nghữ này để gọi Người, ngoại trừ Stephen (Cv 7:56) và trong Tin Mừng Gioan, người ta hỏi xem Người có ý chỉ ai khi dùng thuật ngữ ấy (12:34). Sự kiện họ hỏi như thế chứng tỏ từ ngữ này không được chấp nhận trong ý nghĩa Xức Dầu. Nói chung, ta có thể nói rằng đức Giêsu dùng hạn từ này theo ba nghĩa: (i) để thay cho đại danh từ “tôi”, (ii) chỉ Con Người sẽ từ trời suống trong vinh quang, và (iii) chỉ Con Người phải chịu thống khổ để đem ơn cứu độ lại cho con người. Nguồn gốc hạn từ này có lẽ phải tìm trong Dan 7:13 và kế tiếp nơi một Hữu Thể thiên giới đã được chỉ tên như thế.
Một trong những giải thích lý do đức Giêsu nhận tên này “trước nhất bởi vì nó là một hạn từ ít khi dùng và không có liên tưởng gì tới một ý nghĩa ái quần ái quốc gì hết, và do đó không liên lụy đến bất cứ rắc rối chính trị nào...Thứ hai, nó có âm hưởng khiến người ta nghĩ đến thần tính. J. P. Hickinbotham còn đi xa hơn bằng cách quả quyết rằng ‘Con Người’ là một tước hiệu chỉ thiên tính chứ không chỉ nhân tính. Thứ ba, vì hệ lụy có tính xã hội. Con Người theo nghĩa này bao hàm sự cứu chuộc dân Chúa. Thứ tư, nó có hàm nghĩa nhân tính. Người mang lấy sự yếu đuối của chúng ta. Nó là cách vừa ám chỉ vừa che đậy tư cách Đấng Xức Dầu của Người, vì quan niệm Đấng Xức Dầu của Người rất khác với quan niệm của đại đa số.
Trong Tin Mừng thứ tư, còn có thêm một hay hai lý do nữa. Ở đây, hạn từ ấy luôn luôn có liên hệ đến hoặc vinh quang trên trời của Chúa Kitô hoặc sự cứu độ Người đến để thực hiện. Do đó, có những chỗ nhắc đến Người như là đấng có chìa khóa vào trời hay đang ở trên trời rồi (1:51; 3:13; 6:62). Câu 1:51 mang ý niệm Người đem Trời đến cho con người. Người là đấng duy nhất đã từng lên trời và xuống thế (3:13). Người sẽ là quan án luận phạt loài người vào ngày sau hết (5:27). Hai lần Chúa Giêsu nhắc đến việc Con Người được nâng lên (3:14; 8:28) và cũng hai lần nhắc đến việc Người được tôn vinh (12:23; 13:31). Con Người ban bánh hằng sống, một lương thực sẽ không bao giờ cạn (6:27), và ai tiếp nhận bánh này là đã ăn mình Người và uống máu Người (6:53). Ơn ban sự sống đời đời của Người có lẽ cũng bao hàm trong lệnh truyền Người tỏ cho người mù từ lúc mới sinh phải tin vào Con Người (9:35). Trong phương cách đặc trưng của thánh Gioan, đôi lúc có sự phối hợp hai thể tài thống khổ và vinh quang (12:23; 13:31). Vinh quang thực nằm ngay trong các thống khổ của Người. Hạn từ “Con Người” do đó cho ta thấy quan niệm của Chúa Kitô về chính Người như đấng có nguồn gốc thiên giới và như đấng đã chiếm được vinh quang. Nhưng đồng thời nó cũng cho thấy sự thấp hèn của Người và sự thống khổ Người phải chịu vì muôn người. Hai ý nghĩa ấy chỉ là một.
Còn theo Mogens Muller, trong The Oxford Companion to the Bible, mấy điểm sau đây đáng lưu ý: Trong các Tin Mừng nhất lãm, kiểu nói “Con Người” thuộc hai nhóm: một nhóm nói đến sứ mệnh và số phận của Con Người trên mặt đất (xem Mc 2:10; 2:28; 10:45) cùng với những lời tiên báo thụ nạn (Mc 8:31; 9:31; 10:33), nhóm kia liên quan đến địa vị và vai trò của Con Người lúc sống lại và hiển dương cũng như việc Người sẽ tái lâm (parousia) (xem Mc 8:3; 13:26; 14:62). Trong các Tin Mừng này, khi nói về sứ mệnh, về số phận, và địa vị của đức Giêsu, dường như càng ngày càng chỉ dùng thuật ngữ này mà thôi. Trái lại trong Tin Mừng Gioan, nó được dùng song song với thuật ngữ “Ta là đấng đó” (“I am”) hoặc thuật ngữ “Con” (“the Son”); tuy nhiên trong những lời công bố long trọng, thì thuật ngữ “Con Người” luôn được sử dụng.