Maldives: Một giáo viên công giáo Ấn Độ bị tù vì giữ sách Kinh Thánh và chuỗi Mân Côi
Mumbai, Ấn Độ - Shijo Kokkattu, một người Công giáo Ấn Độ ở Kerala, bị giam tù ở Maldives hơn một tuần, bởi vì anh ta có một cuốn Thánh Kinh và một tràng chuỗi tại nhà anh. Cả hai mặt hàng này bị cấm trên quần đảo này.
Ông Sajan K George, chủ tịch Hội đồng toàn cầu các Kitô hữu Ấn Độ (GCIC), nói: “Việc thiếu công lý và mức độ bất khoan dung tôn giáo trên quần đảo được phản ánh bởi các hành động của chính phủ Maldives. Đây là hình thức tồi tệ nhất của việc đàn áp tôn giáo. Chính phủ Ấn Độ nên yêu cầu một lời xin lỗi cho việc đối xử tồi tệ với một trong những công dân của mình".
Hồi giáo là quốc giáo ở quần đảo Maldives. Không có tự do thờ phượng ở đây. Trong năm 2008, một tu chính hiến pháp không cho người ngoài Hồi giáo có quyền làm công dân của Maldives.
Shijo, 30 tuổi, đã dạy học tại Trường Raafainu trên đảo Raa trong hai năm qua. Gần đây, trong khi gửi chuyển một số dữ liệu từ ổ đĩa của anh đến máy tính xách tay của trường, anh vô tình sao chép các bài hát kính Đức Mẹ và một ảnh tượng Đức Mẹ vào hệ thống. Một số giáo viên báo cáo sự việc cho cảnh sát, và cảnh sát đã đột kích vào nhà anh, và tìm thấy một cuốn Thánh Kinh và một tràng hạt trong nhà.
Trường hợp của anh Shijo Kokkattu cho thấy nghịch lý của Maldives, một quốc gia "tuyên bố là một điểm đến du lịch lớn, nhưng lại bắt giữ những người vô tội", - ông George nói. Ông nói thêm: “Điều này cho thấy sự bất khoan dung và phân biệt đối xử đối với các người ngoài Hồi giáo, cũng như các hạn chế của đất nước về tự do lương tâm và tôn giáo".
Chủ tịch Hội đồng toàn cầu các Kitô hữu Ấn Độ (GCIC) giải thích: "Tự do tôn giáo vẫn còn là một điều cấm kỵ trên quần đảo này. Người Hồi giáo từ chối tất cả các hình thức thờ phượng khác với các hình thức đã được nhà nước phê duyệt. Làm điều ngược lại có nghĩa là bị bắt. Việc quỳ gối, chấp tay hoặc sử dụng các biểu tượng tôn giáo, chẳng hạn thánh giá, nến, hình thánh hoặc bức tượng có thể dẫn đến hành động của chính quyền”.
Đối với ông George, "Tất cả điều này là rõ ràng vi phạm nhân quyền phổ quát. Nếu người Hồi giáo sống ở các nước không theo đạo Hồi có thể hưởng các quyền tôn giáo, tinh thần hỗ tương có thể áp dụng cho các nước, như quần đảo Maldives và Saudi Arabia”. (AsiaNews 7-10-2011)
Phạm Kim An
Mumbai, Ấn Độ - Shijo Kokkattu, một người Công giáo Ấn Độ ở Kerala, bị giam tù ở Maldives hơn một tuần, bởi vì anh ta có một cuốn Thánh Kinh và một tràng chuỗi tại nhà anh. Cả hai mặt hàng này bị cấm trên quần đảo này.
Ông Sajan K George, chủ tịch Hội đồng toàn cầu các Kitô hữu Ấn Độ (GCIC), nói: “Việc thiếu công lý và mức độ bất khoan dung tôn giáo trên quần đảo được phản ánh bởi các hành động của chính phủ Maldives. Đây là hình thức tồi tệ nhất của việc đàn áp tôn giáo. Chính phủ Ấn Độ nên yêu cầu một lời xin lỗi cho việc đối xử tồi tệ với một trong những công dân của mình".
Hồi giáo là quốc giáo ở quần đảo Maldives. Không có tự do thờ phượng ở đây. Trong năm 2008, một tu chính hiến pháp không cho người ngoài Hồi giáo có quyền làm công dân của Maldives.
Shijo, 30 tuổi, đã dạy học tại Trường Raafainu trên đảo Raa trong hai năm qua. Gần đây, trong khi gửi chuyển một số dữ liệu từ ổ đĩa của anh đến máy tính xách tay của trường, anh vô tình sao chép các bài hát kính Đức Mẹ và một ảnh tượng Đức Mẹ vào hệ thống. Một số giáo viên báo cáo sự việc cho cảnh sát, và cảnh sát đã đột kích vào nhà anh, và tìm thấy một cuốn Thánh Kinh và một tràng hạt trong nhà.
Trường hợp của anh Shijo Kokkattu cho thấy nghịch lý của Maldives, một quốc gia "tuyên bố là một điểm đến du lịch lớn, nhưng lại bắt giữ những người vô tội", - ông George nói. Ông nói thêm: “Điều này cho thấy sự bất khoan dung và phân biệt đối xử đối với các người ngoài Hồi giáo, cũng như các hạn chế của đất nước về tự do lương tâm và tôn giáo".
Chủ tịch Hội đồng toàn cầu các Kitô hữu Ấn Độ (GCIC) giải thích: "Tự do tôn giáo vẫn còn là một điều cấm kỵ trên quần đảo này. Người Hồi giáo từ chối tất cả các hình thức thờ phượng khác với các hình thức đã được nhà nước phê duyệt. Làm điều ngược lại có nghĩa là bị bắt. Việc quỳ gối, chấp tay hoặc sử dụng các biểu tượng tôn giáo, chẳng hạn thánh giá, nến, hình thánh hoặc bức tượng có thể dẫn đến hành động của chính quyền”.
Đối với ông George, "Tất cả điều này là rõ ràng vi phạm nhân quyền phổ quát. Nếu người Hồi giáo sống ở các nước không theo đạo Hồi có thể hưởng các quyền tôn giáo, tinh thần hỗ tương có thể áp dụng cho các nước, như quần đảo Maldives và Saudi Arabia”. (AsiaNews 7-10-2011)
Phạm Kim An