"Tinh thần Assisi", theo Thủ viện Vương cung thánh đường thánh Phanxicô
Vào ngày trước chuyến hành hương của các tôn giáo vì hòa bình
ROMA – Ngày 27-10, thành phố Átxidi (Assisi, Ý) một lần nữa tiếp đón một trong các sự kiện tinh thần lớn nhất của thời đại chúng ta: cuộc hành hương của các đại diện tôn giáo trên thế giới để cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình.
Sáng kiến này được đưa ra bởi ĐTC Gioan Phaolô II cách đây 25 năm vào năm 1986. ĐTC Biển Đức XVI muốn thực hiện lần nữa, khi Ngài kêu gọi ngày 1-1-2011 các tín hữu của các giáo phái Kitô giáo khác và đại diện các tôn giáo trên thế giới hãy đến thành phố của thánh Phanxicô thành Átxidi, để mừng kỷ niệm 25 năm ngày diễn ra cuộc hội tụ "lịch sử" ấy.
Átxidi, khi chào đón những người tham gia cuộc gặp này, đã biến thành một thánh đường lớn, trong đó sẽ bay lên tận trời các lời cầu xin nhiệt thành cho sự trợ giúp gia đình nhân loại.
Vào ngày trước cuộc gặp gỡ, chúng tôi nói chuyện với linh mục Giuseppe Piemontese, "Thủ viện" của Vương Cung Thánh Đường thánh Phanxicô thành Átxidi, nơi thánh nhân được chôn cất và nơi diễn ra cuộc gặp gỡ cầu nguyện của các lãnh đạo tôn giáo.
Được bầu làm Thủ viện (Bề trên) của tu viện Átxidi vào năm 2009, Cha Giuseppe Piemontese là người Puglia, Ý. Tốt nghiệp thần học, ngài cũng đã là Giám tỉnh của Tỉnh Dòng quê hương của mình. Chúng tôi muốn cùng cha đào sâu ý nghĩa của cuộc gặp gỡ quan trọng này.
ZENIT - Thuật ngữ "tinh thần Átxidi" đã trở thành biểu tượng: biểu tượng này phát sinh ra sao và ý nghĩa sâu xa của nó là gì?
Giuseppe Piemontese – ĐTC Gioan Phaolô II là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này ngày 29-10-1986 khi Ngài tiếp kiến tại Vatican một nhóm đại diện các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Hai ngày trước đó, các vị đã cùng Ngài đến Átxidi và, trước khi rời Ý, các vị đã muốn hội kiến với Ngài.
ĐTC nhắc lại cho các vị ý nghĩa của việc đã diễn ra tại Átxidi, cảm ơn các vị đã tham gia vào ngày ấy, và kết luận: "Quý vị sắp trở về nhà và trung tâm của quý vị. Xin cám ơn quý vị một lần nữa vì đã đến, và chúc quý vị một chuyến đi thật bình an. Chúng ta hãy tiếp tục sống ‘tinh thần Átxidi’". Sau đó, ĐTC Gioan Phaolô II đã sử dụng thuật ngữ này, đặc biệt trong các sứ điệp Ngài gửi nhân các cuộc họp "Con người và tôn giáo", được tổ chức bởi Cộng đoàn Sant’Egidio, kỷ niệm cuộc gặp gỡ đầu tiên tại Átxidi.
Thuật ngữ "tinh thần Átxidi" tóm tắt một cách hữu hình và cụ thể điều mà Công Đồng chung Vatican II thể hiện trong Hiến chế "Lumen Gentium" (Ánh sáng muôn dân). Giáo Hội được trình bày ở đây như là một "dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại" (Lumen Gentium, 1), và nhất là giáo huấn Công đồng được nhấn mạnh trong tương quan giữa Kitô giáo và các tôn giáo khác (Tuyên ngôn "Nostra Aetate, Trong thời đại chúng ta").
Ý nghĩa chính xác của thuật ngữ "tinh thần Átxidi" có thể được tóm tắt trong ba điểm: giá trị cao quí của hòa bình và trách nhiệm của các tôn giáo để đạt được hòa bình; nhận thức được tầm quan trọng của lời cầu nguyện để có ơn hòa bình; cần có sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa mọi người, bất phân tôn giáo của họ.
Hỏi: Tất cả các thánh là những người cổ vũ hòa bình, nhưng tại sao ĐTC Gioan Phaolô II, trong việc quyết định thực hiện "trực giác" phi thường này, lại nghĩ đến Thánh Phanxicô thành Átxidi?
Đáp: Thánh Phanxicô là vị Thánh đã sống Tin mừng một cách trọn vẹn nhất, trở thành một "hình ảnh sống động của Chúa Kitô chịu đóng đinh". Kinh nghiệm con người và kinh nghiệm Kitô giáo của Ngài, giàu tính nhân văn, tâm linh, thơ ca, đại diện cho lý tưởng của con người, mà mọi con người nam nữ ở khắp mọi nơi, mọi nền văn hóa, mọi tôn giáo nào, đều hoài niệm.
Sự tìm kiếm của Ngài cho hòa bình đã trở thành phương ngôn, nó là biểu tượng của cuộc đời Ngài. Câu cứu rỗi của Ngài, do chính Thiên Chúa tiết lộ, là: "Xin Chúa ban bình an cho bạn!”. Tất cả các lý do này làm cho nhiều người đến với Ngài mà không có thành kiến, vốn do lịch sử nêu ra, hoặc phát sinh từ các diễn tả sai trái về các sự việc.
Và trong tinh thần của lòng tốt và sự cảm thông, và ý thức được một tính cách đặc biệt có ý nghĩa, vĩ đại và phổ quát, của một người hiểu biết như thánh Phanxicô, ĐTC Gioan Phaolô II đã đến Átxidi, nơi sinh của thánh nhân, nơi Ngài được an táng và là cái nôi lịch sử con người và Kitô giáo của Ngài.
Hỏi: Năm 1986, sáng kiến của ĐTC Gioan Phaolô II đã được chào đón thật nhiệt tình nhưng cũng có sự dè dặt. Tại sao như vậy?
Đáp: Trong Giáo hội Công giáo một số người cho rằng không nên có mối quan hệ lớn với người tuyên xưng một tôn giáo khác. Họ lo sợ rằng các cuộc gặp gỡ cầu nguyện với đại diện của các tôn giáo khác dẫn đến thuyết tương đối và chủ nghĩa chiết trung tôn giáo. Năm 1986, thái độ này đã được phổ biến, và ĐTC Gioan Phaolô II, ngày 22-12-1986, đã can thiệp, khi Ngài nhấn mạnh trong một bài phát biểu với Giáo Triều Rôma rằng ở Átxidi tất cả đã được suy nghĩ “mà không có bóng tối của sự nhầm lẫn và chủ nghĩa chiết trung”. Ngài đặc biệt nhấn mạnh các lợi ích của việc cầu nguyện cho hòa bình: "cùng nhau cầu nguyện" trong một tình huống bất thường và khẩn cấp, để cho tất cả mọi người tìm thấy ở gốc rễ của mình chất lượng của sự thiện hảo và sự qui chiếu đến hòa bình, quà tặng của Thiên Chúa.
Hơn nữa, Công đồng chung Vatican II đã can đảm kêu gọi sự đối thoại đại kết và liên tôn. ĐTC, không nhầm lẫn về thần học, đã giải thích sự cần thiết của cuộc gặp gỡ tại Átxidi, đi từ chủ đề nghiên cứu và cổ vũ hòa bình.
Hỏi: Anh em Tu sĩ Phanxicô tham gia đặc biệt vào sự kiện này. Phong trào "tinh thần Átxidi" được sinh ra ở Dòng, lấy cảm hứng từ Đấng sáng lập Dòng, và linh đạo “đặc biệt” của Dòng: Điều này đã có ảnh hưởng đặc biệt cụ thể trên đời sống cộng đoàn và cá nhân của cha không?
Đáp: “Tinh thần Átxidi" đã nâng cao vài vấn đề trật tự thực tế ở đây, trong đời sống của Tu viện này. Từ một thái độ phòng vệ đã đi đến một thái độ can đảm hơn của lời khuyến nghị.
Trong khi chờ đợi, việc này khuyến khích chúng tôi cổ vũ và khuyến khích đối thoại, cuộc cuộc gặp gỡ với người của mọi tôn giáo, và với người không tín ngưỡng nữa; các cuộc gặp và các cuộc đối đầu về các vấn đề thần học, chủ yếu là về các vấn đề như hòa bình, thăng tiến con người, công lý, bảo vệ công cuộc tạo thành.
Người ta đã phát biểu nhân các sự kiện đặc biệt, ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng chúng tôi thực hành một tinh thần đại kết và một cuộc đối thoại gần như mỗi ngày và có tính gia đình với đại diện các tôn giáo khác, và những người không tín ngưỡng, khi họ đến viếng mộ Thánh Phanxicô hoặc thăm Tu viện này: một cuộc hành trình tâm linh và nghệ thuật thường kết thúc bằng bữa ăn huynh đệ, vốn để lại một dấu ấn trong ý nghĩa của sự chia sẻ và tình anh em đặc biệt với anh em Phanxicô, vì nó vượt ra ngoài mọi bài phát biểu.
Hỏi: Tinh thần Átxidi cũng đã đi vào ngành du lịch không?
Đáp: Átxidi đi vào tinh thần này, vì nó thấm nhuần sự hiện diện của Thánh Phanxicô, người anh em phổ quát, một Chúa Giêsu Kitô khác và là một khí cụ hòa bình của Chúa. Du khách có lẽ không hiểu hết các vấn đề này, nhưng họ bị hấp dẫn bởi nghệ thuật. Khi nhìn thấy vẻ đẹp của các Vương cung thánh đường, các tranh tường, họ nắm bắt được bầu khí hòa bình và đi vào bầu khí ấy.
Hỏi: Trong số các khách hành hương, có ai nhấn mạnh đến các chủ đề hòa bình và hòa giải trong cuộc hội thoại của họ không?
Đáp: Khách hành hương đã có một sự hiểu biết về các chủ đề này. Họ tìm kiếm, đào sâu và tìm thêm sự xác nhận, bằng cách đi trên các nơi thánh Phanxicô đã đi, hoặc tham gia vào các sáng kiến khác nhau (hội nghị, tĩnh tâm, các sự kiện,…).
Hỏi: Tu sĩ Phanxicô đã có những sáng kiến nào trong Vương cung thánh đường, để truyền đạt "tinh thần Átxidi"?
Đáp: Ngay cả trước năm 1986, Tu viện này, với sự hỗ trợ của một số anh em tu sĩ, đã tổ chức, nhờ có “Trung tâm Đại kết của Tu viện”, các cuộc họp và thảo luận với đại diện các tôn giáo khác ở Átxidi, cũng như ở các nơi khác trên thế giới. Sau năm 1986, các sáng kiến này đã nhân rộng và củng cố.
Linh mục Massimiliano Mizzi (1930-2008), một người cổ vũ không mệt mỏi cho đối thoại với các nhóm và đại diện của tất cả các tôn giáo tại tu viện này, cũng như ở nhiều nơi trên thế giới, trở thành người linh hoạt và người phụ trách ‘Trung tâm Phan sinh quốc tế cho đối thoại’ (CEFID), vốn đề nghị các sáng kiến đào tạo, tiếp nhận và gặp gỡ với đại diện các giáo phái Kitô giáo khác nhau và ngoài Kitô giáo.
Hiện nay Tu viện, phối hợp với ‘Trung tâm Phan sinh quốc tế cho đối thoại’ (CEFID) theo đuổi mục tiêu của mình bằng cách tổ chức các cuộc họp, các ngày học hỏi và đối thoại với đại diện các tôn giáo khác nhau, như tôi đã nói.
Trong các quốc gia khác nhau, có bảy trung tâm quốc gia đối thoại và hòa bình, được linh hoạt bởi các tu sĩ Anh Em Hèn Mọn nhánh Viện tu, vốn đề xuất nhiều chương trình phong phú. (Zenit.org 25-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Vào ngày trước chuyến hành hương của các tôn giáo vì hòa bình
ROMA – Ngày 27-10, thành phố Átxidi (Assisi, Ý) một lần nữa tiếp đón một trong các sự kiện tinh thần lớn nhất của thời đại chúng ta: cuộc hành hương của các đại diện tôn giáo trên thế giới để cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình.
Sáng kiến này được đưa ra bởi ĐTC Gioan Phaolô II cách đây 25 năm vào năm 1986. ĐTC Biển Đức XVI muốn thực hiện lần nữa, khi Ngài kêu gọi ngày 1-1-2011 các tín hữu của các giáo phái Kitô giáo khác và đại diện các tôn giáo trên thế giới hãy đến thành phố của thánh Phanxicô thành Átxidi, để mừng kỷ niệm 25 năm ngày diễn ra cuộc hội tụ "lịch sử" ấy.
Átxidi, khi chào đón những người tham gia cuộc gặp này, đã biến thành một thánh đường lớn, trong đó sẽ bay lên tận trời các lời cầu xin nhiệt thành cho sự trợ giúp gia đình nhân loại.
Vào ngày trước cuộc gặp gỡ, chúng tôi nói chuyện với linh mục Giuseppe Piemontese, "Thủ viện" của Vương Cung Thánh Đường thánh Phanxicô thành Átxidi, nơi thánh nhân được chôn cất và nơi diễn ra cuộc gặp gỡ cầu nguyện của các lãnh đạo tôn giáo.
Được bầu làm Thủ viện (Bề trên) của tu viện Átxidi vào năm 2009, Cha Giuseppe Piemontese là người Puglia, Ý. Tốt nghiệp thần học, ngài cũng đã là Giám tỉnh của Tỉnh Dòng quê hương của mình. Chúng tôi muốn cùng cha đào sâu ý nghĩa của cuộc gặp gỡ quan trọng này.
ZENIT - Thuật ngữ "tinh thần Átxidi" đã trở thành biểu tượng: biểu tượng này phát sinh ra sao và ý nghĩa sâu xa của nó là gì?
Giuseppe Piemontese – ĐTC Gioan Phaolô II là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này ngày 29-10-1986 khi Ngài tiếp kiến tại Vatican một nhóm đại diện các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Hai ngày trước đó, các vị đã cùng Ngài đến Átxidi và, trước khi rời Ý, các vị đã muốn hội kiến với Ngài.
ĐTC nhắc lại cho các vị ý nghĩa của việc đã diễn ra tại Átxidi, cảm ơn các vị đã tham gia vào ngày ấy, và kết luận: "Quý vị sắp trở về nhà và trung tâm của quý vị. Xin cám ơn quý vị một lần nữa vì đã đến, và chúc quý vị một chuyến đi thật bình an. Chúng ta hãy tiếp tục sống ‘tinh thần Átxidi’". Sau đó, ĐTC Gioan Phaolô II đã sử dụng thuật ngữ này, đặc biệt trong các sứ điệp Ngài gửi nhân các cuộc họp "Con người và tôn giáo", được tổ chức bởi Cộng đoàn Sant’Egidio, kỷ niệm cuộc gặp gỡ đầu tiên tại Átxidi.
Thuật ngữ "tinh thần Átxidi" tóm tắt một cách hữu hình và cụ thể điều mà Công Đồng chung Vatican II thể hiện trong Hiến chế "Lumen Gentium" (Ánh sáng muôn dân). Giáo Hội được trình bày ở đây như là một "dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại" (Lumen Gentium, 1), và nhất là giáo huấn Công đồng được nhấn mạnh trong tương quan giữa Kitô giáo và các tôn giáo khác (Tuyên ngôn "Nostra Aetate, Trong thời đại chúng ta").
Ý nghĩa chính xác của thuật ngữ "tinh thần Átxidi" có thể được tóm tắt trong ba điểm: giá trị cao quí của hòa bình và trách nhiệm của các tôn giáo để đạt được hòa bình; nhận thức được tầm quan trọng của lời cầu nguyện để có ơn hòa bình; cần có sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa mọi người, bất phân tôn giáo của họ.
Hỏi: Tất cả các thánh là những người cổ vũ hòa bình, nhưng tại sao ĐTC Gioan Phaolô II, trong việc quyết định thực hiện "trực giác" phi thường này, lại nghĩ đến Thánh Phanxicô thành Átxidi?
Đáp: Thánh Phanxicô là vị Thánh đã sống Tin mừng một cách trọn vẹn nhất, trở thành một "hình ảnh sống động của Chúa Kitô chịu đóng đinh". Kinh nghiệm con người và kinh nghiệm Kitô giáo của Ngài, giàu tính nhân văn, tâm linh, thơ ca, đại diện cho lý tưởng của con người, mà mọi con người nam nữ ở khắp mọi nơi, mọi nền văn hóa, mọi tôn giáo nào, đều hoài niệm.
Sự tìm kiếm của Ngài cho hòa bình đã trở thành phương ngôn, nó là biểu tượng của cuộc đời Ngài. Câu cứu rỗi của Ngài, do chính Thiên Chúa tiết lộ, là: "Xin Chúa ban bình an cho bạn!”. Tất cả các lý do này làm cho nhiều người đến với Ngài mà không có thành kiến, vốn do lịch sử nêu ra, hoặc phát sinh từ các diễn tả sai trái về các sự việc.
Và trong tinh thần của lòng tốt và sự cảm thông, và ý thức được một tính cách đặc biệt có ý nghĩa, vĩ đại và phổ quát, của một người hiểu biết như thánh Phanxicô, ĐTC Gioan Phaolô II đã đến Átxidi, nơi sinh của thánh nhân, nơi Ngài được an táng và là cái nôi lịch sử con người và Kitô giáo của Ngài.
Hỏi: Năm 1986, sáng kiến của ĐTC Gioan Phaolô II đã được chào đón thật nhiệt tình nhưng cũng có sự dè dặt. Tại sao như vậy?
Đáp: Trong Giáo hội Công giáo một số người cho rằng không nên có mối quan hệ lớn với người tuyên xưng một tôn giáo khác. Họ lo sợ rằng các cuộc gặp gỡ cầu nguyện với đại diện của các tôn giáo khác dẫn đến thuyết tương đối và chủ nghĩa chiết trung tôn giáo. Năm 1986, thái độ này đã được phổ biến, và ĐTC Gioan Phaolô II, ngày 22-12-1986, đã can thiệp, khi Ngài nhấn mạnh trong một bài phát biểu với Giáo Triều Rôma rằng ở Átxidi tất cả đã được suy nghĩ “mà không có bóng tối của sự nhầm lẫn và chủ nghĩa chiết trung”. Ngài đặc biệt nhấn mạnh các lợi ích của việc cầu nguyện cho hòa bình: "cùng nhau cầu nguyện" trong một tình huống bất thường và khẩn cấp, để cho tất cả mọi người tìm thấy ở gốc rễ của mình chất lượng của sự thiện hảo và sự qui chiếu đến hòa bình, quà tặng của Thiên Chúa.
Hơn nữa, Công đồng chung Vatican II đã can đảm kêu gọi sự đối thoại đại kết và liên tôn. ĐTC, không nhầm lẫn về thần học, đã giải thích sự cần thiết của cuộc gặp gỡ tại Átxidi, đi từ chủ đề nghiên cứu và cổ vũ hòa bình.
Hỏi: Anh em Tu sĩ Phanxicô tham gia đặc biệt vào sự kiện này. Phong trào "tinh thần Átxidi" được sinh ra ở Dòng, lấy cảm hứng từ Đấng sáng lập Dòng, và linh đạo “đặc biệt” của Dòng: Điều này đã có ảnh hưởng đặc biệt cụ thể trên đời sống cộng đoàn và cá nhân của cha không?
Đáp: “Tinh thần Átxidi" đã nâng cao vài vấn đề trật tự thực tế ở đây, trong đời sống của Tu viện này. Từ một thái độ phòng vệ đã đi đến một thái độ can đảm hơn của lời khuyến nghị.
Trong khi chờ đợi, việc này khuyến khích chúng tôi cổ vũ và khuyến khích đối thoại, cuộc cuộc gặp gỡ với người của mọi tôn giáo, và với người không tín ngưỡng nữa; các cuộc gặp và các cuộc đối đầu về các vấn đề thần học, chủ yếu là về các vấn đề như hòa bình, thăng tiến con người, công lý, bảo vệ công cuộc tạo thành.
Người ta đã phát biểu nhân các sự kiện đặc biệt, ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng chúng tôi thực hành một tinh thần đại kết và một cuộc đối thoại gần như mỗi ngày và có tính gia đình với đại diện các tôn giáo khác, và những người không tín ngưỡng, khi họ đến viếng mộ Thánh Phanxicô hoặc thăm Tu viện này: một cuộc hành trình tâm linh và nghệ thuật thường kết thúc bằng bữa ăn huynh đệ, vốn để lại một dấu ấn trong ý nghĩa của sự chia sẻ và tình anh em đặc biệt với anh em Phanxicô, vì nó vượt ra ngoài mọi bài phát biểu.
Hỏi: Tinh thần Átxidi cũng đã đi vào ngành du lịch không?
Đáp: Átxidi đi vào tinh thần này, vì nó thấm nhuần sự hiện diện của Thánh Phanxicô, người anh em phổ quát, một Chúa Giêsu Kitô khác và là một khí cụ hòa bình của Chúa. Du khách có lẽ không hiểu hết các vấn đề này, nhưng họ bị hấp dẫn bởi nghệ thuật. Khi nhìn thấy vẻ đẹp của các Vương cung thánh đường, các tranh tường, họ nắm bắt được bầu khí hòa bình và đi vào bầu khí ấy.
Hỏi: Trong số các khách hành hương, có ai nhấn mạnh đến các chủ đề hòa bình và hòa giải trong cuộc hội thoại của họ không?
Đáp: Khách hành hương đã có một sự hiểu biết về các chủ đề này. Họ tìm kiếm, đào sâu và tìm thêm sự xác nhận, bằng cách đi trên các nơi thánh Phanxicô đã đi, hoặc tham gia vào các sáng kiến khác nhau (hội nghị, tĩnh tâm, các sự kiện,…).
Hỏi: Tu sĩ Phanxicô đã có những sáng kiến nào trong Vương cung thánh đường, để truyền đạt "tinh thần Átxidi"?
Đáp: Ngay cả trước năm 1986, Tu viện này, với sự hỗ trợ của một số anh em tu sĩ, đã tổ chức, nhờ có “Trung tâm Đại kết của Tu viện”, các cuộc họp và thảo luận với đại diện các tôn giáo khác ở Átxidi, cũng như ở các nơi khác trên thế giới. Sau năm 1986, các sáng kiến này đã nhân rộng và củng cố.
Linh mục Massimiliano Mizzi (1930-2008), một người cổ vũ không mệt mỏi cho đối thoại với các nhóm và đại diện của tất cả các tôn giáo tại tu viện này, cũng như ở nhiều nơi trên thế giới, trở thành người linh hoạt và người phụ trách ‘Trung tâm Phan sinh quốc tế cho đối thoại’ (CEFID), vốn đề nghị các sáng kiến đào tạo, tiếp nhận và gặp gỡ với đại diện các giáo phái Kitô giáo khác nhau và ngoài Kitô giáo.
Hiện nay Tu viện, phối hợp với ‘Trung tâm Phan sinh quốc tế cho đối thoại’ (CEFID) theo đuổi mục tiêu của mình bằng cách tổ chức các cuộc họp, các ngày học hỏi và đối thoại với đại diện các tôn giáo khác nhau, như tôi đã nói.
Trong các quốc gia khác nhau, có bảy trung tâm quốc gia đối thoại và hòa bình, được linh hoạt bởi các tu sĩ Anh Em Hèn Mọn nhánh Viện tu, vốn đề xuất nhiều chương trình phong phú. (Zenit.org 25-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa