Suy Niệm Lời Chúa (Thứ Tư 11/6/2003) Chúa Nhật 14 Thường Niên B
Ed 2:2-5; 2 Cr 12:7-10; Mc 6:1-6
Trong thời Cựu ước, Thiên Chúa phán với loài người qua các tiên và tổ phụ. Cuối cùng Thiên Chúa sai chính Con Một Người đến mạc khải trực tiếp cho nhân loại về tình yêu và đường lối của Người. Các tiên tri được Chúa sai đến thường bị bạc đãi và tẩy chay như Tiên tri Ê-dê-ki-en được sai đến với dân phản nghịch đang nổi loạn (Ed 2:3). Sau cùng chính Chúa Giê-su cũng gặp tẩy chay khi Ngưòi về thăm quê nhà như Phúc âm hôm nay thuật lại. Dân chúng không phàn nàn vì lời Người giảng dạy có tính cách nông cạn. Trái lại họ phải sửng sốt về những lời giảng dạy sâu sắc của Người. Tuy nhiên họ không chấp nhận Người, vì theo họ Chúa Giê-su không đi học trường đào tạo giáo sĩ. Dân chúng trong Phúc Am hôm nay cho rằng họ biết tất cả về gia cảnh, thân thế và sự nghiệp của Chúa. Họ biết Người là con bà Maria nội trợ, con nuôi ông thợ mộc Giu-se. Thế thì tại sao Người lại có thể biết nhiều về Thánh Kinh như vậy. Những thành kiến của họ có tính cách cố định. Thành kiến đã làm trở ngại cho những cuộc tiếp xúc giữa Chúa Giê-su và người đồng hương. Chính những thành kiến đó làm cản trở ơn thánh đến với họ. Họ nuôi quan niệm sai lầm về Đấng Cứu thế. Theo họ thì vị thiên sai phải là một nhà lãnh đạo chính trị lỗi lạc, một nhà cải cách xã hội tài ba, một vị tướng lãnh tài giỏi, bách chiến bách thắng, có thể đưa dân tộc họ lên hàng bá chủ hoàn cầu. Khi họ nhận ra Chúa Giê-su không thích hợp với với quan niệm họ sẵn có về Đấng cứu thế, thì họ từ khước Người. Vì thế đối với họ, Chúa Giê-su không thể là Đấng cứu thế. Cái thành kiến của họ đã làm cản trở cho đức tin vào Chúa, vào lời Chúa và quyền năng của Chúa như Chúa muốn họ tin tuởng. Phúc Am hôm nay ghi lại: Chúa không làm phép lạ nào được, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân (Mc 6:5). Sở dĩ Chúa không làm phép lạ nào được vì như lời Phúc âm ghi lại họ cứng lòng tin (Mc 6:6).
Ta có thể thầm trách đám đông trong Phúc Am hôm nay đã tẩy chay Chúa. Tuy nhiên ta đã đáp lại lời Chúa thế nào? Lời Chúa không phải là tiếng nói môt chiều nhưng bao hàm việc đáp trả. Quyền năng Chúa tuỳ thuộc vào ý muốn mở rộng tâm hồn của mỗi người.
Đối với vấn đề đạo giáo cũng vậy. Để có thể tin, người ta phải giữ tâm hồn rộng mở. Người ta phải loại bỏ những thành kiến và định kiến về đạo cũng như về người có đạo. Những thành kiến cho rằng việc đi lễ, đọc kinh, cầu nguyện, là chuyện của đàn bà con nít chẳng hạn, còn người lớn đàn ông chỉ cần giữ đại tại tâm là đủ. Cái thành kiến đó sẽ làm cản trở cho bước đường đến với Chúa. Nếu ta vịn cớ nọ cớ kia để đóng cửa nhà tâm hồn, thì Chúa cũng chịu, không vào được, vì Chúa tôn trọng tự do của loài người. An huệ và quyền năng Chúa tuỳ thuộc vào việc mở rộng tâm hồn của mỗi người. Chúa không ép buộc ta theo Chúa và sống theo đường lối đức tin. Chúa chỉ mời gọi. Việc chấp nhận hay không là tuỳ thuộc vào mỗi người.
Hôm nay ta cần cảm tạ Chúa đã ban cho ta được ơn nhận lãnh đức tin. Ta cần cảm tạ Chúa cho cha mẹ, đã gieo vãi hạt giống đức tin vào tâm hồn ta khi đưa ta đến giếng nước rửa tội. Ta cũng cần cảm tạ cho những người đã nuôi dưỡng và nâng đỡ đức tin của ta từ nhỏ để hôm nay ta có thể bày tỏ đức tin vào Chúa, vào lời Chúa và quyền năng Chúa.
Ed 2:2-5; 2 Cr 12:7-10; Mc 6:1-6
Trong thời Cựu ước, Thiên Chúa phán với loài người qua các tiên và tổ phụ. Cuối cùng Thiên Chúa sai chính Con Một Người đến mạc khải trực tiếp cho nhân loại về tình yêu và đường lối của Người. Các tiên tri được Chúa sai đến thường bị bạc đãi và tẩy chay như Tiên tri Ê-dê-ki-en được sai đến với dân phản nghịch đang nổi loạn (Ed 2:3). Sau cùng chính Chúa Giê-su cũng gặp tẩy chay khi Ngưòi về thăm quê nhà như Phúc âm hôm nay thuật lại. Dân chúng không phàn nàn vì lời Người giảng dạy có tính cách nông cạn. Trái lại họ phải sửng sốt về những lời giảng dạy sâu sắc của Người. Tuy nhiên họ không chấp nhận Người, vì theo họ Chúa Giê-su không đi học trường đào tạo giáo sĩ. Dân chúng trong Phúc Am hôm nay cho rằng họ biết tất cả về gia cảnh, thân thế và sự nghiệp của Chúa. Họ biết Người là con bà Maria nội trợ, con nuôi ông thợ mộc Giu-se. Thế thì tại sao Người lại có thể biết nhiều về Thánh Kinh như vậy. Những thành kiến của họ có tính cách cố định. Thành kiến đã làm trở ngại cho những cuộc tiếp xúc giữa Chúa Giê-su và người đồng hương. Chính những thành kiến đó làm cản trở ơn thánh đến với họ. Họ nuôi quan niệm sai lầm về Đấng Cứu thế. Theo họ thì vị thiên sai phải là một nhà lãnh đạo chính trị lỗi lạc, một nhà cải cách xã hội tài ba, một vị tướng lãnh tài giỏi, bách chiến bách thắng, có thể đưa dân tộc họ lên hàng bá chủ hoàn cầu. Khi họ nhận ra Chúa Giê-su không thích hợp với với quan niệm họ sẵn có về Đấng cứu thế, thì họ từ khước Người. Vì thế đối với họ, Chúa Giê-su không thể là Đấng cứu thế. Cái thành kiến của họ đã làm cản trở cho đức tin vào Chúa, vào lời Chúa và quyền năng của Chúa như Chúa muốn họ tin tuởng. Phúc Am hôm nay ghi lại: Chúa không làm phép lạ nào được, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân (Mc 6:5). Sở dĩ Chúa không làm phép lạ nào được vì như lời Phúc âm ghi lại họ cứng lòng tin (Mc 6:6).
Ta có thể thầm trách đám đông trong Phúc Am hôm nay đã tẩy chay Chúa. Tuy nhiên ta đã đáp lại lời Chúa thế nào? Lời Chúa không phải là tiếng nói môt chiều nhưng bao hàm việc đáp trả. Quyền năng Chúa tuỳ thuộc vào ý muốn mở rộng tâm hồn của mỗi người.
Đối với vấn đề đạo giáo cũng vậy. Để có thể tin, người ta phải giữ tâm hồn rộng mở. Người ta phải loại bỏ những thành kiến và định kiến về đạo cũng như về người có đạo. Những thành kiến cho rằng việc đi lễ, đọc kinh, cầu nguyện, là chuyện của đàn bà con nít chẳng hạn, còn người lớn đàn ông chỉ cần giữ đại tại tâm là đủ. Cái thành kiến đó sẽ làm cản trở cho bước đường đến với Chúa. Nếu ta vịn cớ nọ cớ kia để đóng cửa nhà tâm hồn, thì Chúa cũng chịu, không vào được, vì Chúa tôn trọng tự do của loài người. An huệ và quyền năng Chúa tuỳ thuộc vào việc mở rộng tâm hồn của mỗi người. Chúa không ép buộc ta theo Chúa và sống theo đường lối đức tin. Chúa chỉ mời gọi. Việc chấp nhận hay không là tuỳ thuộc vào mỗi người.
Hôm nay ta cần cảm tạ Chúa đã ban cho ta được ơn nhận lãnh đức tin. Ta cần cảm tạ Chúa cho cha mẹ, đã gieo vãi hạt giống đức tin vào tâm hồn ta khi đưa ta đến giếng nước rửa tội. Ta cũng cần cảm tạ cho những người đã nuôi dưỡng và nâng đỡ đức tin của ta từ nhỏ để hôm nay ta có thể bày tỏ đức tin vào Chúa, vào lời Chúa và quyền năng Chúa.