Phỏng vấn của phóng viên Par Gianni Valente với Tân Hồng Y Gioan Tống, Giám mục đặc khu Hồng Kông được đăng trên báo “30 Ngày” số 01/02/2012.

Lời nói đầu: Đức Hồng y Gioan Tống được coi như một nhân vật đơn giản, tươi cười. Ngài được ưu tiên, có cách giao tiếp bình dị và khiêm tốn, giữa các vị Hồng Y mới do Đức Bênêdichtô XVI bổ nhiệm trong Mật Hội, ngày 18/02/2012, Ngài nổi bật do những nét sau đây: “Ngài là một tay bóng rổ xuất sắt, là chuyên gia về tư tưởng Lão giáo và Nho giáo và là một vị Kitô hữu thế hệ thứ hai” nhưng vị Giám mục Hồng Kông hiện tại từ nay đối với thế giới là vị Hồng Y Trung Quốc thứ 7 trong lịch sử Giáo hội.

Vị Hồng Y được kêu gọi với quyền thế tối cao sẽ ban phát những lời khuyên răn và những lượng định có liên quan tới vấn đề sinh tử của những liên hệ giữa Tòa Thánh và Giáo hội Trung Quốc và chính phủ Trung Hoa. Sau đây là bài phỏng vấn:


Pv. Hiện nay, Ngài đã là Giám mục và Hồng Y nhưng trong tiểu sử của Ngài người ta thấy cha mẹ Ngài không đến từ các gia đình Kitô, ông bà nội ngoại của Ngài không được chịu phép rửa tội?.

Đức Hồng Y: Đúng thế, mẹ tôi là người đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với đức tin công giáo, khi mẹ tôi còn là một thiếu nữ, cô theo học tại Trường Tư thục do các Sr làm chủ và giữa họ có rất nhiều nữ tu người Ý. Một hôm, nhà trường được đón tiếp Đức Sứ thần Tòa Thánh tại Trung Quốc viếng thăm, ngôi trường mẹ tôi theo học, các Sr đã cho cô dâng hoa cho vị đại diện cho Đức Thánh Cha và cô rất lấy làm tự hào. Lúc đó, cô bắt đầu học giáo lý, nhưng chưa được chịu phép rửa tội ngay, vì trong gia đình chưa có một ai theo đạo Công giáo. Mẹ tôi chỉ được rửa tội sau thế chiến thứ II lúc đó tôi đã được sinh ra và lên 6 tuổi.

Pv. Trong những năm thơ ấu của Ngài, Ngài đã gặp những khó khăn ?.

Đức Hồng Y: Khi người Nhật Bản chiếm Hồng Kông, chúng tôi trốn sang Ma-cao, sau đó tôi được giao cho bà nội, tôi sinh sống trong một ngôi làng thuộc tỉnh Quảng Đông. Sau cuộc chiến tranh kết thúc, tôi mới tìm lại được cha mẹ ở Quảng Đông, sau đó là những năm nội chiến. Cộng sản và quốc gia đánh nhau ở miền Bắc, còn các tỉnh phía Nam đầy dẫy những người di cư và binh lính bị thương. Các vị thừa sai Mỹ lúc đó đang ở Canton đón tiếp và giúp đỡ những người lâm nạn bất cứ từ phe nào. Khi nhìn thấy chứng tá của linh mục xứ tôi Bernard Meyer và các vị thừa sai khác dòng Maryknoll, tôi có thể nghĩ rằng khi lớn tôi có thể trở thành linh mục.

Pv. Người ta thấy rằng khi Đức cha đang học ở Rôma thì cũng là những năm đang diễn ra Công đồng chung Vaticano II ?.

Đức Hồng Y: Công đồng đã giúp tôi mở rộng chân trời, tôi được thụ phong linh mục mấy tuần sau khi Công đồng bế mạc do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, ngày 06/01/1966 cùng với 61 phó tế, thuộc 23 nước truyền giáo, tất cả đều là sinh viên của Trường Truyền giáo đức tin.

Pv. Sau gần một nửa thế kỷ trong Nghị hội cuối cùng, Đức cha đã đọc một bài phát biểu trước Hội nghị, để cắt nghĩa tình hình Giáo hội tại Trung Hoa. Vậy Đức Cha nói những gì với các Hồng Y đồng sự?.

Đức Hồng Y: Để tả vẽ tình hình Giáo hội tại Trung Quốc, tôi đã dùng ba tiếng. Từ đầu tiên là “kinh ngạc” (wonderful). Thật là ngỡ ngàng trong những thập niên vừa qua Giáo hội tại Trung Quốc đã lớn mạnh và ngày nay còn tiếp tục lớn mạnh, mặc dầu bị rất nhiều áp lực và hạn chế. Đó là một vấn đề khách quan mà người ta có thể chứng minh bằng những con số: năm 1949 người Công giáo Trung Hoa là khoảng 3 triệu, ngày nay ở vào khoảng sấp sỉ 12 triệu. Năm 1980, sau cuộc đổi mới của Ông Đặng Tiểu Bình có 1300 Linh mục. Ngày nay con số đó lên tới 3500. Và rồi có 5000 nữ tu mà 2/3 thuộc các cộng đoàn công khai đăng ký với chính phủ. Cũng có thể đếm được 1400 Chủng sinh mà 1000 trong số họ đang được đào luyện trong các Chủng viện do chính phủ chịu phí tổn. Có chứng 10 Đại chủng viện được chính phủ công nhận và 6 tổ chức tương đương thuộc các cộng đoàn Hầm Trú. Tứ năm 1980 đến ngày nay, 3000 Linh mục đã được thụ phong, 4500 nữ tu dã tuyên khấn: 90% các Linh mục ở vào tuổi từ 25-50.

Pv. Như thế mọi sự tiếp tục tốt lành?.

Đức Hồng Y: Một từ thứ hai tôi muốn dùng để tả vẽ tình hình Giáo hội tại Trung Hoa là “khó khăn” (Difficult), thử thách khó khăn nhất mà Giáo hội phải đối đối đầu là đời sống của Giáo hội bị nhà nước kiểm soát thông qua Hội người Công giáo Ái quốc Trung Hoa (AP). Tôi xin trích lại đây một lá thư do một giám mục rất được kính trọng tại Trung Hoa lục địa vừa gửi cho tôi như thế này: Trong các nước Xã hội chủ nghĩa, chính phủ đều dùng một phương pháp là xử dụng những người mệnh danh là Kitô để thành lập những tổ chức xa lạ với những cấu trúc riêng biệt của Giáo hội và giao cho họ quyền kiểm soát chính Giáo hội đó. Tổ chức hội các người “Công giáo Ái quốc” là một ví dụ để làm như vậy. Và trong bức thư của Đức Thánh Cha gửi cho những người Công giáo Trung Hoa công bố tháng 06/2007 đã viết: Tất cả những tổ chức như vậy không phù hợp với giáo lý Công giáo. Người ta đã thấy như vậy mới đây trong các lần tấn phong giám mục bất hợp pháp, áp đặt cho Giáo hội vào giữa năm 2010 và 2011.

Pv. Nhưng vậy, tại sao siêu quốc gia đầy quyền lực là Trung Quốc lại cần phải kiểm soát đời sống của Giáo hội chặt chẽ như vậy?.

Đức Hồng Y: Theo các phân tích của Ông Leo Goodstadt, nhà nghiên cứu trứ danh ở Hồng Kông và cũng là vị cố vấn toàn quyền Anh. Sau cùng là Ông Chris Patten, có rất nhiều lý do khác nhau nhà cầm quyền cộng sản lo sợ, có sự đua tranh của của tôn giáo để chiếm lấy ảnh hưởng trên các tâm hồn, trên tư tưởng và có thể cả những hành động của họ nữa. Họ nhận thấy rằng các tôn giáo không biến đi khỏi chân trời các xã hội nhân loại, mà trái lại số những tín đồ Công giáo thực tế ngày càng gia tăng, và sau ngày 11/9 họ lấy làm lo âu thấy các tư tưởng tôn giáo, bắt đầu thúc đẩy việc chiến tranh. Và hơn nữa những vị lãnh đạo mới sắp sửa được lãnh nhận chức vụ vào năm 2012 phải chứng tỏ trong lúc này đây; rằng họ là những người cộng sản trung thành.

Pv. Như đã viết rõ rằng trong bức thư của Đức Giáo Hoàng gửi cho người Công giáo Trung Quốc. Giáo hội Công giáo đang ở Trung Quốc không có sứ mệnh thay đổi cơ cấu và sự cai trị của nhà nước, nhưng là loan báo cho mọi người Đức Kitô. Vậy có thể nào một chính phủ của một đất nước quyền lực như Trung Hoa lại sợ có sự can thiệp chính trị của Vatican?.

Đức Hồng Y. Chúng tôi đang sống trong một Giáo hội và đời sống thực tế của chúng tôi cần phải nhìn kỹ những chiều kích chính trị. Nhưng Giáo hội chắc chắn không phải là một tổ chức chính trị và chắc chắn chúng tôi không có vấn đề thay đổi này, hoàn toàn không có thể được.

Pv. Hãy trở lại bài phát biếu của Đức cha, tiếng thứ ba mà Hồng Y dùng như thế nào?.

Đức Hồng Y. Từ thứ ba mà tôi đã dùng để tả vẽ tình hình Giáo hội tại Trung Hoa là “có thể” (possible). Để hiểu tại sao tôi lại chọn dùng từ đó, tôi đọc một đoạn khác trong bức thư của Đức Giám mục mà tôi đã nói ở trên. Đức Giám mục này tuyên bố mình thanh thản và tự tin đối diện với hiện tại giữa những người khác, bởi vì Ngài nhìn xem những vấn đề ngày nay dựa vào những kinh nghiệm Ngài đã sống trong thập kỷ vừa qua có những cuộc bách hại bão táp từ năm 1900-1979. Trong những thời kỳ thử thách trong dĩ vãng Ngài có kinh nghiệm rằng: mọi sự đều ở trong tay Thiên Chúa và Thiên Chúa đã xếp đặt mọi sự sao cho những khó khăn phức tạp sau cùng sẽ trở nên sự lành cho Giáo hội. Chúng tôi thấy rằng không phải cứ gia tăng kiểm soát là có thể làm mất đức tin, mà trái lại càng gia tăng kiểm tra kiểm sóat lại có kết quả làm cho Giáo hội càng hợp nhất và như vậy tương lai có thể hiện ra tươi sáng và chúng tôi có thể tin tưởng trông đợi ân ban của Thiên Chúa, một số vấn đề sẽ không được giải quyết vào ngày mai, nhưng cũng không phải chờ đón rất xa xôi hơn nữa.

Pv. Theo một số người, để đối đầu với các vấn đề cần phải chọn lựa giữa hai con đường: Đối thoại hay là bảo vệ các nguyên tắc, nhưng theo Ngài hai con đường đó phải chăng là không thể dung hợp?.

Đức Hồng Y. Đối với tôi, tôi cố gắng luôn luôn ôn hòa, cần phải kiên nhẫn thì hơn và đối thoại cởi mở với mọi người kể cả với những người cộng sản. Tôi xác tín rằng, không có đối thoại thì không một vấn đề nào có thể được thực sự quyết định, nhưng khi đối thoại với tất cả mọi người, chúng ta cần phải kiên vững trên các nguyên tắc mà không được hy sinh chúng. Như thế, có nghĩa là: Một Giám mục không thể chấp nhận được tấn phong nếu Đức Giáo Hoàng không đồng ý. Chúng ta không thể từ bỏ nguyên tắc đó được. Điều đó là một phần trong kinh Tin Kính, mà chúng ta tuyên xưng Giáo hội như là: “Duy nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền”, rồi còn phải bảo vệ sự sống những quyền “bất khả xâm phạm” của con người, sự vĩnh hôn của hôn phối không thể được tháo bỏ… chúng ta không thể từ bỏ những chân lý đức tin là luân lý được trình bày trong cuốn giáo lý của Giáo hội Công giáo.

Pv. Đôi lúc người ta có cảm tưởng rằng một số những nhân vật Công giáo ở Hồng Kông có nhiệm vụ cân đo mức độ Công giáo tính của Giáo hội tại Trung Quốc. Giáo hội tại Hồng Kông có sứ mệnh đó chăng?.

Đức Hồng Y: Đức tin không thể đến tự chúng ta, nhưng luôn luôn đến tự Chúa Giêsu. Về phần chúng ta, chúng ta không phải là những người kiểm soát và xét xử đức tin của anh em, đơn giản chúng tôi chỉ là một giáo phận anh em với các giáo phận trên lục địa, nếu họ mong muốn chúng tôi vui sướng phân chia với họ con đường chúng tôi đi và công việc mục vụ của chúng tôi và nếu họ đang ở trong tình trạng rất khó khăn hơn chúng tôi và chúng tôi đang được hưởng một sự tự do lớn lao, chúng tôi không có ý đồ nào khác mà cố gắng giúp đỡ họ bằng cách cầu nguyện để mọi tín hữu có thể giữ được đức tin, mặc dù họ đang bị những áp lực nặng nề.

Pv. Một số những người, thường chú thích rằng: đang có một bộ phận lớn lao của Giáo hội Trung Quốc đang sống ngoài lề, không còn trung thành với Giáo hội toàn cầu. Còn những người Công giáo Trung Hoa đạo đức, rất sốt sắng, ai cũng công nhận như thế. Vậy làm thế nào để dung hòa hai nhận xét đó?.

Đức Hồng Y: Đối với tôi, không có tư cách nói tới nước Trung Hoa lớn lao dường ấy một cách đại quan hay riêng biệt. Tôi chỉ được xác tín nhờ vào những khẳng định rằng: tại Trung Quốc đức tin rất mạnh mẽ chứ không phải do những người nói quá mức. Mọi sự đều tùy thuộc vào những người khác nhau. Có những người là nhân chứng tốt lành của đức tin, hiến dâng mạng sống và những đau khổ cho Đức Kitô, nhưng rồi người ta vẫn thấy một số người dưới áp lực mạnh mẽ của xã hội, đã hy sinh các nguyên tắc, những người này không nhiều lắm. Ví dụ: các Linh mục đã chấp nhận được tấn phong Giám mục không có sự ưng thuận của Đức Giáo Hoàng. Chúng ta có thể nói rằng việc này không đúng.

Pv. Người ta thường chú ý tới một số giám mục còn trẻ. Theo một số quan sát viên, các ngài còn non yếu và trong số họ có những đấng theo thời thế. Vậy phải đối xử với các đấng trẻ đó ra sao? Cách ly họ hay kết án họ? hay luôn luôn bênh vực họ ở mọi nơi ?.

Đức Hồng Y: Không, không, không được cách ly họ. Việc đầu tiên là phải cầu nguyện cho các ngài cũng cầu nguyện cho những ai mắc sai lầm tỏ tường. Nếu có một ai có thể gần gũi với họ, làm bạn với họ, hãy cố gắng khuyên họ chấp nhận những sai sót trong việc chọn lựa của họ. Cũng nên khuyên họ gửi một lá thư cho các nhà cầm quyền để cắt nghĩa cho những gì đã xẩy ra và có thể xin lỗi, đơn giản ở đây là một thể thức để anh em khuyên bảo lẫn nhau.

Pv. Những sự chia rẽ trong hai nhóm Công giáo, một bên gọi là “chính thức” và một bên gọi là “hầm trú”, phải chăng do áp lực của chính quyền đòi hỏi họ phải khuất phục ?.

Đức Hồng Y: Thật là ác hại, không như thế mà còn nhiều lý do khác nữa.

Pv. Ở Trung Hoa một hiện tượng đang gia tăng, là hiện tượng các hệ thống mạng, đang đả kích những người Công giáo, bắt đầu nhằm vào các giám mục với những lý do tín lý và luôn lý, người ta tố cáo các ngài nhân nhượng vơi những đòi hỏi bất hợp pháp của chế độ, và như vậy phản bội lại đức tin của Giáo hội, trở thành những người theo thời nhát đảm, ngài nghĩ thế nào?.

Đức Hồng Y: Tôi nghĩ rằng việc anh em sửa lỗi nhau và tôi vừa nói trước đây cần phải có sự đối thoại và phải từ chối những đả kích trên qua mạng Internet.

Pv. Những khó khăn má Giáo hội Trung Quốc trải qua, có âm vang đến mối liên hệ hiệp thông với Giám mục thành Rôma. Ngài có nghĩ với thời gian liên hệ đó sẽ bị hàng giáo sĩ nhận thấy và nơi người tín hữu cũng chú trọng tới nó không?.

Đức Hồng Y: Tôi tiếp tục nhận xét rằng; ở Trung Hoa mọi người đều rất tôn kính Đức Giáo Hoàng, người Trung Quốc rất yêu Đức Thánh Cha đó là điều chắc chắn. Về điểm này, họ chịu rất nhiều áp lực. Ước muốn của họ là có những cuộc tiếp xúc bình thường với Đấng kế vị Thánh Phêrô thường bị ngăn cản, điều đó càng làm cho ước vọng đó mạnh mẽ hơn. Theo tôi, đó là một phản ứng hầu như tự nhiên.

Pv. Tôi muốn đặt cho Ngài một câu hỏi về một lịch sử, bây giờ đã cũ rồi?. Có phải Đức Hồng Y . Vào 27 năm về trước Ngài đã có mặt trong lễ tấn phong Đức Giám mục Aloysius Jin Luxian ?.

Đức Hồng Y: Tôi đã có mặt trong buổi lễ đó vào năm 1985. Lúc đó tôi là linh mục thuộc giáo phận Hồng Kông và tôi là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Thánh Linh (Một Trung tâm xuất sắc, nghiên cứu về đời sống của Giáo hội Trung Quốc). Ngài Jin đã xin tôi có mặt ở đó, Ngài đã nhờ tôi nâng đỡ trong hoàn cảnh đó. Ngài kể cho tôi nghe rằng, Ngài đã bị tù, Ngài muốn giữ vững đức tin và hiệp thông với Tòa Thánh với Giáo hội Phổ Quát, chính Ngài đã gửi những lá thư tới Rôma, chính Ngài đã xác nhận sự tùng phục với Hội Thánh và quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng. Ngài nói rằng: đã cân nhắc mọi sự theo lương tâm và trong thời gian lịch sử ấy, hình như đôi với Ngài không có con đường nào khác, đành phải chấp nhận được tấn phong giám mục vì hoàn cảnh lúc đó xem ra Ngài phải lựa chọn như vậy, để giáo phận Thượng Hải có thể tiếp tục sống và cứu lấy Đại chủng viện. Đã 7 năm qua, Tòa Thánh đã đón nhận lời Ngài kêu xin và công nhận Ngài làm giám mục hợp pháp Thượng Hải. Nhưng đó là dĩ vẵng, bây giờ phải nhìn về tương lai.

Pv. Đối với tương lai, ngài có thể giúp được những bài học nào do những kinh nghiệm trong thời đại đó ? .

Đức Hồng Y. Tôi hiểu biết rằng thời gian sẽ chứng minh, thời gian sẽ cho phép phân sử mọi việc. Đôi khi chỉ nhờ vào thời gian mà người ta có thể hiểu biết xem một sự việc đó đúng hay là không?, và những lý do mà người ta nêu ra để chọn lựa có thể tốt hay là không ?. Liền sau đó tới lúc những sự việc đã qua đi người ta không thể phân sử rõ ràng mọi trường hợp về lâu về dài. Trái lại, ít ra người ta đi đến chỗ nhận xét thấy ý hướng tâm hồn có tốt không ? . Đôi khi ở Trung Quốc các tình huống rất phức tạp. Người ta lại bị áp lực lại không gặp được ai để đối chiếu các tư tưởng nhưng nếu người ta thi hành mọi sự mà trước tiên có tình yêu Chúa Giêsu và Giáo hôi ở trong long, rồi ra mọi người có thể xác minh những ý hướng là ngay chính.

Pv. Còn điều này có những biến cố đang được tranh luận mà vấn đề công giáo tính đang bị dính lứu vào, ngài hành sử thế nào?.

Đức Hồng Y: Người ta không thể tự ấn định trong những điểm khác biệt, người ta không thể kiểm soát tất cả những quyết định và tự cho rằng tất cả những cử chỉ, những chọn lựa do Giáo hội ở Trung Hoa quyết định, trong mọi trường hợp luôn luôn là hoàn hảo, tất cả chúng ta điều có thế sai lầm và vấp ngã nhiều lần trên đường đi, nhưng sau đó mọi người có thể xin lỗi ví trái lại mỗi sai lầm được đặt riêng ra và là một lý do để kết án, không nhân nhượng thì ai có thể được cứu thoát?. Chỉ với thời gian mà người ta mới biết được một linh mục hay giám mục trong tâm hồn có những quyết định tốt đẹp, nếu nhìn thấy các việc các ngài làm, họ đã làm vì tình yêu Thiên Chúa, Giáo hội, nhân dân, mặc dầu về phương diện nhân loại họ có sai lầm. Đây là điều quan trọng: khám phá ra mọi người kiên vững trung tín, bởi vì ngay trong các tình huống khó khăn họ vẫn được nung nấu bằng tình yêu của Chúa Giêsu.

Cuối cùng mọi người sẽ nhận thấy và chắc chắn chính Thiên Chúa đáng thấu suốt tâm hồn mỗi người chúng ta cũng sẽ nhận thấy.

Thái Bình, ngày 10/05/2012.

Nguyên Giám mục Thái Bình