John Garvey, chủ tịch Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, đã xin lỗi về việc nhà trường trưng bày một bức tranh mà một số người nói rằng mô tả George Floyd là Chúa Giêsu. Ông nói rằng bức tranh bị đánh cắp hai lần đã tạo ra “sự tranh cãi và nhầm lẫn không cần thiết”.
“Một số nhà phê bình cho rằng danh tính của nhân vật nam nói nhẹ nhất là mơ hồ. Nặng nề hơn, nhiều người nhìn thấy hình tượng trong vòng tay của Đức Mẹ là một George Floyd đã được thần thánh hóa. Cách giải thích này đã dẫn đến những cáo buộc rằng tác phẩm là báng bổ, là một điều gì đó xúc phạm đến Thiên Chúa và thánh danh Ngài. Những người bảo vệ tác phẩm nói rằng bức tranh nhằm mục đích kích động suy nghĩ khi nhìn thấy Chúa Kitô lúc đau khổ nhất nơi chúng ta”, Garvey nói như trên trong một email gửi đến trường đại học vào ngày 20 tháng 12.
“Bất kể cách giải thích của bạn như thế nào, nó đã tạo ra tranh cãi và nhầm lẫn không cần thiết, mà tôi rất tiếc”.
Bức tranh của nghệ sĩ Kelly Latimore ở St. Louis, có tựa đề là “Mama.” được vẽ phỏng theo bức tranh Đức Mẹ Sầu Bi đang ôm xác Chúa Giêsu sau khi được đưa từ thánh giá xuống. Tuy nhiên, thay vì vẽ Chúa Giêsu, Kelly Latimore đã vẽ George Floyd ở vị trí của Ngài. Bức tranh, được trưng bày tại trường luật Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, được ghi nhận đã gây ra tranh cãi rất lớn.
Cuối tháng 11, Chủ tịch John Garvey cho biết tác phẩm nghệ thuật - gây ra phản ứng dữ dội trên mạng xã hội và đang có một kiến nghị đòi gỡ bỏ nó xuống - đã bị đánh cắp. John Garvey là một trong những người kiên quyết ủng hộ bức tranh đã thay thế bức tranh bị đánh cắp bằng một phiên bản nhỏ hơn của cùng một bức tranh trước đó. Ông ta báo cảnh sát yêu cầu điều tra và tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp kỷ luật nặng nề cho sinh viên nào dám ăn cắp bức tranh.
Bất kể những đe doạ của John Garvey, các sinh viên lại đánh cắp bức tranh lần thứ hai. Cảnh sát và chó nghiệp vụ được đưa đến trường để lùng sục cho ra sinh viên nào đã táo tợn đánh cắp bất kể những lời đe dọa của ông ta. Cuối cùng, cũng không tìm ra được kẻ gan cùng mình đó.
Với tựa đề “Mama,” bức tranh của nghệ sĩ Kelly Latimore, được lắp đặt vào tháng Hai bên ngoài nhà nguyện tại Trường Luật Columbus của trường đại học.
Lattimore nói rằng bức tranh được vẽ để “thương tiếc” Floyd, nhưng khi được một người phỏng vấn hỏi rằng liệu nhân vật trong bức tranh pieta là Floyd hay Chúa Giêsu, anh ta trả lời một cách mơ hồ là “Yes”. Tiếng Yes mơ hồ ấy có thể khiến người ta nghĩ rằng anh ta vẽ Chúa Giêsu da đen.
Floyd, 46 tuổi, bị cảnh sát bắt giữ gây thiệt mạng vào tháng 5 năm 2020, làm dấy lên các cuộc biểu tình trên toàn quốc. Cựu cảnh sát Minneapolis, Derek Chauvin, người đã quỳ trên cổ Floyd hơn 9 phút, sau đó đã bị kết án với ba tội danh giết người cấp độ hai, giết người cấp độ ba và ngộ sát cấp độ hai. Anh ta bị kết án 22.5 năm tù.
Source:Catholic News Agency