Giáo Hội Công Giáo Chia Sẻ Nỗi Niềm Với Bangladesh

I. Nhận Định Chung Về Bangladesh

Địa Lý

Bangladesh, ở phía bờ biển Đông Bắc Vịnh Bengal có nước Ấn Độ bao quanh, chung một phần biên giới với Myanmar về phía Đông nam. Xứ này là một vùng đất ven bờ biển nằm thấp có nhiều phân chi lưu chằng chịt của các sông Ganges và Brahmaputra. Đó nơi có khí hậu chí tuyến nhiệt đới và nhiều bão tố thường hay gây nhiều tác hại trong vùng châu thổ này.

Tổ chức chính quyền theo chế độ dân chủ đại nghị. Tên chính thức là Cộng Hòa Nhân Dân Bangladesh. Tổng thống là Iajuddin Ahmed (2002). Chủ tịch Chính phủ lâm thời là Fakhruddin Ahmed (2007). Diện tích đất: 133.911 km2); tổng diện tích; 144.000 km2. Dân số (2007): 150.448.339 (tỷ lệ tăng trưởng: 2,1%); sinh suất: 29,4/1000; tử suất trẻ sơ sinh: 59,1/1000; tuổi thọ: 62,8; mật độ trên dậm vuông: 2.910.

Thủ đô và thành phố lớn nhất (2003): Dhaka, 12.560.000 (khu vự thủ đô), 5.378.023 (nội thị). Các thành phố lớn khác: Chittagong, 2.592.400; Khulna, 1.211.500. Đơn vị tiền tệ: Taka. Ngôn ngữ chính: Bangla (chính thức), Anh; Dân tộc: Bengali 98%, các nhóm bộ tộc, các người Hồi không Bengali (1998). Tôn giáo: Hồi giáo 83%, Ấn giáo 16%, khác 1% (1998). Biết chữ: 43% (2003)

Đất trồng trọt: 55.39%. Nông: lúa gạo đay, trà, bột mì, mìa đường, khoai tây, thuộc lá, hạt có dầu, gia vị, trái cây, thịt bò, sữa, gà vịt. Lao động: 66,6 triệu; chú thích: xuất khẩu nhiều người sang Ả Rập Saudi, Kuwait, UAE, Oman, Qatar, và Mã Lai Á; nông 63%, công 11%, dịch vụ 26% (năm tài chính 95/96). Các kỹ nghệ: bông vải, đay, quần áo, chế biến trà, giấy báo, xi măng, phân bón hóa chất, kỹ nghệ thắng sáng, đường. Tài nguyên tự nhiên: khí thiên nhiên, đất trồng, gỗ, than.

Xuất: $9,372 tỉ (2005): quần áo, đay gai, sản phầm đay gai da, cá đông lạnh và hải sản (2001). Nhập: $12.97 tỉ (2005): máy móc và thiết bị, hóa chất, sắt thép, vải sợi, thực phẩm thô, sản phẩm dầu lửa, xi măng (2000). Bạn hàng lớn: Hoa Kỳ, Đức, Anh, Pháp, Ý, Ấn Độ, Trung quốc, Tân Gia Ba, Kuwait, Nhật, Hông Kông (2004). Nhân viên Khối Thịnh Vương Cung Các Quốc Gia

Trạm Truyền Hình: 15 (1999). Khách mời sử dụng mang toàn cầu: 266 (2005). Người sử dụng mạng toàn cầu: 300.000 (2005). Chuyên chở: Đường xe lửa: tổng cộng: 2.706 km (2004). Xa lộ: tổng cộng: 239.226 km (2003). Đường thủy: 8.372 km; chú thích: 2,635 km đường vận tải chính (2005). Cảng: Chittagong, Mongla. Sân bay: 16 (2005).

Tranh Chấp Quốc Tế

Thảo luận với Ấn Độ vẫn còn bị kẹt xác định một phần nhỏ đường biên sông. Trao đổi 162 hóc đất nhỏ ở cả hai nước, định chỗ các làng, và ngừng vượt biên qua buôn bán, di trú, bạo động, và cho quá cảnh những tên khủng bố qua những chỗ sơ hở biên giới. Bangladesh kháng cự Ấn Độ mưu toan cho rào hay xây tường bịt những chỗ biên giới sở hở. Một toán thanh tra biên giới Bangladesh Ấn Độ liên hợp năm 2005 phát hiện 92 cọc bị mất. Tranh cãi với Ấn Độ về hòn đảo New Moore/South Talpatty/Purbasha trong Vịnh Bengal ngăn cản việc xác định biên hải phận. Các người tị nạn Hồi Miến tranh nhau căng thẳng về những tài nguyên nghèo nàn của Bangladesh.

Lịch Sử

Bangladesh hiện nay chính là phần đất thuộc về miền Bengal lịch sử, phần Tây Bắc của tiểu lụac địa Ấn Độ. Bangledesh khởi đầu gồm có Đông Bengal (Tây Bengal là phần thuộc về Ấn Độ, và dân ở đó chủ yếu là người Ấn giáo) cùng với hạt Sylhet của bang Assam của Ấn Độ .

Người ta ám chỉ sớm nhất đến miền này là vương quốc gọi là Vanga, hay Banga (khoảng 1.000 năm trước Công Nguyên). Các người Phật giáo cai trị trong nhiều thế kỷ, nhưng khoảng thế kỷ X, Bengal chủ yếu có nhiều người Ấn Giáo.

Năm 1576, Bengal trờ nên phần thuộc về Đế quốc Mogul, và đa số người Tây Bengal trở lại Hồi giáo. Bengal bị người Anh quản trị từ 1757 cho đến khi người Anh rút lui năm 1947. Pakistan thành lập với hai miền có nhiều người Hồi giáo của tiểu lục địa Ấn Độ. Trong hầu như 25 năm, lịch sử của nước này là lịch sử phần đất thuộc về Pakistan (xem Pakistan).

Đông Pakistan và Tây Pakistan thống nhất về tôn giáo (Hồi Giáo), nhưng các dân tộc của hai vùng lại bị tách biệt về văn hóa, đặc điểm, địa hình, và đương biên 1.000 dậm với lãnh thổ Ấn Độ.

Căng thẳng giữa hai miền Đông và Tây Hồi đã phát triển ngay từ đầu, vì nhiều khác biệt lớn lao về địa lý, kinh tế và văn hóa. Liên Đoàn Awami, một chính đảng do Sheik Mujibur Rahman, một nhà ái quốc người Bengal, thành lập năm 1949, mưu tìm độc lập khỏi Tây Pakistan. Mặc dù 56% dân số sống tại miền Đông, miền Tây vẫn nắm giữ phần quyền lực chính trị của sư tử. Năm 1970, những người Đông Pakistan nắm chắc đa số chỗ ngồi trong quốc hội. Tổng thống Yahya Khan triển hạn việc khánh thành quốc hội, mưu toan ngăn trở việc Đông Pakistan đòi quyền tự trị lớn hơn. Kết quả là Đông Pakistan phải nhượng bộ, và một quốc gia độc lập Bangladesh, hay quốc gia Bengal được công bố ra đời ngày 26/2/1971. Nội chiến bùng nổ và nhờ quân đội Ấn Độ giúp đỡ trong những tuần chiến tranh cuối cùng, Đông Hồi đánh bại Tây Hồi ngày 16/12/1971. Khoàng một triệu người Bengal bị giết hại trong cuộc chiến đấu hay về sau bị tàn sát. Hơn mười triệu người tị nạn lánh sang Ấn Độ. Tháng 2/1974, Pakistan đồng ý nhìn nhận quốc gia độc lập Bangladesh.

Tổng thống lập quốc, Sheikh Mujibu, bị ám sát năm 1975, cùng số phận như tổng thống kế tiếp, Zia ur-Rahman. Ngày 24/31982, Tướng Hossain Mohammad Ershad, tham mưu trưởng quân đội, nắm quyền kiểm soát trong một chính biến không đổ máu, nhưng ông bị buộc phải từ chức ngày 6/12/1990, giữa những cơn phản đối bạo động, viện lẽ ông tham nhũng Một chuỗi các thủ tướng kế vị cai quản trong thập niên 1990, kể cả Khaleda Zia, vợ của tổng thống bị ám sát Zia ur-Rahman, và Sheikh Hasina Wazed, con gái của Sheik Mujibur.

Thủ tướng Sheikh Hasina hoàn tất nhiệm kỳ năm năm làm thủ tướng vào tháng 7/2000, người lãnh tụ đầu tiên làm được như vậy, từ khi xứ sở giành độc lập từ Pakistan năm 1974. Tháng 10/2001, Khaleda Zia lại giành được chức vụ Thủ tướng.

Bạo lực bùng nỏ tháng 10/2006, khi nhiệm kỳ năm năm của Zia chất dứt, và tổng thống Ahmed nắm quyền người đứng đầu một ban quản trị trông coi việc hành chính. Một liên minh các đảng phái, do Liên Đoàn Awami đứng đầu, nói rằng liên minh này có thể tẩy chay đợt bầu cử tháng 1/2007, lấy cớ có tham những trong ủy ban bấu cử. Bạo lực tăng cường độ tháng 1/2007, khiến Tổng thống Ahmed phải nhanh chóng công bố tình trạng khẩn cấp, và triển hạn bầu cử. Fakhruddin Ahmed trở nên người đứng đầu tạm thời của chính quyền. Ông nhanh chóng mở cuộc điều tra tham ô rộng rài. Việc này dẫn đến kết quả bắt bỏ tù nhiều viên chức tai mắt, giữ nhiếu xe hơi xa xỉ, và giải phóng nhiểu trương mục ngân hàng. Tháng Ba, Tarique Rahman, con trai của cựu thủ tướng Khaleda Zia, bị bắt giam trong cuộc điều tra và bị cáo vì làm tiền biển thủ. Khaleda Zia bị quản chế tại gia. Thêm vào, Sheikh Hasina bị bắt giam và chịu trách nhiệm việc tham ô và tổ chức giết hại bốn người ủng hộ một đảng cạnh tranh.

Nạn bùn lở diễn ra vào lúc mưa có gió mùa năng nề giết chết ít nhất 100 người tháng Sáu tại Chittagong, một hải cảng ở phía Nam đất nước.

II. Giáo Hội Công giáo tại Bangladesh

Giáo Hội Công giáo Rôma tại Bangladesh là thành phần thuộc về Giáo Hội Công Giáo Toàn Cầu dưới quyền lãnh đạo tinh thần của Đức Thánh Cha và Giáo Triều tại Rôma.

Có khoảng 300.000 người Công giáo tại Bangladesh và đất nước gồm có 1 Tổng giáo phận và 5 giáo phận. Hội Đồng Giám Mục Công Bangladesh, thành lập năm 1971, là Tổng Bộ Phận Các Vị Thường Quyền của Bangladesh. Mục tiêu của Hội Đồng này là dễ dàng thực hiện các chính sách và hành động chung trong những vấn đề thực sự tác động hay có thể có tác động liên quan đến các quyền lợi của Giáo Hội Công giáo Bangladesh và có ích lợi cho đất nước nói chung. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm Dhaka vài tháng 11/1986.
Bangladesh là một quốc gia có tín đồ chủ yếu là Hồi giáo, nhưng liên hệ giữa các cộng đồng thí nói chung là tốt, nhưng đôi khi có những chuyện xảy ra bạo lực chống các Kitô hữu, như vụ tấn công bằng bom vào một nhà thờ Công giáo năm 2001.

Các dơn vị mục vụ trong giáo hội Công giáo Bangladesh gồm có:
1 Tổng Giáo phận Dhaka
5 Giáo Phận Chittagong; Khulna; Rajshahi; Mymensingh; Dinajpur

Tổng Giáo Phận Thủ Đô Dhaka (La tinh: Archidioecesis Dhakensis)

Tổng Giáo Phận này là một lãnh địa giáo hội hay một giáo phận tại Bangladesh. Giáo phận được Đức Giáo Hoàng Piô IX thành lập năm 1850, với tư cách là giáo phận đại điện tông tòa Dông Bengal, rồi được nâng lên hàng giáo phận chính thức ngày 1/9/1886, và được đặt tên lại là giáo phận Dacca năm 1887. Giáo phận này lại đươc Đức Giáo Hoàng Pio XII nâng lên hàng Tổng giáo phận thủ đô này 15/7/1950 với các tòa nhánh là Chittagong, Dinajpàr, Khulna, Mymensingh, và Rajshahi. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đặt tên lại là Tổng Giáo Phận Dhaka ngày 19/10/1982

Nhà Thờ Mẹ của Tông Giáo Phận, ngai tòa Tổng Giám Mục, là Nhà Thờ Lớn Thánh Maria. Là một nhà thờ thủ đô tại Bangladesh, đây cũng là ngai tòa đầu tiên của nước này. Tổng Giám Mục hiện hành là Đức Paulinus Costa đã được Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI bổ nhiệm ngày 9/7/ 2005.

Ngoài ra trong quá trình lịch sử của Giáo phận đã có các vị tiền nhiệm thường quyền sau đây:
Peter Dufal, CSC (1860 - 1866); Giordano Balsiper, OSB (1878 - ?); Augustin Louage, CSC (1890 - 1894); Peter Joseph Hurth, CSC (1894 - 1909); Frederick Linneborn, CSC (1909 - 1915); Amand-Théophile-Joseph Legrand, CSC (1916 - 192); Timothy Joseph Crowley, CSC (1929 - 1945); Lawrence Leo Graner, CSC (1947 - 1967); Theotonius Amal Ganguly, CSC (1967 - 1977); Michael Rozario (1977 - 2005).

Tài liệu
http://en.wikipedia.org/wiki/Roman_Catholicism_in_Bangladesh, http://www.infoplease.com/ipa/A0107317.html