Macao: Một Trung Tâm Truyền Đạo Công Giáo lâu đời ở Đông Á

I. Một Cái Nhìn Sơ Lược Về Macao

Địa Lý Đa Dạng Của Macao

1. Bồ đào Nha chiếm Macao

Bồ đào Nha chiếm Macao (hay Macau hay Áo môn) làm thuộc địa vào thế kỷ XVI. Macao trở thành khu định cư đầu tiên của người Âu Châu tại Viễn Đông. Theo như hiệp ước do Trung Hoa và Bồ Đào Nha ký kết ngày 13/8/1987, Macao trở thành Đặc Khu Hành Chính (SAR) của Trung Hoa vào ngày 20/12/1999. Trung Hoa hứa rằng, theo công thức “một nước, hai hệ thống”, hệ thống kinh tế xã hội của Trung Hoa sẽ không áp dụng tại Macao. Như thế, Macao sẽ hưởng một mức độ tự trị cao trong tất cả các vấn đề trong vòng 50 năm, trừ vụ đối ngoại và phòng thủ.

Các hình thức gọi Macao. Đặc Khu Hành Chính Macao (Macau Special Administrative Region), hay Macau, hay Aomen Tebie Xingzhengqu (tiếng Hoa); Regiao Administrativa Especial de Macau (tiếng Bồ), hay Aomen (tiếng Hoa); Macau (tiếng Bồ)

Tổ chức dân chủ có giới hạn cho Đặc Khu Hành Chính Trung Hoa. Ngày Quốc Khánh (Kỷ Niệm Thành Lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, 1/10/1949); chú thích: 20/12/1999 được cử hành như Ngày thành lập Đặc Khu Hành Chính Macao.

2. Luật Cơ Bản

Luật Cơ Bản, được Quốc Hội Công Hòa Nhân Dân Trung Hoa chấp nhận ngày 31/3/1993, là “tiểu hiến pháp” đặt cở sở trên hệ thống dân luật Bồ, bầu cử trực tiếp, 18 tuổi trở lên, phổ thông cho những trùng trú nhân sống tại Macao trong bảy năm qua; gián tiếp bầu cử cho những tổ chức đăng ký “cử trị tập thể” (257 hiện được đăng ký) và một Ủy Ban Bầu Cử gồm 300 thành viên được lấy từ các nhóm thuộc miền rộng lớn, các tố chức thành thị và các bộ phận trung ương.

Chủ tịch nước: Chủ tịch Trung Hoa Hồ Cẩm Đào (từ 15/3/2003. Người đứng đầu chính quyền Trưởng Hành Chính: Edmund HO Hau-wah (từ 20/9/1999). Hội Đồng Hành Chính (nội các) gồm một thư ký chính quyền, ba nhà lập pháp, bốn doanh gia, một nghiệp đoàn viên thân Bắc Kinh, một nhà giáo dục thân Bắc Kinh

Trương Khu Hành Chánh được chọn bởi một Ủy Ban Tuyển Cử cho nhiệm kỳ năm năm (có thể chọn cho nhiêm kỳ thứ hai); cuộc tuyển cử được triệu tập cuối cùng ngày 29/8/2004 (lần kế tiếp vào năm 2009)

Edmund HO Hau-wah được tái bầu với 296 phiếu; ba nhân viên bỏ phiếu trắng; một người vắng mặt.

Hội Nghị Lập pháp độc viện (29 chỗ ngồi; 12 thành viên được bầu bằng phíếu bầu của dân chúng, 10 người do phiếu gián tiếp, và bẩy người do trưởng điều hành chính; để phục vụ nhiệm kỳ bốn năm).

3. Vị trí

Macao có tọa độ 22o 10 vĩ Bắc x 11o 33 kinh Đông, Viễn Đông, giáp giới với Biển Hoa Nam và Trung hoa lục địa, với diện tích đất là 28.2 km2, chung quanh là biển cả, và có kích cở xấp xỉ gần bằng một phần sáu thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ. Đường biên giới của đặc khu dài 0.34 km giáp ranh với lục địa Trung hoa, chu vi là 41 km.

Khí hậu Macao, thuộc chí tuyến đới đại dương, với mùa đông lạnh và mùa hè ấm áp. Địa hình nói chung là bằng phẳng, điểm thấp nhất là Biển Hoa Nam, và chỗ cao nhất là Coloane Alto 172.4m. Tài nguyên thiên nhiên hầu như không đáng kể. Không có đất đai trong trọt, mà chỉ có các loại khác (100% năm 2005), thường hay có bão tố đại đương, là Hội Viên Liên Kết Bán Phá Giá Hàng Hải và Ô Nhiễm Tàu (Marine Dumping và Ship Pollution), chủ yếu là thành thị, một diện tích đất lấn biển có kích thước 5,2km2, được biết là Cootai nay nối với các hải đảo Coloane và Taipa. Khu vực hải đảo được nối với bán đảo lục địa bằng ba cây cầu.

4. Dân số hiện nay là 456.989 người (tháng 7/2007)

Cấu tạo dân số theo độ tuổi là: 0-14 tuổi: 15.4% (nam 36,413/nữ 33,981). 15-64 tuổi: 76.6% (nam 166,797/nữ 183,088) từ 65 tuồi và trên: 8% (nam 15,541/nữ 21,169) (2007). Toàn thể: 36.6 tuổi (nam: 36 tuổi, nữ: 36.9 tuổi) (2007). Tỷ lệ tăng trưởng 0.841% (2007) (tử suất 4.59 người chết/1.000 dân cư (2007) (khi sinh: 1.05 nam/nữ; dưới 15 tuổi; 1.072 nam/nữ: 15-64 tuổi: 0.911 nam nữ; 65 tuổi và trên: 0.734 nam nữ; toàn dân: 0.918 nam/nữ (2007)

Dân tộc: 95.7%, Macanese (lai Macao) (lai giống Bồ Đào Nha và người châu Á) 1%, khác 3.3% (2001). Tôn giáo: Phật Giáo 50%, Công giáo Rôma 15%, vô tôn giáo và khác 35% (1997). Ngôn ngữ: Quảng Châu 87.9%, Hẹ (Hokkien) 4.4%, Quan thoại 1.6%, thổ ngữ Trung Hoa khác 3.1%, khác 3% (2001). Tỷ lệ biết chữ: định nghĩa tuổi từ 15 trở lên có thể đọc viết; toàn dân số: 91.3% (nam: 95.3%; nữ: 87.8% (2001)

5. Nền kinh tế thịnh vượng vẫn là một trong những nền kinh tế cởi mở nhất nhất trên thế giới từ khi trở về Trung hoa năm 1999. Xuất khẩu đồ trang sức và du lịch là trụ cột của nền kinh tế. Măc dù lãnh thổ bị cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-98 và cuộc suy sụp toàn cầu năm 2001đánh mạnh, thì nền kinh tế của nó tăng lên 10,1% năm 2002, 14.2% năm 2003, và 28.6% năm 2004 trước khi chậm lại ở 6.7% năm 2005.

Cuộc bùng nô kinh tế trở thành mạnh mẽ nhờ đánh bạc, du lịch và việc xây dựng cần thiết để yểm trợ các nỗ lực như thế. Quyết định của Trung hoa tháo gỡ những hạn chế dẫn đến một cuộc gia tăng về số những người đến thăm lục địa. Việc mở của kỹ nghệ đánh bạc Macao cho ngoại quốc vào năm 2001 kích thích sự gia tăng trong các chi tiêu trong các công trình công cộng. Ngân quĩ cũng trở lại số dư năm 2002 vì sự các khách thăng từ tTrung hoa vọt lên và mộtsự tăng đột xuất về thuế má đánh vào các lợi nhuận đánh bạc. Số thuế má này chiếm 70% so với thu nhập của chính quyền.

Nhiều bộ phận kỹ nghệ vải sợi có thể chuyển vào lục địa do việc kết thúc Thỏa Hiệp Đa Sợi năm 2002. Thỏa Hiệp này cung ứng gần như một bảo đảm của các thị trường xuất khẩu, để lại lãnh thổ tùy thuộc hơn vào việc đánh bạc và các dịch vụ liên quan đến giao thương phát sinh ra tăng trưởng. Thỏ Hiệp Cổ Phần Kitế Gần Hơn (CEPA) giữa Macao và lục địa Trung Hoacó hiệu lực vào ngày 1/1/2004 khiến cho nhiều sản phẩm làm tại Macao không chịu thuế vào lục địa Trung hoa. Tầm mức các sản phẩm chịu ảnh hưởng CEPA được mở rộng ngày 1/1/2005.

6. Ngang bằng mãi lực: $10 tỉ (2004). hối xuất chính thức: $11,56 tỉ (2005); 6.7% tỷ suất gia tăng. GDP/PPP $24,300 (2005). Nông: 0,1%. Công: 7,2%. Dịch vụ: 92,7% (2002). Lao Động: 248.000 (2005). chế biến: 13.7%, xây dựng: 10.5%, chuyên chở giao thông: 5.9%, buôn bán buôn, lẻ 14.6%, nhà hàng và khách sạn 10.3%, đánh bạc 17.9%, khu vực công 7.8%, các dịch vụ khác và nông 19.3% (2005); lạm phát 4.4% (2005); lợi tức: $3.16 tỉ; chi phí: $3.16 tỉ; gồm có chi tiêu vốn của $NA (FY05/06)

Chỉ có 2% diện tích đất được trồng trọt, nhất là những người trồng rau; đánh cá, hầu hết là loại giáp xác là quan trọng; một số thứ đánh bắt được được xuất khẩu sang Hồng Kông. Du lịch, đánh bạc, may mặc, vải sợi, đồ điện tử, giày dép, đồ chơi sản xuất năng lượng 2.027 tỉ kWh (2005; tiêu thụ năng lượng: 2.159 tỉ kWh (2005); nhập năng lượng: 340.8 triệu kWh (2005), sản xuất dầu: 12,360 bbl/day (2005), xuất khẩu dầu: 21 bbl/day (2005); tiêu thụ hơi đốt: 43.96 tỉ m3 (2005).

Xuất: đồ mạy mặc, dày dép, đồ chơi, đồ điện tử, máy móc và các chi tiết rời. Các bạn hang chính: Hoa kýỳ 44.1%, Trung hoa 14.8%, Hong Kong 11.3%, Đức 7.3%, Anh 4.1% (2006)

7. Giao thông quốc tế: mã số vùng - 853; HF tiện nghi giao thong diện thoại; cổng vào các carriers giao thong quốc tế được cung cấp qua đường Hồng Kong và Trung hoa lục địa; trạm đất vệ tinh – 1 vệ tinh intelsat (Hệ thống điện thoại Ấn Độ Dương) Trạm pahá thanh AM 0, FM 2, song ngắn 0 (1998). Trạm truyền hình: 1 (2006). Mời mạng toàn cầu: 108 (2006). Người xử dụng: 201.000 (2004) Sân bay: 1 (2006) tổng số: 1 hơn 3.047 m: (2006). Đường Bộ: tổng cộng: 368 km, có lát: 368 km (2005). Hải Cảng Macau port

Nam cho nghĩa vụ quân sự: nam tuổi 18-49: 112.744 (2005 est.) Nam sẵn sàng thích hợp cho nghĩa vụ quân sự: nam tuổi 18-49: 91.299 (2005).

II. Lịch Sử Một Hải Đảo Tí Hon Bắt Đâu Một Quá Trình Dài

Nguyên Đại Ban Đầu

Lịch sử loài người ở Macao có dấu vết từ 6.000 năm về trước, và gồm nhiều nền văn minh khác nhau theo thời gian và đặc tính cùng thời kỳ hiện hữu Bắng chứng của văn hóa Trung Hoa có niên đại trở về trước từ 4.000 đến 6.000 năm được phát hiện trên bán đả Macao và có niền đại về trước từ 5000 năm trên đảo.

..

Thời kỳ Đế Quốc

Các ký sự chứng tỏ rằng miền được biết sau này là Macao là thành phần thuộc về hạt Panyu, Quận Nanhai tỉnh Quảng Đông dưới thaời Dế quốc Qin (221-206 TC). Trong thời Jin (265-420), khu vực này là thành phần thuộc về hạt Dongguan, và sau này được thay đổi luân phiên dưới quyền kiểm soát của Nanhai và Dongguan. Năm 1152 (trong triều đại, 960–1279),nó được đồng hóa với tư cách là thành phần về mặt hành chính thuộc về hạt mới Xiangshan. Từ ít nhất thế kỷ thứ năm, các thuyền buôn du hành giữa Đông Nam Á và Quangzhou dùng Haojingao như chỗ dừng trên đường đi để tạm trú, lấy nước mới, và thực phẩm.

Các thành viên của Triều Đại Nam Tống và chừng 50.000 người theo là những cư dan của khu vực này, tìm tá túc ở Macao từ những người Môn cổ xâm lược năm 1277. Họ có thể bậnh vực chỗ định cư của họ và lập cư tại đó. Mong Há từ lâo đã là trung tâm của đời sống Trung hoa tại Macaovà cảnh quancủa cái có thể là d8ền cổ xưa nhất của miền này, một am đền sùng kính Guanyin Phật giáo (Nử thần thương xót).

Thuyền nhân Hoklo là những người chứng tỏ mối quan tâm thương mại ở Macao như một trung tâm giao dịch cho các tỉnh miến Nam. Trong triêề u đ ạ I nhà Minh (1368–1643), những người đánh cá di cư đến Macao từ nhiều nơi khác nhau của Quangdong và tỉnh Phúa Kiến và xây cất Đền A-Ma để cấu nguyện được an tàn trên biển.

Khu Định Cư Bồ Đào Nha

Macao đã không phát triển thành một nơi định cư quan trọng, cho đến khi người Bồ Đào Nha đến vào thế kỷ 16, trong khi thời đại Phát Kiến, khi các thủy thủ Bồ Đào Nha khám phá các bờ biền châu Phi và châu Á. Họ đã lập trạm tại Goa năm 1510, và tại Malacca năm 1511. Những người Bồ đầu tiên thuê một chiếc thuyển mành từ Malacca đi đến bờ biển Trung hoa năm 1513. Họ đổ bộ ở đảo Lintin trong nhánh sông Zhujiang (sông Pearl), và lấy đá lập dấu đòi giành đất cho vua Bồ. Khi hạm đội Bồ đến vùng phụ cận Hoajin’ao năm 1517 và 1516, thì các quan chức Trung hoa tỏ ra bất mãn với việc vi phạm chủ quyền Trung hoa. Những người phiêu lưu Bồ bi cữong bách đuổi đi khắp dọc bờ biển Quangdong năm 1521. Tuy nhiên, sau khi có một chiếc thuyền đắm năm 1536, thì các nhà buôn người Bồ mới được phép to neo thuyền ở Hinjin’ao. Hầu hết các sử gia chú thích ngày tháng người Bồ có mặt thường trực tại Macao là năm 1553, năm họ bắt đầu thiết lập chổ chứ hàng tại đó.

Lisbon có đưọc một hợp đồng thuê Macao đổi lại việc trả cồng phẩm cho Bắc Kinh năm 1557, và cũng năm ấy, thiết lập một làng có bờ tường ở đó. Tiền trả thuê đất bắt đầu năm 1573. Trung hoa giữ lại chủ quyền, và cư dân Trung hoa vẫntùy thuộc luật lệ Trung hoa, nhưng lãnh thổ thì do Bồ quản trị. Năm 1582, người Bồ ký một giấy thuê mua đất và hằng năm trả tiền thuê cho hạt Xiangshan.

Thời Hoàng Kim Của Macao

Mặc dù người Bồ toan tính kiểm soát sang các đảo khác,và khu vực khác dọc theo bờ biển Trung hoa - kể cả Swatow, Ningbo và Shangchung, nhưng đã thất bại và Macaovẫn trở nên thịnh vượng. Năm 1538, người Bồ dành quyền đậu tàu ở các hải cảng, và và thực hiện các hoạt động buôn bán. Các thương gia Bồ và Trung hoa ùa tràn đến Macao.

Và Macao nhanh chóng trở nên một giao điểm quan trọng trong việc phát triển buôn bán của Bồ dọc theo ba đường chính: Macao-Malacca-Goa-Lisbon, Quangzhou-Macao-Nagasaki và Macao –Manila- Mexico. Đương Guangzhou-Macau-Nagasaki đặc biệt có lợi. Người Bộ làm nghề trung gian, chở tơ lụa Trung quốc đến Nhật Bản và chở bạc Nhật Bản cho Trung hoa, bỏ túi nhiều món dàn dựng kiếm lời lớn lao trong quá trình ấy. Đấy là một nghề làm ăn có lời hơn, khi quan chức Trung hoa trao cho người Bồ buôn bán ở Macao. Đó là quyền đầu cơ trực tiếp với Nhật năm 1547, vì người quốc gia Nhật cũng cướp bóc.

Trong khoàng 1552-1553, người Bồ được phép lên bờ và xây dựng các lếu chứa hàng, phơi khô các hàng hóa bi tạt phải nước biển, và lập một chỗ định cư, tưởng thưởng cho việc người đánh bại bọn cướp biển, và dùng những đó làm người mai mối buôn bán giữa Trung hoa và Nhật Bản, và giữa hai nước này với châu Âu. Năm 1557, người Bồ lập một chỗ định cư thường xuyên ở Macao. Đồn lũỹ và nhà thờ là những tòa nhà đầu tiên được xây dựng ở đó.Trong 100 năm tới, Macao càng trở nên thịng vượng

Thời hoàng kim của Macao trùng hợp với việc liên kết người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, giữa năm 1580 và 1640. Vua Philip của Tây Ban Nha được khuyến khích không gây phương hại cho tình trạng liên kết này, cho phép tiếp tục giao dịch giữa người Macao của Bồ và Manila của Tây, và không can thiệp vào việc buôn bán với Trung hoa. Năm 1587, Philip đề bạt Macao từ "Khu Định Cư hay Cảng Danh Thên Chúa tại Trung Hoa" thành "Thành Phố Danh Thiên Chúa tại Trung Hoa" (Cidade do Nome de Deus de Macau).

Bồ liên minh với Tây Ban Nha khiến các thuộc địa của Bồ trở nên mục tiêu cho Hòa Lan. Nước này bị rối rắm lúc đó trong cuộc tranh chấp lâu dài vì đời nền độc lập khỏi Tây Ban Nha. Đó là cuộc Chiến tranh Tám Mươi Năm. Sau khi Công Ty Đông Ấn Hòa Lan được thành lập năm 1602, người Hòa Lan tấn công Macao không thành công nhiều lần. Cuộc tấn công lên đến đỉnh điểm khi người Hòa Lan xâm lược toàn diện năm 1622, và cả 800 người tấn công bị 150 người lai Macao và quân phòng vệ người Bồ đẩy lui. Một trong những hành động đầu tiên của viên thống đốc đầu tiên đến năm sau, là tăng cường phòng vệ thành phố, gồm có việc xây dựng Guia

Hoạt Động Tôn Giáo

Là một trạm buôn bán quan trọng, Macao còn là một trung tâm hoạt động cho các thừa sai Công giáo. Macao được xem là cửa ngõ cho việc trở lại cho đông đảo dân số Trung Hoa và Nhật Bản và cả Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Các tu sĩ Dòng Tên đã đến đây đầu tiên trong thập niên 1560, và sau đó là các tu sĩ Dòng Đa Minh trong thập niên 1580. Cả hai dòng tu đã sớm bắt đầu xây dựng nhà thờ và trường học, Ttrong đó đáng chú ý nhất là Nhà Thờ Lớn Thánh Phao Lô của Dòng Tên và nhà thờ thánh Đa Minh do các tu sĩ Đa minh xây dựng. Năm 1580, Macao đã có một giáo tòa được Đức Giáo Hoàng Grêôriô XIII thành lập, và có 13 giám mục được thánh hiến.

Buôn Bán Nô Lệ

Từ năm 1848 đến khoảng đầu những thập niên 1870, Macao là một càng xuyên quá có tiếng xấu và buôn bán culi (lao động nô lệ) từ Nam Trung Hoa. Hầu hết họ đã bị bắt cóc từ tỉnh Guangdong, và được chở tàu trong những thùng đóng kín đến Cuba, Peru, hay các cảng Nam Mỹ, để làm việc trên các đồn điền hay hầm mỏ. Nhiều người chết trên đường đi, do thiếu dinh dưỡng hay bị bệnh tật hay bị cư xử tệ bạc. Chiếc tàu Dea del Mar đã xuất phát từ Macao, dong ra khơi đến Callao năm 1865, với 550 người Trung Hoa trên tầu. Khi đến Tahiti thì chỉ 162 người trong họ còn sống!

Sa sút

Năm 1637, Người ta gia tăng nghi ngờ về ý đồ của các nhà truyền giáo người Tây và Bồ tại Nhật Bản. Mối hoài nghi đó cuối cùng dẫn đến việc các tướng quân phong bế Nhật Bản khỏi ảnh hưởng ngoại quốc. Về sau, trong thời kỳ được gọi là sakoku, điều này có ý nghĩa là “nội bất xuất ngoại bất nhập”, không người Nhật Bản nào được phép bỏ nước, hay trở về nếu họ đang sinh sống ở ngoại quốc, và không tàu thuyền ngoại quốc nào được vào bến tàu tại một hải cảng Nhật Bản. Chỉ trừ người Hoà Lan Tin Lành được phép. Họ tiếp tục giao dịch với Nhật Bản, từ các chỗ biên giới hải đảo nhân tạo nhỏ ở Nagasaki, Deshima. Con đường buôn bán có lợi nhất của Macao là giữa Nhật Bản và Trung Hoa, đã bị ngặt nghèo. Khủng hoảng phức tạp thêm hai năm sau, do người Hòa Lan chiếm Malacca năm 1641, phá hủy luôn quan hệ với Goa.

Những tin tức Nhà Braganza của Bồ, lấy lại quyền kiểm soát ngôi vua từ nhà Habsburg người Tây Ban Nha, phải mất hai năm mới tới Macao, năm 1642. Lễ mừng cử hành mười tuần sau đó, và mặc dù còn nghèo nàn vì tân lập, Macao gửi quà biếu đến vị Tân Vương João IV, với lời hứa tỏ ý trung thành. Đối lại, nhà vua ban thưởng Macao, và nói thêm những lời: “Không ai trung thành hơn” cho danh hiệu hiện có. Macao hiện nay là “Thành Phố của Thiên Chúa mới tại Trung Hoa, Không có ai trung thành hơn”. ("Não há outra mais Leal").

Macao Bắt Đầu Quan Hệ Với Quốc Gia Khác

Năm 1685, vị trí ưu việt của người Bồ trong giao thương với Trung Hoa chấm dứt, sau khi Hoàng Đế Trung Hoa quyết định cho phép buôn bán với các nước ngoại quốc. Sang thế kỷ sau, Anh, Hòa Lan, Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Hoa Kỳ và Nga chuyển đến, thiết lập xưởng máy và văn phòng ở Quangzhou và Macao.

Cho đên 20/4/1844, Macao ở dưới quyền tài phán của các thuộc địa Ấn Độ của Bồ, đó là thứ người ta gọi là “Estado português da India” (Nước Ấn Độ thuộc Bồ). Nhưng sau thời gian này, Macao cùng với Đông Timor, được Lisbon nhìn nhận (nhưng không phải Trung Hoa) là một tỉnh hải ngoại của Bồ.

Trung Hoa và Hoa Kỳ ký kết Hoà Ước, Quan Hệ Hữu Nghị và Thương Mại trong một ngôi đền tại Macao ngày 3/7/1844. Đền được một viên quan quản trị về luật pháp xử dụng. Ông cũng là người trông coi những vấn đề liên quan đến người ngoại quốc, và bố trí cuộc ký kết diễn ra trong làng Mong Há. Đền Kun Iam là nơi, ngày 3/7/ 1844, các đại diện của Hoa Kỳ và Trung hoa ký kết, hiệp ước Wangxia (đặt tên theo làng Mong Há nơi có ngôi đền ở đó). Hòa Ước đó chính thức đánh dấu mối quan hệ Hoa-Mỹ bắt đầu.

Ảnh Hưởng Hồng Kông

Sau khi Trung Hoa nhường Hồng Kông cho Anh năm 1847, vị trí của Macao làm một trung tâm giao thương quan trọng của miền sa sút hơn nữa, vì các tầu lớn hơn, càng bị kéo ra xa ở cảng nước sâu Victoria.

Trong mưu toan muốn đảo ngược vị trí sa sút đó, Bồ Đào Nha tuyên bố Macao là một cảng tự do, trục xuất viên chức và quân lính Trung hoa, Vì thế, Bồ trực tiếp đánh thuế các cư dân Trung Hoa. Năm 1849, người Bồ tuyên bố thuộc địa độc lập với Trung hoa.

Bồ Đào Nha tiếp tục trả tiền thuê cho Trung Hoa đến năm 1849. Người Bồ bỏ nhà thu thuế của Trung hoa, và tuyên bố “nền độc lập” của Macao được một năm, thì chứng kiến ngay việc người Trung hoa trả thù, và cuối cùng ám sát viên thống đốc Ferreira do Amaral.

Bồ nắm lấy quyền kiểm soát hải đảo Wanzai, phía Bắc Macao, và khi ấy năm 1849 còn dưới quyền tài phán của Zhuhai, nhưng bỏ hòn đảo ấy năm 1887. Họ lấy được quyền kiểm soát Taipa (氹仔 bằng tiếng Hoa, Jyutping: Tam5 Zai2; pinyin: Dàngzǎi) và Coloane (路環 bằng tiếng Hoa, Jyutping: Lou6 Waan4; pinying: Lùhuán), hải đảo ở phía nam Macao, giữa năm 1851 và 1864.

Hoà Ước Tianjin (ký ngày 13/8/1862) nhìn nhận Macao là một thuộc địa Bồ Đào Nha. Nhưng vì không bao giờ phê chuẩn hòa ước, nên Trung hoa không bao giờ chính thức nhường Macao cho Bồ Đào Nha. Macao và Đông Timor được gom lại như một tỉnh hài ngoại của Bồ dưới quyền kiểm soát của Goa năm 1883.

Nghi Định Thư tôn Trọng Quan Hệ Giữa Hai Nước (ký kết tại Lisbon ngày 26/3/1887) khẳng định Bồ Đào Nha có “quyền chiếm đóng và quản lý vĩnh viễn” Macao (với lời Bồ Đào Nha hứa là “không bao giờ chuyển nhượng Macao và các tài sản phụ thuộc mà không có đồng ý của Trung hoa”).

Taipa và Coloane cũng được nhường cho Bồ, nhưng đường biên giới với lục địa thì không được vạch rõ. Hòa Ước Thương Mại và Hữu Nghị (28/8/1888) nhìn nhận chủ quyền của Bồ trên Macao nhưng không bao giờ được Trung Hoa phê chuẩn.

Ilha Verde (青洲 bằng tiếng Trung Hoa, Jyutping: Ceng1 Zau1 or Cing1 Zau1; pinyin: Qīngzhōu) được nhập vào lãnh thổ Macao năm 1890, và một lần có thêm một km ngoài bờ, và khoảng năm 1923, được sát nhập vào Bán đảo Macao qua việc đòi lại đất.

Thế Chiến Thứ Hai land reclamation

Macao hưởng một thời kỳ thịnh vương kinh tế trong thế chiến II, với tính cách là cảng duy nhất tại Hoa Nam, sau khi người Nhật chiếm Quangzhou (Quảng Châu) và Hồng Kông. Năm 1943, Nhật thiết lập chế độ bảo hộ thực tế trên Macao.Nhưng việc Nhật quản trị chấm dứt tháng 8/1945.

Macao và Chế Độ Cộng Sản Trung Hoa

Khi lên nắm quyền năm 1949, Cộng Sản Trung hoa tuyên bố Nghi định Thư Lisbon là không có hiệu lực, vì đó là một “hoà ước bất bình đẳng” bị người ngoại quốc áp đặt lên Trung hoa. Tuy nhiên Bắc Kinh không sẵn sàng giải quyết vấn đề hòa ước, và yêu cầu duy trì “nguyên trạng” (statu quo) cho đến thời gian thích hợp. Bắc Kinh có một lập trường tương tự, đối với các hòa ước liên quan đến các lãnh thổ Hồng Kông của Anh. Bồ Đào Nha chỉ định Macao như một tỉnh hải ngoại tách biệt năm 1955. Năm đó, chế độ Salazar phái xít tuyên bố Macao, cũng như các thuộc địa khác của Bồ Đào Nha, là một “Tỉnh Hải Ngoại” của Bồ Đào Nha.

Xáo trộn bùng lên năm 1996, khi người Trung Hoa địa phương và nhà chức trách Macao đụng độ với nhau. Tia lửa lóe lên, là do phản ứng thái quá của một viên chức Bồ Đào Nha nào đó, giải quyết một biến cố tranh chấp nhỏ bé thường, có liên quan đến giấy phép xây dựng. Những xáo trộn làm cho tám người chết, và chặt dứt hẳn một chi nhánh toàn vẹn, bằng việc chính quyền Bồ ký kết hai thỏa ước, một với cộng đồng Hoa ở Macao, và cái kia với Trung Hoa lục địa.

Trong thỏa ước sau, một thỏa thuận với các lãnh tụ Trung hoa địa phương Bồ Đào Nha chịu bồi thườngsố tiền lên đến hai triệu tiền Patac Macao, và tiết lộ tất cả các hoạt động của Quốc Dân Đảng tại Macao. Hành động này chấm dứt tranh chấp về các quan hệ giữa chính quyền và các tổ chức vẫn còn rất yên ổn.

Thành công ở Macao khuyến khích cánh tả ở Hồng Kông “cũng làm như vậy”. Điều này cuối cùng dẫn đến nhưng cuộc xáo trộn của cách tả Hồng Kong năm 1967. Một đế nghị của Bồ Đào Nha đòi trả lại thuộc địa cho Trung Hoa, bị Trung Hoa từ chối.

Năm 1974, sau khi có Cuộc Cách Mạng Hoa Cẩm Chướng (Carnation) chống chủ nghĩa thực dân, Bồ Đào Nha bỏ tất cả những yêu sách thuộc địa, và nhìn nhận Trung Hoa có chủ quyền trên Macao.

Cuộc Bàn Giao Macao Cho Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa

Bồ Đào Nha và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 8/2/1979, và Bắc Kinh nhìn nhận Macao là “lãnh thổ Trung hoa dưới quyền quản trị của Bồ”. Một năm sau, tướng Melo Egidio, trở thành thống đốc đầu tiên của Macao, đến thăm Bắc Kinh.

Cuộc viếng thăm nhấn mạnh cả hai bên đều quan tâm tìm một giải pháp cùng đồng thuận về qui chế của Macao. Một thông báo liên hợp, ký ngày 20/3/1986, kêu gọi đàm luận về vấn đề Macao. Có bốn vòng đàm phán diễn ra liên tiếp sau đó, giữa ngày 26/3/l986 và ngày 26/3/1987. Bản Tuyên ngôn Liên hợp về Vấn Đề Macao, được ký tại Bắc Kinh ngày 13/4/1987, thu xếp giai đoàn Macao trả về đầy đủ chủ quyền cho Trung Hoa, như một Đắc Khu Hành Chính, ngày 20/12/1999.

Sau bốn vòng đàm phán, “Tuyên Ngôn Liên Hợp của chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và chính phủ của Bồ Đào Nha “, được chính thức ký kết vào tháng Tư năm 1987. Hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn ngày 15/1/1988 và Tuyên Ngôn Liên Hợp có giá trị thi hành bắt buộc. Trong thời gian chuyển tiếp sang thời gian đi vào hiệu lực bắt buộc, theo Bản Tuyên Ngôn Liên Hợp, chính quyền Bồ Đào Nha chịu trách nhiệm quản lý Macao.

Luật Căn Bản của Đặc Khu Hành Chính Macao thuộc Cộng Hòa Nhân Trung Hoa được Quốc Hội Nhân Dân (NPC) chấp nhận ngày 31/3/1993. Đó là Luật Hiến Pháp cho Macao, có hiệu lực ngày 20/12/1999.

Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trugn Hoa (PRC) đã hứa rằng, theo công thức “một nước, hai hệ thống”, hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa sẽ không được thực hiện tại Macao, và Macao sẻ hưởng một mức độ tự trị cao trong mọi vấn đề, ngoại trừ lãnh vực đối ngoại và phòng vệ cho đến năm 2049, năm mươi năm, sau khi bàn giao.

Như thế lịch sử phương Tây thực dân hóa Á châu chấm dứt ở chỗ chế độ ấy bắt đầu. Mặc dù được đề hiến quyền kiểm soát từ những thập niên 1970, người Trung hoa coi đó là thời gian “chưa chín muồi” và thích đợi đến tháng 12/1999 – chính thời gian này chấm dứt thiên niên kỷ, hai năm sau khi trao trả Hồng Kông –để đóng lại chương lịch sử này.

Một Vài Khía Cạnh Xã Hội Hiện Nay

Macao là một lãnh thổ xuyên quá và đích đến cho các phụ nữ bị buôn bán, vì mục đích khai thác tình dục thương mại. Hầu hết các phụ nữ trong kỹ nghệ tầm cỡ đáng kể, xuất phát từ các miền nội địa Trung Hoa, Mông Cổ, măc dù một số quan trọng xuất xứ từ Nga, Đông Âu, Thái Lan, và Việt Nam.

Đa số phụ nữ giao dịch mại dâm có vẻ đã vào Macao. Việc buôn bán tình dục diễn ra tự do, mặc dù có bằng chứng cho thấy một số người đã bị lừa, và bị cưỡng bách làm nô lệ tình dục, thường là qua mối ràng buộc vì nợ nần. Nhiều nghiệp đoàn có tổ chức, dính dấp vào việc đưa đàn bà đến Macao, và sợ bị những người này trả thù, nên cónày có thề kiếm ra người cứu họ.

Điểm trung chuyển xuyên quá cho thuốc phiện vào đại lục Trung Hoa cho những người tiêu thụ thuốc phiện, hay thuốc lắc amphetamine không được phép.

III. Giáo Hội Hiện Nay Dưới Thống Kê Của Đặc Khu Hành Chính Macao Thuộc Trung Hoa Cộng Sản

Giáo Hội Công Giáo tại Macao là thành phần thuộc về Giáo Hội Công Giáo Rôma toàn cầu, dưới quyền lãnh đạo tinh thần của Đức Giáo Hoàng và giáo triều tại Rôma

Hiện nay, dưới chế độ Đặc Khu Hành Chính Của Trung Hoa, chỉ có khoảng 30.000 người Công giáo tại Macao (chừng 5% dân số toàn thể ). Macao được Bồ Đào Nha quản trị trong bốn trăm năm mươi năm, trước hết với tính cách một trạm buôn bán, và sau đó với tư cách một thuộc địa, cho đến khi được giao cho Trung hoa năm 1999. Macao là thuộc địa cuối cùng của châu Âu ở châu Á.

Cộng đoàn này tạo nên một giáo phận duy nhất. Vị Giám mục Giáo phận Macao hiện nay là José Lai Hung-seng (từ 2003).

Giáo phận Macao [:澳門 / Aomen 澳門 / Macao (tiếng Hoa) / Macaonen(sis) (Latinh) / Machaonen(sis) (Latinh)] được thành lập ngày 1/23/1576 do sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XIII. thuộc giáo phận Malacca, Mã Lai Á. Nguyên thủy nó bao gồm Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam và quần đảo Mã Lai, trừ Phi Luật Tân.

Nhà Thờ Lớn là Giáng Sinh Chúa Chúng Ta (Sé Catedral da Natividade de Nossa Senhora), Macau 澳門

Giám mục hiện nay: Giám Mục José LAI HUNG-SENG (黎鴻昇) (từ ngày 30/6/2003). từng làm Giám Mục Phụ Tá Macau 澳門 (Macao) (23/1/2001– 30/6/2003)

Ngài sinh ngày 14/1/1946 tại Macao, thụ phong Linh mục ngày 28/10/72 và được truyền chức Giám mục ngày 2/6/2001

Và Ngài là vị giám mục giáo phận người Trung Hoa thứ hai (người thứ nhất là Domingos Lam 林家駿). Thánh quan thầy của Giáo phận là Francis Xavier và Catherine thành Siena, và khẩu hiệu là Scientia et Virtus (Khoa học và Nhân Đức).

Giáo phận trực thuộc Tòa Thánh, thay vì ở trong một giáo tỉnh. Từ khi giáo phận thành lập đến 1975, giáo phận là chi nhánh của Tổng Giáo Phận Goa, nhưng điều này thay đổi, sau khi Bồ Đào Nha mất chủ quyền đối với Goa.

Giáo phận có sáu giáo xứ và ba trạm truyền giáo:

  • Giáo xứ Nhà Thờ Lớn
  • Giáo xứ Đức Bà Fatima
  • Giáo xứ Đức Bà Carmel
  • Giáo xứ Thánh Antôn
  • Giáo xứ Thánh Lawrence
  • Giáo xứ Lazarus
  • Thánh Francis Xavier ở Coloane
  • ThánhGiuse ở Iao Hon
  • Thánh Francis Xavier ở Mong Há
Các vị Giám mục thường quyền giáo phận Macao quản trị giáo phận này từ đầu đến nay (1576-2007) gồm có 27 vị:

Giám mục Domingos LAM KA-TSEUNG (林家駿) (6/1/1988– 30/6/2003); Giám mục Arquimínio RODRIGUES DA COSTA (高秉常) (20/1/1976 – 6/10/1988); Giám mục Paulo José TAVARES (戴維理) (19/8/1961 – 12/6/1973); Giám mục Policarpo DA COSTA VAZ (高德華) (29/1/1954– 9/7/1960); Giám Mục João de Deus RAMALHO (羅若望), S.J. (24/9/1942 – 1954). Hồng Y José da Costa NUÑES (高若瑟) (16/12/1920 – 11/12/1940); GM João Paulino DE AZEVEDO E CASTRO (鮑理諾) (1902.06.09 – 1918.02.17), GM Antônio Joaquim DE MEDEIROS (明德祿) (1884.11.13 – 1897.01.07); GM Manuel Bernardo DE SOUSA ENES (蘇主教) (1874.06.15 – 1883.08.09); GM João Pereira Botelho Do Amaral E Pimentel (1866.01.08 – 1871.12.22); GM GM Jerónimo José DE MATA (馬主教), C.M. (1845.03.28 – 1862.09.25); GM Francisco CHACHIM (查主教), O.F.M.Disc. (1804.08.20 – 1828.01.31); TGM Manuel Santo Galdino (賈定諾), O.F.M.Disc.

(1802.12.20 – 1804.08.20); GM Marcelino José DA SILVA (施主教) (1789.12.14 – 1802.09.16); GM Alexandre DA SILVA PEDROSA GUIMARÃES (祁主教) (1773.03.08 – 1789.04.01); GM Hilário DE SANTA ROSA (羅主教), O.F.M. (1740.12.19 – 1752.08.18); TGM Eugénio Trigueiros (德主教), O.E.S.Aug. (1735.09.20 – 1740.12.19); GM João DE CASAL (嘉主教) (1690.04.10 – 1735.09.20); GM Diogo CORREIA VALENTE (華主教), S.J. (1630 – 1633); GM João DE ABRANTES A PIETATE, O.Praed. (1604.08.30 – 1625.09.10); GM Didacus NUNNEZ FIGUEIRA (1576.01.26 – 1578.10.27); GM Belchior CARNEIRO LEITÃO (賈耐勞), S.J. (1576 – 1581).

Tài Liệu

  • http://en.wikipedia.org/wiki/Roman_Catholic_Diocese_of_Macau
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Roman_Catholicism_in_Macau
  • http://www.gcatholic.com/dioceses/diocese/maca1.htm
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Names_of_Macau
  • http://en.wikipedia.org/wiki/History_of_Macau