Giáo Hội Công Giáo Tại Iraq chia sẻ số phận chiến tranh của Iraq

I. Mấy Nét Về Iraq Hiện Nay

Địa Lý

Iraq, một lãnh thổ hình tam giác có nhiều núi non, sa mạc và thung lũng sông phì nhiêu, giáp giới với Iran về phía Đông, với Thổ về phía Bắc, với Syria về phía Tây và Jordan, và về phía Nam với Ả Rập Saudi và Kuweit. Nước này có kích cỡ gấp hai lần bang Idaho, có sa mac khô khan, vùng đất phía Tây sông Euphrates và Tigris và núi ở phía Đông Bắc.

Tổ chức chính quyền. Chế độ độc tài sụp đổ ngày 9/4/2003, sau khi lục lượng Hoa Kỳ và Anh xâm lăng nước này. Chủ quyền trở về người Iraq ngày 28/6/2004.

Tên quốc gia hiện nay: Al Jumhuriyah al Iraqiyah. Tổng Thống: Jalal Talabani (2005); Thủ Tướng: Ibrahim al-Jaafari (2005). Diện tích đất đai: 167.556 dậm vuông (433.970 km2). Dân số (2006): 26.783.383 (tỷ lệ tăng trưởng: 2,7%); sinh suất: 32,0/1000; tử suất trẻ sơ sinh: 48,6/1000; tuổi thọ: 69,0; mật độ trên dậm vuông: 160. Thủ đô và thành phố lớn nhất (2003) Baghdad, 6.777.300 (khu trung tâm), 5.772.000 (nội thị). Các thành phố lớn nhất: Mosul, 1.791.600; Basra, 1.377.000; Irbil, 864.900; Kirkuk, 755.700. Đơn vị tiền tệ: Mỹ kim

Ngôn ngữ; Tiếng Ả Rập (chính thức), Kurdish chính thức trong miền Kurdish), Assyrian, Armenian. Chủng tộc: Arab 75%–80%, Kurdish 15%–20%, Turkoman, Assyrian, hay khác 5%. Tôn giáo: Hồi giáo 97% (Shiite 60%–65%, Sunni 32%–37%), Kitô hay khác 3%. Biết chữ: 40% (2003).

Toát lược kinh tế: GDP/PPP (2005): $94.1 tỉ; đấu người $3,400. Tỷ lệ tăng trưởng thật: –3%. Lạm phát: 40%.Thất nghiệp: 25%–30%. Đất trồng: 13%. Nông: lúa mì, mạch, lúa gạo, rau cỏ, chà là, bông, súc vật, bầy cửu, gà vịt Lực lượng lao động: 7.4 triệu; nông, công, dịch vụ đếu không rõ.

Các kỹ nghệ: dầu lửa hoá chất, tơ sợi, da, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, phân bón, chế tạo kim khí. Tài nguyên tự nhiên: dầu lửa, khí thiên nhiên, lân, lưu hoàng. Xuất: $17.78 tỉ f.o.b. (2004): dầu thô (83.9%), các nguyên liệu thô không kể nhiên liệu (8.0%) thực phẩm và súc vật sống (5.0%). Nhập: $19.57 tỉ f.o.b. (2004): thực phẩm, thuốc men, chế phẩm. Bạn hang lớn: Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Ý, Canađa, Syria, Thổ, Jordan, Đức (2004).

Giáo thông: Điện thoại: những đường giây chính đang xử dụng:675,000; chú thích - một số không rõ các đường điện thoại bị hư hai hay phá hủy trong chiến tranh tháng Ba-Tư 2003 (2003); đi động: 20,000 (2002). Trạm phát thanh: sau 17 tháng phát triển phương tiện truyền thông không đều đặn, có chứng 80 trạm phát thanh trên không bên trong Iraq (2004). Trạn truyền hình: 21 (2004). Các chủ mời mạng toàn cầu: không rõ. Người sử dụng mạng toàn cầu: 25.000 (2002).

Chuyên chở: Đường rầy: tổng số: 2.200 km (2004). Xa lộ: tổng số: 45.550 km; có lát: 38.399 km; không lát: 7.151 km (1999). Thủy lộ: 5.275 km (không phải tất cả di chuyển được); chú thích: Sông Euphrates (2.815 km), Sông Tigris (1.895 km), và Sông Third (565 km) là những thủy lộ chính (2004).Cảng: Al Basrah, Khawr az Zubayr, Umm Qasr. Sân bay: 111; chú thích – con số không rõ bị phá hại trong chiến tranh tháng Ba Tư 2003 (2004).

Tranh Chấp Quốc Tế

Các lực lượng liên minh giúp người Iraq trong việc diều nghiên an ninh biên giới. Irag thiếu biên giới hải dương với Iran đưa đến tranh chấp tài phán ngoài cửa sông Shatt al Arab trong Vịnh Ba Tư. Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra quan tâm đến quichế của người Kurd tại Iraq.
Lịch Sử Đa Đoan, Không Rõ Rệt Tại Irak Hiện Nay

1. Từ thời sớm nhất Iraq được biết là miền Lưỡng Hà châu (Mesopotamia)—vùng đất giữa hai con sông —vì đất này bao gồm phần lớn các đồng bằng phù sa của hai sông Tigris và Euphrates.

Một nền văn minh tiến bộ đã tồn tại khoảng 4000 trước CN. Ở một thời gian nào đó sau năm 2000 trước CN, vùng đất này trở nên trung tâm của các đế quốc Babylonia va Assyria cổ đại. Vùng đất Lưỡng Hà bị Cyrus Đại Đế của Ba Tư chinh phục năm 538 trước CN, và lại bị Alexander chinh phục năm 331 trước CN. Sau khi bị người Ả Rập chinh phục năm 637–640, Baghdad trở nên thủ đô của Hồi vương calif cầm quyền. Nước này bị quân Mông Cổ cướp phá tàn bạo năm 1258 và trong các thế kỷ 16, 17, và 18 từng là đối tượng cạnh tranh liên tục giữa người Thổ và người Ba Tư. Quyền bá chủ của người Thổ trên danh nghĩa áp đặt năm 1638, được thay thế bằng chế độ trực trị của người Thổ năm 1831.

2. Trong thế chiến I, Anh chiếm hầu hết Lưỡng Hà Châu và được ủy nhiệm coi khu vực này năm 1920. Người Anh đặt tên lại khu vực này là Iraq và nhìn nhận như một vương quốc năm 1922. Năm 1932, nền quân chủ hoàn thành được độc lập hoàn toàn. Người Anh lại chiếm Iraq trong Thế Chiến II, vì lập trường thân phe Trục của nước này trong những năm đầu tiên của cuộc chiến.

Iraq trở nên một thành viên theo hiến chương của Liên Đoàn Ả Rập năm 1945, và quân đội Iraq tham gia vào cuộc xâm lăng Palestine của Ả Rập năm 1948.
Lên ba tuổi, Vua Faisal II kế vị cha ông là Ghazi I. Ông này bị chết trong một tai nạn xe hơi năm 1939. Faisal và người chú ông là Thái tử Abdul-Illah, bị ám sát tháng 7/1956 trong một chính biến cách mạng, kết thúc chế độ quân chủ và đem một ban quân sự do Abdul Karem Kassim cầm đầu, lên nắm quyền. Kassim lật ngược các chính sách thân phương Tây của chế độ quân chủ, cố chỉnh đốn chênh lệch kinh tế giữa người giàu và người nghèo, và bắt đầu lập liên minh với các nước Cộng sản.

Kassim bi quân nhân và Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Baath lật đổ, và giết chết trong một chính biến được dàn dựng ngày 8/3/1963. Đảng Baath bênh vực chủ nghĩa thế tục, liên Hồi Giáo, và chủ nghĩa xã hội. Năm sau, lãnh tụ mới, Abdel Salam Arif, củng cố quyền lực của mình, bằng cách đẩy Đảng Baath ra ngoài. Ông chấp nhận một hiến pháp mới năm 1964. Năm 1966, ông chết trong một vụ rớt trực thăng. Người anh em ông, Tướng Abdel Rahman Arif, nắm quyền Tông thống, đè bẹp đối lập, và kéo dài vô thời hạn nhiệm kỳ của ông năm 1967.

Chế độ Arif bị một ban quân nhân do Trung Tướng Ahmed Hassan al-Bakr của Đảng the Baath loại trừ tháng 7/1968. Bakr và người chỉ huy thứ hai của ông là Saddam Hussein, áp đặt một quyền cai trị chuyên đoán, nỗ lực chấm dứt nhiều thập niêm bất ổn chính trị sau Thế Chiến II. Là một nước sản suất hàng đầu về dầu lửa trên thế giới, Iraq dùng tài nguyên lơi tức dầu lửa, để phát triển một trong những thế lực mạnh nhất trong vùng..

3. Ngày 16/7//1979, Saddam Hussein lên kế vị Tổng thống Bakr. Chế độ của ông phát triển chặt chẽ nổi tiếng thế giới vì đàn áp, lạm dụng nhân quyền và khủng bố.
Một cuộc tranh chấp quốc tế có từ lâu, đòi giành kiểm soát đường thủy Shatt-al-Arab giữa Iraq và Iran, bùng nổ thành một cuộc chiến tranh hết tầm cở ngày 20/9/1980, khi Iraq xâm lược miền Tây Iran. Cuộc chiến tranh kéo dài tám năm, đáng giá sinh mạng của chừng 1, 5 triệu người, và cuối cùng chấm dứt trong một cuộc đình chiến do Liên Hợp quốc làm trung gian năm 1988. Cả Iran lẫn Iraq đều xử dụng khí độc.

Tháng 7/1990, Tổng Thống Hussein cay độc khẳng định quyền đòi lãnh thổ trên đất đai Kuweit. Các lãnh tụ Ả Rập làm trung gian nhưng thất bại, và ngày 2/8/1990, quân Iraq xâm lăng Kuweit, và lập nên một chính quyền bù nhìn. Liên Hiệp Quốc áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt thương mại chống lại Iraq, để làm áp lực bắt Iraq rút quân, nhưng không thành công. Vì thế, ngày 18/1/1991, lực lượng LHQ dưới quyền lãnh đạo của tướng Mỹ Norman Schwarzkopf, tung ra chiến dịch Bão Tố Sa Mạc tại vùng Vịnh (Operation Desert Storm), giải phóng Iraq chưa đầy một tuần.

Chiến tranh không làm bao nhiêu để làm thui chột nhà độc tài không biết nản lòng này. Cả người Shiite và người Sunni trong Hồi giáo đều nổi loan, có Hoa Kỳ khuyến khích. Họ đã bị đàn áp một cách tàn nhẫn. Năm 1991, LHQ thiết lập miền không bay ở phía Bắc, để bảo vệ dân chúng Kurdish ở Iraq; năm 1992 miền cấm bay ở phía Nam được thiết lập làm vùng đệm giữa Iraq và Kuweit và bảo vệ người Shiite. Hội Đồng Bảo An LHQ áp đặt các biện pháp chế tài, bắt đầu năm 1990 nhằm ngăn cản Iraq bán dầu, không kể đổi lấy thực phẩm và dược phẩm. Các biện pháp chế tài thất bại, không đè bẹp được lãnh tụ Iraq, nhưng gây ra đau khổ ghê gớm cho dân chúng - hạ tầng cơ sở của đất nước bị tan nát, rồi có thêm bệnh tật, thiếu dinh dưỡng, và tỷ suất trẻ sơ sinh tăng nhanh dữ dội.

Ủy Ban Thanh Tra Vũ Khí LHQ được ủy nhiệm nắm chắc là Iraq đã phá hủy tất cả các vũ khí đạn đạo, sinh học, hóa chất và hạt nhân, sau khi chiến tranh vẫn liên tiếp bị Saddham Hussein làm thui chột.

Tháng 11/1997, ông trục xuất các thành viên Hoa Kỳ trong ban thanh tra LHQ, lập trường này kéo dài đến tháng 2/ 1998. Nhưng tháng 8/1998, Hussein lại ngưng các cuộc thanh tra. Ngày 16/12, Hoa Kỳ và Anh bắt đầu chến dịch Chồn Sa Mạc (Desert Fox), bốn ngày không kích cường tập. Từ khi đó, Hoa Kỳ và Anh tiến hành hằng nhiều trăm cuộc oanh kích vào các mục tiêu Iraq bên trong khu cấm bay. Cuộc chiến tranh được duy trì ở mức thấp tiếp tục không sút giảm sang đến năm 2003.

Sau ngày những cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, Tổng thống Bush bắt đầu kêu gọi “thay đổi chế độ” tại Iraq, mô tả quốc gia này là một thành phần thuộc về một “trục ác độc”. Iraq bị gán cho có vũ khí hủy diệt hàng loạt, làm thui chột các cuộc thanh tra vũ khí của LHQ, có liên quan đến chủ nghĩa khủng bố và nghĩa gia đình trị và những lạm dụng nhân quyền của Saddam Hussein. Đấy là những lý do quan trọng được nêu ra, đế mọi người thấy cấn thiết có một cuộc tấn công tay trên chống lại xứ này. Thế giới Ả Rập và nhiều nướcc châu Âu kết án thái độ diều hâu đơn phương cũa Mỹ. Tuy nhiên, Anh quốc tuyên bố có ý định ủng hộ Hoa Kỳ bằng một hành động quân sự. Ngày 12/9/2002, Bush đọc diễn văn trực tiếp tại LHQ, thách thức tổ chức này hãy mau chóng cưỡng chế thi hành nghị quyết của mình chống lại Iraq, hay Hoa Kỳ sẽ có thể hành động riêng. Ngày 8/11 Hội Đồng Bảo An LHQ đồng thanh chấp nhận một nghị quyết áp đặt những cuộc thanh tra vũ khí mới mềm dẻo đối với Iraq. Ngày 26/11, LHQ bắt đầu xúc tiến những cuộc thanh tra mới về các sở đắc quân sự của Iraq.
Báo cáo chính thức của LHQ vào cuối tháng 1/2003 không có hứa hẹn, nhưng viên trưởng thanh tra vũ khí Hans Blix than phiền rằng, “dường như Iraq không sẵn sàng thật lòng chấp nhận, không mãi cho đến nay, công cuộc giải trang mà người ta yêu cầu”. Trong khi chính quyền hành pháp Bush cảm thấy rằng báo cáo này gắn kết với đòi hỏi là một giải pháp quân sự là một mệnh lệnh bắt buộc, nhiều thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ - Pháp, Nga và Trung Hoa – khẩn khoản yêu cấu cho các thanh tra viên LHQ được cho nhiều thời gian hơn để hoàn thành nhiệm vụ. Bush và Blair tiếp tục kêu gọi phải có chiến tranh, nhấn mạnh rằng họ có thể xúc tiến bằng “liên minh ý chí”, nếu không có LHQ hậu thuẫn. Tất cả các nỗ lực ngoại giao đều ngưng lại, vào khoảng ngày 17/3, khi Tổng thống Bush đưa ra một tối hậu thư cho Saddam Hussein phải bỏ nước trong vòng 48 giờ, hay phải đối phó với chiến tranh.

4. Ngày 20/3/2003, chiến tranh chống lại Iraq bắt đầu lúc 5:30 sáng, giờ Baghdad (tức 9:30 tối miền Tây, ngày 19/3) khi tung ra Chiên dịch Tự Do cho Iraq (Iraqi Freedom).Vào 9/4, lực lượng Mỹ kiểm soát thủ đô, và báo hiệu chế độ Saddham Hussein sụp đổ. Mặc dù chiến tranh đã chính thức được tuyên bố chấm dứt vào ngày 1/5/2003, Iraq vẫn còn bị bao trùm trong bạo lực và hỗn loạn. Người Iraq bắt đầu phản đối hầu như ngay lập tức chống lại việc đình hoãn chế độ tự trị và thiếu thời biểu rõ rệt chấm dứt việc Mỹ chiếm đóng Iraq. Tháng 7, viên chức quản trị Mỹ tại Iraq, Paul Bremer, bổ nhiệm một Hội Đồng Quản Trị Iraq.
Sau nhiều tháng tìm kiếm các vũ khi sát thương hàng loạt, phái đoàn tìm kiếm đã không đem ra bằng chứng hiển nhiên, và cà hành pháp lẫn các cơ quan tình báo bị công kích. Cũng có ngày càng gia tăng giả định về việc hiện hữu các vũ khí này. Điều đó là quá đáng hay bị làm méo mó để tạo cớ biện minh cho chiến tranh. Vào mùa Thu 2003, Tổng tống Bush tính lại lý do phải có chiến tranh. Ông không còn dẫn chứng tính nguy hiểm của vũ khi hủy diệt hàng loạt, nhưng thay vào đó mô tả Iraq như “mặt trận trung ưâm” trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố. Ông dám chắc một nước Iraq dân chủ và tự do, sẽ dung làm khuôn mẫu cho các phần còn lại của Trung Đông. Tình trạng bất ổn liên tục trong năm 2003 đã giữ chân 140.000 quân Mỹ (với chi phí 4 tỉ đôla một tháng), cùng với 11.000 quân Anh và 10.000 quân đồng minh ở lại Iraq. Mỹ đã tung ra nhiều chiến dịch quân sự mềm dẻo để khuất phục kháng cự của Iraq. Nhưng điều ấy cũng có tác dụng gây thêm phân hóa nữa trong dân chúng. Bạo động gia tăng khiến chính quyền Bush đảo ngược chính sách tại Iraq vào tháng 11/2003; Mỹ tính chuyển quyền cho một chính phủ lâm thời và sẽ diễn ra tháng 7/2004, sớm hơn nhiều so với kế hoạch dự tính ban đầu.

Sau tám tháng tìm kiếm, quân Mỹ bắt được Saddham Hussein ngày 13/12. Lãnh tụ bi truất phế được tìm thấy ẩn nấp trong một hố gần thành phố quê nhà của ông ở Tikrit. Ông đã đầu hàng mà không chống cự. Tháng 12/2006, ông bị hành xử bằng bản án treo cổ, tòa 1n thấy thấy phạm các trọng tội chống lại nhân loại, khi đã hành quyế 148 người Shiite và trẻ em ở thành phố Dujail. Ông đã bị hành quyết, trước khi bị xử vì vô số trọng tội khác liên kết với thời ông cai trị.
Vào tháng 1/2004, viên trưởng thanh tra vũ khi của CIA, David Kay, nói rõ rằng tình báo Hoa Kỳ về vũ khí sát thương hàng loạt của Iraq “là điều hầu như hoàn toàn sai lầm”. Khi báo cáo mới nhất về hiện hữu các vũ khí này tại Iraq được tung ra tháng 10/2004, thì người kế vị của Kay là Charles Duelfer, khẳng định rằng không có bằng chứng hiển nhiên về chương trình sản xuất vũ khí phá hủy hàng loạt của Iraq.

Lộn xộn và bạo động tại Iraq gia tăng suốt năm 2004. Các người dân thường, các lực lượng an ninh Iraq, các công nhân ngoại quốc và các binh sĩ liên minh đều bị đánh bom tự sát, bắt cóc và chặt đầu. Khoảng tháng Tư, nhiều cuộc nổi dậy riêng biệt lan rộng khắp khu tam giác người Sunni và trong khu người Shiiite thống trị ở miền Nam. Chỉ nguyên một tháng Chín, có 2.300 vụ tấn công của những người nổi dậy. Tháng Mười, viên chức Mỹ ước lượng đã bắt giữ từ 8.000 đến 10.000 người nổi dậy sừng sỏ nòng cốt, và hơn 20.000 “cảm tình viên tích cực”. Được chia lỏng lẻo thành người đảng Baath, quốc gia, và Hồi giáo, tất cả vào khoảng 1.000 người ta nghĩ đều là những chiến binh bản xứ.

Các nỗ lực tái thiết, bị cản trở vì nạn quan liêu và những quan tâm về an ninh, cũng đã tụt xuống quá xa so với Hoa Kỳ dự tính: vào tháng Chín, đúng 6% (1 tỉ đôla) tiền tái thiết, do Thương viện Mỹ chấp nhận năm 2003, đã thực sự được xử dụng. Diện và nước sạch đều dưới mức trước chiến tranh, và một nửa dân số Iraq, có thể làm việc đưọc, vẫn không có việc làm. Tháng Tư, Hoa Kỳ đảo ngược chính sách tẩy chay các viên chức đảng Baath khỏi các địa vị có trách nhiệm—Hoa Kỷ đã loại bỏ tất cả những đảng viên cao cấp và đã làm tan rã quân đội Iraq, tác động đến khoảng 400.000 vị trí, làm suy yếu Iraq về lực lượng lao động có tay nghê giỏi, và khiến dân số Sunni thêm cằm thủ hơn nữa.

Vào cuối tháng Tư, lạm dụng tình dục và thể xác cùng hạ nhục các tù nhân tại nhà tù Abu Ghraib gần Baghdad đã ra ánh sang khi nhiều bức ảnh chụp, được giới truyền thông Mỹ đưa ra. Các bức ảnh làm khắp thế giới điên tiết. Tháng Tám, báo cáo của Schlesinger về cuộc điều tra nhà tù Abu Ghraib (báo cáo xa nhất trong các báo cáo được Lầu Năm Góc tài trợ về đề tài này) đã gọi các hành động làm dụng tù nhân “là tàn bạo và bạo dâm không có mục đích”, bác bỏ ý tưởng cho rằng lạm dụng chỉ là công việc của một số người lính lầm lạc, và quả qyết rằng có “những thất bại nền tảng xuyên suốt tất cả các cấp chỉ huy, từ những binh sĩ ở cơ sở đến Bộ Chỉ Huy Trung Ương ở Ngũ Giác Đài”.

Ngày 28/6/2004, quyền bá chủ chính thức được trao lại cho Iraq. Người lưu vong trước kia, và thành viên Hội Đồng chính quyền Iraq là Iyad Allawi, trở thành thủ tướng của chính quyền lâm thời Iraq, và Ghazi al-Yawar, một người Hồi giáo Sunni được chọn làm Tổng Thống.

Ngày 9/7, Ủy Ban Tình Báo Thượng viện lưõng đảng cùng nhất trí tung ra một “Báo Cáo về Tình Báo Trước Chiến Tranh tại Iraq”, kết luận rằng “hầu hết các phán đoàn then chốt quan trọng” về vũ khi có sức hủy diệt hàng loạt đều “hoặc là nói quá lời, hay không được báo cáo tình báo cở bản làm hậu thuẫn. Báo cáo cũng nói rõ rằng “không có một mối quan hệ chính thức” giữa Al Qaeda và Saddham Hussein. Tuần tiếp theo, báo cáo Butler của Anh về tình báo tiền chiến ở Iraq cũng vọng lên tiếng vang về những tìm kiếm của Mỹ.

Những cuộc tuyển cử ngày 30/1/2005 của Iraq để chọn một quốc hội có 275 chỗ ngồi, xúc tiến như đã định thời biểu, và toàn thể có 8.5 triệu người đi bầu, đại diện cho khoảng 58% dân số Iraq đi bầu. Một liên minh người Shiite, Liên Minh Iraq Thống Nhất, được 48% số phiếu, các đảng người Kurdish 26% số phiếu và người Sunni chỉ đúng 2% - vì hầu hết các lãnh tụ Sunni đã kêu gọi tấy chay. Tháng Tư, Jalal Talabani, một người Kurd, một người Shiite tu hành làm thủ tướng. Tuy nhiên, những cuộc bầu cử đã không ngăn cản những cuộc khởi loạn, ngày càng chia năm bè bảy mối trong năm 2005, và nhất là liên lụy đến những người nổi dậy Sunni thường nhắm vào những dân thường Shiite và Kurdish làm mục tiêu trong các vụ đánh bom tự sát. Con số những thiệt hại nhân mạng đối với dân thường Iraq, được ước lượng là đạt tới 30.000 người, từ khi bắt đầu chiến tranh.

Vào tháng 12/2005, hơn 2.100 quân nhân Mỹ đã chết tại Iraq và hơn 15.000 người bị thương. Không có một chiến lược rõ ràng giành thằng lợi trong cuộc chiến là bên ngoài “hiện hữu trong luồng”, khiến cho số người Mỹ ủng hộ Bush điều hành cuộc chiến tranh tụt hẳn xuống. Các chính quyền Iraq và Mỹ đồng ý rằng không có thời khóa biểu ấn định chắc chắn cho việc triệt thoái quân Mỹ. Họ đều cho rằng làm như thế sẽ chỉ khuyến khích quân nổi dậy. Triệt thoài sẽ diễn ra, khi các lực lượng an ninh phát triển đủ mạnh, để đảm lãnh trách nhiệm ổn định đất nước ”Khi người Iraq đứng lên, thì người Mỹ bước xuống”, Bush noí rõ. Nhưng việc huấn luyện các lực lượng Iaq diễn ra quá chậm so với dự kiến. Một báo cáo tháng 7/2005 của Lầu Năm Góc nhìn nhận rằng chỉ một số nhỏ các lực lượng an ninh Iaq có thể chiến đấu riêng rẽ chống khởi loạn, mà không có quân Mỹ giúp đỡ.

Tháng 8/2005, sau ba tháng bàn luận rời rạc, các nhà làm luật Iraq hoàn tất một bản thảo hiến pháp, ủng hộ các mục tiêu của người Shiite và Kurd, nhưng lại bất mãn sâu xa đối với người Sunni. Tháng Mười, cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp đã thông qua một cách sít sao, mở đường cho các cuộc bầu cử vào 15/12 để chọn một nghị viện đàu tiên toàn nhiệm kỳ bốn năm, từ khi Saddam Hussein bị lật đổ.

Tháng 1/2006, kết quả bầu cử được thong báo: Liên Minh Iraq Thống Nhất - một liên minh các đảng tôn giáo Hồi giáo Shiite từng thống trị chính quyền hiện có - tạo thành một cách bày tỏ mạnh mẽ, nhưng không mạnh đủ để quản lý, mà không tạo nên một thế liên minh. Liên Minh này phải mất bốn tháng khác cãi vã cay đắng trước một chính quyền liên minh mới, cuối cùng được hình thành. Các viên chức Ả Rập Sunni, Kurdish và trần thế tiếp tục từ khước việc liên minh Shiite bổ nhiệm người vào vĩ trí người đứng đầu quốc gia —thủ tưởng lâm thời al-Jaafari, một người tu sĩ Shiite được xem là một khuôn mặt gây chia rẽ, không có khả năng hình thành một chính quyền thống nhất quốc gia. Bế tắc cuối củng được phá vỡ vào cuối tháng Tư, khi Nuri al-Maliki, người giống như Jaafari, thuộc về Đảng Dawa Shiite được chấp nhận làm thủ tướng.

5. Ngày 23/2/2006, những người nổ dậy Sunni đánh bom và phá hủy trầm trọng ngôi đền đáng kính nhất của người Shiite tại Iraq, đền thờ Askariya tại Samarra. Những cuộc đánh bom đã châm ngòi cho những cuộc tấn công dữ tợn của phe phái giữa người Shiite và Sunnis. Hơn một nghìn người đã bị giết suốt trong nhiều ngày, và Iraq dường như được đánh giá là lâm vào nội chiến. Niềm hy vọng vào Thủ Tướng Maliki có khả năng thống nhất đất nước nhanh chóng, đã tan biến, khi rõ ràng là ông sẽ không bỏ những liên hệ chính trị của ông với Moktada al-Sadr, vị giáo sĩ Shiite quá khích đã hướng dẫn mạnh mẽ quyền lực dân quân Madhi. Maliki dường như không muốn, và không có khả năng thống trị trong những đội quân cảm tử Shiite đang sinh sôi nẩy nở nhanh chóng. Các đội này đã bắt cóc, hành hạ và tàn sát nhiều ngàn người dân thường.

Vào tháng Hai, một báo cáo của Thượng viện Hoa Kỳ về tiến bộ tại Iraq đã chỉ rõ rằng, mặc dù Hoa Kỳ chi ra 16 tỉ tái thiết, mỗi khu vực quan trọng tại Iraq có hạ tầng cơ sở đều ở dưới mức thời tiền chiến. Nhiều dự án cho thấy có tình thế bất lực và tệ trạng thâm lạm. Vào tháng Tư, viên tổng thanh tra đặc biệt đã xúc tiến 72 cuộc truy tầm sâu vào tệ trạng các xí nghiệp lo việc tái thiết tham nhũng.

Vào tháng Năm, nhiều truyện tin tức bung ra về một báo cáo quân sự chính thức chưa đượcphổ biến cho biết Hải Quân Hoa Kỳ đã giết chết 24 người Iraq vô tội “lạnh máu” trong thành phố Haditha ngày 19/11 năm trước. Cuộc được viện lý là tàn sát gồm có đàn bà và trẻ em được nói là trả thù cho vụ dánh bom giết chết một binh sĩ hải quân. Các lính hải quân cũng bị cho là đã che đậy các vụ giết choc này. Quân đội đã không tung ra một cuộc truy tần trọng tội cho đến giữa tháng Ba, tức là bốn tháng sau khi diễn ra biến cố, và hai tháng sau khi tạp chí Time đã báo cáo những các lý lẽ câu truyện cho quân đội. Nhiều luận điệu thêm thắt về những vụ quân đội Hoa Kỳ tàn sát thường dân cũng nổi lên.

Abu Musab al-Zarqawi, lãnh tụ al-Qaeda tại Iraq và ngưới khủng bố bị truy tầm gắt gao nhất trong xứ, bị một quả bom của Hoa Kỳ giết chết. Zarqawi chịu trách nhiệm về nhiều vụ tấn công tàn bạo và đáng sợ nhất tại Iraq. Nhưng dường như cái chết của ông không có tác dụng làm ổn định tình tình trong nước. LHQ loan báo rằng trung bình mỗi ngày có hơn 100 thường dân bị giết tại Iraq. Trong sáu tháng đấu trong năm, số thường dân chết tăng lên khoảng 77%, phản ảnh mũi nhọn trầm trọng bạo lực các giáo phái trong xứ này. LHQ cũng báo cáo cho biết rằng khoảng 1,6 triệu người Iraq phải tản cư trong nước, và có tới 1,8 triệu người tị nạn đã chạy khỏi nước.

Vào cuối tháng Bảy, Hoa Kỳ thông báo sẽ chuyển nhiều quân Hoa Kỳ từ các vùng khác ở Iraq vào Baghdad, trong toan tính giữ an ninh cho thủ đô của xứ sở. Thủ đô này ngày càng lệ thuộc vào tình trạng vô luật pháp, bạo lực và cạnh tranh giáo phái. Nhưng vào tháng Mười, quân đội nhận rằng chiến dịch dài 12 tháng qua cố thiết lập lại an ninh cho Baghdad, nhưng đã không có kết quả.

Vào tháng Chín, Một Ước Đoán Tình Báo Quốc Gia được xếp loại - một quan điểm đồng tình của 16 cơ quan tình báo Hoa Kỳ, do Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia John D. Negroponte ký cuối cùng—kết luận rằng “cuộc chiến tranh Iraq đã làm cho vấn đề khủng bố nói chung trở nên xấu hơn”. Vào thời gian này, theo nhiều nhà hữu trách, cuộc tranh chấp có đặc tính như một cuộc nội chiến —như một nhà khoa học chính trị nói như thế, mức độ bạo lực giáo phái là “cực đoan đến nỗi nó vượt quá xa hầu hết những cuộc nội chiến từ năm 1945”. Tuy nhiên, Nhà Trắng tiếp tục bác bỏ thuật ngữ đó: thật khó mà biện minh cho vai trò của quân Mỹ trong một cuộc nội chiến Iraq. Cuộc chiến tranh đó đòi Hoa Kỳ phải chọn lựa đứng về bên nào trong các bên.

Cuộc chiến tranh ngày càng mất lòng dân, và chiến lược của Tổng thống Bush là ‘ngăn chặn hướng đi” được tin là có trách nhiệm về việc phe Cộng Hòa mất cả hai viện quốc hội trong đợt bầu cử giữa nhiệm kỷ vào tháng Mười Một, và về việc Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld từ chức ngay sau đó. Vào tháng Mười Hai, báo cáo lưỡng Đảng của Nhóm Nghiên Cứu về Iraq, do Bộ Trưởng Quấc Phòng cũ James Baker và thượng nghị sĩ Dân Chủ trước kia Lee Hamilton lãnh đạo, kết luận rằng “tình hình tại Iraq là trầm trọng và trở nên tồi tệ hơn” và “các lực lượng Hoa Kỳ đường như bị mắc kẹt trong một sứ mệnh mà không có chỗ kết thúc có thể thấy trước được”. Những khuyến cáo 79 của báo cáo bao gồm việc mở rộng ngoại giao vươn tới với Iran và Syria, và việc quân đội Hoa Kỳ cần tăng cường nỗ lực huấn luyện quân lực Iraq. Báo cáo nhấn mạnh việc tranh luận về vai trò của Mỹ tại Iraq, nhưng tổng thống Bush vẫn giữ khoảnh cách xa với việc này, và chỉ rõ rằng ông có thể đợi tới tháng 1/2007, trước khi loan báo một chính sách Iraq mới. Vào 31/12/2006, số thiệt hại nhân mạng Hoa Kỳ tại Iraq lên tới 3.000 và ít nhất 50.000 thường dân Iraq đã chết trong cuộc tranh chấp – LHQ báo cáo rằng hơn 34.000 người Iraq bị giết chết từ khi có bạo động vào năm 2006.

II. Giáo Hội Công Giáo Sống Nơm Nớp Lo Sợ Tại Iraq

Giáo hội Công giáo Rôma tại Iraq là một thành phần thuộc về Giáo hội Công giáo toàn cầu, dưới quyền lãnh đạo tinh thần của Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều ở Rôma.

Có hơn 300.000 người Công giáo tại Iraq hiện nay, đúng hơn 1% so với toàn thể dân số. Người Công giáo theo nhiều các lễ nghi khác nhau, nhưng hầu hết là thành viên của Giáo hội Công giáo Chaldea Có 15 đơn vị giáo tòa chủ động (giáo phận hay giáo hạt) tại Iraq.
Dưới đây là một hình ảnh nhỏ bé nhưng phức tạp của Giáo Hội Công Giáo tại Iraq:
Giáo Hội Công giáo Armenia: Toà Tổng Giáo Hạt Armenia Baghdad.

Giáo Hội Công giáo Chaldea: Khu Giáo Phụ Babylon cho người Chaldea; Tổng Giáo Phận Công Giáo Chaldea Baghdad (hiện thống nhất với Khu Giáo Phụ, gồm:
Giáo Phận Công giáo Chaldea: Alquoch, Amadiyah, Aqra, Sulaimaniya, Zaku.
Giáo Hạt Công giáo Chaldea Arbil, Basra, Kerkuk, Mossul.
Giáo Hội Công Giáo Syria: Giáo Hạt Công Giáo Syria Baghdad, Mossul.
Giáo Hội Công Giáo Nghi Lễ La tinh: Tổng Giáo Phận Công Giáo Rôma Baghdad.
Cũng có một danh mục đầy đủ các giáo phụ Babylon của Công Giáo Chaldea, lãnh tụ của Công giáo Chaldea, và một trong các giáo phụ của phương Đông của Giáo Hội Công Giáo. Quyền giáo phụ đã được Tòa Thánh nhìn nhận, sau cuộc tái hòa giải của Đức Mar Yohanan Soulaqa với Roma năm 1552. Danh mục này tiếp tục từ các giáo phụ Babylon có dấu vết trở về trước từ Thánh Thomas vào thế kỷ thứ I công nguyên.

Tài Liệu
  • http://www.infoplease.com/ipa/A0107644.html
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Patriarch_of_Babylon_for_the_Chaldeans
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Roman_Catholicism_in_Iraq
  • http://www.infoplease.com/atlas/country/iraq.html