Bệnh tâm thần phân liệt
( Schizophrenia )


Bệnh tâm thần phân liệt xãy ra trong mọi xã hội. Trung bình trong khoảng 100 người thì có 1 người bị bệnh tâm thần phân liệt ở một thời điểm nào đó trong đời họ. Đây là chứng bệnh thông thường nhất trong tất cả các bệnh loạn tâm thần. Hầu hết các nhà nghiên cứu và các y sĩ đồng ý rằng bệnh tâm thần phân liệt là một sự rối loạn tâm sinh lý xã hội, nghĩa là chứng bệnh tâm thần phân liệt có nguyên nhân cæn bản về sinh học và ở những bệnh nhân mà bệnh đang dần dần phát triển, khuynh hướng sinh học này đã tác động cùng với những yếu tố cæng thẳng về tâm lý.

Triệu Chứng của bệnh tâm thần phân liệt :

Bệnh tâm thần phân liệt ảnh hưởng tới cách suy nghĩ, cư xử và ứng xử của người bệnh khi bị tác động bởi những triệu chứng đang hoạt động. Triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt có thể chia làm 3 loại: triệu chứng cộng, triệu chứng rối loạn và triệu chứng trừ.

1. Triệu chứng cộng nói đến những triệu chứng khác thường. Triệu chứng cộng đôi khi được gọi là triệu chứng loạn tâm thần vì người bệnh mất tính thực tế trong một số phương diện quan trọng.

Một vài triệu chứng cộng như:

  • Ảo tưởng. Người bệnh tâm thần phân liệt đôi khi tin vào những điều không có thật. Họ tin là người ta đọc được ý nghĩ của họ, hoặc tin có người nào đó đang âm mưu hại họ hay họ có thể kiểm soát ý nghĩ của người khác.
  • Ảo giác. Người bệnh tâm thần phân liệt có thể nghe, thấy, ngửi hay cảm giác những gì không có thật.

2. Triệu chứng rối loạn:
  • Ý nghĩ và lời nói : Người bệnh tâm thần phân liệt đôi khi không thể truyền đạt ý tưởng một cách mạch lạc hay tiến hành một cuộc đàm thoại.
  • Hành vi : Bệnh tâm thần phân liệt có thể làm người bệnh di chuyễn chậm chạp hơn, lập lại những cử động đều đặn hay có những động tác theo nghi thức riêng của họ.
  • Nhận thức : Người bệnh gặp khó khæn trong việc nhận biết những quanh cảnh, tiếng động hay cảm giác hằng ngày. Nhận thức của họ về những việc đang xãy ra chung quanh có thể bị méo mó, rồi những việc bình thường cũng làm cho họ cuống lên hay hoảng sợ. Họ có thể cực kỳ nhạy cảm với tiếng động, màu sắc và các hình thể chung quanh.

3. Triệu chứng trừ nói đến sự khiếm khuyết một số những tính chất lẽ ra phải có. Các triệu chứng này không mang lại kịch tính như những triệu chứng cộng nhưng ảnh hưởng đáng kể đến chức næng hoạt động của người bệnh.

Vô cảm và hờ hững. Người bệnh tâm thần phân liệt gặp khó khæn trong việc bày tỏ cảm xúc một cách rõ ràng. Họ có thể nói với một giọng đều đều hay diễn tả rất ít trên gương mặt.
  • Thiếu động lực và næng lực : Người bệnh trông dường như thiếu næng lực và gặp khó khæn trong việc bắt đầu những dự án hay làm xong mọi việc. Trong trường hợp bệnh nặng, có thể phải nhắc họ làm những việc đơn giãn như đi tắm hay thay quần áo.
  • Thiếu hứng thú : Người bệnh tâm thần phân liệt có thể không mấy thú vị hay thích thú những việc chung quanh họ, ngay cả những việc họ đã từng thấy vui thích. Họ có thể cảm thấy không đáng bỏ công đi ra ngoài hay làm các việc.
  • Khả næng nói bị hạn chế : Lời nói của họ ngắn và thiếu nội dung. Họ thường gặp khó khæn trong việc tiến hành một cuộc đàm thoại liên tục hay nói điều gì mới.

Khám phá về bệnh tâm thần phân liệt.

Bệnh tâm thần phân liệt thường phát triển ở lứa tuổi thiếu niên hay thanh niên. Khi bệnh bắt đầu tấn công, người bệnh cảm nhận những thay đổi hay thân nhân họ nhận thấy. Những thay đổi nầy có thể từ từ đối với một số người và đột ngột hoặc cấp tính đối với số người khác. Những thay đổi này có thể gồm sự xáo trộn giấc ngủ, nghi ngờ, sợ hãi và suy giảm chức næng tổng quát, (thí dụ có vấn đề trong sự học tập, duy trì việc làm, chæm sóc chính họ và quan hệ với người khác). Cæng thẳng trong việc học hay sự gãy đổ những mối quan hệ không gây ra cæn bệnh nầy; đây chỉ đơn thuần là những yếu tố thúc đẩy sự phát bệnh sớm.

Bệnh tâm thần phân liệt được điều trị như thế nào ?

Những triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt có thể đến rồi đi. Chúng xuất hiện trong cơn loạn tâm thần và đòi hỏi sự chữa trị cấp thời. Việc chữa trị cấp thời có mục đích chấm dứt cơn loạn trí cấp tính đang xãy ra. Bệnh nhân có thể phải vào bệnh viện để chữa trị. Khi những triệu chứng nầy được ức chế, việc điều trị được tiếp tục dài hạn để trau dồi chức næng hoạt động của người bệnh và ngæn ngừa những cơn loạn trí khác. Người bệnh có thể có hay không có những triệu chứng dai dẳng trong giai đoạn điều trị duy trì nầy.

Sự chữa trị công hiệu gồm có trị liệu bằng thuốc, tâm lý trị liệu và phục hồi khả næng.

  • Thuốc kháng phân liệt : Cần thiết để điều trị cấp thời và cả cho giai đoạn điều trị duy trì. Trong giai đoạn cấp tính, thuốc giúp làm giảm những triệu chứng loạn tâm thần cấp tính. Sau giai đoạn cấp tính, việc uống thuốc kháng phân liệt làm giảm bớt rất nhiều sự tái phát. Thuốc có thể công phạt và bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị về việc dùng thuốc.
  • Tâm lý trị liệu: Giúp người bệnh tâm thần biết về bệnh của mình và phát huy những kỷ næng để đối phó với cæn bệnh cũng như để được nâng đở về tinh thần.
  • Phục hồi khả næng tâm lý xã hội: Mục đích để nâng cao những khả næng của người bệnh tâm thần trong cuộc sống hằng ngày

Kết quả điều trị

Tiến trình của bệnh tâm thần phân liệt thay đổi tuỳ theo bệnh nhân. Đây là một bệnh mãn tính và việc lành bệnh hoàn toàn (nghĩa là không cần phải uống thuốc) rất hiếm. Khoảng 25% bệnh nhân tâm thần phân liệt hoàn toàn thuyên giảm, khoảng 10% vẫn còn loạn trí rất nặng và những người khác với những triệu chứng còn lại rất nhẹ hay luân phiên giữa sự suy yếu và sự tái phát những cơn loạn trí cấp tính.
Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến hậu quả của cæn bệnh chẳng hạn như chức næng hoạt động trước khi khởi bệnh, loại triệu chứng, hoàn cảnh gia đình và væn hoá xã hội.

Người bị bệnh tâm thần phân liệt có thể làm gì để chæm sóc cho bệnh tình của mình?

  • Tuân theo việc uống thuốc và các sự điều trị khác.
  • Hiểu biết về cæn bệnh.
  • Theo dõi tình trạng tâm thần của mình.
  • Phấn đấu để hồi phục.
  • Có niềm hy vọng.
  • Tham gia nhóm tương trợ.

Gia đình và bạn bè có thể giúp gì cho người bệnh ?

  • Giúp người bệnh tìm sự chữa trị thích hợp.
  • Khuyến khích bệnh nhân tuân theo việc điều trị.
  • Hợp tác với các chuyên viên điều trị.
  • Học để nhận biết trước sự tái phát.
  • Hiểu được bệnh nhân và có những yêu cầu đối với bệnh nhân vừa phải.
  • Học biết cách đối phó với cơn khủng hoảng.
  • Tham gia nhóm tương trợ cho gia đình.

Bạn tìm sự giúp đở ở đâu khi bạn nghĩ là bạn hay người trong gia đình bạn có thể bị bệnh tâm thần phân liệt ?

  • Yêu cầu bác sĩ gia đình giới thiệu đến nơi giúp đở
  • Liên lạc với nhân viên nhận bệnh của các hội sức khoẻ tâm thần, hay các cơ quan dịch vụ và sức khoẻ khác trong cộng đồng để biết tin tức và được giúp đở.
  • Liên lạc với khu cấp cứu ở gần nhất nếu cần.



Tài liệu nầy được Hội Sức Khoẻ Tâm Thần Hồng Phúc biên soạn (1999)

Tài liệu tham khảo:
Barham, P.&Hayward, R. (1990). Schzophrenia as a life process. In R.P. Bentall (Ed.), Reconstructuring Schizophrenia (pp. 61-85). London: Routledge.
Booth, G.K. (1995). What is the prognosis in schizophrenia? In S. Vinogradow (Ed.), Treating Schizophrenia (pp. 125-156), San Francico: Jossey-Bass.
Breslin, N. (1992). Treatment of Schizophrenia: Current practice and future promise.
Hospital and Community Psychiatry, 43 (9), 877-885.
Cromwell, R.J. & Snyder, C.R. (1993). Schizophrenia: Origins, processes, treatment, and outcome New York: Oxford University Press.
Ministry of National Health and Welfare & Schizophrenia Society of Canada (1991). Schizophrenia: A handbook for families. Ottawa: Ministry of Supply & Services Canada.
Ministry of Health Ontario (1993). What is Schizophrenia ? Toronto: Queens Printer of Ontario.
Journal of Clinical Psychiatry (1996). Expert consensus treatment guidelines for schizophrenia: A guide for patient and families. Journal of Clinical Psychiatry, 57 (supplement 12B) 51-58