SANTA ANA – Như chúng tôi đã loan báo trước, buổi giới thiệu “Tự Điển Văn Học Việt Nam” của LM Antôn Trần Văn Kiệm đã diễn ra thật đúng giờ tại Trung Tâm Công Giáo, quận Cam, vào lúc 2 giờ chiều ngày 1/2/2007 với sự tham dự của chừng 150 người gồm các thân hữu, các giáo sư, giáo chức, nho gia, và những người tha thiết đến nền văn hóa Việt Nam. Trong số này, có đại diện và thành viên Hội Cao Niên, Hội Giáo Chức, Hội Việt Ngữ Việt Nam, một số các vị thông hiểu tiếng Hán và Nôm, các văn sĩ như nhà văn Trà Lũ, các thân hữu, một só học trò cũ của Cha Kiệm, và đặc biệt có sự hiện điện của Đức cha Mai Thanh Lương, LM Mai Khải Hoàn, LM Trần Công Nghị và một số các linh mục và tu sĩ khác.

Đọc thêm về: tác giả LM Trần Văn Kiệm


Hàng trước: ĐC Lương, LM Kiệm, LM Nghị; sau: Ls Phổ, Gs Bích, Ông Trà Lũ
Mở đầu Cô Kim Chung thay mặt ban tổ chức chào đón qúi khách và nói lên ý nghĩa của buổi giới thiệu Sách Tự Điển Văn Hóa Việt Nam hôm nay, cũng như nói về những khó khăn trong việc duy trì và phát huy di sản văn hóa Việt Nam, do đó công trình và những cố gắng của LM Trần Văn Kiệm thật là một khích lệ và đóng góp lớn lao.

Tiếp theo là phần trình bầy và tham luận về cuốn Tự Điển này được 3 giáo sư là Lưu Trung Khảo, Phạm Cao Dương và Phạm thị Huê đóng góp ý kiến. Sau đó là mục trình bầy về nội dung và những thắc mắc liên quan tới tác phẩm của mình, ban tổ chức đã sắp xếp để giáo sư Trần huy Bích phỏng vấn và LM Trần Văn Kiệm đối đáp những câu hỏi của giáo sư Bích và của thính giả.

Gs Phạm Cao Dương, Gs Phạm thị Huê, Gs Lưu trung Khảo
Giáo sư Lưu trung Khảo, một giáo sư lão thành và rất hăng say với nền văn học Việt Nam từ nhiều thập niên qua, giáo sư đã lên tiếng ca ngợi những cố gắng “đơn thương độc mã” của LM Trần văn Kiệm kiên trì trong suốt 20 năm để hoàn thành cuốn Tự Điển mà chúng tôi muốn giới thiệu hôm nay. Trong thời gian dài như vậy, LM Kiệm đã dầy công nghiên cứu và hoàn thành cuốn Tự Điển này là một điểm son, đây là tấm gương cho nhiều người. Giáo sư Khảo nhận định rằng từ trước tới nay công việc soạn Tự Điển là của nhiêù người, nhiều nhóm, cần thời gian và công sức, chẳng hạn năm 1984 hay 1995 có 2 cuốn Tự điển được biên soạn tại Việt Nam, Nhóm soạn thảo đã phải lập Ủy ban và có đến 56 học gỉa và nhà văn làm việc chung trong một thời gian lâu dài, mới hoàn thành được.

Sau đó giáo sự Khảo đưa ra một vài góp ý với tác giả về một vài vấn đề như về tiêu đề của cuốn Sách, ông thiết nghĩ khi nói về Tự Điển Văn Học Việt Nam, người ta mong chờ trong đó có nội dung về: tác giả, văn gia, các tác phẩm, phê bình văn học, v.v... do vậy ông nghĩ cuốn Sách này có lẽ thích hợp nên dùng nhan đề là Tự Điển Hán Nôm Việt hay nhan đề nào khác thích hợp cho nội dung hơn chăng? Giáo sự Khảo cũng đi vào vài chi tiết mà ông thắc mắc khi nói tới cuộc thi Hội hay thi Đình, danh xưng phó Bảng và tiến Hương ở Việt nam trước đây mà sự tra cứu của LM Kiệm có hơi khác với những gì giáo sư biết được. Thứ đến về một số những dữ kiện liên quan tới một số nhân vật văn chương Việt Nam có nêu ra trong sách của LM Kiệm, điển hình như trường hợp ông Cao bá Quát chẳng hạn. Thêm vào đó giáo sư Khảo còn đề nghị là cách xếp thứ tự các tên tác giả trong Tự Điển không đồng nhất, tỉ dụ tên người Tầu thì xếp theo Họ, mà tên người Việt Nam thì trong Tự Điển lại được xếp theo tên gọi. Dù có những nhận xét góp ý như vậy, nhưng tựu trung giáo sư Khảo cho rằng cuốn Tự Điển là là một đóng góp quan trọng cho nên văn học và văn chương Việt Nam.

Với phần nhận định của mình, giáo sư Phạm cao Dương, chuyên gia về sử học, ông đồng quan điểm về một số những nhận định như trên của giáo sư Lưu trung Khảo, và ông thêm rằng: với tuổi tác của LM Trần Văn Kiệm, 87 niên tuế, mà Ngài còn góp công sức cho việc biên soạn cuốn Tự Điển này thì phải kể là một “phép lạ”. Phép lạ ở chỗ với nhiều người trong tuổi đó đáng nhẽ phải được “vui thú điền viên”, nhưng LM Kiệm lại cống hiến khả năng mình cho văn học và văn hóa Việt Nam. Giáo sư Dương cho biết rằng: LM Trần Văn Kiệm không những thông thạo nhiều ngôn ngữ, nhưng ngài còn có một kiến thức rất bao quát về nhiều ngành, nhiều môn học khác nhau như: toán học, vật lý, thần học, triết học, ngữ học, Hán, Nôm, Việt ngữ, lịch sử, xã hội, tôn giáo, v.v... Với một kiến thức tổng quát và sâu rộng của Ngài, LM Kiệm đã đóng góp cho đời cho đạo những tác phẩm quan trọng như cuốn Thánh Kinh Tân Ước, chú giải Cựu Ước, Giúp đọc Nôm Hán Việt, v.v... Giáo sư Dương nêu quan điểm rằng lịch sử Việt Nam dưới một khía cạnh nào đó cũng đồng thời là lịch sử của văn học, trong đó cách viết chữ Nôm là một sáng tác đặc thù của tiến nhân chúng ta. Do vậy công trình đóng góp của LM Kiệm là một đóng góp rất to lớn và đáng khâm phục. Đàng khác, ông nói rằng: như ông biết được thì LM Trần Văn Kiệm trong 20 năm qua, sống ở Seadriff, Texas, hay những nơi xa xôi những trung tâm nghiên cứu hay các thư viện – cần thiết cho việc trước tác và san định Tự Điển – hơn thế điều kiện làm việc của Linh mục lại rất hạn hẹp, thế mà LM Kiệm đã hoàn thành cuốn Tự Điển 3 tập, thì đó là một ý chí phi thường và một sức cố gắng cá nhân đáng tán thưởng.

Sau cùng, giáo sư Dương cũng đưa ra lời góp ý về cách xếp thư tự trong tự điển và bàn về mấy điểm cụ thể trong nội dung sách này hầu hy vọng trong những lần xuất bản tương lai sẽ được hoàn thiện và phong phú hơn, nhất là có sự đóng góp thêm của nhiều người nữa.

Đến lượt giáo sư Phạm thị Huê, bà cho biết rằng khi nhận được cuốn Tự Điển này bà đã hăm hở tìm đọc một số từ trong đó và khám phá nhiều cái mới lạ mà từ trước tới nay bà không biết. Bà không ngờ sự phong phú của các “từ” tiếng Việt và tiếng Nôm lại đa dăng như vậy! Bà nói với tuổi đời của bà, bà chưa từng làm quan với tiếng Nôm trước đây, do vậy bà nghĩ đối với thế hệ các sinh viên và người trẻ hôm nay, cuốn tự điển này sẽ là một kho tàng qúi hóa cho những ai muốn tìm hiểu về nền văn chương nước nhà.

Giáo sư Huê cũng đưa ra một thao thức và có thề là vấn nạn cho thế hệ tương lai, Bà kể rằng, khi bà tra cứu tên của “LM Trần Văn Kiệm” và “Văn chương Hán Nôm” trong mục tìm kiếm trên trang internet Goggle, bà đã đọc được một chi tiết làm bà quan tâm, dữ kiện cho biết rằng trong số người Việt Nam ngày nay, chỉ còn quãng độ trên 100 người biết đọc và viết tiếng Nôm cách thành thạo (bà nói không biết thông tin này có chính xác không?). Tuy nhiên nếu đây là sự thật, thì đó là điều đáng buồn và là một mất mát to lớn cho văn học Việt Nam. Chữ Nôm là khởi đầu cho văn học của người Việt Nam, vậy nếu chỉ còn chừng 100 người biết đọc, rồi từ từ nó sẽ mai một đi trong thế hệ tới đây, vậy thì tương lai sẽ đi về đâu? Di sản văn hóa này cần được bảo tồn. Chính nguyên về điểm này, sự đón góp của LM Trần Văn Kiệm thực là rất đáng trân trọng và qúi hóa.

Lm Trần Văn Kiệm và Gs Trần Huy Bích
Sau phần trình bầy của 3 giáo sư nêu trên, giáo sư Trần Huy Bích, một giáo sư được người nhiều người biết đến vì công trình giảng dậy văn hóa và văn chương của ông trong những năm gần đây, đã thay mặt thính giả đạt những câu hỏi để LM Trần Văn Kiệm trả lời, liên quan tới nội dung và những thắc mắc của cử tọa và các diễn giả.

LM Trần văn Kiệm đã rất khiêm nhường khi phát biểu rằng, thực ra những gì ngài đã và đang làm chỉ là những bước đầu khai phá, nó giống như “khóa học nhập môn lớp 1 đại học! chứ cũng chưa phải là cấp 2 hay cấp 3 gì đâu”. Do đó ngaì sẵn sàng đón nhận những ý kiến đóng góp và sự cộng tác của nhiều người. Hy vọng trong tường lại sẽ có thêm nhiều người góp gió thành bão.

Ngài cũng nói tới những điều kiện thiếu thống về nhân sự, hoàn cảnh và những phương tiên làm việc của ngài. Do vậy, những gì ngài làm chỉ muốn nói lên sự tha thiết và nhiệt tâm của ngài đối với quê hương, với văn học và di sản qúi hóa vủa tiền nhân mà thôi. Sức của một người có hạn, nhưng nếu được nhiêù người cùng quan tâm, chắc chắn chúng ta có thể bảo trì và làm phát huy cái di sản qúi hóa mà cha ông chúng ta đã khai phá.

Tiếp đó, LM Kiệm đã trả lời cho một số những thắc mắc của giáo sư Bích và của qúi tính giả. Riêng về vấn đề nhan đề Tự Điển Văn Học Việt Nam, ngài nói rằng, tuy dù là tự điển từ ngữ Nôm Hán Việt, tuy nhiên trong đó rải rác bao gồm rất nhiều tác giả, tác phẩm, lịch sử văn học, phê bình văn chương, nội dung văn học, nó rài rác trong toàn 3 tập Tự Điển này chứ không theo cách thường từ trước là xếp vào từng mục từng chương khi bàn về văn học.

Về dề nghi xin xếp thự tư tên giá giả, danh nhân theo một thứ tự thống nhất như theo tên họ. LM Kiệm cho rằng, vì tên người họ Việt có ít họ, mà nguyên họ Nguyễn đã có tới gần một nửa số người, do vậy ngài sử dụng thứ tự theo tên gọi, hay tên riêng. Ngài nói vì nếu thấy cùng tên Nguyễn cứ hết người này tới người khác “nó buồn quá! không ai muốn tiếp tục đọc, nên tôi muốn làm cho độc giả vui tươi muốn đọc mà xếp theo tên goị người Việt Nam”. Dĩ nhiên là có một số người không hài lòng về cách giải thích của Linh mục.

Phần tham gia của thính giả rất hào hứng, họ đã nêu những quan tâm sâu xa, những lời ca tụng, những đóng góp ý kiến, và những phê bình xây dựng...

Các sách khác mà LM Trần văn Kiệm đã xuất bản
Thành phần tham dự hôm nay, tất cà đều hoan hỉ vì được tham dự một buổi giới thiệu sách vừa thân tình, những cũng rất trang trọng, vừa ý nhị nhưng rất là xúc tích, có những phê bình, nhưng rất là lịch thiệp và xây dựng... Đúng là một buổi sinh hoạt văn hóa và văn học theo đúng tiêu đề cuả sinh hoạt ngày hôm nay.

Cuối cùng, chúng tôi cũng muốn thêm một điểm nhỏ mà cá nhân tôi vì là học trò của LM Trần Văn Kiệm nên biết được, là Thầy Kiệm có rất nhiều học trò, có cả đến cả ngàn môn sinh trong thời gian Thầy dậy tại Việt Nam. Trong số đông những học trò của Thầy có mặt trong buổi ra mắt Tự Điển hôm nay, chúng tôi chú ý tới có ông Trần Trung Lương tức nhà văn Trà Lũ đến từ Canada, LM Trần Công Nghị (giám đốc VietCatholic), ông Phạm Đức Hạnh, ông Nguyễn Tuấn, Luật Sư Phạm Văn Phổ v.v... Một số những học trò khác tuy không có mặt hôm nay, nhưng vẫn thường xuyên đóng góp trong lãnh vực viết văn, sáng tác, văn học, nghệ thuật, hay các chuyên môn khác như: Đức ông Phạm Văn Phương, LM Bùi Thượng Lưu (chủ bút Dân Chúa Âu châu), Đức Ông Trần Văn Khả, Ông Nguyễn Long Thao, Bác Sĩ Trần Hoành, LM Trần Cao Tường, LM Phạm Văn Tuệ, và LM Trần Bình Trọng, Ông Trần Vinh, v.v... Ngoài ra còn có số rất đông những thân hữu, những bạn văn chương, những nhà khảo cứu đã có mặt trong buổi sinh hoạt văn học hôm nay, mà chúng tôi không biết và nhớ tên qúi vị đó. Xin lượng tình bỏ cho cho thiếu sót này.