HUẾ - Năm 1967, anh em chúng tôi vào Tiểu Chủng Viện HOAN THIỆN, Với 120 chủng sinh đã qua kỳ tuyển chọn mùa hè. Chúng tôi được chia thành hai lớp: Đệ Thất A và Đệ Thất B. Đến năm Đệ Ngũ, sau nhiều lần thanh lọc sĩ số chỉ còn lại một lớp. Một số anh em chỉ học được một năm, có người 2 năm. Lớp chúng tôi có nhiều kỷ niệm đặc biệt do nhiều biến cố lịch sử như Tết Mậu thân, mùa hè đỏ lửa 1972 và nhất là ngày giải phóng thống nhất đất nước. Cho đến hôm nay, trong số 120 người chỉ còn lại 5 anh em được nhận chức Thánh Linh Mục:
Xem hình ảnh cuộc Hội ngộ
1/Đức Ông Phanxicô xaviê CAO MINH DUNG, hiện đang làm việc tại Bộ Ngoại giao Tòa Thánh.
2/Đức Ông Phêrô NGUYỄN MINH TÂM, hiện ở Australia.
3/Linh mục Phêrô TRẦN NGỌC ANH, Giáo sư Đại chủng viện Sao biển Nha trang.
4/Linh mục Phêrô LÊ MINH CAO, Quản xứ Quãng thuận thuộc Giáo phận Nha Trang.
5/Linh mục Phao lô NGUYỄN LUẬN, Quản xứ Hà Úc thuộc Tổng giáo phận Huế.
Đây là niềm vinh dự và là tự hào của anh em lớp chúng tôi, cũng là nguồn động lực thúc đẩy anh em chúng tôi thường xuyên gặp gở từng vùng miền và những lần hội ngộ toàn quốc. Nhân năm Linh Mục 2009, chúng tôi vận động anh em họp mặt tại Huế. Đây là lần Hội Ngộ VỀ NGUỒN: thăm lại Mái trường xưa, thăm các cha giáo và hành hương về bên Mẹ LaVang từ ngày21 đến ngày24tháng 7.
Ngày 21. 7. 2009: tại TRUNG TÂM MỤC VỤ Tổng Giáo phận Huế:
Khởi hành từ Sài gòn lúc 5giờ sáng ngày 20. 7, chiếc xe khách 50 chổ đón anh em các vùng Xuân lộc, Ninh thuận, Nha trang, Ban mê thuột, Đà nẵng và đến Huế chiều 21. 7. Anh em vùng Huế chúng tôi đón anh em tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận. Gặp nhau ôm nhau, những giọt nước mắt vui mừng sau bao năm xa cách. Những khuôn mặt đầy thân thương già nua theo năm tháng nhưng những nét thân quen trong ký ức vẫn còn đó: Cao gà (cha Lê minh Cao), Huy cày (Lê Huy), Xuân mèo(Nguyễn viết Xuân)v. v. Những biệt danh chúng tôi đặt cho nhau thời xa xưa vẫn còn đó. Hình ảnh xúc động nhất đập vào mắt chúng tôi là Trần văn Thuận chỉ còn lại một chân ngồi trên xe lăn thế mà vẫn vượt đường xa để cùng anh em hội ngộ. Các bà vợ và con cháu mau chóng làm quen hòa cùng niềm vui với nhau.
Được sự ưu ái tạo điều kiện của linh mục Thư ký Tòa Tổng Giám mục Antôn Nguyễn văn Thăng, anh em cùng gia đình có chổ ở tắm rửa thoải mái sau 2 ngày dong ruỗi trên đường. ăn tối xong anh em được thưởng thức Ca Huế trên giòng sông Hương thơ mộng, ngồi trên thuyền rồng ngắm cảnh Huế về đêm. Những phút thư giãn làm tan đi những nhọc mệt, anhem quay về Tòa Tổng Giám mục nghỉ ngơi lúc 21 giờ.
Ngày 22. 7. 2009: Hội ngộ thầy trò, thăm lại mái trường xưa:
Sau 2 ngày đường mệt nhọc nên anh em đều ngũ ngon trong những phòng ốc khang trang của Trung tâm Mục vụ. Riêng anh em vùng Huế chúng tôi thì cứ bồn chồn thao thức mong trời sáng để lại tiếp tục gặp nhau. Mặc dù theo chương trình đến 8 giờ mới họp mặt và dâng Thánh lễ nhưng từ sáng sớm chúng tôi đã có mặt tại Trung tâm mục vụ. Chúng tôi thật tiếc khi vắng mặt Đức Tổng Giám mục và Đức Giám mục Phụ tá cũng là những cha giáo của chúng tôi.
Với tấm Panô vẻ hình Đức Mẹ Vô nhiễm bổn mạng của lớp, tháp chuông Tiểu chủng viện Hoan thiện là biểu tượng và cầu Tràng tiền bắc qua giòng sông Hương, chúng tôi cùng quây quần bên nhau với sự hiện diện của các cha giáo Phêrô Nguyễn hữu Giải, Phaolô Lê văn Cao, Stanis Laô Nguyễn đức Vệ tâm tình và ôn lại những kỷ niệm xưa. Các bà vợ cũng cùng nhau chuyện trò và tỏ sự tự hào có những phu quân là những cựu chủng sinh, nền tảng căn bản đẻ tạo nên một gia đình đạo đức và hạnh phúc. Thánh lễ cầu nguyện cho các cha giáo và những anh em đã qua đời. Các cha giáo nhắc nhở anh em chúng tôi luôn ý thức rằng anh em cũng là những linh mục trong gia đình và trong xã hội, luôn là mẫu gương đạo đức của một cựu chủng sinh dù bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào.
Bữa cơm trưa thân mật và rộn ràng niềm vui của ngày gặp mặt. Những tiếng hát tâm tình của các cha giáo. Anh em liên tục nâng ly chúc mừng nhau đến gần 14 giờ mới kết thúc và nghỉ trưa. Buổi chiều anh em cùng vợ con được về thăm lại mái trường chủng viện thân yêu, được chụp ảnh bên ngôi nhà nguyện và tháp chuông. Xao xuyến bùi ngùi bên hồ cá gợi lại biết bao kỷ niệm thời niên thiếu. Sau đó chúng tôi lên xe hướng về Thánh địa LaVang.
Tối 22 và ngày 23. 7: Bên Mẹ LaVang và thăm lăng tử đạo:
Một đêm sốt sắng nguyện cầu dưới chân Linh Đài Mẹ. Một tràng chuổi Mân côi với năm sự mừng, suy niệm về mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Giêsu. Trong màn đêm u tịch và đầy uy nghiêm, với bầu khí linh thiêng của Thánh địa. Chúng tôi cầu nguyện cho nhau và tạ ơn Mẹ đã cho chúng con có cuộc hội ngộ này.
Chúng tôi cùng ngồi bên nhau hàn huyên tâm sự, mượn chén rượu giúp vui ôn lại biết bao kỷ niệm. Kể cho nhau nghe những gian khổ sướng vui đã trải qua. Những giọng hát trầm buồn cất lên giữa đêm khuya thanh vắng làm xao xuyến lòng người. Nguyễn Đức Thủy tâm sự đã sáng tác một bài hát duy nhất trong đời, lúc khó khăn tuyệt vọng để cầu xin Mẹ đở nâng. Với giọng hát trầm lắng thiết tha làm anh em xúc động, với nỗi lòng tạ ơn Mẹ đã dìu dắt vượt qua khó nguy. Anh em tạm nghỉ ngơi lúc 2 giờ sáng để thức dậy lúc 4giờ30 chuẩn bị thánh lễ. Những bà vợ âu yếm trao cho chồng khăn mặt và bàn chải đã được nặn kem. Tạ ơn Chúa đã cho anh em chúng tôi những bà vợ tuyệt vời, yêu thương chăm sóc chồng con. Nhiều bà đã bộc lộ nỗi niềm: tuổi mấy ông mà không chăm để mấy ông chết sớm thì mình khổ trước.
Đúng 6giờ sáng chúng tôi cùng nhau dâng thánh lễ tạ ơn trước Linh đài Mẹ, cầu nguyện cho những anh em đã khuất, xin Thiên Chúa và Mẹ Maria LaVang đưa họ về nước Chúa. Sau đó chúng tôi về thăm giáo xứ Trí Bưu, nơi đây dưới thời Văn thân đã thiêu sống hơn 600 anh hùng tử đạo, cầu nguyện bên lăng mộ các ngài. Chúng tôi cũng đã về thăm mộ người anh cả: Thánh Tôma Thiện. Xót xa và ưu tư bên nấm mộ sơ sài, mơ ước làm sao có thể xây được ngôi mộ khang trang làm nơi phụng thờ hương khói.
Tối 23 và sáng ngày 24. 7: Nổi buồn chia tay:
Buổi chiều về thăm giáo xứ Hà úc của cha Luận, được thưởng thức những dặc sản miền quê ven biển thật ngon miệng. Chỉ còn một đêm cuối cùng bên nhau nên cả 3 cha đều cùng chúng tôi quây quần ca hát và chuyện trò. Các bà vợ cũng rất chân tình tỏ bày mong ước gặp lại nhau từng năm. Đây là dịp thư giãn tốt nhất sau một năm vất vả lo cơm gạo áo tiền, là dịp được cùng anh em bạn bè thân thiết của chồng hòa niềm vui ôn lại những kỷ niệm thời niên thiếu mà không phải ai cũng có được. Thật vậy, thời gian trôi đi bào mòn sức khỏe, chúng tôi đã là U60 gần đất xa trời biết có còn cơ hội gặp lại lần sau. Ai cũng cảm thấy thời gian trôi nhanh quá, chưa thỏa lòng mong nhớ đã đến lúc chia tay nên cố gắng thức thêm một đêm. Nhưng lực bất tòng tâm, chúng tôi nghỉ ngơi lúc gần 12giờ đêm. Thức dậy lúc 4giờ để chuẩn bị dâng thánh lễ tạ ơn lúc 4giờ30, cầu chúc cho các đôi vợ chồng trăm năm hạnh phúc.
Những ngày hội ngộ rồi cũng mau trôi qua, đã đến lúc chia tay, những đôi mắt hoe đỏ, những giọt lệ lại trào, những cái bắt tay đầy lưu luyến không muốn rời xa. quyến luyến rồi cũng phải chia tay. Chiếc xe lăn bánh mang theo những người bạn quý mến nhất trong cuộc đời. Có thể nói không một tình bạn nào như anh em cựu chủng sinh chúng tôi, những người bạn từng cùng nhau học một lớp, ngũ chung một phòng, ăn chung một nhà, cùng nhau chơi đùa, không giận hờn nhau. Một tình bạn đặc biệt mà không phải ai cũng có trong cuộc đời.
Để có được những ngày hội ngộ này, chúng tôi chân thành cảm ơn Đức Ông Cao Minh Dung, Đức Ông Nguỹen Minh Tâm, bạn Trần Minh Phước, Em Nguyễn Ấn lớp HT72 và các bạn đã giúp đở và tạo điều kiện cho anh em chúng tôi tổ chức cuộc hội ngộ này. Đặc biệt, bạn Vũ Quang Hà, mạnh thường quân của lớp luôn xung phong trong những lúc anh em trong lớp gặp khó khăn. Xin Thiên Chúa và Mẹ Maria Vô Nhiễm ban nhiều ơn lành cho anh em.
Xem hình ảnh cuộc Hội ngộ
1/Đức Ông Phanxicô xaviê CAO MINH DUNG, hiện đang làm việc tại Bộ Ngoại giao Tòa Thánh.
2/Đức Ông Phêrô NGUYỄN MINH TÂM, hiện ở Australia.
3/Linh mục Phêrô TRẦN NGỌC ANH, Giáo sư Đại chủng viện Sao biển Nha trang.
4/Linh mục Phêrô LÊ MINH CAO, Quản xứ Quãng thuận thuộc Giáo phận Nha Trang.
5/Linh mục Phao lô NGUYỄN LUẬN, Quản xứ Hà Úc thuộc Tổng giáo phận Huế.
Đây là niềm vinh dự và là tự hào của anh em lớp chúng tôi, cũng là nguồn động lực thúc đẩy anh em chúng tôi thường xuyên gặp gở từng vùng miền và những lần hội ngộ toàn quốc. Nhân năm Linh Mục 2009, chúng tôi vận động anh em họp mặt tại Huế. Đây là lần Hội Ngộ VỀ NGUỒN: thăm lại Mái trường xưa, thăm các cha giáo và hành hương về bên Mẹ LaVang từ ngày21 đến ngày24tháng 7.
Ngày 21. 7. 2009: tại TRUNG TÂM MỤC VỤ Tổng Giáo phận Huế:
Khởi hành từ Sài gòn lúc 5giờ sáng ngày 20. 7, chiếc xe khách 50 chổ đón anh em các vùng Xuân lộc, Ninh thuận, Nha trang, Ban mê thuột, Đà nẵng và đến Huế chiều 21. 7. Anh em vùng Huế chúng tôi đón anh em tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận. Gặp nhau ôm nhau, những giọt nước mắt vui mừng sau bao năm xa cách. Những khuôn mặt đầy thân thương già nua theo năm tháng nhưng những nét thân quen trong ký ức vẫn còn đó: Cao gà (cha Lê minh Cao), Huy cày (Lê Huy), Xuân mèo(Nguyễn viết Xuân)v. v. Những biệt danh chúng tôi đặt cho nhau thời xa xưa vẫn còn đó. Hình ảnh xúc động nhất đập vào mắt chúng tôi là Trần văn Thuận chỉ còn lại một chân ngồi trên xe lăn thế mà vẫn vượt đường xa để cùng anh em hội ngộ. Các bà vợ và con cháu mau chóng làm quen hòa cùng niềm vui với nhau.
Được sự ưu ái tạo điều kiện của linh mục Thư ký Tòa Tổng Giám mục Antôn Nguyễn văn Thăng, anh em cùng gia đình có chổ ở tắm rửa thoải mái sau 2 ngày dong ruỗi trên đường. ăn tối xong anh em được thưởng thức Ca Huế trên giòng sông Hương thơ mộng, ngồi trên thuyền rồng ngắm cảnh Huế về đêm. Những phút thư giãn làm tan đi những nhọc mệt, anhem quay về Tòa Tổng Giám mục nghỉ ngơi lúc 21 giờ.
Ngày 22. 7. 2009: Hội ngộ thầy trò, thăm lại mái trường xưa:
Sau 2 ngày đường mệt nhọc nên anh em đều ngũ ngon trong những phòng ốc khang trang của Trung tâm Mục vụ. Riêng anh em vùng Huế chúng tôi thì cứ bồn chồn thao thức mong trời sáng để lại tiếp tục gặp nhau. Mặc dù theo chương trình đến 8 giờ mới họp mặt và dâng Thánh lễ nhưng từ sáng sớm chúng tôi đã có mặt tại Trung tâm mục vụ. Chúng tôi thật tiếc khi vắng mặt Đức Tổng Giám mục và Đức Giám mục Phụ tá cũng là những cha giáo của chúng tôi.
Với tấm Panô vẻ hình Đức Mẹ Vô nhiễm bổn mạng của lớp, tháp chuông Tiểu chủng viện Hoan thiện là biểu tượng và cầu Tràng tiền bắc qua giòng sông Hương, chúng tôi cùng quây quần bên nhau với sự hiện diện của các cha giáo Phêrô Nguyễn hữu Giải, Phaolô Lê văn Cao, Stanis Laô Nguyễn đức Vệ tâm tình và ôn lại những kỷ niệm xưa. Các bà vợ cũng cùng nhau chuyện trò và tỏ sự tự hào có những phu quân là những cựu chủng sinh, nền tảng căn bản đẻ tạo nên một gia đình đạo đức và hạnh phúc. Thánh lễ cầu nguyện cho các cha giáo và những anh em đã qua đời. Các cha giáo nhắc nhở anh em chúng tôi luôn ý thức rằng anh em cũng là những linh mục trong gia đình và trong xã hội, luôn là mẫu gương đạo đức của một cựu chủng sinh dù bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào.
Bữa cơm trưa thân mật và rộn ràng niềm vui của ngày gặp mặt. Những tiếng hát tâm tình của các cha giáo. Anh em liên tục nâng ly chúc mừng nhau đến gần 14 giờ mới kết thúc và nghỉ trưa. Buổi chiều anh em cùng vợ con được về thăm lại mái trường chủng viện thân yêu, được chụp ảnh bên ngôi nhà nguyện và tháp chuông. Xao xuyến bùi ngùi bên hồ cá gợi lại biết bao kỷ niệm thời niên thiếu. Sau đó chúng tôi lên xe hướng về Thánh địa LaVang.
Tối 22 và ngày 23. 7: Bên Mẹ LaVang và thăm lăng tử đạo:
Một đêm sốt sắng nguyện cầu dưới chân Linh Đài Mẹ. Một tràng chuổi Mân côi với năm sự mừng, suy niệm về mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Giêsu. Trong màn đêm u tịch và đầy uy nghiêm, với bầu khí linh thiêng của Thánh địa. Chúng tôi cầu nguyện cho nhau và tạ ơn Mẹ đã cho chúng con có cuộc hội ngộ này.
Chúng tôi cùng ngồi bên nhau hàn huyên tâm sự, mượn chén rượu giúp vui ôn lại biết bao kỷ niệm. Kể cho nhau nghe những gian khổ sướng vui đã trải qua. Những giọng hát trầm buồn cất lên giữa đêm khuya thanh vắng làm xao xuyến lòng người. Nguyễn Đức Thủy tâm sự đã sáng tác một bài hát duy nhất trong đời, lúc khó khăn tuyệt vọng để cầu xin Mẹ đở nâng. Với giọng hát trầm lắng thiết tha làm anh em xúc động, với nỗi lòng tạ ơn Mẹ đã dìu dắt vượt qua khó nguy. Anh em tạm nghỉ ngơi lúc 2 giờ sáng để thức dậy lúc 4giờ30 chuẩn bị thánh lễ. Những bà vợ âu yếm trao cho chồng khăn mặt và bàn chải đã được nặn kem. Tạ ơn Chúa đã cho anh em chúng tôi những bà vợ tuyệt vời, yêu thương chăm sóc chồng con. Nhiều bà đã bộc lộ nỗi niềm: tuổi mấy ông mà không chăm để mấy ông chết sớm thì mình khổ trước.
Đúng 6giờ sáng chúng tôi cùng nhau dâng thánh lễ tạ ơn trước Linh đài Mẹ, cầu nguyện cho những anh em đã khuất, xin Thiên Chúa và Mẹ Maria LaVang đưa họ về nước Chúa. Sau đó chúng tôi về thăm giáo xứ Trí Bưu, nơi đây dưới thời Văn thân đã thiêu sống hơn 600 anh hùng tử đạo, cầu nguyện bên lăng mộ các ngài. Chúng tôi cũng đã về thăm mộ người anh cả: Thánh Tôma Thiện. Xót xa và ưu tư bên nấm mộ sơ sài, mơ ước làm sao có thể xây được ngôi mộ khang trang làm nơi phụng thờ hương khói.
Tối 23 và sáng ngày 24. 7: Nổi buồn chia tay:
Buổi chiều về thăm giáo xứ Hà úc của cha Luận, được thưởng thức những dặc sản miền quê ven biển thật ngon miệng. Chỉ còn một đêm cuối cùng bên nhau nên cả 3 cha đều cùng chúng tôi quây quần ca hát và chuyện trò. Các bà vợ cũng rất chân tình tỏ bày mong ước gặp lại nhau từng năm. Đây là dịp thư giãn tốt nhất sau một năm vất vả lo cơm gạo áo tiền, là dịp được cùng anh em bạn bè thân thiết của chồng hòa niềm vui ôn lại những kỷ niệm thời niên thiếu mà không phải ai cũng có được. Thật vậy, thời gian trôi đi bào mòn sức khỏe, chúng tôi đã là U60 gần đất xa trời biết có còn cơ hội gặp lại lần sau. Ai cũng cảm thấy thời gian trôi nhanh quá, chưa thỏa lòng mong nhớ đã đến lúc chia tay nên cố gắng thức thêm một đêm. Nhưng lực bất tòng tâm, chúng tôi nghỉ ngơi lúc gần 12giờ đêm. Thức dậy lúc 4giờ để chuẩn bị dâng thánh lễ tạ ơn lúc 4giờ30, cầu chúc cho các đôi vợ chồng trăm năm hạnh phúc.
Những ngày hội ngộ rồi cũng mau trôi qua, đã đến lúc chia tay, những đôi mắt hoe đỏ, những giọt lệ lại trào, những cái bắt tay đầy lưu luyến không muốn rời xa. quyến luyến rồi cũng phải chia tay. Chiếc xe lăn bánh mang theo những người bạn quý mến nhất trong cuộc đời. Có thể nói không một tình bạn nào như anh em cựu chủng sinh chúng tôi, những người bạn từng cùng nhau học một lớp, ngũ chung một phòng, ăn chung một nhà, cùng nhau chơi đùa, không giận hờn nhau. Một tình bạn đặc biệt mà không phải ai cũng có trong cuộc đời.
Để có được những ngày hội ngộ này, chúng tôi chân thành cảm ơn Đức Ông Cao Minh Dung, Đức Ông Nguỹen Minh Tâm, bạn Trần Minh Phước, Em Nguyễn Ấn lớp HT72 và các bạn đã giúp đở và tạo điều kiện cho anh em chúng tôi tổ chức cuộc hội ngộ này. Đặc biệt, bạn Vũ Quang Hà, mạnh thường quân của lớp luôn xung phong trong những lúc anh em trong lớp gặp khó khăn. Xin Thiên Chúa và Mẹ Maria Vô Nhiễm ban nhiều ơn lành cho anh em.