BAO GIỜ NGƯỜI VIỆT HƯỞNG DÂN QUYỀN TRỞ LẠI ? 2
(Tiếp theo)

II. DIỄN VĂN TRƯỚC LƯỠNG VIỆN QUỐC HỘI HOA KỲ.

Lòng quả cảm, ý chí kiên cường và tài lãnh đạo của Tổng thống Ngô Đình Diệm, trong thời gian kỷ lục chưa đầy hai năm, đã biến đổi hẳn tình hình Việt Nam từ hỗn loạn vô chính phủ thành ổn định, trật tự với chính thể Cộng hòa được cả thế giới tự do khâm phục và thế giới cộng sản lo ngại. Bởi thế, Tổng thống Dwight David Eisenhower (Hoa kỳ) đã chính thức mời ông Diệm viếng thăm Mỹ quốc để công khai bày tỏ sự cảm phục và dành cho một cuộc tiếp đãi nồng nhiệt và long trọng như một bậc vĩ nhân từ ngày 06.05.1957. Hôm sau, khi đến Honolulu (lãnh thổ Mỹ quốc), Tổng thống Eisenhower đặc biệt cử Bộ trưởng Ngoại giao John Foster Dulles đến đón và mời phái đoàn chỉ 7 người (khi Nguyễn Minh Triết sang đây dẫn theo cả đoàn 200 người năm 2007. Dù biết kết quả sẽ là thất bại, nhưng tiền dân đóng thuế thì cứ xài).

Đến phi trường quốc gia tại Hoa thạnh đốn, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa được chính Tổng thống Hoa kỳ tiếp đón ngay tại cầu thang phi cơ. Đây là lần thứ nhi trong nhiệm kỳ của mình, ông Eisenhower đã hành động như vậy. Đồng thời, 21 phát đại bác nổ vang tượng trưng cho sự chào đón long trọng dành cho vị Nguyên Thủ Quốc gia Việt Nam, đại diện Toàn Dân Việt, của Nhà Nước và Người Dân Hoa kỳ. Theo Wikipedia, dọc theo đại lộ từ phi trường vào thành phố, ước lượng 50.000 người, dĩ nhiên gồm rất đông người Việt, đứng hai bên vệ đường để vẫy tay chào Đệả Nhất Công dân Việt Nam.

Hôm sau, thay mặt quốc dân đồng bào, Tổng thống Ngô Đình Diệm nhận danh dự đọc Diễn văn tại Lưỡng viện Quốc hội Hoa kỳ, trước các Dân biểu và Thượng nghị sĩ dân cử Liên bang. Số người Á châu được hưởng niềm hãnh diện này chỉ được đếm trên các ngón tay. Nhân dịp này, Tổng thống Việt Nam cám ơn Nhân dân Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt cho Chánh phủ ông, nhất là trong những năm 1954 và 1955 đầy khó khăn và nguy hiễm : « Trong một thời gian kỷ lục, nhờ lòng hy sinh của toàn dân và sự trợ giúp của quý Quốc, Việt Nam Tự do đã thắng được tình trạng hỗn loạn do chiến tranh và Hiệp định Genève gây ra. Chúng tôi đã hoàn thành cuộc phục hưng xứ sở và ổn định tình thế để 860 ngàn đồng bào di cư có thể dự vào nền kinh tế chung cùng với 17 triệu đồng bào khác, khiến chúng tôi đã có thể làm những cải cách quan trọng về kinh tế và chính trị. Tiếp theo, ông Diệm giải thích nền tảng chính trị của mình : « Đứng trước những khối kinh tế và chính trị cấu thành những áp lực lớn lao luôn uy hiếp chúng tôi, Dân tộc tôi cảm thấy hơn các Dân tộc khác sự cần thiết phải xây dựng đời sống chính trị của mình trên một căn bản rõ rệt và vững chắc và phải triệt để hướng tất cả các giai đoạn liên tiếp của sự hoạt động chúng ta vào con đường tiến bộ dân chủ ngày càng sâu rộng. Căn bản ấy chỉ có thể là căn bản duy linh. Con đường ấy là con đường theo sát Nhân Vị trong thể chất cũng như trong cố gắng để đạt tới mức toàn thiện, toàn mỹ về các phương diện lý trí, đạo đức và thiêng liêng. Chúng tôi xác nhận lòng tin vào giá trị tuyệt đối của con người có thiên mạng bất diệt và sẵn có phẩm giá từ khi xã hội được tạo thành. Chúng tôi khẳng định rằng Dân chủ không phải chỉ là hạnh phúc vật chất, lấy mạnh hiếp yếu. Nhưng bản chất Dân chủ là nỗ lực lâu dài để tìm thấy những phương tiện chính trị để đảm bảo cho mọi công dân có quyền phát triển tự do và chủ động tối đa, trách nhiệm về đời sống tinh thần ».

Ông Diệm lưu lại Thủ đô Hoa thạnh đốn trong bốn ngày để gặp gỡ Tổng thống và các nhân viên cao cấp Bộ Ngoại giao cùng các chính khách đã từng giúp đỡ Việt Nam. Khi hội kiến với ông Eisenhower, Người hỏi cam kết của Mỹ đối với việc bảo vệ Việt Nam Cộng hòa. Ông dự đoán rằng những người cộng sản sẽ cố gắng để vào miền Việt Nam qua Lào và, thực sự, họ đã hình thành đường mòn Hồ Chí Minh. Sau khi ông Diệm rời Thủ đô, Tòa Bạch ốc (Tổng thống phủ) phát hành một tuyên bố ca ngợi ‘Những thành quả đáng kể của Việt Nam Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của ông’. Bộ trưởng Ngoại giao Dulles và các phụ tá của ông đã đến thăm ông Diệm và hội kiến với ông tại Dinh Quốc khách (Blair House).

Tại Nữu ước (New york), Tổng thống được Thị trưởng và Nhân dân Thành phố tiếp đón long trong đặc biệt (Ticker Tape Parade) như đã từng tổ chức để vinh danh các Tướng thắng trận Eisenhower, MacArthur hay các phi hành gia không gian từ Mặt Trăng trở về. Những ngày còn lại, ông Diệm khi nhiều Tiểu bang khác để cám ơn các cá nhân và hiệp hội tôn giáo đã giúp đở đưa đến sự thành công trong việc di chuyển, tạm và định cư đồng bào tị nạn tìm Tự do.

III. NHỮNG KHÓ KHĂN ĐẾN VỚI TỔNG THỐNG.

Chính sách phục vụ Đất Nước và Đồng Bào của ông Ngô Đình Diệm là chống Phong kiến (các giáo phái võ trang), Thực dân (người Pháp đô hộ) và Cộng sản. Bài Phong và đã Thực, ông đã thành công trong 16 tháng. Sau đó, ông lo việc thiết lập nền dân chủ và phát triển kinh tế chờ ngày thống nhất Đất Nước trong hòa binh như hai nước Đức đã làm, sau này, để tránh Người Việt vô tội khỏi đỗ máu. “…

A. Việt cộng nổi dậy.

Thừa lệnh cộng sản Nga Hoa, Hồ Chí Minh thỏa hiệp với chính quyền đô hộ Pháp phân đôi Đất Nước. Tại Hội nghị Genève, Việt Nam chủ trương không chia Quê hương thành hai nước đối đầu nhau, nhưng chỉ khoanh vùng các lực lượng võ trang, chờ tái lập trật tự và tổ chức bầu cử nghiêm chỉnh. Oâng Diệm, do quá biết Hồ Chí Minh, đã sáng suốt từ chối Tổng tuyển cử năm 1956. Sự thật về tính chất bầu cử do cộâng sản tổ chức gian lận tại Miền Bắc, từ 1955, và toàn quốc Việt Nam từ 1976. Ngụy biện với lý do này, họ gây chiến tại Miền Nam.

Khi đó, trên thế giới, trong bốn nước bị phân đôi giữa Cộng sản và Tự do (Đông và Tây Đức, Bắc và Nam Hàn, Trung hoa Dân quốc và Trung cộng, Nam và Bắc Việt), chỉ có người cộng sản tàn sát người Việt Nam để thống nhất Đất Nước mà, trước đó, chúng chia cắt.

Ngày 26.01.1960, Việt cộng tấn công một căn cứ Quân đội tại Tây ninh bắn tử thương sĩ quan xử lý thường vụ Trung đoàn và 10 binh sĩ. Thi hành chỉ thị của Ủy ban Trung ương Đảng đưa ra vào tháng 4, Việt cộng trở lại hình thức du kích chiến, ám sát, bắt cóc… Trên mạng Danlambao ngày 09.07.2013, chúng ta có thể đọc : Ngài có hối tiếc gì về 3-4 triệu người Việt Nam đã chết vì cuộc nội chiến ý thức hệ CS...” - (Non, pas du tout) “không hối tiếc”!?. (Võ Nguyên Giáp). Trích ‘Khe Sanh – hay khe ‘tử’ ?.

B. Đối lập hành động.

- Khi an ninh của đồng bào bắt đầu bị đe dọa bởi cộng phỉ và vì những lý do khác nhau, Nhóm Tự do Tiến bộ, hay Caravelle vì họp và ra tuyên cáo tại khách sạn Caravelle (Sài gòn) ngày 26.04.1960, gồm 18 nhân sĩ (trong đó, có một linh mục) thỉnh cầu chính quyền gấp thay đổi chính sách để cứu vãn tình thế, bảo vệ chế độ Cộng hòa và bảo vệ sự sống còn của quốc gia. Ngày 11.11.1960, cuộc đảo chính của các sĩ quan trung cấp, nhưng đã thất bại.

Sáng ngày 27.02.1962, hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái hai phi cơ A-1 Skyraider, nhưng chỉ Thiếu úy Cử (con ông Nguyễn Văn Lực, một lãnh đạo Đại Việt dân đảng) đã oanh tạc Dinh Độc lập làm 3 nhân viên chết và khoảng 30 bị thương, sau đó, bay sang Cambodge tỵ nạn. Trung úy Quốc phi cơ bị trúng đạn, phải thả bom an toàn xuống sông Sài gòn, cho phi cơ đáp xuống sông và bị bắt giam tại An ninh Quân đội cho đến ngày 02.11.1963 (năm 1965, Trung tá Quốc bị tử trận khi bay từ Đà Nẵng đến vùng Hà tĩnh và được tưởng nhớ qua ca khúc ‘Huyền sử ca một người mang tên Quốc’). Chiều cùng ngày, sau khi đến thăm những nhân viên bị thương tại bệnh viện, Tổng thống Diệm đã đến Biên hòa để thăm quân nhân Phi đoàn 514, đơn vị mà hai phi công Cử và Quốc tùy thuộc. Tổng Thống hỏi về sinh hoạt động của Phi Đoàn và khuyên cố gắng tiếp tục ra sức đóng góp tích cực vào công cuộc chống cộng chung. Ông nói người Mỹ muốn đổ quân vào Việt Nam, nhưng ông đã từ chối vì việc người Mỹ tham chiến sẽ làm mất đi chính nghĩa của chúng ta. Dù một người lính Mỹ nhập vào cù lao Ré, ông cũng không bằng lòng, huống hồ là để cả nhiều đơn vị lính Mỹ chiến đấu trên đất nước ta. Tổng Thống nhấn mạnh đến tương lai có thể bị cắt viện trợ quân sự. Khi đó, chúng ta xác nhận ý muốn chống cộng… Khi nghe tin đồn Trung úy Quốc bị hành hạ, tra tấn, Tổng thống đã phái sĩ quan tùy viên Lê Châu Lộc đến tận nơi gặp Trung úy Quốc để nhìn thấy tận mắt thân thể đương sự.

C. Phật tử chống Tổng thống.

1. Quốc kỳ và Đạo kỳ.


Nhận sự tín nhiệm từ quốc dân đồng bào, Tổng thống Ngô Đình Diệm hết lòng bảo vệ Uy quyền Tổ quốc qua Quốc kỳ ‘Vàng ba sọc đỏ’. Ông đã từng đề nghị Quốc hội việc thay đổi lá cờ đó hay chọn một lá khác. Trong khi các dân biểu thảo luận, Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội, thay mặt quân nhân các cấp, yêu cầu Quốc hội giữ lại Quốc kỳ ‘Vàng ba sọc đỏ’ nhuộm máu tử sĩ vị quốc vong thân. Lập pháp chấp thuận và Hành pháp ban hành.

Khi đến kinh lý một tỉnh, ông Tỉnh trưởng, muốn lòng Tổng thống, cho treo cờ Tòa Thánh. Khi đến nơi, ông Diệm không chịu rời phi cơ và quát hỏi thuộc cấp : ‘đây là ở đâu ? Chỉ khi Quốc kỳ được thay các cờ Đức Thánh Cha, vị Nguyên Thủ quốc gia xuống phi cơ và vui vẽ bắt tay đồng bào. Đạo kỳ người Công Giáo là Thánh Giá mà chúng ta thường thấy nơi nóc các giáo đường, dẫn đầu các cuộc rước Kiệu hay mang nơi cổ mình hoặc trước ngực. Dịp khác, khi thăm khu Dinh điền Vị Thanh về, đi ngang một ngôi chùa, Tổng thống đau lòng thấy cờ Phật giáo treo trên cột cao giữa sân chùa, còn Quốc kỳ thì nhỏ cở bàn tay, bằng giấy dán trên trụ cột ngoài cổng.

Sau đó, Người đã mời Đức Khâm sứ Toà Thánh và ông Mai Thọ Truyền, Phó Hội chủ Tổng Hội Phật giáo) vào Dinh Độc Lập, để thông đạt ý kiến phải tôn trọng Quốc kỳ theo thể thức Chính phủ quy định. Trong chín năm cầm quyền, ông Ngô Đình Diệm giúp phát triển các Tôn Giáo như nhau khi có nhu cầu. Kế tiếp, Tổng Thống có ra lệnh miệng cho Đổng lý Văn phòng, ông Quách Tòng Đức, gởi công điện nhắc các Tỉnh. Chẳng may, ông Đức gởi công điện đúng vào ngày cận Lễ Phật Đản 08.05.1963.

2. Lựu đạn nổ, người chết.

Trưa 07.05.1963, cảnh sát đến từng nhà buộc dân chúng phải hạ cờ Phật giáo, gây bất bình cho các nơi Phật tử. Lãnh đạo Phật giáo Miền Trung và tỉnh Thừa Thiên (Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Thượng tọa Thích Trí Quang,…) và khoảng 500 Phật tử đến Tòa Tỉnh để phản đối hành động này. Tỉnh trưởng giải thích là cảnh sát đã làm và đồng ý cho Phật tử được treo cờ Phật giáo. rồi cho xe phóng thanh đi thông báo đồng bào được phép treo cờ Phật giáo theo đúng yêu cầu của Phật giáo. Tối 08.05.1963, Phật tử tụ tập trước đài phát thanh Huế chờ nghe bài diễn văn của Thượng tọa Thích Trí Quang đã được thu âm, nhưng Đài từ chối phát. Lúc 21 giờ số người tụ tập tại đây lên đến khoảng 6000 người. Sau đó, các Thượng tọa đến đài phát thanh để hỏi lý do không phát thanh bài diễn văn. Tỉnh trưởng Thừa Thiên cũng đến để đối thoại với các chức sắc Phật giáo. Cảnh sát và xe bọc thép được điều đến để giử an ninh, sau đó, xe cứu hỏa giải tán đám đông. Một tiếng nổ lớn làm 8 người tử thương và nhiều khác bị thương. Chính quyền loan báo : « Chính quyền được tin đêm nay Việt Cộng sẽ xâm nhập phá hoại một vài cơ quan công quyền trong thành phố, chính quyền đã ban hành lệnh giới nghiêm, vậy yêu cầu đồng bào giải tán ». Thiếu tướng Trần Tử Oai thuyết trình trước phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc về vụ đàn áp Phật giáo 1963 : « Tất cả những vết thương xét thấy trên các thi thể nạn nhân, theo sự khám nghiệm của các nhà chuyên môn về y khoa là hoàn toàn là do chất nổ plastic, mà Quân đội VNCH và các lực lượng an ninh không bao giờ có, mà chỉ bọn cộng sản mới có ». Phật giáo thì buộc tội chính quyền. Sau này, trong cuộc hành quân ở Nam Đồng vào năm 1966, Đại úy Scott, cố vấn tiểu đoàn 1-3, tiết lộ rằng Hoa kỳ đã giúp cho Phật giáo trong vụ 1963, trong đo có chất nổ plastic (Trích ‘Ai giết anh em Ngô Đình Diệm. Quốc Đại, từ trang 307). Bản phúc trình của phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc về vụ đàn áp Phật giáo 1963 xác nhận không có đàn áp Phật giáo, chỉ có vài vụ cấp tỉnh.

3. Thuê kẻ làm đảo chánh và sát nhân.

Ngày 20.08.1963, chiếu Hiến pháp ngày 26.10.1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm ban bố tình trạng Thiết quân luật, giao nhiệm vụ tái lập trật tự và bảo vệ an ninh cho Quân đội. Khi chùa Xá Lợi bị Quân đội tấn công vào, Thượng tọa Thích Trí Quang vào tị nạn tại một cơ quan thuộc Tòa Đại sứ Hoa kỳ.

Vì ông Diệm không cho Hoa kỳ đem quân tác chiến vào Việt Nam và xen vào việc điều hành quốc sự của ông, Tổng thống John Kennedy lấy cớ vụ Phật giáo, nhất là sau vụ Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu (hay bị thiêu tranh cải từ 50 năm qua) để yêu cầu loại bỏ ông Ngô Đình Nhu, Cố vấn Tổng thống. Henry C. Lodge được cử làm Đại sứ tại Sài gòn, thuê được bọn Tướng lãnh làm đảo chánh và kẻ sát nhân vẫn chưa nhận tội. Nhân viên CIA Conein cung cấp cho nhóm Tướng lĩnh đảo chính số tiền mặt là 40.000 USD để thực hiện đảo chính.

Sau khi chúng hạ sát hai Đại tá Hồ Tấn Quyền, Tư lịnh Hải quân, và Lê Quang Tung, Tư lịnh Lực lượng Đặc biệt, cùng em là Thiếu tá Lê Quang Triệu, cuộc đảo chính bắt đầu lúc 13 giờ ngày 01.11.1963. Linh mục P.X. Nguyễn văn Thuận đã phải tìm nơi ẩn trú cho bà Đại tá Tung và các con để tránh bị sát hại. Sáng ngày 02.11.1963, ông Ngô Đình Diệm và em là Ngô Đình Nhu bị đâm và bắn chết. Lúc 10 giờ 45, Tướng Dương Văn Minh ra lệnh cho Đài Phát Thanh đọc một bản tin ngắn, loan báo anh em Tổng Thống Diệm đã tự tử. Cái tin thất thiệt khơng lường gạt được những đồng bào lương thiện.

Chiều hôm đó, Hồ Chí Minh, sau khi đọc điện tín báo tin, đã mừng và nói với một khách đến thăm : « Ông Diệm là địch thủ ghê gớm của Bác. Nay ông đã bị loại rồi, thì chiến thắng chắc chắn sẽ về với ta).

(Còn tiếp)