"Sự xuất hiện của tinh thần"
Trong vũ trụ của Teilhard, sự Hình thành Vũ trụ [Cosmogenesis] lên đến tuyệt đỉnh là sự Hình thành Con người [Anthropogenesis] (28). Vì vậy, bằng chứng vũ trụ học về sự hiện hữu của Thiên Chúa mà Teilhard sẽ xây dựng trên nền tảng này cũng sẽ được gọi đúng là bằng chứng nhân học. Tốt và có khi tốt hơn. Thực thế, nó đi qua con người, qua tinh thần của con người, vốn là "tinh thần của Trái đất".
Chúng ta không nên coi cách diễn đạt cuối cùng trên hoặc những cách diễn đạt tương tự như có nghĩa là tinh thần là sản phẩm của vật chất. Đó sẽ là một sai lầm lớn. Đối với Teilhard, quan điểm của các nhà biến hóa đã đổi mới cách hiểu về sự phân biệt cổ điển giữa vật chất và tinh thần: nó không hề xóa bỏ sự phân biệt này. Nếu điều này đôi khi chưa được hiểu rõ, đó là vì một hệ luận siêu hình lập tức được đưa ra cho các giải thích đã được trình bầy trên bình diện hiện tượng. Tuy nhiên, Cha Teilhard không ngừng giải thích về vấn đề này. Ngay từ tháng 11 năm 1917, ngài đã viết: “Tất nhiên, không được coi ý thức chỉ là một hậu quả.... [Đó là] sự xuất hiện trong thế giới của một điều khá mới.... [Nó] là một bản thể mới” (29). Là lực lượng hợp nhất các phức tạp [multiple], tinh thần không thể được "cấu thành bởi các phức tạp". Nó có vẻ như "chứa đầy những phần sót lại của vật chất", nhưng không được tạo thành từ vật chất. Nó xuất hiện một cách thực nghiệm “trên vật chất ngày càng được tổng hợp nhiều hơn”, nhưng điều này không có nghĩa là vật chất đang tự thay đổi để trở thành tinh thần mà không cần bất cứ điều gì khác. Giữa hai yếu tố này, có một mạng lưới phức tạp bao gồm “các tương liên” và “đối lập”. Tinh thần không quan trọng hơn “bên trong” của sự vật quan trọng hơn “bên ngoài” của chúng. Tất nhiên, vật chất và tinh thần không phải như "hai ngăn", hay "hai sự vật": nhưng chính thuyết nhị nguyên như vậy, trong khi không bảo đảm sự hiện hữu của tinh thần, có thể đã thể hiện nó. Và tất nhiên, trong chính hữu thể, cũng có một sự thống nhất cụ thể nào đó giữa cái bên ngoài và cái bên trong của vật chất và tinh thần: thậm chí ta còn có thể ghi nhận, tuy không liên quan tới Teilhard, nhưng liên quan tới Claude Bernard và Cha Sertillanges, rằng điều này “trong căn bản, là điều Thánh Tôma vốn đã dạy” (30). Tuy nhiên, đối với Teilhard, có một điều chắc chắn là “tất cả sự nhất quán đều phát xuất từ Chúa Thánh Thần” (31), hoặc, gần như thế, rằng “nếu mọi sự đứng vững và đứng vững với nhau, thì đó chỉ là do tính phức tạp, từ bên trên” (32), Chủ nghĩa duy vật chỉ là ảo tưởng, do “cái nhìn thô thiển về sự vật”; hoặc một lần nữa, “sự nhất quán duy nhất của các hữu thể được ban cho chúng bởi yếu tố tổng hợp của chúng, nghĩa là, qua điều, ở một mức độ hoàn hảo ít nhiều, là linh hồn của chúng, tinh thần của chúng” (33).
Nhưng điều không kém phần chắc chắn là chúng ta luôn tìm kiếm sự nhất quán liên quan tới và trên cơ sở vũ trụ vật chất. Vì chúng ta suy luận trên cơ sở các giác quan. Chúng ta không có trực giác của tinh thần thuần túy. “Không có tinh thần nào (ngay cả Thiên Chúa trong giới hạn kinh nghiệm của chúng ta) hiện hữu, hoặc có thể hiện hữu, bằng cách xây dựng, mà không có một phức hợp [multiple] liên kết với nó” (34). Nói cách khác, theo ngôn ngữ của triết học cổ điển của chúng ta, một chức năng của thế giới là qua một quy nạp hợp lý, chúng ta có thể quả quyết sự hiện hữu của Thiên Chúa. Và, trước nhất, điều y hệt cũng đúng đối với mọi tinh thần, mutatis mutandis (với những sửa đổi cần thiết).
Trong tình thế đó, sự xuất hiện của tinh thần (tức là, việc xuất hiện của ý thức phản tỉnh và tự do) trên cơ sở ánh sáng, và vật chất có tính tổng hợp, là một sự xuất hiện không thể đảo ngược. Việc không thể đảo ngược này là điều chúng ta gọi và chính cha Teilhard cũng có lúc gọi, là sự bất tử (35). Nói cách khác, trong vũ trụ, vào cuối quá trình hình thành vũ trụ, chiến thắng của “sự hội tụ” được bảo đảm hơn việc thoái giảm nội lực [entropy] có tính phân tán, hơn “việc lạm dụng nỗi bất hạnh của người khác [usury] và việc tan rã phổ quát” (36). Tóm lại, tinh thần chiến thắng vật chất.
Sau đó, Teilhard kết hợp ý niệm cổ điển bất tử của mỗi linh hồn thiêng liêng với ý niệm bất tử tập thể. Ngài kết hợp nó, nhưng chúng ta nên lưu ý, ngài không thay thế nó. Vì “tinh thần của Trái đất” không có gì thuộc thực tại tập thể bất dị biệt hóa: nó bao gồm các tinh thần có bản vị. Thực vậy, diễn trình trở thành tinh thần y hệt như diễn trình trở thành bản vị; nó kết thúc ở “điểm độc đáo khôn tả của mỗi phần tử biết phản tỉnh” (37), và đó là một trong những ý nghĩa trong đó kiểu nói “vũ trụ bản vị” của Cha Teilhard phải được hiểu. Phân tích đến cùng, thì tính không thể đảo ngược của vũ trụ là sự bất tử bản vị của mọi linh hồn tạo ra nó. Thực vậy, cuối cùng, trong tính thống nhất của nó, vũ trụ, theo yếu tính, là “một thế giới của các linh hồn” (38).
Cuộc chiến đấu "được khai diễn, trong vũ trụ, giữa phức thể hợp nhất [unified multiple] và số đông không có tổ chức" (39). Một cuộc đọ sức tay đôi hoành tráng, trải dài suốt thời gian vũ trụ biến hóa và kết thúc bằng chiến thắng dứt khoát của phức thể hợp nhất, nghĩa là của Tinh Thần bản vị. Cha Teilhard đã mô tả nó trong một loạt các trình bầy được lặp lại bất tận, với một cố gắng mỗi ngày một chính xác hơn. Năm 1951, trong một tiểu luận về Hội tụ của vũ trụ, cha viết như sau:
“Một định luật nền tảng nào đó (có thể hiển thị đối với chúng ta), ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới. Trong Vũ trụ, không chỉ còn việc tự thoái giảm nội lực [entropy] đầy tuyệt vọng nữa, đưa mọi vật trở lại những hình thức sơ đẳng nhất và ổn định nhất, khi chúng tiếp tục lặp đi lặp lại. Nhưng, xuất hiện cùng khắp và trên cơn mưa tro bụi này, một kiểu cơn lốc vũ trụ, ở giữa đó vật chất của thế giới, bằng cách ưu tiên tận dụng cơ may, len lỏi và uốn éo mỗi ngày một chặt chẽ hơn xung quanh chính nó trong một sự phối hợp ngày càng phức tạp và tập trung hơn (40).
“Đến nỗi tính bất hư hoại [incorruptibility] trong đó triết học cổ thời đã biện phân, nột cách chính đáng, thuộc tính đặc trưng nhất của tinh thần tái xuất hiện trong Tư tưởng”, sau một lần che khuất mà nhiều người nghĩ là có tính dứt khoát’ (41).
Bằng chứng về Thiên Chúa
Một khi sự hội tụ không thể đảo ngược này của vũ trụ, hay một lần nữa, "sự trôi dạt vũ trụ của tính phức tạp - ý thức”, đã được thiết lập, thì chúng ta đi đến mắt xích cuối cùng của dây chuyền, kết thúc bằng việc nhất thiết phải khẳng định về Thiên Chúa.
Thực thế, phải tới một điểm trong đó ý thức con người được hoàn tất. “Trước chúng ta, có... một điểm tới hạn và cuối cùng của việc siêu nhân hóa [ultra-homizaton], tương ứng với sự phản tỉnh hoàn toàn của tuệ quyển [noosphere] về chính nó (42); để tóm lược những lời giải thích dài dòng không đi thẳng vào viễn ảnh hiện tại của chúng ta, chúng ta cũng có thể nói đó là điểm bản vị hóa hoàn toàn, trong một sự thống nhất đối lập với một bản sắc thuần nhất. Một diễn trình trong vô tận là điều bất khả.
Thành tựu này, hay “việc phản tỉnh hoàn toàn” này, là ý nghĩa thứ nhất được Cha Teilhard gán cho điều được gọi là “điểm Omega”. “Cực cao hơn của việc đồng phản tỉnh [co-reflection] của con người”, “tuyệt đỉnh của việc nhân hóa”, một điểm như vậy vẫn có tính nội tại [immanent]. Nhưng cũng như ta không thể hướng về nó một cách vô thời hạn mà không bao giờ đạt được nó thế nào, thì việc giữ được nó cũng bất khả như thế. Chúng ta hãy xem chứng minh điều này trong một trang trích từ cuốn Esquisse d’une dialectique de l’esprit [Phác thảo Một Biện chứng pháp về tinh thần] (1946). Trong số các hình thức đa dạng che phủ chứng cớ về sự hiện hữu của Thiên Chúa nơi Teilhard, chắc chắn chúng ta thấy ở đó, nếu không muốn nói có tính kỹ thuật nhất, ít nhất cũng có tính hệ thống nhất, một trong những quan điểm cụ thể của ngài phụ thuộc nhiều nhất vào tương lai loài người, chẳng hạn như ngài đã khai triển nó một cách tỉ mỉ đặc biệt trong phần thứ hai của sự nghiệp. Do đó, theo ý kiến chúng tôi ít nhất cũng là hình thức gây tranh cãi nhiều nhất:
“Việc biến hóa tự nhiên của sinh quyển được nối dài tới điều mà tôi gọi là tuệ quyển, nhưng nó có hình dạng hội tụ rõ ràng, phác họa một điểm trưởng thành đi lên (hoặc phản tỉnh tập thể).... [Tại điểm này] nhân tính phản tỉnh, một cách tập thể, vẫn đơn độc trước chính nó. Trong những điều kiện này, không thể hình dung một sự phức tạp hóa tiếp theo xác định ra một ý thức cao hơn. Luật lặp lại [law of recurrence] của chúng ta tự động ngừng hoạt động... Đến nỗi... con người được coi là trôi về một vị trí cuối cùng, nơi:
1. về mặt hữu cơ, họ không thể đi xa hơn (ngay cả một cách tập thể) về độ phức tạp, sau đó về độ ý thức;
2. về mặt tâm thần, họ không thể đồng ý rút lui;
3. và về mặt vũ trụ, họ thậm chí không thể ở mãi một nơi, vì, trong việc tự thoái giảm nội lực hoàn vũ của chúng ta, không ngừng tiến lên là lùi lại phía sau.
Điều này nói lên điều gì nếu không phải là, khi đã đến điểm trưởng thành cực kỳ quan yếu này, đường cong của hiện tượng người xuyên qua hệ thống hiện tượng vũ trụ và giả định sự hiên hữu, trước và xa hơn, của một cực ở ngoài vũ trụ nơi toàn bộ phản tỉnh bất khả thông truyền lần lượt được hình thành trong Vũ trụ... trong diễn trình biến hóa được thu thập một cách trọn vẹn và được củng cố một cách dứt khoát?” (43)
Từ phía chúng ta, nhìn theo hướng đi lên, đỉnh của hình nón biến hóa (điểm Omega) thoạt tiên nổi bật trên đường chân trời như một tiêu điểm hội tụ hoàn toàn nội tại: nhân tính hoàn toàn phản tỉnh về chính mình. Nhưng, nếu chúng ta nhìn kỹ hơn, thì điều rõ ràng là nếu tiêu điểm này muốn đứng vững, nó giả thiết, phía sau nó, và sâu xa hơn chính nó, phải có một hạt nhân siêu việt, thần linh ” (44).
Như chúng ta đã nói, đây chỉ là một trong những hình thức lập luận của Teilhard. Nó giả thiết một viễn kiến về tương lai "được ngoại suy trên đường cong được xây dựng bằng các dữ kiện được việc quan sát thực tế cung cấp" (45). Vì nhiều lý do, một ngoại suy như vậy, được thực hiện một cách hết sức táo bạo, xem ra sẽ gặp nhiều tranh cãi (46) và theo phán đoán của chính Cha Teilhard, khó có thể vượt quá trạng thái “khả hữu” (47), chắc chắn nó không cấu thành một nền tảng hoàn toàn đầy đủ. Ngài cũng đã phải thừa nhận điều này nhiều lần, đặc biệt là trong Nhóm Động vật Người (Le Groupe zoologique humain), trong đó, sau khi đã tiếp thu lập luận mà chúng ta vừa đọc qua một cách chi tiết hơn và với tất cả sự chặt chẽ có thể có, ngài đã kết luận một cách thận trọng và cân nhắc: “Phù hợp với trật tự mới, Thiên văn học hiện đại không ngần ngại xem xét sự hiện hữu của một loại Nguyên tử nguyên sơ, trong đó có thể tập hợp toàn bộ khối lượng của thế giới tinh tú [sidereal] cách đây vài tỷ năm. Đối xứng, cách nào đó với sự thống nhất vật chất nguyên thủy này, há không lạ lùng sao khi Sinh học, được ngoại suy đến cùng cực (và lần này hướng về tương lai), dẫn chúng ta đến một giả thuyết tương tự: giả thuyết về một Trung tâm phổ quát (mà tôi gọi là Omega), không còn là của việc ngoại tại hóa (exteriorization) và mở rộng vật lý, mà là nội tại hóa tâm thần...?” (48).
Nhưng, như chúng ta cũng đã nói, chúng ta tìm thấy ở Cha Teilhard những hình thức lập luận khác, đơn giản hơn, có sức thuyết phục dường như phổ biến hơn. Đức Ông Bruno de Solages đã tóm tắt ba hình thức chính, với một khí lực và sự rõ ràng thường có của ngài, bằng cách chỉ ra những đoạn văn mà người ta có thể tham khảo để hoàn tất lời giải thích. Ngài đã chỉ định chúng bằng những cái tên như sau: (1) Chứng minh bằng hành động của con người, hay “Đấng Tuyệt đối, định đề của Biến hóa”; (49) (2) Chứng minh bằng tính nguyên nhân tác thành và cai quản, hay "Thiên Chúa, Đấng Chuyển động đầu tiên của sự Biến hóa đi lên"; (3) Bằng chứng ở khát vọng của linh hồn con người, hay “yêu Thiên Chúa, điều kiện cho sự hợp nhất tối hậu của tuệ quyển [noosphere] hội tụ” (50). Các nhà bình luận khác, như Cha Maurice Corvez, O.P., (51) hoặc Cha C. Valverde Mucientes, S.J., (52) phân biệt những bằng chứng này một cách hơi khác. Hơn nữa, trong suy nghĩ thực tế của tác giả, chúng không hoàn toàn khác biệt với nhau.
Qua tất cả các bằng chứng ấy, điều mà trước hết, Cha Teilhard muốn chỉ cho những người đương thời của ngài thấy, và là điều chúng ta ghi nhớ trước nhất, đó là, như ngài nói vào năm 1945 trong Action et Activation [Hoạt động và Kích hoạt], “vấn đề về Đấng Chuyển động đầu tiên và Đấng Thu hồi (Collector) tối hậu không giảm đi; ngược lại, nó lớn dần, về tầm quan trọng và độ khẩn cấp bằng những gia tăng đáng kể mà Khoa học áp đặt lên các trình bầy của chúng ta về Vũ trụ” (53). Và ngài đã nhấn mạnh đến việc đặt và bỏ người nghe hoặc độc giả của mình trước chính vấn đề này, ngay cả khi chủ đề được bàn cãi dường như chủ yếu có tính khoa học thuần túy. Chẳng hạn, trang cuối cùng của cuốn Groupe zoologique humain, bản tóm tắt các bài giảng được giảng tại Sorbonne vào mùa đông năm 1950-1951 “dành cho sinh viên tiên tiến” (54), trong đó ngài trình bầy bằng các thuật ngữ đặc biệt về kỹ thuật bản tóm tắt viễn kiến của ngài về vũ trụ.
“Trước nguy cơ bất lực trong việc hình thành nền tảng cho tuệ quyển, “Omega” chỉ có thể được coi là điểm gặp gỡ giữa Vũ trụ đã đạt đến giới hạn tập trung và một Trung tâm khác còn sâu xa hơn, một Trung tâm tự tồn tại và là Nguyên tắc tuyệt đối tối hậu của tính bất phản hồi và bản vị hóa: chỉ có một Omega đích thực. Và chính ở điểm này, nếu tôi không lầm,... vấn đề về Thiên Chúa, Đấng chuyển động, Đấng thu thập và Đấng củng cố, của Biến hóa thích đáng trên hết, trên cả khoa học về Biến hóa” (55).
Kỳ tới: Các thuộc tính của Omega