CỨU TRỢ NẠN NHÂN LÀ NGHĨA VỤ PHÁP LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC

Đó là lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 08.07.2013 nhân dịp đến viếng thăm mục vụ tại đảo Lampedusa, cực nam Italia. Nơi đây, Người cho biết mình đến đảo này để tưởng niệm những thuyền nhân bỏ mình trên biển cả trên đường đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn, gặp gỡ những người di dân, và cử hành Thánh Lễ cho mọi người, để thức tỉnh lương tâm nhiều người trên thế giới, đặc biệt là các giới hữu trách, về thảm trạng người di dân và tị nạn.

Đảo này rộng 20,2 cây số vuông, lớn nhất trong quần đảo Pelagie trong Địa trung hải, cách bờ biển Sicilia (Italia) 127 cây số, với 5 ngàn dân cư. Do vị trí địa lý, trong khoảng 10 năm qua, Lampedusa đã trở thành một mục tiêu trên đường vượt biên của các thuyền nhân, từ Phi châu nam sa mạc Sahara, tìm đường vào Âu Châu. Họ bị khai thác bởi những tay buôn người vô lương tâm, từ Libia và Tunisia, đòi trả những số tiền lớn để được đi trên những con thuyền máy cũ kỹ hầu vượt biển tới Âu châu. Trong năm 2011, là năm Mùa Xuân Ả rập bùng nổ ở Tunisia, đạt 51.753 người, là một con số kỷ lục.

Sau một thời gian lắng dịu trong năm 2012, từ đầu năm nay, số thuyền nhân đến đây lại gia tăng và trong 6 tháng đầu năm nay, có gần 8 ngàn người đến Italia, trong số này có lối 3.650 người đổ bộ lên đảo Lampedusa. Trong khi vượt biển, nhiều thuyền nhân đã gặp nạn và bỏ mình trên biển cả. Mới đây, ngày 16.06.2013, bảy thuyền nhân bị chết đuối trong lúc cố gắng bám vào những hàng rào nuôi cá ngừ do một xuồng đánh cá Tunisia kéo đi. Người ta ước lượng trong vòng 17 năm, từ 1994 đến 2011, chỉ tại vùng gọi là ‘Con kênh Sicilia’ đã có 6.226 người chết và mất tích trên đường từ Libia, Tunisi và Ai cập, vượt biên sang Italia. Để so sánh, từ những ngày trong tháng 04.1975, khi kẻ xăm lược Bắc Việt thôn tính Miền Nam cho đến khi giải tán các trại tạm cư Hồng kông và Đông Nam Á, các Tổ chức phi chính phủ ước tính số thuyền nhân Việt chết trên biển cả lên đến 500.000 người.

Khi đến nơi, Đức Phanxicô đi trên chiếc tàu nhỏ tuần duyên của Hải quân Italia, có các ngư phủ Sicilia tháp tùng, và thả vòng hoa xuống biển để tưởng niệm mọi nạn nhân đã bỏ mình trên đường vượt biên. Tàu cập bến Punta Favarolo, Người tươi cười bắt tay, chào thăm một nhóm người di dân đến từ Phi châu. Đại diện những người này, nói tiếng Arập Tigrit, để chào đáp, cám ơn và xin Người giúp đỡ. Sau đó, Đức Thánh Cha đến sân thể thao Arena để chủ tọa Thánh Lễ đồng tế với Đức Cha Francesco Montenegro, Tổng Giám mục Agrigento, hai Đức Cha khách, Cha xứ Stefano Nastasi, khoảng 100 Linh mục và hơn 10 ngàn tín hữu đang chờ vị Cha Chung.

I.- Đức Thánh Cha THUYẾT GIẢNG.

Lễ đài thật đơn sơ, cạnh đó có đặt một con thuyền của những người vượt biển, bên phải bàn thờ là tượng Đức Mẹ bổn mạng dân đảo Lampedusa. Đức Thánh Cha mặc áo lễ tím vì đây là Thánh Lễ thống hối và cầu nguyện cho các nạn nhân bỏ mình trên biển cả trên đường tị nạn.

Đức Thánh Cha giảng trong Thánh Lễ (trích dịch): « ‘Người di dân chết trên biển, trên con thuyền lẽ ra là một đường hy vọng đã biến thành đường chết chóc’. Tôi đã nghe một tin rất tiếc là việc này đã bao lần xảy ra, tôi liên tục nghĩ đến điều ấy như một cái gai trong con tim gây ra bao đau khổ. Tôi phải đến đây để cầu nguyện, để làm cử chỉ gần gũi, nhưng cũng để thức tỉnh lương tâm chúng ta để điều đã xảy ra không tái diễn nữa. Xin làm ơn, đừng để tái diễn nữa! Tôi chân thành cám ơn và khích lệ người dân đảo Lampedusa và Linosa này, các hiệp hội, những thiện nguyện viên và các lực lượng an ninh đã và đang quan tâm đến Con Người, trong hành trình hướng tìm một cái gì tốt đẹp hơn. Quý bạn là một thực tại nhỏ bé, nhưng nêu gương liên đới! Tôi cũng cám ơn Đức Cha Francesco Montenegro vì sự giúp đỡ và hoạt động, vì sự gần gũi mục tử. Tôi thân ái chào bà Thị trưởng Giusy Nicolini và cám ơn vì những gì bà đã và đang làm. Tôi nghĩ đến người di dân Hồi giáo đang bắt đầu tháng chay tịnh Ramadan, với lời cầu chúc họ được dồi dào những Ơn thiêng liêng. Giáo Hội gần gũi với anh chị em trong việc tìm kiếm một cuộc sống xứng đáng hơn cho bản thân và gia đình mình. Sáng nay, dưới ánh sáng Lời Chúa chúng ta vừa nghe, tôi muốn đề nghị vài lời để thức tỉnh lương tâm mọi người, thúc đẩy suy tư và thay đổi cụ thể một số thái độ. Đức Thánh Cha dựa vào bài sách Sáng Thế trong đó Chúa gọi hỏi Cain đã giết em mình là Abel: Em Ngươi ở đâu? Máu em ngươi ở đâu, gây thức tỉnh lương tâm mọi người trước thảm trạng người di dân.

Nhiều người trong chúng ta, kể cả tôi, mất định hướng, khõng còn lưu tâm đến thế giới chúng ta đang sống, để chăm sóc những tạo vật Thiên Chúa đã tạo dựng cho chúng ta, và chúng ta không còn khả năng để những người này giúp đỡ những người khác… Ai là người có trách nhiệm tính mạng của những anh chị em này ? Không một ai ! Tất cả chúng ta đều đáp ‘Không phải tôi mà là những người khác’. Nhưng Thiên Chúa hỏi từng người trong chúng ta ‘Máu em ngươi ở đâu đã kêu thấu tận Ta ?’ Ngày nay, không ai còn cảm thấy mình có trách nhiệm. Chúng ta đã đánh mất ý nghĩa của trách nhiệm huynh đệ. Chúng ta đang rơi vào sự yêu chuộng cái đạo đức giả của linh mục và người phục vụ bàn thờ mà Chúa Giêsu đã nói trong dụ ngôn người Samaria Nhân lành : chúng ta nhìn xem người anh em bán chết bán sống trên lề đường. Có thể chúng ta nghĩ ‘Người đáng thương hại !’ và tiếp tục cuộc hành trình. Đây không phải là việc của tôi và, như thế, là đủ. Nền văn hóa an thân dẫn chúng ta nghĩ đến chính mình trước hết, chúng ta trở thành bất cảm trước tiếng kêu của người khác, làm cho chúng ta như sống trong bọt xà bông đẹp đẽ, nhưng đó không là gì, chỉ là ảo giác về sự vô ích, nhất thời gây sự thờ ơ đối với những người khác, và cũng dẫn tới sự toàn cầu hóa về vô cảm… Tôi muốn hỏi : ai trong chúng ta đã khóc trước những biến cố này, trước cái chết của anh chị em này ? Ai đã rơi lệ cho những người sống trên những chiếc thuyền, những bà mẹ trẻ đang mang thai, những người đàn ông muốn tìm kiếm những gì để nuôi sống gia đình ? Xã hội chúng ta đã quên kinh nghiệm khóc, ‘đau khổ với’ : sự toàn cầu hóa về vô cảm !… Trong phụng vụ sám hối này, chúng ta hãy xin tha thứ về sự vô cảm đối với anh chị em… và cho những người, bởi quyết định của họ ở cấp toàn cầu, đã tạo ra những hoàn cảnh dẫn đến những thảm kịch này ».

II. NGƯỜI DI CƯ VƯỢT BIỂN TỪ QUÊ HƯƠNG.

1. Từ Bắc vào Nam vì từ chối chế độ cộng sản. Vì người cộng sản thỏa hiệp với thực dân Pháp để chia lãnh thổ Việt Nam làm hai mà Miền Bắc bị đặt với quyền cai trị của Hồ Chí Minh và đồng bọn. Đo đó, Hiệp định Genève đã dành 300 ngày là thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập trung. Dân chúng được tự do đi lại giữa 2 miền. Vì đồng bào khá hiểu về họ, phe Cộng sản, vi phạm ngay điều mình ký kết, đe dọa đánh đập và gây trở ngại hàng trăm ngàn người di tản từ Bắc vào Nam. Các quốc gia thuộc Thế giới Tự do để di chuyển và ăn uống, thuốc men đầy đủ. Đến miền Nam tự do, họ được chính phủ Ngô Đình Diệm cung cấp các phương tiện để khai phá rừng núi hoang và được cấp quyền sở hữu chủ để làm chủ đất đai (Việt Nam Cộng hòa không có cái thứ ‘đất đai thuộc quyền sở hữu chủ toàn dân để dễ dàng bị ngoại nhân cướp đi).

Việt Nam Cộng hòa đem lại sự Tự do, Dân chủ cho đồng bào. Do đó, Tự do đem lại cho người dân mọi điều kiện để tự phát triển, Dân chủ là mọi cử tri sử dụng lá phiếu trao quyền điều hành quốc sự cho một dân cử làm chính trị thay mình. Họ phải tôn trọng lợi tức quốc gia được chia đồng đều đúng khả năng đóng góp của mình.

2. Bỏ nước ra đi.

a/- Nguyên nhân. Dưới chiêu bài ‘thống nhất Đất Nước’ (trước đó, do chính chúng đã chia’, người cộng sản không từ một thủ đoạn dã man nào để giết hại người Việt. Trong cuộc tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968, cộng sản Bắc Việt đã đẩy vào bắn giết người và bỏ mạng tại chiến trận Miền Nam những thiếu nhi có xăm chữ SBTN (Sinh Bắc Tử Nam) nơi vai Điều này đúng với đoạn bài đăng trên mạng Danlambao ngày 09.07.2013, chúng ta có thể đọc : Ngài có hối tiếc gì về 3-4 triệu người Việt Nam đã chết vì cuộc nội chiến ý thức hệ CS...” - (Non, pas du tout) “không hối tiếc”!?. (Võ Nguyên Giáp). Trích ‘Khe Sanh – hay khe ‘tử’ ?.

Thêm vào đó, ngoài những cuộc pháo kích bừa bãi vào khu nhà dân hay ném lựu đạn khủng bố vào đám đông để giết người vô tội càng nhiều càng tốt, chúng còn thành lập cái gọi là Mặt trận giải phóng Miền Nam (bị giải tán ngày 31.01.1977 với lý do ‘đã hoàn thành công tác’) vừa để cùng khối Phật giáo Ấn quang bằng biểu tình mang ‘bàn thờ Phật’ xuống đường và đưa ứng cử viên của cái gọi là ‘Thành phần Thứ Ba’* để lũng đoạn Hạ nghị viện. Sau đó, được ban thưởng chức tước và tiền bạc trong cái gọi là ‘Mặt trận Tổ quốc’ để đánh phá các Tôn giáo mình (như nhóm Huỳnh Công Minh đối với Giáo Hội Công Giáo, ngăn chận người có tài tham gia bầu cử Đại biểu Quốc hội như ông Cù Huy Hà Vũ hay Luật sư Lê Quốc Quân.

* Tại Miền Nam Việt Nam, từ khi Hội nghị Paris khai mạc, Hoa kỳ buộc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Thành phần Thứ Nhất, nhìn nhận Mặt trận giải phóng Miền Nam, tức Việt cộng, Thành phần Thứ Hai, và Thành phần Thứ Ba tự cho là chống Mỹ và đòi Hòa bình giả trá cho Việt Nam.

b./ Hậu quả. ‘Thành phần Thứ Ba’ tiếp tay cộng sản đập tan nền Độc lập của Việt Nam Cộng hòa, tiêu diệt Tự do, Dân chủ trong tay người Miền Nam Nước Việt. Trước ngày 30.04.1975, những nhà sư, ông cha bị cảnh sát ông Thiệu bắt thì khóc lóc la đàn áp tôn giáo. Dân biểu thì nại quyền ‘bất khả xâm phạm dân biểu’ để đòi tha. Ngày nay, dưới chế độ cộng sản, mấy ai trong họ có can đảm biểu tình với lý do thật chính đáng là ‘Trường sa, Hoàng sa của Việt Nam’ hay đòi Công lý cho ‘Phương Uyên , Nguyên Kha, Minh Hạnh, Tạ Phong Tần…’

c./ Những đợt đào tị.

1 - Trước khi ra đi, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã nhắn : « Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà nhìn những gì cộng sản làm ». Tin lời ông, những công chức, quân nhân được phương tiện phi cơ, tàu bè Việt Mỹ chở ra Đệ Thất hạm đội. Cộng quân cho đó là đám người ‘ác ôn’ níu gót Mỹ ngụy. Thế giới chưa lưu ý lắm cuộc tị nạn.

2 - Kế đến, lời hứa ‘khoan hồng’ của nhà nước cộng sản đã gạt các quân, cán, chính trình diện học tập trong một thời gian ngắn (15 ngày hay một tháng) để rồi đa số đã phải bị cực hình trong cả chục năm hay tử vong. Gia đình thì bị nhà nước đẩy ra khỏi thành phố đày đi khu ‘kinh tế mới, để cướp nhà. Lời dụ dỗ càng ngọt hơn ‘má má, con con’ lúc chúng đói, nhưng nay là ‘bên thắng trận’ thì cướp đất đai ân nhân để bán cả chục lần giá cao cho tư bản hay tàu khựa. Lần này, thế giới mới giật mình vì ngay cả những người nghèo cũng không thể sống được với cộng sản.

3 - Ngày 04.05.1975, được đàn anh Trung cộng khuyến khích, Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc, sáu ngày sau, đánh chiếm và hành quyết hơn 500 thường dân ở đảo Thổ Chu. Từ năm 1975 cho tới năm 1978, có tới 30 ngàn người Việt bị Khmer Đỏ sát hại trong các cuộc tấn công dọc biên giới. Ngày 06.01.1979, các đơn vị Việt Nam, vượt sông Mekong qua ngả Neak Luong và bắc Kompong Cham, hợp thành hai gọng kìm tiến vào Phnom Penh.

Trước năm 1975, người Hoa kiểm soát phần lớn nền kinh tế miền Nam và kiểm soát giá cả thị trường, bây giờ , vấn đề thêm trầm trọng khi họ treo cờ Trung cộng và ảnh Mao Trạch Đông trong khu Chợ lớn, làm chính phủ Việt Nam nghi ngờ lòng trung thành của họ. Tháng 01.1976, người Hoa ở miền Nam phải đăng ký quốc tịch. Phần đông họ đăng ký quốc tịch Trung quốc dù họ đã chuyển sang Việt tịch từ những năm 1956-1957. Việt Nam e ngại rằng Trung cộng có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của họ, nên xem đây là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia. Trong các tháng 3, 4 năm 1978, khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn của người Hoa bị quốc hữu hóa, nhà nước thắt chặt kiểm soát nền kinh tế. Quan hệ đôi bên ngày càng xấu đi và số người Hoa rời Việt Nam cũng tăng. Ngoài ra, khoảng 250.000 Hoa sang Trung cộng qua biên giới phía Bắc từ tháng 04/1978 đến hè 1979, gây ra ‘nạn kiều’. Những chuyến vượt biên bán chính thức do nhà nước tổ chức để thu vàng. Đem về kiểm tại lầu 10 Ngân hàng nhà nước Sài gòn, nhân viên khám phá rất nhiều vàng giả. Khởi hành tại Việt Nam tháng 11.1978, tàu Hải Hồng chở đầy 2.500 người đến được Mã Lai Á nhưng không được phép cập bến nên trôi dạt 45 ngày trên biển, gây chấn động lương tâm mọi người. Nhưng thế giới không còn khả năng đón nhận những người không khả năng được quốc gia đệ tam nhận cho định cư và buộc họ phải trở về Việt Nam. Các quốc gia Tự do, như Liên hiệp Âu châu, trợ giúp tiền để người hồi hương có thể sinh sống lúc đầu và học nghề. Nhưng những trợ giúp này đã không tới tay họ và lý lịch họ bị bôi thêm đen.

4 - Những người vượt biên nhưng vì bị gạt hay chuyến đi bị ‘bể’ (gặp công an), nên hết lượng vàng (còn gọi là cây). Nếu có giấy bảo lãnh, họ có thể chờ đi chính thức do Cao ủy phủ Tị nạn (Haut Commissariat aux Réfugiés = HCR) tổ chức. Trong tiếng Việt, HCR có thể đọc là Hết Cây Rồi.

5 - Hoa kỳ cho phép người Việt Nam tị nạn nhập cảnh sau chiến tranh Việt Nam theo Chương trình Ra đi có Trật tự (Orderly Departure Program, ODP), được tiến hành từ năm 1979 dưới sự hỗ trợ của Cao ủy phủ Tị nạn. Chương trình này được thành lập đầu tiên tại Bangkok (Thái lan) vào tháng 01.1980, nhằm vào ba nhóm đối tượng:
- diện HO (Humanitarian Operation) cho các cựu tù nhân trại cải tạo ;
- diện U11 là các cựu nhân viên chính phủ Hoa kỳ ;
- diện V11 là các cựu nhân viên công ty tư nhân hoặc tổ chức của Hoa Kỳ.
Trong thời gian thực hiện, ODP đã trợ giúp gần 500.000 người Việt tị nạn đến Hoa kỳ và đã chấm dứt ngày 14.11.1994.

Theo thống kê của Cao ủy phủ Tị nạn, trong thời gian 1975-1995 đã có 849.228 người vượt biên bằng đường biển và đường bộ. Theo số liệu của Indonesia, trong khoảng thời gian 1975-1996 đã có 250.000 người Việt Nam và Campuchia tá túc trên đảo Galang. Trên dường tìm Tự do, do bị bão, bị bệnh hoạn, bị hải tặc Thái lan cướp, hãm hiếp, giết chết, quăng xuống biển, chết đói và khát, các Tổ chức phi chánh phủ ước đoán có khoảng 500.000 người Việt Nam đã chết trên biển cả.