Cứ đọc truyền thông thế tục, người Công Giáo sẽ có cảm tưởng đạo mình rồi ra cũng không khác gì thế gian. Cuối cùng, rồi cũng cho người ta ly dị thôi, và do đó, dây hôn phối có còn chi là vĩnh viễn, là bất khả tiêu nữa.
Thực vậy, theo hãng tin AP, “cuộc họp tuần này giữa Đức GH Phanxicô và các Hồng Y của ngài sẽ thảo luận một số vấn đề gai góc nhất đang thách thức Giáo Hội, kể cả việc phần lớn người Công Giáo bác bỏ một số giáo huấn nòng cốt của đạo liên quan tới việc làm tình trước hôn nhân, ngừa thai, đồng tính và ly dị”.
Phần lớn đây là phần lớn nào? Đọc xuống dưới một chút nữa, ta mới hiểu. AP cho rằng năm ngoái, Đức Giáo Hoàng đã gửi tới các giám mục thế giới một bản câu hỏi để các tín hữu Công Giáo bình thường trả lời cho biết họ hiểu và thực hành ra sao các giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân, tính dục và các vấn đề khác liên hệ tới gia đình.
Kết quả, ít nhất của Âu Châu và Hoa Kỳ, cho thấy: chính các giám mục đã tường trình rằng các giáo huấn nòng cốt của Giáo Hội về luân lý tính dục, kiểm soát sinh đẻ, đồng tính luyến ái, hôn nhân và ly dị bị đại đa số người Công Giáo bác bỏ như là không thực tiễn và lỗi thời, dù họ xác nhận vẫn tích cực tham gia sinh hoạt giáo xứ và coi đức tin của mình quan trọng một cách sinh tử.
Hãng tin không quên trích dẫn lời của Đức Cha Robert Lynch của giáo phận St. Petersburg, Florida, viết trên Blog của ngài tóm tắt các câu trả lời của giáo dân: “Về việc ngừa thai nhân tạo, các câu trả lời được biểu trưng bằng câu nói: ‘xe lửa rời bến đã lâu’. Người Công Giáo đã nhất quyết trong ý nghĩ của họ và cảm thức tín hữu (sensus fidelium) cho thấy họ bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội về chủ đề này”. AP không cho biết nhận định riêng của Đức Cha Lynch, người có bổn phận “dạy dỗ” tín hữu, duy trì đức tin của họ.
AP tường trình cùng một phản ứng ấy ở Đức và Thụy Sĩ. Các giám mục Đức cho hay: “các tuyên bố của Giáo Hội về liên hệ tính dục tiền hôn nhân, về đồng tính luyến ái, về những người ly dị và tái hôn, và về kiểm soát sinh đẻ… một là hầu như chưa bao giờ được chấp nhận, hai là bị minh nhiên bác bỏ trong đại đa số các trường hợp”.
Các giám mục Đức là thế nào, là một số giám mục Đức hay là toàn thể giám mục Đức. Và một lần nữa, AP cũng không cho biết nhận định của các giám mục này, vốn là những vị có nhiệm vụ “chăn dắt” đoàn chiên Chúa, về các câu trả lời của tín hữu.
Tuy nhiên, AP có cho hay về trường hợp ly dị và tái hôn, thần học gia Đức, và hiện đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, là TGM Gerhard Mueller, chính thức lên tiếng xác nhận rằng: giáo huấn của Giáo Hội chưa có gì thay đổi cả: Ngài bác bỏ các luận chứng cho rằng người ta nên theo tiếng lương tâm để quyết định liệu cuộc hôn nhân đầu của họ có thành hiệu hay không. “Việc quyết định đối với tính thành hiệu của hôn nhân không phải là việc của các cá nhân liên hệ mà là việc của Giáo Hội”.
Quan điểm một chiều
Mặt khác, tại cuộc điều trần gần đây về tự do tôn giáo tại Hạ Viện Mỹ, John Allen cho rằng người Công Giáo tiêu biểu thời nay không còn là người đàn ông giầu có của Âu Châu hay của Bắc Mỹ lái những chiếc Lincoln bóng loáng đi nhà thờ, mà là người phụ nữ nghèo một nách 4 đứa con tại Botswana. Đứng thế, hết 2/3 dân số Công Giáo hiện nay sống ở các nơi không phải là Âu Châu và Bắc Mỹ. Những cái phần lớn hoặc đại đa số trên xem ra không có giá trị gì.
Người ta cũng nhận ra thái độ bất xứng của một số giám mục Âu Châu và Bắc Mỹ. Thái độ này hoàn toàn phản ảnh triết lý sống của truyền thông hiện đại, chuyên sử dụng cái đại đa số thổi phồng hay tưởng tượng để làm áp lực.
Về phương diện này, Sandro Magister cho ta một số thoáng nhìn: Trước nhất, khu vực nói tiếng Đức là khu vực nhanh nhẩu nhất cả trong việc trả lời bản câu hỏi của Tòa Thánh lẫn trong việc cho công bố chúng. Thứ hai, nhân sự trổi vượt của câu trả lời “yes” cho câu hỏi có nên cho người ly dị và tái hôn được phép rước lễ và nhìn nhận cuộc hôn nhân thứ hai của họ hay không, để đưa ra lời kêu gọi phải có “một cách tiếp cận mới đối với nền luân lý tính dục Công Giáo, vì tín hữu không còn hiểu được các luận điểm của Giáo Hội về các vấn đề này nữa”.
Thứ ba, lý lẽ của các vị này không hẳn dựa vào tín lý, thánh kinh, Giáo Hội học, giáo phụ học hay bất cứ cái học nào trong Đạo, cho bằng dựa vào thực tế. Họ cho rằng mẫu gia đình cổ điển, có tính bất khả tiêu, bao gồm cha, mẹ và con cái, đang có khuynh hướng tan biến đi. Ngay nơi người Công Giáo, vẫn đang “có các gia đình ly thân, gia đình mở rộng, nhiều gia đình đang nuôi dậy con cái mà không có người phối ngẫu, lại còn hiện tượng đẻ thuê nữa, những cuộc hôn nhân không có con cái, và đừng quên còn những cuộc phối hợp giữa những người đồng phái”.
Một thực tế không mới lạ
Theo Magister, tình thế trên không có chi là đặc biệt cả. Ngay từ lúc bắt đầu cuộc hành trình của mình qua lịch sử, trong nền văn minh Rôma của các thế kỷ đầu tiên, Giáo Hội đã thấy mình phải chứng kiến nhiều hình thức liên hệ giữa các phái tính rồi, chúng đa dạng không kém thời nay; các mẫu thức gia đình cũng thế, chúng có gì phù hợp với mẫu thức bất khả tiêu do Chúa Giêsu giảng dạy đâu!
Với nền văn minh ấy, Giáo Hội đề xuất một mô thức hôn nhân chưa hề “cổ lỗ” nhưng rất mới lạ và đòi hỏi. Mô thức này phải trải qua một diễn trình dài và gian lao mới đạt tới mức hoàn hảo, vì nó phải “lách” qua nhiều tầng trùng trùng điệp điệp của văn hóa thời đại. Đến nỗi từ thời Mátthêu, đã có nố trừ “porneia” (19:9), dù lúc ấy, giáo huấn của Chúa Giêsu thật rõ ràng và nóng hổi: ai ly dị vợ và cưới người đàn bà khác là phạm tội ngoại tình.
Người ta còn tìm thấy dấu vết “lách” ấy trong nhiều soạn phẩm của các giáo phụ, kể cả sắc lệnh các công đồng: Tại Đông Phương, thói quen tha thứ cho những ai kết hôn lần thứ hai sau khi ly thân người phối ngẫu đầu, với việc cho phép họ được rước lễ sau một thời gian đền tội lâu dài, đã phát sinh trong ngữ cảnh này. Nó giống trường hợp Môsê vì sự cứng lòng của dân mà đành chấp nhận để họ ly dị. Ai cũng biết, Chúa Giêsu không chấp nhận chủ trương ấy của Môsê.
Nhưng từ thời Đức GH Grêgôriô VII, tức thế kỷ 11, Tây Phương bắt đầu phá bỏ thói quen trên một cách có hệ thống. Đến Công Đồng Trent, thì kỷ luật hôn nhân tuyệt đối chống lại ly dị đã thành nền nếp từ lâu. Thành thử khi Đức HY Del Monte, đặc sứ của Đức Giáo Hoàng, đề nghị giải thích Mátthêu 19:9 và một số bản văn của giáo phụ như là cho phép cuộc hôn nhân thứ hai, ngài đã bị Trent bác bỏ. Nhưng Trent không lên án thói quen đã thành nền nếp tại Đông Phương nói trên. Tại Vatican II, có ít nhất một giám mục là Đức Cha Elias Zoghby, thuộc nghi lễ Melkite, TGM Baalbek, muốn mở lại vấn đề này. Và một giám mục khác muốn theo gương ngài tại Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới năm 1980. Cả hai cố gắng đều đã không thành công.
Magister cho biết thêm: trong phần dẫn nhập cuốn “On pastoral care for the divorced and remarried” năm 1998 của Gilles Pelland, Dòng Tên và là một nhà nghiên cứu giáo phụ học, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger tuy không chối cãi đã có những lúc và những nơi cuộc hôn nhân thứ hai được chấp nhận cả ở Tây Phương nữa, nhưng ngài thấy trong diễn biến lịch sử của thói quen này, là xu hướng muốn trở về nguồn.
Mà nguồn đây, theo ngài, là chính lời Chúa Giêsu nói về tính bất khả tiêu của hôn nhân. Đây là những lời “mà Giáo Hội không có bất cứ quyền hành nào trên đó”. Những lời này minh nhiên loại bỏ ly dị và tái hôn.
Vì lý do này, “trong Giáo Hội thời các Giáo Phụ, các tín hữu đã ly dị và tái hôn chưa bao giờ chính thức được phép rước lễ sau một thời gian đền tội”. Nhưng điều cũng đúng là Giáo Hội “không luôn luôn mạnh mẽ thu hồi các nhượng bộ về vấn đề này tại các nước cá thể”. Cũng đúng nữa là có “những cá nhân Giáo Phụ, như Đức Lêô Cả chẳng hạn, đã đi tìm các giải pháp ‘mục vụ’ cho những trường hợp tranh tối tranh sáng”.
Như trên đã nói, tại Tây Phương, “sự mềm dẻo và sẵn sàng thỏa hiệp đối với các tình thế hôn nhân khó khăn” đã được mở rộng và kéo dài tới thế kỷ 11, nhất là “tại các nước Pháp và Đức”. Sau đó, nhờ cuộc cải cách của Đức Grêgôriô VII, “ý niệm nguyên thủy của các Giáo Phụ đã được khám phá trở lại”. Việc trở về nguồn này đã được cả hai Công Đồng Trent và Vatican II thừa nhận làm giáo huấn của Giáo Hội.
Lá thư gửi các giám mục hoàn cầu năm 1994 của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin nhắc lại huấn quyền chính thức về việc rước lễ của những người Công Giáo ly dị và tái hôn. Huấn quyền này liên tiếp được hai vị giáo hoàng Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI củng cố và gần đây được Đức TGM Gerhard Mueller nhắc lại.
Nhưng không vì thế, cuộc tranh luận về chủ đề này đã được đóng lại. Nhất là vì Đức Phanxicô đang mở ra viễn tượng duyệt xét lại các thủ tục liên quan tới diễn trình vô hiệu hóa nói riêng và nền thần học về tính dục và gia đình nói chung.
Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới kỳ tới có trọng trách tìm ra giải pháp mục vụ vừa duy trì được giáo huấn minh nhiên và dứt khoát của Chúa Kitô về tính bất khả tiêu của hôn nhân vừa mang lại cho những người ly dị và tái hôn cơ hội hiệp thông trọn vẹn với anh chị em con cùng Mẹ Giáo Hội với mình. Chỉ nghiêng về phía “ăn khách” trong phương trình này không những không đem lại bình an cho Giáo Hội Chúa Kitô mà còn làm rối tung Giáo Hội này và đem nó tới phân rẽ không tài nào hàn gắn nổi. Hai phần ba người Công Giáo thế giới hiện nay không hẳn đứng ở phía “ăn khách” ấy.
Thực vậy, theo hãng tin AP, “cuộc họp tuần này giữa Đức GH Phanxicô và các Hồng Y của ngài sẽ thảo luận một số vấn đề gai góc nhất đang thách thức Giáo Hội, kể cả việc phần lớn người Công Giáo bác bỏ một số giáo huấn nòng cốt của đạo liên quan tới việc làm tình trước hôn nhân, ngừa thai, đồng tính và ly dị”.
Phần lớn đây là phần lớn nào? Đọc xuống dưới một chút nữa, ta mới hiểu. AP cho rằng năm ngoái, Đức Giáo Hoàng đã gửi tới các giám mục thế giới một bản câu hỏi để các tín hữu Công Giáo bình thường trả lời cho biết họ hiểu và thực hành ra sao các giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân, tính dục và các vấn đề khác liên hệ tới gia đình.
Kết quả, ít nhất của Âu Châu và Hoa Kỳ, cho thấy: chính các giám mục đã tường trình rằng các giáo huấn nòng cốt của Giáo Hội về luân lý tính dục, kiểm soát sinh đẻ, đồng tính luyến ái, hôn nhân và ly dị bị đại đa số người Công Giáo bác bỏ như là không thực tiễn và lỗi thời, dù họ xác nhận vẫn tích cực tham gia sinh hoạt giáo xứ và coi đức tin của mình quan trọng một cách sinh tử.
Hãng tin không quên trích dẫn lời của Đức Cha Robert Lynch của giáo phận St. Petersburg, Florida, viết trên Blog của ngài tóm tắt các câu trả lời của giáo dân: “Về việc ngừa thai nhân tạo, các câu trả lời được biểu trưng bằng câu nói: ‘xe lửa rời bến đã lâu’. Người Công Giáo đã nhất quyết trong ý nghĩ của họ và cảm thức tín hữu (sensus fidelium) cho thấy họ bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội về chủ đề này”. AP không cho biết nhận định riêng của Đức Cha Lynch, người có bổn phận “dạy dỗ” tín hữu, duy trì đức tin của họ.
AP tường trình cùng một phản ứng ấy ở Đức và Thụy Sĩ. Các giám mục Đức cho hay: “các tuyên bố của Giáo Hội về liên hệ tính dục tiền hôn nhân, về đồng tính luyến ái, về những người ly dị và tái hôn, và về kiểm soát sinh đẻ… một là hầu như chưa bao giờ được chấp nhận, hai là bị minh nhiên bác bỏ trong đại đa số các trường hợp”.
Các giám mục Đức là thế nào, là một số giám mục Đức hay là toàn thể giám mục Đức. Và một lần nữa, AP cũng không cho biết nhận định của các giám mục này, vốn là những vị có nhiệm vụ “chăn dắt” đoàn chiên Chúa, về các câu trả lời của tín hữu.
Tuy nhiên, AP có cho hay về trường hợp ly dị và tái hôn, thần học gia Đức, và hiện đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, là TGM Gerhard Mueller, chính thức lên tiếng xác nhận rằng: giáo huấn của Giáo Hội chưa có gì thay đổi cả: Ngài bác bỏ các luận chứng cho rằng người ta nên theo tiếng lương tâm để quyết định liệu cuộc hôn nhân đầu của họ có thành hiệu hay không. “Việc quyết định đối với tính thành hiệu của hôn nhân không phải là việc của các cá nhân liên hệ mà là việc của Giáo Hội”.
Quan điểm một chiều
Mặt khác, tại cuộc điều trần gần đây về tự do tôn giáo tại Hạ Viện Mỹ, John Allen cho rằng người Công Giáo tiêu biểu thời nay không còn là người đàn ông giầu có của Âu Châu hay của Bắc Mỹ lái những chiếc Lincoln bóng loáng đi nhà thờ, mà là người phụ nữ nghèo một nách 4 đứa con tại Botswana. Đứng thế, hết 2/3 dân số Công Giáo hiện nay sống ở các nơi không phải là Âu Châu và Bắc Mỹ. Những cái phần lớn hoặc đại đa số trên xem ra không có giá trị gì.
Người ta cũng nhận ra thái độ bất xứng của một số giám mục Âu Châu và Bắc Mỹ. Thái độ này hoàn toàn phản ảnh triết lý sống của truyền thông hiện đại, chuyên sử dụng cái đại đa số thổi phồng hay tưởng tượng để làm áp lực.
Về phương diện này, Sandro Magister cho ta một số thoáng nhìn: Trước nhất, khu vực nói tiếng Đức là khu vực nhanh nhẩu nhất cả trong việc trả lời bản câu hỏi của Tòa Thánh lẫn trong việc cho công bố chúng. Thứ hai, nhân sự trổi vượt của câu trả lời “yes” cho câu hỏi có nên cho người ly dị và tái hôn được phép rước lễ và nhìn nhận cuộc hôn nhân thứ hai của họ hay không, để đưa ra lời kêu gọi phải có “một cách tiếp cận mới đối với nền luân lý tính dục Công Giáo, vì tín hữu không còn hiểu được các luận điểm của Giáo Hội về các vấn đề này nữa”.
Thứ ba, lý lẽ của các vị này không hẳn dựa vào tín lý, thánh kinh, Giáo Hội học, giáo phụ học hay bất cứ cái học nào trong Đạo, cho bằng dựa vào thực tế. Họ cho rằng mẫu gia đình cổ điển, có tính bất khả tiêu, bao gồm cha, mẹ và con cái, đang có khuynh hướng tan biến đi. Ngay nơi người Công Giáo, vẫn đang “có các gia đình ly thân, gia đình mở rộng, nhiều gia đình đang nuôi dậy con cái mà không có người phối ngẫu, lại còn hiện tượng đẻ thuê nữa, những cuộc hôn nhân không có con cái, và đừng quên còn những cuộc phối hợp giữa những người đồng phái”.
Một thực tế không mới lạ
Theo Magister, tình thế trên không có chi là đặc biệt cả. Ngay từ lúc bắt đầu cuộc hành trình của mình qua lịch sử, trong nền văn minh Rôma của các thế kỷ đầu tiên, Giáo Hội đã thấy mình phải chứng kiến nhiều hình thức liên hệ giữa các phái tính rồi, chúng đa dạng không kém thời nay; các mẫu thức gia đình cũng thế, chúng có gì phù hợp với mẫu thức bất khả tiêu do Chúa Giêsu giảng dạy đâu!
Với nền văn minh ấy, Giáo Hội đề xuất một mô thức hôn nhân chưa hề “cổ lỗ” nhưng rất mới lạ và đòi hỏi. Mô thức này phải trải qua một diễn trình dài và gian lao mới đạt tới mức hoàn hảo, vì nó phải “lách” qua nhiều tầng trùng trùng điệp điệp của văn hóa thời đại. Đến nỗi từ thời Mátthêu, đã có nố trừ “porneia” (19:9), dù lúc ấy, giáo huấn của Chúa Giêsu thật rõ ràng và nóng hổi: ai ly dị vợ và cưới người đàn bà khác là phạm tội ngoại tình.
Người ta còn tìm thấy dấu vết “lách” ấy trong nhiều soạn phẩm của các giáo phụ, kể cả sắc lệnh các công đồng: Tại Đông Phương, thói quen tha thứ cho những ai kết hôn lần thứ hai sau khi ly thân người phối ngẫu đầu, với việc cho phép họ được rước lễ sau một thời gian đền tội lâu dài, đã phát sinh trong ngữ cảnh này. Nó giống trường hợp Môsê vì sự cứng lòng của dân mà đành chấp nhận để họ ly dị. Ai cũng biết, Chúa Giêsu không chấp nhận chủ trương ấy của Môsê.
Nhưng từ thời Đức GH Grêgôriô VII, tức thế kỷ 11, Tây Phương bắt đầu phá bỏ thói quen trên một cách có hệ thống. Đến Công Đồng Trent, thì kỷ luật hôn nhân tuyệt đối chống lại ly dị đã thành nền nếp từ lâu. Thành thử khi Đức HY Del Monte, đặc sứ của Đức Giáo Hoàng, đề nghị giải thích Mátthêu 19:9 và một số bản văn của giáo phụ như là cho phép cuộc hôn nhân thứ hai, ngài đã bị Trent bác bỏ. Nhưng Trent không lên án thói quen đã thành nền nếp tại Đông Phương nói trên. Tại Vatican II, có ít nhất một giám mục là Đức Cha Elias Zoghby, thuộc nghi lễ Melkite, TGM Baalbek, muốn mở lại vấn đề này. Và một giám mục khác muốn theo gương ngài tại Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới năm 1980. Cả hai cố gắng đều đã không thành công.
Magister cho biết thêm: trong phần dẫn nhập cuốn “On pastoral care for the divorced and remarried” năm 1998 của Gilles Pelland, Dòng Tên và là một nhà nghiên cứu giáo phụ học, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger tuy không chối cãi đã có những lúc và những nơi cuộc hôn nhân thứ hai được chấp nhận cả ở Tây Phương nữa, nhưng ngài thấy trong diễn biến lịch sử của thói quen này, là xu hướng muốn trở về nguồn.
Mà nguồn đây, theo ngài, là chính lời Chúa Giêsu nói về tính bất khả tiêu của hôn nhân. Đây là những lời “mà Giáo Hội không có bất cứ quyền hành nào trên đó”. Những lời này minh nhiên loại bỏ ly dị và tái hôn.
Vì lý do này, “trong Giáo Hội thời các Giáo Phụ, các tín hữu đã ly dị và tái hôn chưa bao giờ chính thức được phép rước lễ sau một thời gian đền tội”. Nhưng điều cũng đúng là Giáo Hội “không luôn luôn mạnh mẽ thu hồi các nhượng bộ về vấn đề này tại các nước cá thể”. Cũng đúng nữa là có “những cá nhân Giáo Phụ, như Đức Lêô Cả chẳng hạn, đã đi tìm các giải pháp ‘mục vụ’ cho những trường hợp tranh tối tranh sáng”.
Như trên đã nói, tại Tây Phương, “sự mềm dẻo và sẵn sàng thỏa hiệp đối với các tình thế hôn nhân khó khăn” đã được mở rộng và kéo dài tới thế kỷ 11, nhất là “tại các nước Pháp và Đức”. Sau đó, nhờ cuộc cải cách của Đức Grêgôriô VII, “ý niệm nguyên thủy của các Giáo Phụ đã được khám phá trở lại”. Việc trở về nguồn này đã được cả hai Công Đồng Trent và Vatican II thừa nhận làm giáo huấn của Giáo Hội.
Lá thư gửi các giám mục hoàn cầu năm 1994 của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin nhắc lại huấn quyền chính thức về việc rước lễ của những người Công Giáo ly dị và tái hôn. Huấn quyền này liên tiếp được hai vị giáo hoàng Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI củng cố và gần đây được Đức TGM Gerhard Mueller nhắc lại.
Nhưng không vì thế, cuộc tranh luận về chủ đề này đã được đóng lại. Nhất là vì Đức Phanxicô đang mở ra viễn tượng duyệt xét lại các thủ tục liên quan tới diễn trình vô hiệu hóa nói riêng và nền thần học về tính dục và gia đình nói chung.
Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới kỳ tới có trọng trách tìm ra giải pháp mục vụ vừa duy trì được giáo huấn minh nhiên và dứt khoát của Chúa Kitô về tính bất khả tiêu của hôn nhân vừa mang lại cho những người ly dị và tái hôn cơ hội hiệp thông trọn vẹn với anh chị em con cùng Mẹ Giáo Hội với mình. Chỉ nghiêng về phía “ăn khách” trong phương trình này không những không đem lại bình an cho Giáo Hội Chúa Kitô mà còn làm rối tung Giáo Hội này và đem nó tới phân rẽ không tài nào hàn gắn nổi. Hai phần ba người Công Giáo thế giới hiện nay không hẳn đứng ở phía “ăn khách” ấy.