Thân tặng các giảng viên giáo lý Sydney
Cùng với sự ra đời của Sách Giáo Lý chính thức của Giáo Hội Công Giáo vào năm 1992, nhiều sách chỉ dẫn giáo lý cũng như sách sư phạm giáo lý đã được phát hành, giúp ích rất nhiều cho các giảng viên giáo lý ngày nay biết cách trình bày giáo lý cho mọi loại đối tượng một cách hợp thời và đúng với ý hướng của Giáo Hội.
Tuy nhiên, kinh nghiệm giảng dạy giáo lý thì cực kỳ đa dạng và phong phú, và do đó, không thể bỏ qua. Tập san Công Giáo The America của các cha Dòng Tên Mỹ gần đây có đăng tải một loạt bài liên quan tới các kinh nghiệm giảng dạy giáo lý hiện nay. Chúng tôi xin phép được lược dịch các bài này.
Các nhà giáo dục Công Giáo nên học ở Stephen Colbert cách làm thế nào vươn tới người khác. Từ năm 2005, nghĩa là từ lúc bắt đầu chương trình tin hài (satirical news) về đêm của mình, tức “The Colbert Show”, Colbert đã hết sức nổi tiếng. Hàng đêm, chương trình của anh khởi đầu với những tràng pháo tay ròn rã và những tiếng hoan hô vang dội của một cử toạ ngồi chật ních phòng thu hình. Chương trình của anh đã nhận được rất nhiều giải thưởng, trong đó có hai giải Emmy, với nhiều lần khác được đề cử. Nhất là anh có danh dự trở thành người tạo ra tiếng mới cho năm 2006 của Từ Điển Merriam-Webster: đó là chữ “sự tin thật” (truthiness).
Tuy nhiên, ảnh hưởng của Colbert không chỉ là việc tạo ra một ngữ vựng mới cho nền văn hóa Mỹ. Trong một bài đăng trên tờ New York Times năm 2012, Charles McGrath nhận định rằng cá tính bảo thủ, hay nói của Colbert đang bắt đầu vượt quá biên giới phòng thu hình của anh để bước vào thế giới thực. Các người ái mộ chương trình của anh không mở xem anh để cười, không tắt máy truyền hình vào cuối chương trình rồi quên khuấy nó đi. Họ lao vào hành động dựa trên điều họ nghe, và do đó, nền văn hóa của Mỹ thay đổi theo.
Nhận định về hiện tượng này, Patrick R. Manning, trên tập san America số ngày 3 tháng Hai, 2014, cho rằng: là chi thể Giáo Hội có trách nhiệm vào đời để tân phúc âm hóa, các nhà giảng dạy đức tin Công Giáo nên bắt chước cách Colbert làm say mê cử tọa của anh ta. Ta phải làm gì để truyền bá Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô một cách hữu hiệu như Colbert truyền bá tin mừng của anh ta? Thay vì rình mò các lớp giáo lý Chúa Nhật nơi Colbert vốn phục vụ trong tư cách giảng viên giáo lý Công Giáo, Manning đề nghị ta nên tham dự những buổi truyền hình của anh, nơi “thiên tài” của anh xuất đầu lộ diện một cách trọn vẹn hơn cả.
Sự nổi tiếng như cồn của Stephen Colbert đã được thăng tiến nhờ cá tính lôi cuốn của anh, nhờ được huấn luyện về hài kịch và nhờ nhóm văn sĩ có tài. Những lợi điểm này không phải giảng viên giáo lý nào cũng có được. Tuy nhiên, có một điều căn bản và dễ lặp lại hơn nằm phía sau sự thành công của Colbert. Thực vậy, anh đã nhập thân được một công thức giảng dạy giáo lý hết sức hữu hiệu từng được Thánh Augustinô khởi xướng ở thế kỷ thứ tư và thứ năm, đó là: mua vui, giảng giải và thuyết phục.
Người mua vui
Đầu tiên, trong cuốn “Về Tín Lý Kitô Giáo”, Thánh Augustinô nói với các giảng viên giáo lý rằng họ phải làm cho cử tọa mình vui thích: “người nghe phải được vui thích, để họ bị lôi cuốn và lắng nghe”. Vị giáo phụ này biết rõ: dù mình nói sự thật nhưng nếu cử tọa của mình không thích thú đủ để lắng nghe thì có ích gì. Một cuộc trình bày nhàm chán chỉ làm cử tọa không sẵn sàng tiếp thu và khó lòng quay trở lại, trong khi một cuộc trình bày thích thú sẽ làm cử tọa muốn lắng nghe và thậm chí trở lại để nghe tiếp. Tóm lại, văn phong quả có tạo khác biệt.
Thánh Augustinô thực hành điều ngài vừa giảng dạy. Là một diễn giả được huấn luyện theo lối cổ điển, tài ăn nói của ngài được người ta biết: đã khiến cử tọa rơi lệ hay vỗ tay vang trời hoặc cả hai. Người thời nay ít nhất cũng thèm khát được mua vui như người thời Thánh Augustinô. Nhưng với thời gian, người ta đã thay đổi nhiều trong cung cách mua vui. Con người thời nay không còn kéo nhau tới các công trường để nghe các diễn giả vĩ đại nữa, hàng triệu người, thay vào đó, đã mở xem “Chương Trình Colbert” hàng đêm, và dễ hiễu lý do tại sao. Stephen Colbert làm người ta vui thích hoàn toàn.
Với tài dí dỏm và đúng thời đúng lúc, anh diễu cượt các thiếu sót và lầm lỡ của các chính khách, tán dương các đức hạnh của mình và say sưa với những suy đồi của chủ nghĩa duy tiêu thụ và các mốt nhất thời của nền văn hóa bình dân, tất cả với một giọng đùa cợt, những cái nháy mắt khiến khán thính giả cười như điên dại. Nếu những trận cười như pháo nổ không đủ giữ sự chú ý của khán thính giả, Colbert thay đổi cách trình bày bằng một kho bất tận những đoạn lặp lại (recurring segments). Trong số những đoạn này có “ThreatDown” trong đó, anh nhận diện các đe dọa mới nhất đối với công chúng Hoa Kỳ (thường bao gồm gấu và người máy) và “The Word” trong đó, các thảo luận của anh về thời sự được ngắt quãng bằng việc thỉnh thoảng xuất hiện một vài trò chơi chữ riêng trên màn ảnh.
Như trong “The Word” chẳng hạn, có lần đang tường thuật việc một bệnh viện ở Iowa trục xuất hai công nhân di dân đang hôn mê mà không hề có lệnh của chính phủ. Đang theo mẫu tin của địa phương, Colbert bỗng nhiên chua cay nói thêm: “trục xuất thì có hơi quá. Bệnh viện chỉ di chuyển họ tới phòng chúng-tôi-cực-lực-không-lưu-ý chăm sóc” (the intensive we-don’t-care unit, nhại chữ intensive care unit (I.C.U) = phòng điều trị tăng cường). Trong khi ấy hàng chữ “I.Don’t C.U” xuất hiện trên màn ảnh phía sau vai của người điều khiển chương trình.
Colbert tỏ ra đã tìm được những điểm “hảo ngọt” của khán thính giả thời nay qua tài pha trộn hài hước với loạt đạn hỗ trợ của các đoạn truyền thông “cải biến”. Manning cho rằng, rất may ta có thể dùng lối pha trộn tài tình ấy để phục vụ việc phúc âm hóa. Các giảng viên giáo lý nên lợi dụng bất cứ cơ may nào do nền văn hóa đại chúng hiện nay cung cấp để lôi cuốn con người thời nay bước vào đức tin Công Giáo.
Giảng giải là điều quan trọng
Thánh Augustinô nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc huấn giáo cử tọa. Dù văn phong lôi cuốn rất hữu ích trong việc thu hút và duy trì sự chú ý của cử tọa, nhưng mục tiêu hàng đầu của một thầy dạy trong Kitô Giáo không phải là giải khuây mà là truyền đạt chân lý cứu rỗi của Thiên Chúa. Phương pháp giảng dạy tốt nhất không nhất thiết là phương pháp mua vui hơn hết nhưng đúng hơn là phương pháp “nhờ đó, người nghe lắng nghe chân lý và hiểu điều họ lắng nghe”. Về phương diện này, Colbert cũng tự chứng tỏ là một bậc thầy.
Thực vậy, việc tường trình trong chương trình có tính hết sức thông tri. Trong một chương trình, trước ngày bầu cử tổng thống năm 2012, Colbert chào đón Trevor Potter, nguyên chủ tịch Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang, tham gia chương trình. Nói qua diễn trình thiết lập công ty vỏ (shell corporation) của chính Colbert theo điều 501 (c) (4), hai người “vô tình” tiết lộ sự kiện này là các công ty có thể tặng các ngân khoản vô giới hạn cho các công ty 501(c)(4), các ngân khoản này sau đó có thể được chuyển cho các ủy ban hành động chính trị nhằm ủng hộ các ứng cử viên chính trị mà không cần tiết lộ người tặng nguyên thủy kia. Colbert hỏi “Có gì khác nhau giữa việc đó với việc rửa tiền?”, Potter trả lời: “khó mà nói được”.
Chúa Giêsu ít khi dạy những điều tầm phào. Người dạy “lời ban sự sống đời đời” (Ga 6:68) nhằm biến đổi môn đệ và dẫn đưa ta tới sự cứu rỗi. Dấu chỉ quan trọng nhất cho thấy tính hữu hiệu của khoa giáo lý Công Giáo hẳn là mức độ các người học của ta không những biết chân lý mạc khải của Thiên Chúa mà còn “thực hiện chân lý trong yêu thương”. Khó có thể trông mong người học ta biết sống thực đức tin của họ nếu họ không biết và không hiểu nội dung đức tin này. Bất cứ giáo lý viên nào sao lãng chân lý mạc khải của Thiên Chúa trong các bài học họ trình bày là đang xây nhà trên cát.
Nghệ thuật thuyết phục
Sau cùng, Thánh Augustinô nhấn mạnh nhu cầu phải thuyết phục cử tọa của mình. Kiến thức dù chủ yếu tới đâu, giáo huấn cũng sẽ thiếu sót nếu sở học của người học không ảnh hưởng gì tới cuộc sống của họ. Điều này hết sức đúng trong trường hợp giáo huấn Công Giáo, vì mục tiêu dứt khoát của giáo huấn này là mối liên hệ sống động với Chúa Kitô. Phát triển mối liên hệ này đòi người học phải nội tâm hóa sự thật họ đã học được và đưa ra quyết định bản thân đối với Chúa Kitô. Vì, như chính Thánh Augustinô từng nhận định, người nào vẫn còn cần được lôi kéo bởi những ngôn từ thú vị mới chịu thi hành các việc đúng là người vẫn chưa nắm trọn được ý nghĩa sự thật của Chúa Kitô.
Điều gây ấn tượng hơn cả và thậm chí còn có chút kỳ lạ nơi Colbert là khả năng của anh trong việc thường xuyên thuyết phục được cử tọa hành động. Bất chấp sự kiện chương trình của Colbert là một chương trình hài kịch, điều hiển nhiên là trong các trao đổi như cuộc trao đổi với Potter trên chương trình, và ngay cả trong chứng từ của anh về quyền lợi của công nhân di dân trước tiểu ban Pháp Chế Hạ Nghị Viện năm 2008, người đứng đầu chương trình giả tin (fake-news) này muốn cử tọa của anh ra tay hành động trong thế giới thực dựa vào các thông tri do anh trình bày. Khi Colbert muốn cử tọa của anh làm một điều gì đó, anh không tự bằng lòng với việc chỉ đưa ra một gợi ý mơ hồ, vô thưởng vô phạt. Anh bảo họ một cách minh nhiên phải làm điều gì… và họ đã làm điều đó.
Năm 2006, chẳng hạn, Colbert tỉ mỉ cho độc giả thấy trên diễn đàn trực tuyến của anh hay: nhờ Wikipedia, nếu có đủ người đồng ý với nhau về một điều gì đó, thì điều ấy trở thành sự thật. Để chứng minh điều này, anh giục khán giả sửa lại bài viết trên Wikipedia về voi như thế này: “dân số voi ở Châu Phi đã gia tăng gấp ba trong vòng sáu tháng qua”. Khán giả đáp ứng ngay lập tức và một cách ồ ạt đến nỗi Wikipedia phải giới hạn việc sửa lại bài viết đó để ngăn ngừa những thay đổi khác nữa.
Giáo lý Công Giáo từ trước tới nay khá kém hữu hiệu về phương diện này, đến nỗi Công Đồng Vatican II, trong Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay, đã than thở về việc “tách biệt đức tin mà nhiều người tuyên xưng khỏi đời sống của họ”, coi việc này như một trong các vấn đề trầm trọng nhất của thời ta. Sẽ không đủ nếu chỉ dạy học sinh những điều Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người truyền dạy hoặc ngay cả việc giáo huấn này có liên hệ ra sao với cuộc sống của chúng. Các giáo lý viên còn cần phải thuyết phục để họ tin rằng Chúa Giêsu đáng được yêu mến và con đường sống mà Người kêu gọi ta bước vào thực đáng để sống. Và không một luận chứng nào thuyết phục hơn là chính chứng tá đức tin sống động của người dạy. Nhờ đưa ra được một mô thức làm môn đệ như thế và đem các vấn đề và quan tâm hiện sinh của học sinh vào cuộc đối thoại với giáo huấn Giáo Hội, các giáo lý viên sẽ cung cấp cho các em một họa đồ đường đi mà họ rất cần để diễn dịch sở học của họ thành cuộc sống hàng ngày.
Như thế, làm thế nào Colbert đã hữu hiệu nắm được cử tọa? Làm thế nào các giáo lý viên cũng làm được như anh? Tắt một lời, nhờ kêu mời được trọn bộ con người. Khi Chúa Giêsu mời gọi ta bước chân theo Người, Người thúc giục ta làm thế với không gì khác ngoài chính trọn bản thân ta. Người bảo ta “Các con phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa các con trọn cả tâm hồn, trọn cả linh hồn, trọn cả trí khôn và trọn sức các con” (Mc 12:30; xem Lc 10:27). Nếu ta muốn các học sinh của ta tìm kiếm Chúa Kitô bằng trọn con người của chúng, ta phải kêu mời họ dấn thân trong sự viên mãn của chính hữu thể họ, với đủ tâm, trí và ý chí.
Thánh Augustinô từ xưa đã đưa ra một công thức để làm được việc đó: làm vui tâm hồn, giáo huấn trí khôn, thuyết phục ý chí. Stephen Colbert đã chứng minh được rằng công thức ấy vẫn còn hữu hiệu thời nay. Nếu các giáo lý viên Công Giáo áp dụng được các bài học thành công của Colbert vào công trình phúc âm hóa của mình, họ sẽ biến các học sinh của họ thành không phải chỉ là những người như Colbert mà là thành dân Thiên Chúa.
Cha James F. Keenan thì trình bày phương thức dạy sinh viên về thông điệp Sự Sống Con Người, ban hành năm 1968. Cha cho hay: cha dạy chủ đề này sau khi nghiên cứu với sinh viên 5 bản văn giá trị khác: 2 trình thuật sáng thế trong Sách Sáng Thế, các giáo huấn về hôn nhân và tính dục của Thánh Phaolô và sau đó của Thánh Augustinô, và cuối cùng là thông điệp “Casti Connubii” (1930).
Cha dạy sinh viên đọc và hiểu “Sự Sống Con Người” như một văn kiện thực sự có thế giá, bằng cách dẫn dắt họ qua từng đoạn từng số của nó.
Trước nhất, cha giải thích cho họ ai viết ra nó và viết nó cho ai. Cha giúp họ thấy thông điệp này được viết cho các giám mục, cho hàng giáo sĩ, giáo dân Công Giáo và mọi người thiện chí. Cha giúp họ hiểu các bình diện phẩm trật khác nhau của độc giả. Cha cũng giải thích cho họ rằng độc giả hoàn vũ phản ảnh niềm xác tín của Đức Giáo Hoàng và của cả truyền thống Công Giáo rằng các giáo huấn dựa vào luật tự nhiên này không phải chỉ dành cho người Công Giáo mà thôi mà dành cho mọi người, vì các giáo huấn này phát xuất từ lý trí đúng đắn.
Rồi Cha giúp họ thấy chính Đức Phaolô VI viết ra nó và trong tư cách một thông điệp, nó nói lên giáo huấn có thế giá của một vị giáo hoàng. Không đi sâu vào việc một thông điệp chuyên biệt có thế giá ra sao, cha chỉ nhấn mạnh rằng trong thời hiện đại, thông điệp là cách thế chính để giảng dạy một cách có thế giá nhằm áp đặt một số đòi hỏi khách quan lên lương tâm mọi người.
Sau đó, Cha cố gắng giải thích rằng “Sự Sống Con Người” là một văn kiện nhằm đáp ứng các dấu chỉ thời đại; nó được viết ra để trả lời một số vấn nạn từng được nêu ra, tiếp theo sau việc sáng chế ra và rao bán trên thị trường thuốc viên ngừa thai. Giống nhiều sáng chế khác, thuốc viên ngừa thai đem lại cho nhân loại cơ hội để họ thống trị và tổ chức hợp lý các sức mạnh của thiên nhiên đến nỗi hiện nay ta có thể “mở rộng việc kiểm soát này ra mọi khía cạnh “ của cuộc sống ta (số 2). Theo một nghĩa nào đó, văn kiện này đặc biệt suy tư về vấn đề kiểm soát sinh đẻ, nhưng theo nghĩa bao quát hơn, Đức Giáo Hoàng muốn đặt ra một câu hỏi căn bản là liệu có phải sáng chế nào cũng tự nó có giá trị hay không.
Khi giảng dạy thông điệp này, Cha James Keenan thường thấy rằng các sinh viên ngày nay không biết đánh giá mối ưu tư chuyên biệt của nó. Họ có khuynh hướng cho rằng nó chỉ đề cập tới thuốc viên ngừa thai mà thôi. Cha phải cho họ hay: thông điệp muốn nói tới các cặp vợ chồng đang thắc mắc về việc sử dụng phương tiện ngừa thai vì mục đích làm cha mẹ có trách nhiệm.
Sau đó, Cha nhắc để họ nhớ rằng giáo huấn của Giáo Hội luôn đề cao hôn nhân như là bối cảnh hợp pháp cho sinh hoạt tính dục giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Nghĩa là Cha nhắc lại cho họ thấy giáo huấn của Giáo Hội về tính đúng đắn của sự khiết tịnh (chastity) và tính sai lầm của việc làm tình bên ngoài hôn nhân. Rồi Cha đi thêm bằng cách nói cho họ hay Giáo Hội không xét xem liệu việc kiểm soát sinh đẻ có hợp pháp trong bất cứ bối cảnh nào không, mà là xét xem liệu các cặp vợ chồng mà thôi có được sử dụng nó hay không. Cha nhắc để họ nhớ: không ai hỏi câu hỏi tổng quát cả (“có ai được sử dụng kiểm soát sinh đẻ không?”) đơn giản chỉ vì ngừa thai vốn được họ coi là hợp pháp về phương diện luân lý trong bối cảnh hôn nhân, nơi mà sự thân mật tính dục là điều được phép. Điều này giúp họ hiểu khá nhiều các điều nói về “tình yêu vợ chồng” trong thông điệp.
Cha James Keenan, sau đó, giới thiệu với họ một luận chứng, đó là nguyên tắc toàn bộ (principle of totality) là nguyên tắc thường được nhắc tới trong thập niên 1960. Nguyên tắc này phát sinh từ một cái nhìn siêu hình học là: toàn bộ lớn hơn tổng số các thành phần của nó, và vì thế, nếu cặp vợ chồng cam kết có con, thì họ không cần phải loại bỏ mỗi một và mọi hành vi sẵn sàng dẫn tới việc sinh sản. Nói cách khác, nguyên tắc toàn bộ khiến cặp vợ chồng tin rằng “cứu cánh sinh sản áp dụng vào toàn bộ cuộc sống vợ chồng chứ không hẳn chỉ vào từng hành vi riêng rẽ một” (số 3). Theo luận chứng này, hôn nhân Kitô Giáo có thể chấp nhận ngừa thai trong một số hoàn cảnh, nhưng không trong chính hôn nhân như một thực tại toàn bộ. Nhưng Cha báo trước cho họ hay: trong thông điệp, Đức Phaolô VI sẽ bác bỏ việc sử dụng nguyên tắc này.
Cha bảo họ: Giáo Hội có năng quyền giảng dạy luật tự nhiên và muốn được cứu rỗi, ta phải tuân theo luật tự nhiên này (số 4). Cha cũng cho họ hay: Ủy Ban do Đức GH Gioan XXIII thiết lập để nghiên cứu các qui luật sinh đẻ đúng đắn đã được Đức Phaolô VI tái xác nhận và mở rộng (số 5). Cha cho rằng đời Cha chịu ảnh hưởng bởi hai thành viên thuộc Ủy Ban này. Đó là Cha John Ford, Dòng Tên, người mà Cha sẽ kế nhiệm chức giáo sư tại Trường Thần Học Weston của Dòng Tên, và Cha Josef Fuchs, cũng thuộc Dòng Tên, người bảo trợ luận văn của Cha. Hai Cha này đóng hai vai trò rất khác nhau tại Ủy Ban.
Thực vậy, phúc trình gọi là đa số của Ủy Ban chịu ảnh hưởng của Cha Fuchs. Phúc trình này gợi ý rằng các cặp vợ chồng có thể điều hoà việc sinh sản con cái qua phương pháp ngừa thai. Còn phúc trình gọi là thiểu số thì chịu ảnh hưởng của Cha Ford. Phúc trình này kết luận ngược với phúc trình đa số. Vì sự bất đồng này, Đức Phaolô VI thấy cần phải đích thân xem xét vấn đề, nhất là dưới ánh sáng “học lý luân lý về hôn nhân luôn được huấn quyền của Giáo Hội giảng dạy” (số 6).
Sau khi đã nói qua về bối cảnh như trên, Cha Keenan mới đi sâu vào các nguyên tắc học lý của thông điệp. Cha đề cập ngay tới một khai triển mới của thông điệp: thông điệp không nói tới sự thân mật tính dục như là một quyền lợi hay một bổn phận, không phải như một điều được phép hay được nhân nhượng, như các thần học gia và các vị giám mục trước đây quen nói. Văn kiện cũng không nói tới sinh sản như là mục đích đệ nhất đẳng của hôn nhân, như thông điệp Casti Connubii vốn nói. Đúng hơn, nó đề cập ngay tới “tình yêu vợ chồng”, một tình yêu vốn dẫn khởi bản chất và sự cao quí từ Thiên Chúa, Đấng vốn là tình yêu (số 8, nhắc lại tại số 11). Cha cho sinh viên nghiên cứu cách thông điệp mô tả tình yêu này: nó là tình bạn, nó trung thành, độc chiếm và giầu hoa trái (số 9). Sau đó, cha giúp họ tìm hiểu vấn đề điều hòa sinh sản một cách có trách nhiệm. Ở đây, họ phải chú ý tới trật tự luân lý khách quan, một quan niệm họ phải nhìn nhận và tôn trọng cách hợp lý (số 10).
Sau đó, họ chuyển qua nghiên cứu số 11. Ở đây, Cha Keenan làm sáng tỏ việc luật tự nhiên nhìn nhận “mối liên hệ nội tại” giữa sinh hoạt tính dục và việc sinh sản. Dù thông điệp nhìn nhận rằng bất cứ tình trạng không sinh nở tự nhiên nào cũng không xâm hại tới tính hợp pháp về luân lý của tình thân mật tính dục trong hôn nhân, nhưng, “mỗi một và mọi hành vi vợ chồng bắt buộc phải duy trì mối liên hệ nội tại của nó với việc sinh sản sự sống nhân bản” (số 11). Ở đây, thông điệp dạy ta về ý nghĩa kép và cố hữu của sinh hoạt tính dục vợ chồng: nó vừa có tính kết hợp vừa có tính sinh sản. Không thể dựa vào bất cứ cơ sở luân lý nào để phá vỡ mối liên kết giữa hai chiều kích này (số 12).
Huấn quyền, sau đó, đã chứng minh tính hữu lý của luận điểm trên. Hành vi làm tình với một người phối ngẫu không thuận tình không phải là một hành vi yêu thương đúng nghĩa thế nào, thì hành vi vợ chồng mà “làm thiệt hại tới khả năng truyền sinh” cũng “làm hỏng” kế sách của Thiên Chúa và “mâu thuẫn với ý muốn của Tác Giả sự sống” (số 13) như vậy. Khi nói rõ các giới hạn luân lý cho các hành động của ta, thông điệp đã trở về với một nhận xét trước đây rằng: ta không có được một thống trị vô giới hạn đối với cuộc sống của ta như thế nào, thì ta cũng không thể tự cho mình là đã thống trị một cách vô giới hạn đối với các cơ năng tính dục của ta như thế.
Văn kiện, sau đó, kể rõ các hoạt động không hề được phép dùng để điều hòa sinh sản. Trước nhất là “trực tiếp ngưng diễn trình sinh sản đã bắt đầu”, mà đứng hàng đầu là “trực tiếp phá thai”; thông điệp cũng chống lại việc trực tiếp triệt sản. Cuối cùng, thông điệp tuyên bố: “cũng phải loại bỏ bất cứ hành vi nào hoặc trước, hoặc trong khi, hoặc sau khi giao hợp tính dục, cố ý chuyên biệt nhằm ngăn ngừa việc sinh sản, bất kể như một mục đích hay như một phương thế”. Rồi văn kiện kể ra một số nguyên tắc giải nghi học (casuistic) không thể nại ra để hợp pháp hóa hành vi ngừa thai vợ chồng; đó là các nguyên tắc sự dữ ít xấu hơn, nguyên tắc toàn bộ và nguyên tắc khoan dung (số 14).
Tuy nhiên, thông điệp thừa nhận rằng nó “không hề coi là trái phép việc sử dụng các phương thế trị liệu cần thiết để chữa một cơn bệnh phần xác, cho dù có thể thấy trước do đó mà phát sinh một trở ngại cho việc sinh sản, miễn là sự trở ngại này không trực tiếp cố ý để xẩy ra vì bất cứ động lực nào”. Đây là một phân biệt rất quan trọng đã được Đức GH Piô XII đưa ra lần đầu tiên.
Cha Keenan vốn là một nhà thần học từng làm việc trong lãnh vực HIV/AIDS, nên cha luôn ủng hộ chiến lược phòng ngừa có tính toàn diện, kể cả sử dụng áo mưa, không phải để ngừa thai, mà là để phòng ngừa. Việc này, theo cha, chắc chắn áp dụng được trong trường hợp một cặp vợ chồng không cùng lây bệnh (tức 1 người mắc HIV, một người không) và vốn không có con, bất kể do bệnh, do tai nạn hay do tuổi già. Những cặp vợ chồng sử dụng áo mưa như thế trong tình thân mật vợ chồng chắc chắn không sử dụng nó như một dụng cụ ngừa thai. Nếu thế, đó không phải là một sinh hoạt vô luân.
Ở đoạn 16, thông điệp nói rõ rằng không cặp vợ chồng nào cần phải hạn chế sự thân mật tính dục lúc không thể thụ thai (infertility). Nó tương phản các cặp vợ chồng được phép sinh hoạt tính dục lúc không thể có thai với những cặp “ngăn cản việc khai triển diễn trình sinh sản tự nhiên”.
Văn kiện chuyển qua phần kết luận với các lời cảnh cáo về hậu quả xã hội của việc hợp pháp hóa sinh hoạt ngừa thai; nó nhắc độc giả nhớ tới các giới hạn của quyền lực con người (số 17). Nó cũng nhìn nhận rằng chủ trương của nó đối với luật tự nhiên: không coi luật tự nhiên là trọng tài mà đúng hơn là “người bảo vệ và giải thích” (số 18).
Trong phần cuối cùng nói về các chỉ dẫn mục vụ, thông điệp thúc giục mọi người biết đánh giá lề luật của Chúa (số 20), giá trị của việc tự ra kỷ luật cho chính mình (số 21) và việc cần phải cổ vũ đức khiết tịnh. Nó kêu gọi nhà cầm quyền công cộng tìm ra các giải pháp chân thực để giải quyết nạn thặng dư dân số và kêu gọi các khoa học gia nghiên cứu thêm “các nhịp (rhythms) tự nhiên” để “thành công trong việc xác định được một căn bản đủ vững chắc cho việc giới hạn số con một cách trong trắng” (số 24). Nó tích cực khuyên răn các cặp đang cố gắng đương đầu với vấn đề (số 25) và khuyên các linh mục (số 28) và các giám mục (số 30) hãy thừa tác tốt và duy trì giáo huấn thường hằng của Giáo Hội.
Cha Keenan nghĩ rằng phương thức theo sát bản văn này đã giúp các sinh viên của Cha đánh giá được trọn vẹn giáo huấn và học lý của “Sự Sống Con Người”.
Còn tiếp
Cùng với sự ra đời của Sách Giáo Lý chính thức của Giáo Hội Công Giáo vào năm 1992, nhiều sách chỉ dẫn giáo lý cũng như sách sư phạm giáo lý đã được phát hành, giúp ích rất nhiều cho các giảng viên giáo lý ngày nay biết cách trình bày giáo lý cho mọi loại đối tượng một cách hợp thời và đúng với ý hướng của Giáo Hội.
Tuy nhiên, kinh nghiệm giảng dạy giáo lý thì cực kỳ đa dạng và phong phú, và do đó, không thể bỏ qua. Tập san Công Giáo The America của các cha Dòng Tên Mỹ gần đây có đăng tải một loạt bài liên quan tới các kinh nghiệm giảng dạy giáo lý hiện nay. Chúng tôi xin phép được lược dịch các bài này.
I. Thánh Augustinô và Stephen Colbert
Các nhà giáo dục Công Giáo nên học ở Stephen Colbert cách làm thế nào vươn tới người khác. Từ năm 2005, nghĩa là từ lúc bắt đầu chương trình tin hài (satirical news) về đêm của mình, tức “The Colbert Show”, Colbert đã hết sức nổi tiếng. Hàng đêm, chương trình của anh khởi đầu với những tràng pháo tay ròn rã và những tiếng hoan hô vang dội của một cử toạ ngồi chật ních phòng thu hình. Chương trình của anh đã nhận được rất nhiều giải thưởng, trong đó có hai giải Emmy, với nhiều lần khác được đề cử. Nhất là anh có danh dự trở thành người tạo ra tiếng mới cho năm 2006 của Từ Điển Merriam-Webster: đó là chữ “sự tin thật” (truthiness).
Tuy nhiên, ảnh hưởng của Colbert không chỉ là việc tạo ra một ngữ vựng mới cho nền văn hóa Mỹ. Trong một bài đăng trên tờ New York Times năm 2012, Charles McGrath nhận định rằng cá tính bảo thủ, hay nói của Colbert đang bắt đầu vượt quá biên giới phòng thu hình của anh để bước vào thế giới thực. Các người ái mộ chương trình của anh không mở xem anh để cười, không tắt máy truyền hình vào cuối chương trình rồi quên khuấy nó đi. Họ lao vào hành động dựa trên điều họ nghe, và do đó, nền văn hóa của Mỹ thay đổi theo.
Nhận định về hiện tượng này, Patrick R. Manning, trên tập san America số ngày 3 tháng Hai, 2014, cho rằng: là chi thể Giáo Hội có trách nhiệm vào đời để tân phúc âm hóa, các nhà giảng dạy đức tin Công Giáo nên bắt chước cách Colbert làm say mê cử tọa của anh ta. Ta phải làm gì để truyền bá Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô một cách hữu hiệu như Colbert truyền bá tin mừng của anh ta? Thay vì rình mò các lớp giáo lý Chúa Nhật nơi Colbert vốn phục vụ trong tư cách giảng viên giáo lý Công Giáo, Manning đề nghị ta nên tham dự những buổi truyền hình của anh, nơi “thiên tài” của anh xuất đầu lộ diện một cách trọn vẹn hơn cả.
Sự nổi tiếng như cồn của Stephen Colbert đã được thăng tiến nhờ cá tính lôi cuốn của anh, nhờ được huấn luyện về hài kịch và nhờ nhóm văn sĩ có tài. Những lợi điểm này không phải giảng viên giáo lý nào cũng có được. Tuy nhiên, có một điều căn bản và dễ lặp lại hơn nằm phía sau sự thành công của Colbert. Thực vậy, anh đã nhập thân được một công thức giảng dạy giáo lý hết sức hữu hiệu từng được Thánh Augustinô khởi xướng ở thế kỷ thứ tư và thứ năm, đó là: mua vui, giảng giải và thuyết phục.
Người mua vui
Đầu tiên, trong cuốn “Về Tín Lý Kitô Giáo”, Thánh Augustinô nói với các giảng viên giáo lý rằng họ phải làm cho cử tọa mình vui thích: “người nghe phải được vui thích, để họ bị lôi cuốn và lắng nghe”. Vị giáo phụ này biết rõ: dù mình nói sự thật nhưng nếu cử tọa của mình không thích thú đủ để lắng nghe thì có ích gì. Một cuộc trình bày nhàm chán chỉ làm cử tọa không sẵn sàng tiếp thu và khó lòng quay trở lại, trong khi một cuộc trình bày thích thú sẽ làm cử tọa muốn lắng nghe và thậm chí trở lại để nghe tiếp. Tóm lại, văn phong quả có tạo khác biệt.
Thánh Augustinô thực hành điều ngài vừa giảng dạy. Là một diễn giả được huấn luyện theo lối cổ điển, tài ăn nói của ngài được người ta biết: đã khiến cử tọa rơi lệ hay vỗ tay vang trời hoặc cả hai. Người thời nay ít nhất cũng thèm khát được mua vui như người thời Thánh Augustinô. Nhưng với thời gian, người ta đã thay đổi nhiều trong cung cách mua vui. Con người thời nay không còn kéo nhau tới các công trường để nghe các diễn giả vĩ đại nữa, hàng triệu người, thay vào đó, đã mở xem “Chương Trình Colbert” hàng đêm, và dễ hiễu lý do tại sao. Stephen Colbert làm người ta vui thích hoàn toàn.
Với tài dí dỏm và đúng thời đúng lúc, anh diễu cượt các thiếu sót và lầm lỡ của các chính khách, tán dương các đức hạnh của mình và say sưa với những suy đồi của chủ nghĩa duy tiêu thụ và các mốt nhất thời của nền văn hóa bình dân, tất cả với một giọng đùa cợt, những cái nháy mắt khiến khán thính giả cười như điên dại. Nếu những trận cười như pháo nổ không đủ giữ sự chú ý của khán thính giả, Colbert thay đổi cách trình bày bằng một kho bất tận những đoạn lặp lại (recurring segments). Trong số những đoạn này có “ThreatDown” trong đó, anh nhận diện các đe dọa mới nhất đối với công chúng Hoa Kỳ (thường bao gồm gấu và người máy) và “The Word” trong đó, các thảo luận của anh về thời sự được ngắt quãng bằng việc thỉnh thoảng xuất hiện một vài trò chơi chữ riêng trên màn ảnh.
Như trong “The Word” chẳng hạn, có lần đang tường thuật việc một bệnh viện ở Iowa trục xuất hai công nhân di dân đang hôn mê mà không hề có lệnh của chính phủ. Đang theo mẫu tin của địa phương, Colbert bỗng nhiên chua cay nói thêm: “trục xuất thì có hơi quá. Bệnh viện chỉ di chuyển họ tới phòng chúng-tôi-cực-lực-không-lưu-ý chăm sóc” (the intensive we-don’t-care unit, nhại chữ intensive care unit (I.C.U) = phòng điều trị tăng cường). Trong khi ấy hàng chữ “I.Don’t C.U” xuất hiện trên màn ảnh phía sau vai của người điều khiển chương trình.
Colbert tỏ ra đã tìm được những điểm “hảo ngọt” của khán thính giả thời nay qua tài pha trộn hài hước với loạt đạn hỗ trợ của các đoạn truyền thông “cải biến”. Manning cho rằng, rất may ta có thể dùng lối pha trộn tài tình ấy để phục vụ việc phúc âm hóa. Các giảng viên giáo lý nên lợi dụng bất cứ cơ may nào do nền văn hóa đại chúng hiện nay cung cấp để lôi cuốn con người thời nay bước vào đức tin Công Giáo.
Giảng giải là điều quan trọng
Thánh Augustinô nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc huấn giáo cử tọa. Dù văn phong lôi cuốn rất hữu ích trong việc thu hút và duy trì sự chú ý của cử tọa, nhưng mục tiêu hàng đầu của một thầy dạy trong Kitô Giáo không phải là giải khuây mà là truyền đạt chân lý cứu rỗi của Thiên Chúa. Phương pháp giảng dạy tốt nhất không nhất thiết là phương pháp mua vui hơn hết nhưng đúng hơn là phương pháp “nhờ đó, người nghe lắng nghe chân lý và hiểu điều họ lắng nghe”. Về phương diện này, Colbert cũng tự chứng tỏ là một bậc thầy.
Thực vậy, việc tường trình trong chương trình có tính hết sức thông tri. Trong một chương trình, trước ngày bầu cử tổng thống năm 2012, Colbert chào đón Trevor Potter, nguyên chủ tịch Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang, tham gia chương trình. Nói qua diễn trình thiết lập công ty vỏ (shell corporation) của chính Colbert theo điều 501 (c) (4), hai người “vô tình” tiết lộ sự kiện này là các công ty có thể tặng các ngân khoản vô giới hạn cho các công ty 501(c)(4), các ngân khoản này sau đó có thể được chuyển cho các ủy ban hành động chính trị nhằm ủng hộ các ứng cử viên chính trị mà không cần tiết lộ người tặng nguyên thủy kia. Colbert hỏi “Có gì khác nhau giữa việc đó với việc rửa tiền?”, Potter trả lời: “khó mà nói được”.
Chúa Giêsu ít khi dạy những điều tầm phào. Người dạy “lời ban sự sống đời đời” (Ga 6:68) nhằm biến đổi môn đệ và dẫn đưa ta tới sự cứu rỗi. Dấu chỉ quan trọng nhất cho thấy tính hữu hiệu của khoa giáo lý Công Giáo hẳn là mức độ các người học của ta không những biết chân lý mạc khải của Thiên Chúa mà còn “thực hiện chân lý trong yêu thương”. Khó có thể trông mong người học ta biết sống thực đức tin của họ nếu họ không biết và không hiểu nội dung đức tin này. Bất cứ giáo lý viên nào sao lãng chân lý mạc khải của Thiên Chúa trong các bài học họ trình bày là đang xây nhà trên cát.
Nghệ thuật thuyết phục
Sau cùng, Thánh Augustinô nhấn mạnh nhu cầu phải thuyết phục cử tọa của mình. Kiến thức dù chủ yếu tới đâu, giáo huấn cũng sẽ thiếu sót nếu sở học của người học không ảnh hưởng gì tới cuộc sống của họ. Điều này hết sức đúng trong trường hợp giáo huấn Công Giáo, vì mục tiêu dứt khoát của giáo huấn này là mối liên hệ sống động với Chúa Kitô. Phát triển mối liên hệ này đòi người học phải nội tâm hóa sự thật họ đã học được và đưa ra quyết định bản thân đối với Chúa Kitô. Vì, như chính Thánh Augustinô từng nhận định, người nào vẫn còn cần được lôi kéo bởi những ngôn từ thú vị mới chịu thi hành các việc đúng là người vẫn chưa nắm trọn được ý nghĩa sự thật của Chúa Kitô.
Điều gây ấn tượng hơn cả và thậm chí còn có chút kỳ lạ nơi Colbert là khả năng của anh trong việc thường xuyên thuyết phục được cử tọa hành động. Bất chấp sự kiện chương trình của Colbert là một chương trình hài kịch, điều hiển nhiên là trong các trao đổi như cuộc trao đổi với Potter trên chương trình, và ngay cả trong chứng từ của anh về quyền lợi của công nhân di dân trước tiểu ban Pháp Chế Hạ Nghị Viện năm 2008, người đứng đầu chương trình giả tin (fake-news) này muốn cử tọa của anh ra tay hành động trong thế giới thực dựa vào các thông tri do anh trình bày. Khi Colbert muốn cử tọa của anh làm một điều gì đó, anh không tự bằng lòng với việc chỉ đưa ra một gợi ý mơ hồ, vô thưởng vô phạt. Anh bảo họ một cách minh nhiên phải làm điều gì… và họ đã làm điều đó.
Năm 2006, chẳng hạn, Colbert tỉ mỉ cho độc giả thấy trên diễn đàn trực tuyến của anh hay: nhờ Wikipedia, nếu có đủ người đồng ý với nhau về một điều gì đó, thì điều ấy trở thành sự thật. Để chứng minh điều này, anh giục khán giả sửa lại bài viết trên Wikipedia về voi như thế này: “dân số voi ở Châu Phi đã gia tăng gấp ba trong vòng sáu tháng qua”. Khán giả đáp ứng ngay lập tức và một cách ồ ạt đến nỗi Wikipedia phải giới hạn việc sửa lại bài viết đó để ngăn ngừa những thay đổi khác nữa.
Giáo lý Công Giáo từ trước tới nay khá kém hữu hiệu về phương diện này, đến nỗi Công Đồng Vatican II, trong Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay, đã than thở về việc “tách biệt đức tin mà nhiều người tuyên xưng khỏi đời sống của họ”, coi việc này như một trong các vấn đề trầm trọng nhất của thời ta. Sẽ không đủ nếu chỉ dạy học sinh những điều Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người truyền dạy hoặc ngay cả việc giáo huấn này có liên hệ ra sao với cuộc sống của chúng. Các giáo lý viên còn cần phải thuyết phục để họ tin rằng Chúa Giêsu đáng được yêu mến và con đường sống mà Người kêu gọi ta bước vào thực đáng để sống. Và không một luận chứng nào thuyết phục hơn là chính chứng tá đức tin sống động của người dạy. Nhờ đưa ra được một mô thức làm môn đệ như thế và đem các vấn đề và quan tâm hiện sinh của học sinh vào cuộc đối thoại với giáo huấn Giáo Hội, các giáo lý viên sẽ cung cấp cho các em một họa đồ đường đi mà họ rất cần để diễn dịch sở học của họ thành cuộc sống hàng ngày.
Như thế, làm thế nào Colbert đã hữu hiệu nắm được cử tọa? Làm thế nào các giáo lý viên cũng làm được như anh? Tắt một lời, nhờ kêu mời được trọn bộ con người. Khi Chúa Giêsu mời gọi ta bước chân theo Người, Người thúc giục ta làm thế với không gì khác ngoài chính trọn bản thân ta. Người bảo ta “Các con phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa các con trọn cả tâm hồn, trọn cả linh hồn, trọn cả trí khôn và trọn sức các con” (Mc 12:30; xem Lc 10:27). Nếu ta muốn các học sinh của ta tìm kiếm Chúa Kitô bằng trọn con người của chúng, ta phải kêu mời họ dấn thân trong sự viên mãn của chính hữu thể họ, với đủ tâm, trí và ý chí.
Thánh Augustinô từ xưa đã đưa ra một công thức để làm được việc đó: làm vui tâm hồn, giáo huấn trí khôn, thuyết phục ý chí. Stephen Colbert đã chứng minh được rằng công thức ấy vẫn còn hữu hiệu thời nay. Nếu các giáo lý viên Công Giáo áp dụng được các bài học thành công của Colbert vào công trình phúc âm hóa của mình, họ sẽ biến các học sinh của họ thành không phải chỉ là những người như Colbert mà là thành dân Thiên Chúa.
II. Kinh nghiệm dạy "Sự Sống Con Người"
Cha James F. Keenan thì trình bày phương thức dạy sinh viên về thông điệp Sự Sống Con Người, ban hành năm 1968. Cha cho hay: cha dạy chủ đề này sau khi nghiên cứu với sinh viên 5 bản văn giá trị khác: 2 trình thuật sáng thế trong Sách Sáng Thế, các giáo huấn về hôn nhân và tính dục của Thánh Phaolô và sau đó của Thánh Augustinô, và cuối cùng là thông điệp “Casti Connubii” (1930).
Cha dạy sinh viên đọc và hiểu “Sự Sống Con Người” như một văn kiện thực sự có thế giá, bằng cách dẫn dắt họ qua từng đoạn từng số của nó.
Trước nhất, cha giải thích cho họ ai viết ra nó và viết nó cho ai. Cha giúp họ thấy thông điệp này được viết cho các giám mục, cho hàng giáo sĩ, giáo dân Công Giáo và mọi người thiện chí. Cha giúp họ hiểu các bình diện phẩm trật khác nhau của độc giả. Cha cũng giải thích cho họ rằng độc giả hoàn vũ phản ảnh niềm xác tín của Đức Giáo Hoàng và của cả truyền thống Công Giáo rằng các giáo huấn dựa vào luật tự nhiên này không phải chỉ dành cho người Công Giáo mà thôi mà dành cho mọi người, vì các giáo huấn này phát xuất từ lý trí đúng đắn.
Rồi Cha giúp họ thấy chính Đức Phaolô VI viết ra nó và trong tư cách một thông điệp, nó nói lên giáo huấn có thế giá của một vị giáo hoàng. Không đi sâu vào việc một thông điệp chuyên biệt có thế giá ra sao, cha chỉ nhấn mạnh rằng trong thời hiện đại, thông điệp là cách thế chính để giảng dạy một cách có thế giá nhằm áp đặt một số đòi hỏi khách quan lên lương tâm mọi người.
Sau đó, Cha cố gắng giải thích rằng “Sự Sống Con Người” là một văn kiện nhằm đáp ứng các dấu chỉ thời đại; nó được viết ra để trả lời một số vấn nạn từng được nêu ra, tiếp theo sau việc sáng chế ra và rao bán trên thị trường thuốc viên ngừa thai. Giống nhiều sáng chế khác, thuốc viên ngừa thai đem lại cho nhân loại cơ hội để họ thống trị và tổ chức hợp lý các sức mạnh của thiên nhiên đến nỗi hiện nay ta có thể “mở rộng việc kiểm soát này ra mọi khía cạnh “ của cuộc sống ta (số 2). Theo một nghĩa nào đó, văn kiện này đặc biệt suy tư về vấn đề kiểm soát sinh đẻ, nhưng theo nghĩa bao quát hơn, Đức Giáo Hoàng muốn đặt ra một câu hỏi căn bản là liệu có phải sáng chế nào cũng tự nó có giá trị hay không.
Khi giảng dạy thông điệp này, Cha James Keenan thường thấy rằng các sinh viên ngày nay không biết đánh giá mối ưu tư chuyên biệt của nó. Họ có khuynh hướng cho rằng nó chỉ đề cập tới thuốc viên ngừa thai mà thôi. Cha phải cho họ hay: thông điệp muốn nói tới các cặp vợ chồng đang thắc mắc về việc sử dụng phương tiện ngừa thai vì mục đích làm cha mẹ có trách nhiệm.
Sau đó, Cha nhắc để họ nhớ rằng giáo huấn của Giáo Hội luôn đề cao hôn nhân như là bối cảnh hợp pháp cho sinh hoạt tính dục giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Nghĩa là Cha nhắc lại cho họ thấy giáo huấn của Giáo Hội về tính đúng đắn của sự khiết tịnh (chastity) và tính sai lầm của việc làm tình bên ngoài hôn nhân. Rồi Cha đi thêm bằng cách nói cho họ hay Giáo Hội không xét xem liệu việc kiểm soát sinh đẻ có hợp pháp trong bất cứ bối cảnh nào không, mà là xét xem liệu các cặp vợ chồng mà thôi có được sử dụng nó hay không. Cha nhắc để họ nhớ: không ai hỏi câu hỏi tổng quát cả (“có ai được sử dụng kiểm soát sinh đẻ không?”) đơn giản chỉ vì ngừa thai vốn được họ coi là hợp pháp về phương diện luân lý trong bối cảnh hôn nhân, nơi mà sự thân mật tính dục là điều được phép. Điều này giúp họ hiểu khá nhiều các điều nói về “tình yêu vợ chồng” trong thông điệp.
Cha James Keenan, sau đó, giới thiệu với họ một luận chứng, đó là nguyên tắc toàn bộ (principle of totality) là nguyên tắc thường được nhắc tới trong thập niên 1960. Nguyên tắc này phát sinh từ một cái nhìn siêu hình học là: toàn bộ lớn hơn tổng số các thành phần của nó, và vì thế, nếu cặp vợ chồng cam kết có con, thì họ không cần phải loại bỏ mỗi một và mọi hành vi sẵn sàng dẫn tới việc sinh sản. Nói cách khác, nguyên tắc toàn bộ khiến cặp vợ chồng tin rằng “cứu cánh sinh sản áp dụng vào toàn bộ cuộc sống vợ chồng chứ không hẳn chỉ vào từng hành vi riêng rẽ một” (số 3). Theo luận chứng này, hôn nhân Kitô Giáo có thể chấp nhận ngừa thai trong một số hoàn cảnh, nhưng không trong chính hôn nhân như một thực tại toàn bộ. Nhưng Cha báo trước cho họ hay: trong thông điệp, Đức Phaolô VI sẽ bác bỏ việc sử dụng nguyên tắc này.
Cha bảo họ: Giáo Hội có năng quyền giảng dạy luật tự nhiên và muốn được cứu rỗi, ta phải tuân theo luật tự nhiên này (số 4). Cha cũng cho họ hay: Ủy Ban do Đức GH Gioan XXIII thiết lập để nghiên cứu các qui luật sinh đẻ đúng đắn đã được Đức Phaolô VI tái xác nhận và mở rộng (số 5). Cha cho rằng đời Cha chịu ảnh hưởng bởi hai thành viên thuộc Ủy Ban này. Đó là Cha John Ford, Dòng Tên, người mà Cha sẽ kế nhiệm chức giáo sư tại Trường Thần Học Weston của Dòng Tên, và Cha Josef Fuchs, cũng thuộc Dòng Tên, người bảo trợ luận văn của Cha. Hai Cha này đóng hai vai trò rất khác nhau tại Ủy Ban.
Thực vậy, phúc trình gọi là đa số của Ủy Ban chịu ảnh hưởng của Cha Fuchs. Phúc trình này gợi ý rằng các cặp vợ chồng có thể điều hoà việc sinh sản con cái qua phương pháp ngừa thai. Còn phúc trình gọi là thiểu số thì chịu ảnh hưởng của Cha Ford. Phúc trình này kết luận ngược với phúc trình đa số. Vì sự bất đồng này, Đức Phaolô VI thấy cần phải đích thân xem xét vấn đề, nhất là dưới ánh sáng “học lý luân lý về hôn nhân luôn được huấn quyền của Giáo Hội giảng dạy” (số 6).
Sau khi đã nói qua về bối cảnh như trên, Cha Keenan mới đi sâu vào các nguyên tắc học lý của thông điệp. Cha đề cập ngay tới một khai triển mới của thông điệp: thông điệp không nói tới sự thân mật tính dục như là một quyền lợi hay một bổn phận, không phải như một điều được phép hay được nhân nhượng, như các thần học gia và các vị giám mục trước đây quen nói. Văn kiện cũng không nói tới sinh sản như là mục đích đệ nhất đẳng của hôn nhân, như thông điệp Casti Connubii vốn nói. Đúng hơn, nó đề cập ngay tới “tình yêu vợ chồng”, một tình yêu vốn dẫn khởi bản chất và sự cao quí từ Thiên Chúa, Đấng vốn là tình yêu (số 8, nhắc lại tại số 11). Cha cho sinh viên nghiên cứu cách thông điệp mô tả tình yêu này: nó là tình bạn, nó trung thành, độc chiếm và giầu hoa trái (số 9). Sau đó, cha giúp họ tìm hiểu vấn đề điều hòa sinh sản một cách có trách nhiệm. Ở đây, họ phải chú ý tới trật tự luân lý khách quan, một quan niệm họ phải nhìn nhận và tôn trọng cách hợp lý (số 10).
Sau đó, họ chuyển qua nghiên cứu số 11. Ở đây, Cha Keenan làm sáng tỏ việc luật tự nhiên nhìn nhận “mối liên hệ nội tại” giữa sinh hoạt tính dục và việc sinh sản. Dù thông điệp nhìn nhận rằng bất cứ tình trạng không sinh nở tự nhiên nào cũng không xâm hại tới tính hợp pháp về luân lý của tình thân mật tính dục trong hôn nhân, nhưng, “mỗi một và mọi hành vi vợ chồng bắt buộc phải duy trì mối liên hệ nội tại của nó với việc sinh sản sự sống nhân bản” (số 11). Ở đây, thông điệp dạy ta về ý nghĩa kép và cố hữu của sinh hoạt tính dục vợ chồng: nó vừa có tính kết hợp vừa có tính sinh sản. Không thể dựa vào bất cứ cơ sở luân lý nào để phá vỡ mối liên kết giữa hai chiều kích này (số 12).
Huấn quyền, sau đó, đã chứng minh tính hữu lý của luận điểm trên. Hành vi làm tình với một người phối ngẫu không thuận tình không phải là một hành vi yêu thương đúng nghĩa thế nào, thì hành vi vợ chồng mà “làm thiệt hại tới khả năng truyền sinh” cũng “làm hỏng” kế sách của Thiên Chúa và “mâu thuẫn với ý muốn của Tác Giả sự sống” (số 13) như vậy. Khi nói rõ các giới hạn luân lý cho các hành động của ta, thông điệp đã trở về với một nhận xét trước đây rằng: ta không có được một thống trị vô giới hạn đối với cuộc sống của ta như thế nào, thì ta cũng không thể tự cho mình là đã thống trị một cách vô giới hạn đối với các cơ năng tính dục của ta như thế.
Văn kiện, sau đó, kể rõ các hoạt động không hề được phép dùng để điều hòa sinh sản. Trước nhất là “trực tiếp ngưng diễn trình sinh sản đã bắt đầu”, mà đứng hàng đầu là “trực tiếp phá thai”; thông điệp cũng chống lại việc trực tiếp triệt sản. Cuối cùng, thông điệp tuyên bố: “cũng phải loại bỏ bất cứ hành vi nào hoặc trước, hoặc trong khi, hoặc sau khi giao hợp tính dục, cố ý chuyên biệt nhằm ngăn ngừa việc sinh sản, bất kể như một mục đích hay như một phương thế”. Rồi văn kiện kể ra một số nguyên tắc giải nghi học (casuistic) không thể nại ra để hợp pháp hóa hành vi ngừa thai vợ chồng; đó là các nguyên tắc sự dữ ít xấu hơn, nguyên tắc toàn bộ và nguyên tắc khoan dung (số 14).
Tuy nhiên, thông điệp thừa nhận rằng nó “không hề coi là trái phép việc sử dụng các phương thế trị liệu cần thiết để chữa một cơn bệnh phần xác, cho dù có thể thấy trước do đó mà phát sinh một trở ngại cho việc sinh sản, miễn là sự trở ngại này không trực tiếp cố ý để xẩy ra vì bất cứ động lực nào”. Đây là một phân biệt rất quan trọng đã được Đức GH Piô XII đưa ra lần đầu tiên.
Cha Keenan vốn là một nhà thần học từng làm việc trong lãnh vực HIV/AIDS, nên cha luôn ủng hộ chiến lược phòng ngừa có tính toàn diện, kể cả sử dụng áo mưa, không phải để ngừa thai, mà là để phòng ngừa. Việc này, theo cha, chắc chắn áp dụng được trong trường hợp một cặp vợ chồng không cùng lây bệnh (tức 1 người mắc HIV, một người không) và vốn không có con, bất kể do bệnh, do tai nạn hay do tuổi già. Những cặp vợ chồng sử dụng áo mưa như thế trong tình thân mật vợ chồng chắc chắn không sử dụng nó như một dụng cụ ngừa thai. Nếu thế, đó không phải là một sinh hoạt vô luân.
Ở đoạn 16, thông điệp nói rõ rằng không cặp vợ chồng nào cần phải hạn chế sự thân mật tính dục lúc không thể thụ thai (infertility). Nó tương phản các cặp vợ chồng được phép sinh hoạt tính dục lúc không thể có thai với những cặp “ngăn cản việc khai triển diễn trình sinh sản tự nhiên”.
Văn kiện chuyển qua phần kết luận với các lời cảnh cáo về hậu quả xã hội của việc hợp pháp hóa sinh hoạt ngừa thai; nó nhắc độc giả nhớ tới các giới hạn của quyền lực con người (số 17). Nó cũng nhìn nhận rằng chủ trương của nó đối với luật tự nhiên: không coi luật tự nhiên là trọng tài mà đúng hơn là “người bảo vệ và giải thích” (số 18).
Trong phần cuối cùng nói về các chỉ dẫn mục vụ, thông điệp thúc giục mọi người biết đánh giá lề luật của Chúa (số 20), giá trị của việc tự ra kỷ luật cho chính mình (số 21) và việc cần phải cổ vũ đức khiết tịnh. Nó kêu gọi nhà cầm quyền công cộng tìm ra các giải pháp chân thực để giải quyết nạn thặng dư dân số và kêu gọi các khoa học gia nghiên cứu thêm “các nhịp (rhythms) tự nhiên” để “thành công trong việc xác định được một căn bản đủ vững chắc cho việc giới hạn số con một cách trong trắng” (số 24). Nó tích cực khuyên răn các cặp đang cố gắng đương đầu với vấn đề (số 25) và khuyên các linh mục (số 28) và các giám mục (số 30) hãy thừa tác tốt và duy trì giáo huấn thường hằng của Giáo Hội.
Cha Keenan nghĩ rằng phương thức theo sát bản văn này đã giúp các sinh viên của Cha đánh giá được trọn vẹn giáo huấn và học lý của “Sự Sống Con Người”.
Còn tiếp