CÒN ĐÓ NHỮNG BỜ TƯỜNG

Nhân kỷ niệm 25 năm biến cố Thiên An Môn và sụp đổ tường Bá Linh

Thế giới năm 1989,
Một cột mốc thời gian đã trở thành chứng tích !

Tháng 6 bên Đông,
Những “bờ tường thịt” của phong trào “dân chủ Thiên An Môn”[1]
Bị nghiền nát dưới sức mạnh của xe tăng và đại bác.
Dân chủ, nhân quyền,
Độc lập, tự do,
Tuổi trẻ hồn nhiên sao trụ vững trước những bầy lang sói.
Để rồi từ dạo ấy,
Vẫn sừng sững,
những bờ tường tăm tối vô minh,
mà chất liệu cốt yếu đó chính là độc tài, dối gian và tội ác…

Tháng 9 bên Tây,
Bờ tường Bá Linh,
Biểu tượng kinh hoàng của thiên đường cọng sản,
Chỉ nội một ngày,
Đã bị san bằng để nối liền hai ngã Đông-Tây.[2]
Để cho em tìm lại những bờ vai,
Để cho chị nắm lấy những bàn tay bạn hữu.
Để người người tìm lại được tự do và chân lý,
Để quê hương là đất mẹ anh em sum họp một nhà…

Và thế giới hôm nay,
Cứ ngỡ rằng đã sạch hết những bờ tường ô nhục, xấu xa,
Nhưng đây đó vẫn giăng giăng những bờ tường oan trái.
Ukraina, Nigeria, Palestina,
Ở Tây Tạng, Tân Cương hay Syria, Irak…
Những bờ tường của thù hận, bất khoan dung,
Của máu xương, oan ức, khổ nhục khôn cùng,
Của bạo lực, độc tài hay khủng bố.

Và chẳng ở đâu xa,
Ngay trên chính quê hương tôi,
Dải quê hương bé bé xinh xinh với hình chữ S.
Cũng vần còn đây bao bờ tường nhức nhối, đau thương,
Tường còn lại của bao năm huynh đệ tương tàn,
Tường ngăn cách, rẽ chia, hận thù, đố kỵ
Tường của đui mù, dối gian, mang tên mỹ mìu ý thức hệ,
Tường chia bạn, chia thù, ngăn kẻ Bắc, người Nam…
Tường chia đôi Chúa, Phật, giàu, nghèo, bóc lột, gian tham,
những bờ tường vô minh,
Nhưng sao mãi chưa trở thành phế tích.

Thì ra,
Dấu ấn 25 năm của Thiên An Môn vẫn còn hằn sâu trong ký ức,
Và “ký ức Bá Linh” đã mất hút tận thuở nào.
Quê hương tôi không biết đến khi nao,
Chỉ có những dòng sông,
Chỉ có những con đường,
Để nối liền đôi bờ xa ngăn cách.
Đến khi nao,
Không còn những “Thiên An Môn” ngập tràn tiếng nấc,
Tiếng gào vang đòi dân chủ, tự do.
Đến khi nao,
Những bờ tường của độc tài, gian dối, điêu ngoa,
Phải sụp đổ tan tành,
Để mở lối cho tình tự đồng bào, cho nhân quyền, bác ái.

Năm 1989,
“Nổi đau Thiên An Môn” hay “niềm vui rạng rỡ Bá Linh”
Hãy sống mãi với thời gian như là chứng tích !

Trần Đoan Hùng


[1] Cuộc đàn áp biểu tình của sinh viên tại Bắc Kinh vào ngày 6/4/1989 tại quảng trường Thiên An Môn.
[2] Ngày 9/11/1989, bức tường ngăn đôi thành phố Bá Linh do chính quyền cọng sản Đông Đức dựng lên bị phá bỏ.