Hạnh Phúc Gia Đình
Gia đình là cơ cầu nền tảng của Giáo Hội và xã hội, vì thế gia đình có một vị trí rất quan trọng trong việc đào luyện và cung cấp cho Giáo Hội và xã hội những thành viên ưu tú trong tương lai.
Ý niệm về gia đình đã bị bóp méo khi mà có sự cho phép hôn nhân giữa hai người cùng phái. Danh từ vợ chồng thân thương đã bị thay thế bằng bên A và bên B trong một hợp đồng sống chung. Gia đình kiểu này không đáp ứng mục đích của gia đình lúc ban đầu là " hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất..."(ST 1,28). Hai anh đực hay hai chị cái sống với nhau như vợ chồng thì làm sao có con được, có chăng là sự vay mượn, lấp liếm điền vào chỗ trống qua việc nhận con nuôi... mong thỏa mãn nỗi khát khao được làm cha mẹ.
Đó là cái nhìn về gia đình hiện nay mà xã hội chúng ta phải đối diện. Nhưng trong phạm vi chia sẻ cảm nghĩ về gia đình, tôi xin thu hẹp cái nhìn của mình vào gia đình, một gia đình Công Giáo mà thôi.
Tôi đã có dịp tham gia các cuộc hội thảo về gia đình. Buổi hội thảo nào cũng rất hay, cũng hữu ích cho các cặp hôn nhân. Các diễn giả trình bày về tâm lý người nam, tâm lý người nữ, cách giáo dục con cái, nhưng tôi có cảm tưởng là họ thiếu tâm lý Giê-su. Khoa tâm lý chỉ đưa ra cách giải quyết cái ngọn trong khi cội nguồn của hạnh phúc là chính Đấng Tạo Hóa thì bị quên lãng. Người ta chỉ có thể đem áp dụng kiến thức hôn nhân gia đình khi chúng ta có tình yêu nơi Chúa Giê-su. Vì Chúa là tình yêu, cho nên ta không yêu Chúa là Đấng Tạo Hóa thì ta không có khả năng yêu con người, một thụ tạo bằng tình yêu chân thật được. Do vậy mà tham gia hội thảo hoài, học hỏi mãi mà gia đình vẫn không có hạnh phúc?
Có lẽ những lý thuyết về tâm sinh lý, cách cư xử, điều nên làm, việc cần tránh… để có hạnh phúc thì ai cũng biết, nhưng từ cái biết, cái kiến thức đến việc thực hành có vẻ như rất xa. Các nhà tâm lý có câu “Con đường dài nhất của thế giới là con đường 18 inches từ cái đầu đến trái tim của bạn” hay là “ Khả năng biến đổi từ sự hiểu biết đến hành động là một quá trình vô cùng khó khan”. Vâng quả là khó khăn lắm đến nỗi có chuyện ngược đời là một nhà tâm lý kia khi thao thao thuyết giảng về cách bảo vệ hạnh phúc gia đình thì ông ta đang chờ ngày ra tòa ly dị vợ mình.!
Thật ra chúng ta chỉ có khả năng biến đổi, nhất là biến đổi mình để được yêu thương hơn, hạnh phúc hơn nơi Chúa Giê-su.
Là người Công Giáo, chúng ta biết rằng Giáo Hội khuyên chúng ta học hỏi và noi gương mẫu của gia đình Narazeth. Trong các lễ cưới, cha chủ tế thường hay lấy hình ảnh Thánh Gia làm khuôn mẫu cho đôi tân hôn. Vậy gia đình Thánh Giuse, Mẹ Maria, Chúa Giê-su có những bí quyết gì để chúng ta học hỏi.
Trong thời Thánh Giuse chắc là chưa có các nhà chuyên môn về tâm sinh lý, chưa có các chuyên viên về gia đình, chưa có sách học bí quyết sống hạnh phúc gia đình. Vậy thì trong hoàn cảnh đó gia đình Narazeth, tôi nghĩ sẽ không rành về tâm sinh lý, sẽ không đọc sách dạy khôn chuyện gia đình, sẽ không tham gia hội thảo như bây giờ.
Bởi đâu mà gia đình Thánh Gia hạnh phúc và nêu gương mẫu cho chúng ta. Trả lời của tôi cho câu hỏi này không biết đến từ đâu, có thể từ Kinh Thánh, từ lời dạy của Giáo Hội, từ những kinh nghiệm thực tế của cuộc sống? Nhưng tôi cảm nhận được rằng:
Gia đình Thánh Gia hạnh phúc vì có Chúa Giê-su hiện diện. Chính Chúa là nguồn yêu thương, chính Chúa là cội rễ của mọi nguồn an vui hạnh phúc. Chúng ta không tìm được hạnh phúc nơi gia đình vì gia đình mình vắng bóng Chúa Giê-su.
Vì không có Chúa nên gia đình luôn bất an tựa như con thuyền mong manh tròng trành, nhấp nhô giữa sóng đời. Tính ích kỷ, thói ghen tuông, lòng tham lam đố kỵ làm rạn nứt mối quan hệ gia đình. Sự thiếu cảm thông, thiếu hy sinh, thiếu quan tâm, thiếu tôn trọng đào sâu thêm những rạn nứt càng ngày càng trầm trọng hơn và hậu quả tất yếu là gia đình thành bãi chiến trường: những cuộc khẩu chiến, những thắng, thua, hơn, thiệt, chán nản, ngoại tình, hận thù và tan vỡ.
Khi chúng ta dọn đến một căn nhà mới, người Công Giáo thường mời linh mục đến làm phép nhà rồi sau đó là tiệc mừng. Nhưng làm phép nhà để làm gì? Phải chăng làm phép nhà là mời Chúa vào ở với mình? Khi có Chúa hiện diện, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương, sẽ ngọt ngào trong cách cư xử, sẽ nhận ra nhu cầu của người khác, sẽ biết cho đi hơn là nhận. Không những chúng ta cần Chúa hiện diện trong căn nhà mình đang sống (house), mà chúng ta cũng cần Chúa hiện diện nơi gia đình (home), nơi tâm hồn của mỗi thành viên trong gia đình. Ý thức về sự hiện diện của Chúa giúp chúng ta rất nhiều trong việc biến đổi cách sống mỗi ngày.
Gia đình Thánh Gia hạnh phúc vì có một gia trưởng là Thánh Giuse, một người công chính. Người công chính là người luôn trung thành thờ phượng Thiên Chúa, luôn tìm kiếm và thực thi theo ý muốn của Thiên Chúa. Khi biết mẹ Maria có thai, không phải là con của mình, Thánh Giuse không điên tiết, ghen tuông, hành động cục cằn thô lỗ, mà ngài âm thầm tìm hiểu sự thật qua cầu nguyện, lắng nghe ý Chúa. Ngài nghĩ tốt về Mẹ Maria, về người bạn trăm năm của mình. Khi được Thiên Thần báo mộng, Thánh Giuse chấp nhận và làm theo ý Chúa. Ngài làm thợ mộc để nuôi vợ là Maria và con là Chúa Giê-su. Ngài kiếm tiền bằng sức lao động của mình và dạy con bằng chính đời sống của mình.
Gia đình Thánh Gia hạnh phúc vì có người vợ, người mẹ dịu hiền và khiêm nhường là Mẹ Maria, một phụ nữ được Thiên Chúa chúc phúc. Mẹ Maria là một người mẹ can đảm,sẵn sàng chấp nhận hy sinh và thi hành ý muốn của Thiên Chúa. Mẹ Maria phục tùng chồng là Thánh Giuse và cậy dựa vào sự bao bọc của chồng. Nơi Mẹ toát ra sư yêu thương ngọt ngào làm cho Thánh Giuse quên hết sự vất vả lao động hằng ngày. Mẹ không than trách, không nhiều lời trước những biến cố trong gia đình.. Mẹ giữ lấy trong lòng những biến cố buồn vui ấy và gói ghém như món quà dâng lên Chúa.
Trong phúc âm, Chúa Giê-su đã nhiều lần nhắc đến việc Ngài đến thế gian để làm theo ý Chúa Cha. “vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi” (Ga 6,38).Trong hôn nhân, Thánh Giuse cũng luôn tìm hiểu và làm theo ý Chúa. Mẹ Maria cũng luôn chấp nhận và làm theo ý Chúa. Trong cuộc sống gia đình, để có được hạnh phúc chúng ta cũng phải tìm kiếm, chấp nhận và làm theo ý Chúa như trong Kinh Lạy Cha “Xin cho ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Làm theo ý Chúa thì sẽ đẹp ý chồng, trong ý vợ, được ý con.
Quả thật, Giáo Hội đã rất khôn ngoan khi dạy con cái mình noi theo gương mẫu Thánh Gia để xây dựng hạnh phúc gia đình. Thiên Chúa là cha yêu thương sẽ ban cho chúng ta mái gia đình hạnh phúc nếu chúng ta biết mở lòng đón Chúa ngự vào. Người làm chồng hãy sống như Giuse, người làm vợ hãy sống như Mẹ Maria, người làm con hãy sống như Chúa Giê-su. Hạnh phúc gia đình nằm trong tầm tay, chúng ta chỉ cần giơ tay đón lấy.
Lạy Thánh Gia xin nâng đỡ và bảo vệ hạnh phúc gia đình chúng con. Amen.
Giuse Thẩm Nguyễn
Gia đình là cơ cầu nền tảng của Giáo Hội và xã hội, vì thế gia đình có một vị trí rất quan trọng trong việc đào luyện và cung cấp cho Giáo Hội và xã hội những thành viên ưu tú trong tương lai.
Ý niệm về gia đình đã bị bóp méo khi mà có sự cho phép hôn nhân giữa hai người cùng phái. Danh từ vợ chồng thân thương đã bị thay thế bằng bên A và bên B trong một hợp đồng sống chung. Gia đình kiểu này không đáp ứng mục đích của gia đình lúc ban đầu là " hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất..."(ST 1,28). Hai anh đực hay hai chị cái sống với nhau như vợ chồng thì làm sao có con được, có chăng là sự vay mượn, lấp liếm điền vào chỗ trống qua việc nhận con nuôi... mong thỏa mãn nỗi khát khao được làm cha mẹ.
Đó là cái nhìn về gia đình hiện nay mà xã hội chúng ta phải đối diện. Nhưng trong phạm vi chia sẻ cảm nghĩ về gia đình, tôi xin thu hẹp cái nhìn của mình vào gia đình, một gia đình Công Giáo mà thôi.
Tôi đã có dịp tham gia các cuộc hội thảo về gia đình. Buổi hội thảo nào cũng rất hay, cũng hữu ích cho các cặp hôn nhân. Các diễn giả trình bày về tâm lý người nam, tâm lý người nữ, cách giáo dục con cái, nhưng tôi có cảm tưởng là họ thiếu tâm lý Giê-su. Khoa tâm lý chỉ đưa ra cách giải quyết cái ngọn trong khi cội nguồn của hạnh phúc là chính Đấng Tạo Hóa thì bị quên lãng. Người ta chỉ có thể đem áp dụng kiến thức hôn nhân gia đình khi chúng ta có tình yêu nơi Chúa Giê-su. Vì Chúa là tình yêu, cho nên ta không yêu Chúa là Đấng Tạo Hóa thì ta không có khả năng yêu con người, một thụ tạo bằng tình yêu chân thật được. Do vậy mà tham gia hội thảo hoài, học hỏi mãi mà gia đình vẫn không có hạnh phúc?
Có lẽ những lý thuyết về tâm sinh lý, cách cư xử, điều nên làm, việc cần tránh… để có hạnh phúc thì ai cũng biết, nhưng từ cái biết, cái kiến thức đến việc thực hành có vẻ như rất xa. Các nhà tâm lý có câu “Con đường dài nhất của thế giới là con đường 18 inches từ cái đầu đến trái tim của bạn” hay là “ Khả năng biến đổi từ sự hiểu biết đến hành động là một quá trình vô cùng khó khan”. Vâng quả là khó khăn lắm đến nỗi có chuyện ngược đời là một nhà tâm lý kia khi thao thao thuyết giảng về cách bảo vệ hạnh phúc gia đình thì ông ta đang chờ ngày ra tòa ly dị vợ mình.!
Thật ra chúng ta chỉ có khả năng biến đổi, nhất là biến đổi mình để được yêu thương hơn, hạnh phúc hơn nơi Chúa Giê-su.
Là người Công Giáo, chúng ta biết rằng Giáo Hội khuyên chúng ta học hỏi và noi gương mẫu của gia đình Narazeth. Trong các lễ cưới, cha chủ tế thường hay lấy hình ảnh Thánh Gia làm khuôn mẫu cho đôi tân hôn. Vậy gia đình Thánh Giuse, Mẹ Maria, Chúa Giê-su có những bí quyết gì để chúng ta học hỏi.
Trong thời Thánh Giuse chắc là chưa có các nhà chuyên môn về tâm sinh lý, chưa có các chuyên viên về gia đình, chưa có sách học bí quyết sống hạnh phúc gia đình. Vậy thì trong hoàn cảnh đó gia đình Narazeth, tôi nghĩ sẽ không rành về tâm sinh lý, sẽ không đọc sách dạy khôn chuyện gia đình, sẽ không tham gia hội thảo như bây giờ.
Bởi đâu mà gia đình Thánh Gia hạnh phúc và nêu gương mẫu cho chúng ta. Trả lời của tôi cho câu hỏi này không biết đến từ đâu, có thể từ Kinh Thánh, từ lời dạy của Giáo Hội, từ những kinh nghiệm thực tế của cuộc sống? Nhưng tôi cảm nhận được rằng:
Gia đình Thánh Gia hạnh phúc vì có Chúa Giê-su hiện diện. Chính Chúa là nguồn yêu thương, chính Chúa là cội rễ của mọi nguồn an vui hạnh phúc. Chúng ta không tìm được hạnh phúc nơi gia đình vì gia đình mình vắng bóng Chúa Giê-su.
Vì không có Chúa nên gia đình luôn bất an tựa như con thuyền mong manh tròng trành, nhấp nhô giữa sóng đời. Tính ích kỷ, thói ghen tuông, lòng tham lam đố kỵ làm rạn nứt mối quan hệ gia đình. Sự thiếu cảm thông, thiếu hy sinh, thiếu quan tâm, thiếu tôn trọng đào sâu thêm những rạn nứt càng ngày càng trầm trọng hơn và hậu quả tất yếu là gia đình thành bãi chiến trường: những cuộc khẩu chiến, những thắng, thua, hơn, thiệt, chán nản, ngoại tình, hận thù và tan vỡ.
Khi chúng ta dọn đến một căn nhà mới, người Công Giáo thường mời linh mục đến làm phép nhà rồi sau đó là tiệc mừng. Nhưng làm phép nhà để làm gì? Phải chăng làm phép nhà là mời Chúa vào ở với mình? Khi có Chúa hiện diện, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương, sẽ ngọt ngào trong cách cư xử, sẽ nhận ra nhu cầu của người khác, sẽ biết cho đi hơn là nhận. Không những chúng ta cần Chúa hiện diện trong căn nhà mình đang sống (house), mà chúng ta cũng cần Chúa hiện diện nơi gia đình (home), nơi tâm hồn của mỗi thành viên trong gia đình. Ý thức về sự hiện diện của Chúa giúp chúng ta rất nhiều trong việc biến đổi cách sống mỗi ngày.
Gia đình Thánh Gia hạnh phúc vì có một gia trưởng là Thánh Giuse, một người công chính. Người công chính là người luôn trung thành thờ phượng Thiên Chúa, luôn tìm kiếm và thực thi theo ý muốn của Thiên Chúa. Khi biết mẹ Maria có thai, không phải là con của mình, Thánh Giuse không điên tiết, ghen tuông, hành động cục cằn thô lỗ, mà ngài âm thầm tìm hiểu sự thật qua cầu nguyện, lắng nghe ý Chúa. Ngài nghĩ tốt về Mẹ Maria, về người bạn trăm năm của mình. Khi được Thiên Thần báo mộng, Thánh Giuse chấp nhận và làm theo ý Chúa. Ngài làm thợ mộc để nuôi vợ là Maria và con là Chúa Giê-su. Ngài kiếm tiền bằng sức lao động của mình và dạy con bằng chính đời sống của mình.
Gia đình Thánh Gia hạnh phúc vì có người vợ, người mẹ dịu hiền và khiêm nhường là Mẹ Maria, một phụ nữ được Thiên Chúa chúc phúc. Mẹ Maria là một người mẹ can đảm,sẵn sàng chấp nhận hy sinh và thi hành ý muốn của Thiên Chúa. Mẹ Maria phục tùng chồng là Thánh Giuse và cậy dựa vào sự bao bọc của chồng. Nơi Mẹ toát ra sư yêu thương ngọt ngào làm cho Thánh Giuse quên hết sự vất vả lao động hằng ngày. Mẹ không than trách, không nhiều lời trước những biến cố trong gia đình.. Mẹ giữ lấy trong lòng những biến cố buồn vui ấy và gói ghém như món quà dâng lên Chúa.
Trong phúc âm, Chúa Giê-su đã nhiều lần nhắc đến việc Ngài đến thế gian để làm theo ý Chúa Cha. “vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi” (Ga 6,38).Trong hôn nhân, Thánh Giuse cũng luôn tìm hiểu và làm theo ý Chúa. Mẹ Maria cũng luôn chấp nhận và làm theo ý Chúa. Trong cuộc sống gia đình, để có được hạnh phúc chúng ta cũng phải tìm kiếm, chấp nhận và làm theo ý Chúa như trong Kinh Lạy Cha “Xin cho ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Làm theo ý Chúa thì sẽ đẹp ý chồng, trong ý vợ, được ý con.
Quả thật, Giáo Hội đã rất khôn ngoan khi dạy con cái mình noi theo gương mẫu Thánh Gia để xây dựng hạnh phúc gia đình. Thiên Chúa là cha yêu thương sẽ ban cho chúng ta mái gia đình hạnh phúc nếu chúng ta biết mở lòng đón Chúa ngự vào. Người làm chồng hãy sống như Giuse, người làm vợ hãy sống như Mẹ Maria, người làm con hãy sống như Chúa Giê-su. Hạnh phúc gia đình nằm trong tầm tay, chúng ta chỉ cần giơ tay đón lấy.
Lạy Thánh Gia xin nâng đỡ và bảo vệ hạnh phúc gia đình chúng con. Amen.
Giuse Thẩm Nguyễn