Việc thống nhất cách đặt dấu giọng trên vài vần cho phù hợp với khoa ngôn ngữ học hiện đại
Sáng thứ Ba, ngày 11/11/2015, chúng tôi có làm việc với ông Đồng Đức Vinh, Giám đốc Cty TNHH Sách Điện tử Trẻ, tại 161B Lý Chính Thắng, P.7, Q.3, TP.HCM. Chúng tôi bàn về cách đặt dấu giọng trên một vài từ tiếng Việt có vần như oa, oe, ue, uơ, uy. Ông cho chúng tôi biết rằng 80-90% các sách Việt ngữ xuất bản hiện nay đánh dấu giọng trên các từ như sau: hòa, hòe, huệ, thuở và thủy.
Chúng tôi thấy cách đặt dấu giọng trên đây không giống với cách đặt dấu được trình bày trong các sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cũng như trong các từ điển Việt ngữ như: Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2005, NXB Đà Nẵng; và nhất là cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam do Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển, xuất bản tại Hà Nội, năm 2005.
Tính cho đến ngày hôm nay, 29/11/2015, chúng tôi vẫn thấy tình trạng đặt dấu giọng như trên trong hai tờ báo có số lượng người đọc lớn nhất là nhật báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên, trên các thông báo, quảng cáo của Đài Truyền Hình Việt Nam cũng như trên nhiều bảng hiệu của các cơ quan công quyền và dân chúng.
Vì thế, chúng tôi muốn trình bày bài nghiên cứu này về việc thống nhất cách đặt dấu giọng trên vài vần cho phù hợp với khoa ngôn ngữ học hiện đại. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không đi sâu vào nghiên cứu chuyên môn, nhưng chỉ trình bày sơ lược vấn đề cho quần chúng để mong có sự thống nhất về dấu giọng trên cả nước theo đúng tiến bộ của khoa ngôn ngữ học. Đây cũng là vấn đề danh dự và niềm tự hào của người Việt chúng ta đối với những ai đang giảng dạy tiếng Việt cho con cháu và cho cả người nước ngoài.
1. Tìm hiểu cách đánh dấu của các nhà ngôn ngữ
Chúng tôi tạm chia việc đặt dấu giọng thành vài giai đoạn kể từ lúc hình thành chữ Quốc ngữ (1620-1659) cho đến ngày nay (2015) để tìm hiểu sơ qua về sự hình thành và phát triển cách đánh các dấu giọng trong dòng lịch sử dân tộc. Tài liệu là các sách báo còn để lại nhất là các từ điển như một thứ tiêu chuẩn quy định cách đặt dấu cho các sách báo đó.
1.1. Thời kỳ hình thành (1620-1659)
Chữ Quốc ngữ hiện nay là chữ ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh. Đây là loại chữ được các linh mục dòng Tên, gốc Bồ Đào Nha, như Francisco de Pina, João Roiz, Gaspar Luis, Cristoforo Borri, Alexandre de Rhodes, Gaspar d’Amaral với sự cộng tác âm thầm của nhiều người Việt như Igesico Văn Tín, Bento Thiện sáng tạo ra trong khoảng 1620-1659 (x. Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659, NXB Ra Khơi, Sài Gòn, 1972).
Điều đáng ghi nhận ở đây là dù khoa ngôn ngữ học vào thời đó chưa được hình thành, nhưng trong các tác phẩm của cha Đắc Lộ như “Phép giảng tám ngày”, “Văn phạm Annam”, nhất là cuốn “Từ điển Việt-Bồ-La” xuất bản tại Roma vào năm 1651, ngài đã đặt dấu giọng rất chính xác trên các từ như hoá, hoà, hoả (tr. 329-330) phân biệt với hào, háo (tr. 315, 316); thuế (tr. 782), lào (tr. 402), léo (tr. 411) và loã lồ (tr. 417). Các dấu giọng được đặt giống với cách đặt trong Từ điển Bách khoa Việt Nam 2005, trừ vần uy như từ hủy (tr. 341), thủy (tr.783).
1.2. Thời kỳ phát triển (1659-1865)
Chúng tôi lấy mốc năm 1865 vì đây là năm phát hành tờ Gia Định Báo, tờ báo tiếng Việt đầu tiên của người Việt bằng chữ Quốc ngữ. Trong khoảng hơn 200 năm, chữ Quốc ngữ chuyển từ tình trạng sử dụng hạn chế trong cộng đồng người theo đạo Công Giáo thành chữ được cả dân tộc Việt Nam chấp nhận, dù vẫn có những chống đối quyết liệt từ những nhà Nho tôn sùng chữ Hán với phong trào Văn Thân cho đến năm 1886 trên một vài miền của đất nước. Dân chúng chọn chữ quốc ngữ và bỏ chữ Nho vì đây là chữ dễ học, dễ viết: cả bộ chữ chỉ có 24 chữ cái viết từ 1 nét (như chữ i, l, c) tới 3 nét (như chữ m, N,M) trong khi chữ Nho có tới 214 bộ thủ (chữ cái) viết từ 1 đến 17 nét.
Trong thời kỳ này, nhiều giám mục của Hội Thừa Sai Paris đã biên soạn các cuốn từ điển giá trị đóng góp cho sự phát triển nhanh chóng của chữ Quốc ngữ.
Chúng tôi đặc biệt chú ý đến cuốn Từ điển Việt-La (Dictionarium Anamitico-Latinum) của Giám mục J.L. Taberd xuất bản năm 1838. Đây là công trình của Giám mục (Gm.) Adran biên soạn năm 1772-1773, được Gm. Taberd biên soạn lại với một ít thay đổi. Từ điển này ghi lại tiếng Việt, chữ Nôm vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 nên nhiều từ còn khá cổ như khuia, khuiếch, huiên… nhưng các dấu giọng đã đặt khá chuẩn, khá giống các từ điển tiếng Việt hiện nay. Thí dụ: áo, ào (tr. 6); công chúa (tr. 8); khóe, khỏe (tr. 232); khóat (tr. 231), khóai, khóan, khỏa (tr. 231); hào (tr. 192); hóa, hòa (tr. 201), hoại (tr. 202), hòe (tr. 205), hùa, huề, huệ (tr. 211), hủy (212); thào, thảo (tr. 484), thỏa (tr. 500), thuế (tr. 510), thùy, thủy (tr.510). Như thế, cách đặt dấu trên các vần oa, oe, ue, ươ và uy trong từ điển này đã trở thành tiêu chuẩn cho các từ điển về sau, thí dụ hòa, hòe, huệ, thuở và thủy và còn tồn tại cho đến ngày nay. Vài dấu còn đặt sai trên các vần như oai, oan, oat, sẽ được sửa lại trong các từ điển sau này.
1.3. Thời kỳ hoàn thành (1865-nay)
Khi được cộng đồng xã hội đón nhận và sử dụng, chữ quốc ngữ trở thành một sinh ngữ sống động, loại bỏ dần những từ cổ hủ và đón nhận những từ mới, gần gũi với đời sống của quần chúng. Nhiều sách vở được biên soạn và in ấn bằng chữ Quốc ngữ, dù chữ Nho (Hán) vẫn được chế độ quân chủ Triều Nguyễn dùng làm chữ chính thức cho đến năm 1945. Chúng tôi tạm chia các loại ấn phẩm thành 2 loại: không theo và theo sát tiến bộ của khoa ngôn ngữ
Trong thời kỳ hoàn thành của chữ quốc ngữ cho tiếng Việt, chúng ta ghi nhận cách đặt dấu giọng dần dần được khoa ngôn ngữ học tác động để đạt đến mức hoàn chỉnh của tiếng Việt ngày nay.
Đối với thế giới Âu Mỹ, khoa ngôn ngữ học hiện đại chỉ mới bắt đầu từ đầu thế kỷ XX, dù trong thế kỷ XIX đã có những nhà ngôn ngữ học so sánh như F. Bopp (1781-1867), người Đức; RK.Rask (1787-1832) người Đan Mạch; J. Grimm người Đức (1785-1863); JK. Zeuss (Đức); F. Diez (Đức); J. Dobrovsky (Czech); A.N. Vostokov (1781-1864), (Nga); J. Baudouin de Courtenay (Pháp). Chính F. de Saussure người Thuỵ Sĩ, với cuốn Giáo trình Ngôn ngữ học Đại cương ra mắt năm 1916, đã xác định được bản chất của ngôn ngữ và phương pháp luận nghiên cứu ngôn ngữ (x. Lê Đình Tư, Nhập môn Ngôn ngữ học, Hà Nội, 2009). Sau đó các nhà ngôn ngữ nghiên cứu sâu về ngữ âm học, âm vị học, phân loại các nguyên âm và phụ âm, vần, âm tố, âm vị cũng như từ vựng học, ngữ pháp học, phong cách học để ứng dụng vào tiếng Việt. Nhờ căn cứ vào khoa học này chúng ta mới có thể đặt đúng dấu giọng cho tiếng Việt.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đất nước bị người Pháp đô hộ, từ năm 1867-1945, rồi chiến tranh liên miên xảy ra, khoa ngôn ngữ học hiện đại chỉ được người Việt Nam biết đến từ sau năm 1954 khi cả hai miền Nam Bắc cùng quyết tâm thúc đẩy nền giáo dục đại học và xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Khá nhiều cuốn từ điển xuất hiện trong giai đoạn 1954-2015 nhưng nhiều nhà biên soạn chưa ứng dụng được những tiến bộ của khoa ngôn ngữ học vào trong tác phẩm của mình. Hầu như cách đặt dấu vẫn giữ nguyên như đã có trong từ điển của Taberd và Huỳnh Tịnh Của từ gần 200 năm trước.
1.3.1. Các từ điển không theo sát tiến bộ của khoa ngôn ngữ
Trong giai đoạn này có nhiều người đóng góp cho việc hoàn thành chữ Quốc ngữ như Giám mục L.M. Antoine Caspar Lộc với cuốn Từ điển Việt-Pháp xuất bản năm 1877 và tái bản tại Sài Gòn năm 1884 với cách đặt dấu trên các vần oa, oe uê, uy khá chuẩn và được Huỳnh Tịnh Của lấy lại sau này; J.F.M. Génibrel với cuốn từ điển Việt Pháp (Dictionnaire Annamite-Français) xuất bản năm 1898 và đặc biệt là Paulus Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) với cuốn Đại Nam Quốc Âm Tự Vị xuất bản năm 1895-1896. Đây là cuốn tự vị tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam, do người Việt biên soạn. Sách được tái bản nhiều lần. Ấn bản mới nhất do Nhà Xuất bản Trẻ in vào năm 1998 gồm 2 tập, dày 1.210 trang. Ngữ vựng trong đó rất phong phú. Thí dụ: từ “ăn” có đến 125 từ ghép khác nhau, được giải nghĩa rõ ràng.
Riêng về việc đặt dấu giọng, Huỳnh Tịnh Của đã đánh dấu trên các vần chuẩn xác gần giống các từ điển hiện nay. Ông theo cách đặt dấu giọng như trong từ điển của Taberd và sửa lại các vần không chuẩn trước đây như oai, oan, oat. Cách đặt dấu giọng của ông hầu như giống hệt với các từ điển hiện nay. Thí dụ: huệ, huề, húy, hủy, hủi (tr. 451), hóa, hòa, hỏa, họa (tr. 428-429) so với hào, háo, hảo (tr. 409); hòe, họe, hóe (tr. 437) so với héo, hèo, hẻo (tr. 416); thuở (tr. 1.040) thúy, thụy, thùy, thủy (tr, 1.038) so với thúi, thụi, thủi (tr. 1.038), khoái (tr. 495).
- Ban Văn học Hội Khai Trí Tiến Đức, Việt Nam Tự điển, Mặc Lâm xuất bản, Hà Nội, Nhà in Trung Bắc Tân Văn, 1931, 663 trang, khổ 19x25cm. Cách đánh dấu như Đại Nam Quốc âm Tự Vị: vần oa hóa, hòa, hỏa, họa (tr. 239-240); oe hòe (tr. 243); uê Huế, huề, huệ (tr. 251); uy húy, hủy (tr. 253).
- Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phan Xuân Thành: Đại Từ điển Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2013. Khổ 19x27cm, 1.872 trang chữ và 64 trang hình. Cuốn từ điển này được in lần đầu vào năm 1990 và đến nay đã tái bản 13 lần với nhiều sửa chữa, bổ sung từ mới. Cách đánh dấu giống với từ điển của Huỳnh Tịnh Của trên vần oe, uê, uơ và uy như hòe (tr. 728) húy, hủy (tr. 753), thúy, thủy, thụy (tr. 1547)các từ huệ, huề (tr. 749), thuở (tr. 1544); nhưng có thay đổi trên vần oa, như hoà, hoá, hoả (tr. 716). Chúng tôi rất tiếc khi thấy từ điển này không theo sát được tiến bộ của khoa ngôn ngữ học trong cách đặt dấu giọng trên các vần oe và uy dù rằng sách mới được in trong một vài năm gần đây.
- Viện Ngôn ngữ (Khoa học Xã hội Nhân văn), Từ điển Tiếng Việt (tái bản lần thứ 3), NXB Từ điển Bách Khoa (Ban Biên tập Từ điển Bách Khoa, chủ biên: Hoàng Long, Gia Huy, Quý An), in tại Công ty In Văn hoá Sài Gòn, 2007,. Khổ 14,5x20,5cm, 1.248 trang. Cách đánh dấu giống như trong Đại Nam Quốc âm Tự Vị trên các vần oa, oe, uy như hòa, hóa, hỏa, (tr. 377); húy, hủy (tr. 398), thòa, thóa, thỏa, (tr. 999); thõa, thọa (tr. 1000); thùy, thúy, thủy (tr. 1028), nhưng lại đặt dấu trên vần uê, uơ như thuế (tr. 1027), thuể (tr. 1027), thuở (tr. 1036). Cách sắp xếp từ không rõ ràng, khoa học. Thí dụ: từ thui, thủy đi trước từ thum rồi đến từ thụt, thuốc, thư. Dù xuất bản dưới danh nghĩa Viện Ngôn ngữ nhưng cuốn từ điển này lại không theo sát tiến bộ của khoa ngôn ngữ trong cách đặt dấu giọng trên các vần oa, oe và uy.
- Viện Ngôn ngữ (Khoa học Xã hội Nhân văn), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa (nhóm biên soạn: Quang Hùng, Minh Nguyệt). Chịu trách nhiệm xuất bản: Trịnh Tất Đạt. In tại Công ty In Văn hoá Sài Gòn, 2007. Khổ 16x24cm, 1488 trang. Cách đánh dấu các vần: oa hòa, hóa, hỏa, họa (tr. 496-497); oe hòe (tr. 505); uy húy, hủy (tr. 552); uơ thuở (tr. 1283). Cách sắp xếp giống như cuốn từ điển của nhóm Hoàng Long, Gia Huy. Nhiều từ lấy nguyên văn của nhóm trên và có thêm một số từ mới. Dù danh xưng là do Viện Ngôn ngữ xuất bản nhưng cuốn từ điển này cũng không theo sát tiến bộ của khoa ngôn ngữ trong cách đặt dấu giọng trên các vần oa, oe và uy.
- Các từ điển song ngữ Pháp-Việt, Việt-Pháp; Anh-Việt, Việt-Anh; Trung-Việt, Việt-Trung hoặc các loại từ điển khác như: Việt Nam Danh nhân Từ điển của Nguyễn Việt Anh, do Nhà sách Khai Trí xuất bản năm 1972, ở Sài Gòn. Từ điển Bách khoa Anh-Việt dành cho Thanh Thiếu niên, do một nhóm biên dịch gồm Nguyễn Thái Ân, Trần Quốc Việt…, NXB Thanh Niên, 1.506 trang, khổ 20x29cm, TP.HCM, 2001. Từ điển Công Giáo Anh-Việt của Nguyễn Đình Diễn, NXB Đồng Nai, 2.406 trang, khổ 20x29cm, TP.HCM, 2014.
Tất cả các từ điển này đều đặt dấu giọng theo thói quen có từ thời Taberd, Huỳnh Tịnh Của và không chú ý đến khía cạnh thống nhất dấu giọng theo ngôn ngữ học trên các vần oa, oe, uê, uơ, uy: hòa, hòe, huệ, thuở, thủy. Cùng vần uê, uơ, uy nhưng các từ điển lại đặt dấu giọng ở âm cuối trên chữ huệ, thuở trong khi lại đặt dấu giọng ở âm đầu trên chữ thuỷ.
1.3.2. Các từ điển theo sát tiến bộ của khoa ngôn ngữ
Trong số các từ điển tiếng Việt xuất bản, từ giai đoạn khởi đầu hình thành cho đến nay, chúng tôi rất chú ý đến Gustave Hue, Từ điển Việt-Hoa-Pháp (Dictionnaire Annamite- Chinois-Français), Nhà in Trung Hoà (Huế), 1937. Cách đánh dấu trên các vần oa, oe, uê, uơ và uy theo đúng với những tiến bộ của khoa ngôn ngữ học sau này. Tác giả đã nói ngay trong Lời mở đầu là mình “đặt dấu giọng trên các từ hoá, loè, tuỳ, nhưng riêng dấu nặng trên vần uy, đáng lẽ phải đặt trên nguyên âm y, nhưng vì nhà in thời đó không có các con chữ ỵ nên đành phải đặt ở bán nguyên âm u, thành ra phải in thành tụy (x. tr. 2). Thí dụ: Tuỳ, tuỷ, tuý, tụy (tr. 939); thoà, thoả, thoã, thoá thoạ (tr. 1.007); thuế (tr. 1026).
- Chúng tôi trân trọng công trình của giáo sư Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ trong cuốn Việt Nam Tự điển vì đã ứng dụng những tiến bộ của khoa ngôn ngữ học vào việc biên soạn cuốn từ điển này. Từ điển này gồm 2 cuốn: Quyển Thượng, từ vần A-L, Quyển Hạ, từ vần M-X. Khổ 16x24cm, gồm 1.866 trang và phần phụ lục I về Tục ngữ, Thành ngữ, điển tích 376 trang; phần phụ lục II về Nhân danh, Địa danh 273 trang. Sách do Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn phát hành năm 1970.
Riêng về cách đặt dấu giọng trên các vần oa, oe, uê, uơ, uy chúng tôi đã thấy có một sự thống nhất rõ ràng: đặt dấu trên đúng nguyên âm, nghĩa là phân biệt các chữ o, u trong các vần trên là các bán phụ âm hay bán nguyên âm, vì thế dấu giọng đặt ở nguyên âm đứng sau. Thí dụ: hoà, hoá, hoả, hoạ (tr. 615-619); hoè (tr. 628); huề, Huế, huệ (tr. 647); thuở (tr. 1619); huý, huỷ (tr. 648).
- Cuốn Từ điển Tiếng Việt giá trị và phổ thông nhất cho đại chúng, theo đúng khoa ngôn ngữ học như đã được Bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam quy định, là do Viện Ngôn ngữ học thực hiện, với giáo sư Hoàng Phê chủ biên, Hoàng Tuệ, Hoàng Văn Hành và nhóm thân hữu biên soạn, xuất bản lần đầu vào năm 1988, đến năm 2005 đã tái bản 11 lần gồm 39.924 mục từ. Năm 2013, cuốn này đã được sửa chữa và bổ sung bởi các nhà ngôn ngữ học: Vũ Xuân Lượng, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm Thị Thuỷ, Đào Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hoà, vẫn được giáo sư Hoàng Phê giữ vai trò chủ biên. In tại Hà Nội với 41.420 mục từ. Khổ 14,5x20,5cm, 1.565 trang. Các dấu giọng trên các vần theo đúng với Từ điển Bách khoa Việt Nam. Thí dụ: hoà, hoả, hoá, hoạ (tr. 577-580); hoè (tr. 588); huề, huệ (605); thuở (tr. 1244); huý, huỷ (tr. 608).
- Bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam được coi là tiêu chuẩn và quy phạm cho các từ điển khác về mặt ngôn ngữ học, do Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam thực hiện. Bộ này gồm 4 cuốn, phát hành cuốn I năm 1995 và tái bản lần I năm 2007, gồm 1204 trang; cuốn II in năm 2002, gồm 1035 trang; cuốn III năm 2003, gồm 878 trang; cuốn IV năm 2005, gồm 1167 trang và nhiều hình ảnh minh hoạ. Tổng cộng 4.233 trang chữ và hơn 100 trang minh hoạ in 4 màu trên khổ 19x27cm. Các dấu giọng trên các vần oa, oe, ue, uơ, uy đặt rất chuẩn. Thí dụ: hoà, hoả, hoá, hoạ (cuốn II, tr. 318-327); huế, huệ, huỷ (cuốn II, tr. 409-414).
1.3.3. Quy định của bộ Giáo dục và Đào tạo
Trong lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà biên soạn sách giáo khoa đã chú ý rất nhiều đến khoa ngôn ngữ học và dạy các em đặt đúng dấu giọng ngay từ lớp 1 trong các bài đọc đầu tiên của cuộc đời.
Trong bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, gồm 2 tập, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Đặng Thị Lanh chủ biên, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, chúng ta thấy các học sinh được học về cách đặt đúng dấu giọng trên các vần theo đúng những tiến bộ của khoa ngôn ngữ học hiện đại. Riêng trên các vần oa, oe, ue, uo và uy, mà công đồng xã hội đang đặt dấu không đúng, ở bài 91 trang 18, Tập 2, dạy cách đặt dấu trên vần oa, oe; bài 98 ở trang 32 dạy cách đặt dấu trên vần ue, uy và bài 99 ở trang 34 dạy cách đặt dấu trên vần uơ, uya và các em học sinh đã biết đánh dấu trên các từ hoạ, xoè, huệ, thuỷ, thuở. Nếu đọc kỹ bộ sách tiếng Việt, từ lớp 1 đến lớp 5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do NXB Giáo dục Việt Nam in năm 2014, chúng ta thấy các tác giả biên soạn đã giữ rất đúng cách đặt dấu giọng của khoa ngôn ngữ học hiện đại.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực truyền thông xã hội, đặc biệt trong báo chí, truyền hình, trên các bảng hiệu, thông báo của cơ quan Nhà nước cũng như dân sự, nhiều người, nhiều tổ chức đã không đặt dấu đúng với ngôn ngữ học, đặc biệt trên các vần oa, oe, ue, uơ, uy. Vì thế, dù các em học sinh tiểu học có đặt đúng dấu lúc còn nhỏ, nhưng khi nhìn mãi những dòng chữ trên sách báo, phim ảnh đặt dấu giọng khác với cách mình đã học, các em không biết phải chọn lựa cách nào cho đúng và dần dần đặt sai dấu.
2. Đi tìm nguyên nhân việc không thống nhất dấu giọng
Chúng ta không thể nói đến việc đặt dấu giọng sai hay đúng đối với các bậc tiền nhân thuở trước, vì tiếng Việt là một sinh ngữ luôn luôn phát triển và khoa ngôn ngữ học hiện đại mới chỉ có mặt trên thế giới cách đây 100 năm, và trong nước ta khoảng 50 năm mà thôi. Việc không thống nhất dấu giọng trong các từ điển, sách báo từ thời Alexandre de Rhodes cho đến nay là chuyện bình thường trong việc hình thành và phát triển tiếng Việt.
Tuy nhiên, một khi chúng ta đã có những nguyên tắc rõ ràng của khoa ngôn ngữ học để có cách đánh dấu chuẩn mực, được thể hiện qua các sách giáo khoa và từ điển như bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam, thì chúng ta cần tiến tới sự thống nhất cách đặt dấu giọng trên toàn quốc và phổ biến cả ra nước ngoài để những ai học tiếng Việt tìm được sự trong sáng và hợp lý.
Việc thiếu thống nhất trong cách đặt dấu giọng trên các vần oa, oe, ue, uơ, uy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như do thói quen đánh dấu từ nhỏ, do việc tra cứu các từ điển không đánh dấu đúng theo ngôn ngữ hiện đại. Lý do quan trọng nhất là sự lầm lẫn giữa âm và chữ trong tiếng Việt.
Trong mỗi ngôn ngữ, người ta phân biệt phụ âm và nguyên âm. Tiếng Việt hiện nay có 33 chữ cái: A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z với 5 thanh điệu: không dấu, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng (x. Quyết định số 240/QĐ, ngày 5/3/1984 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về Quy định về Chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt). Tiếng Việt có khoảng 55 âm vị.
Khi ngôn ngữ học hiện đại chưa phát triển, rất nhiều người Việt cho rằng các chữ a e i o u y đều là những nguyên âm, nên việc phát âm và đặt dấu giọng trên các từ giống như nhau. Thí dụ: từ hào và từ hoà gồm hai “nguyên âm” a và o, vì thế đặt dấu giọng vào giữa là giống nhau và hợp lý nên viết “hào” và “hòa”. Tương tự, các vần eo và oe với từ héo và hoè với hai “nguyên âm” e và o nên viết “héo” và “hòe”; vần iu và ui, uy với từ thiu, thúi, thúy vì cho rằng đó là các “nguyên âm” i, u và y. Khi đặt dấu giọng như thế, người ta thấy cân đối và đẹp nữa. Nhưng khi gặp vần êu và uê với từ tếu và tuế, người ta lại đặt dấu giọng khác nhau dù vẫn là “nguyên âm” ê và u. Các từ điển đều đặt dấu giọng ở âm sau trên các từ huệ, huề, Huế, cũng như khi gặp vần uơ trong từ thuở. Người ta không còn đưa ra lý do cân đối mà giải thích theo thói quen, như ta thấy đa số trong các từ điển, sách báo và trên các phương tiện truyền thông hiện nay.
Với ngôn ngữ học hiện đại, người ta phân biệt các chữ a e i o u y có thể là nguyên âm nhưng cũng có thể là bán nguyên âm (hay bán phụ âm) tuỳ theo cách đọc từ của mỗi dân tộc. Mỗi từ trong tiếng Việt được gọi là âm tiết. Đây là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói. Âm tiết trong tiếng Việt gồm âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu được biểu lộ thành không dấu hay dấu giọng. Theo truyền thống, âm tiết tiếng Việt được chia thành 2 phần: âm đầu và vần. Căn cứ vào phương thức kết thúc, âm tiết tiếng Việt được phân thành bốn loại: âm tiết mở, âm tiết nửa mở, âm tiết nửa khép và âm tiết khép. Trong tiếng Việt có 2 bán nguyên âm: /w/ và /j/ có đặc tính giống như nguyên âm /u/ và /i/ nhưng được phát âm lướt, không mở đầy đủ như /u/ và /i/. (x. Từ diển Bách khoa Việt Nam, mục từ Âm tiết, Q. 1, tr.118). Dấu giọng chỉ được đặt trên nguyên âm của một từ, vì khi "nguyên âm kết hợp với các âm tố khác, nó luôn tạo thành đỉnh của vần" (x. L.R. Zinder, Giản yếu lý thuyết đại cương về chữ Việt, Moekva, 1987; Bùi Khánh Thế, Nhập môn Ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, 1995, tr.53).
Trong các vần oa oe, uê, uơ, uy người ta không phân biệt được các âm đầu (chữ o và u) chỉ là bán nguyên âm /w/, còn các âm sau mới là nguyên âm và là âm chính, nên dấu giọng phải đặt trên nguyên âm này. Trong từ hoà /hwà/: chữ o là bán nguyên âm nên dấu giọng phải đặt trên nguyên âm a, còn trong từ hào /hàw/: chữ o là bán nguyên âm.
Tương tự, trong từ héo /héw/: chữ o là bán nguyên âm, còn trong từ hoè /hwè/: chữ o cũng là bán nguyên âm. Trong các từ tếu /tếw/, tuế /twế/ chữ u là bán nguyên âm, nên dấu giọng được đánh trên nguyên âm ê. Trong các từ thìu /θìw/, thúi /θúj/ hai chữ i ở đây rất khác nhau: chữ đầu là nguyên âm, chữ sau là bán nguyên âm /j/, nên dấu giọng được đánh trên nguyên âm i ở từ đầu và nguyên âm u ở từ sau. Nếu so sánh hai từ thúi /θúj/ và thuý /θwí/ ta sẽ thấy hai chữ u rất khác nhau: chữ u trong từ đầu là nguyên âm, chữ u ở từ sau là bán nguyên âm, nên vị trí đặt dấu khác nhau. Trong tiếng Việt, nhiều khi có 3 chữ được coi là nguyên âm viết liền nhau, nhưng phân tích về mặt ngôn ngữ học, ta chỉ thấy có 1 nguyên âm hay nguyên âm đôi. Thí dụ: ngoài /ηwàj/, tiêu /tiêw/, điều /điềw/.
Chính vì dựa trên cách phiên âm theo ngôn ngữ học hiện đại mà Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ và bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam cũng như các sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt dấu giọng trên các nguyên âm trong các vần oa, oe, uê, uơ, uy như trong các từ hoà, hoả, hoá, hoạ, hoè, huệ, thuỷ, thuở. Khi đặt đúng dấu giọng như thế chúng ta mới giải thích cho những ai học các ngoại ngữ thấy sự hợp lý của các dấu giọng trong tiếng Việt.
Các âm trong từ còn được đo lường bằng dụng cụ để xác định đó là âm tiết chính hay âm đệm, mở hay khép, nửa mở hay nửa khép. Phụ âm còn được chia theo vị trí cấu âm thành âm môi-môi, môi-răng… hay theo phương thức cấu âm thành âm tắc, âm xát, âm tắc xát, âm rung, âm bật hơi…vì ngôn ngữ học hiện đại là một khoa học chính xác, căn cứ trên dữ liệu thực tế chứ không phải do thói quen hay do kiểu viết cân đối cho đẹp mắt. Ta có thể cảm nghiệm và phân biệt giữa nguyên âm và bán nguyên âm bằng cách khi đọc các vần oa, oe, uê, uơ, uy, môi và miệng chúng ta bó buộc phải chụm lại giống như nhau và đọc lướt nên đó là bán nguyên âm /w/.
Nếu so sánh với tiếng Anh ta cũng thấy có sự tương tự. Nhiều người Việt Nam cảm thấy khó phân biệt các âm với chữ viết, nhất là đối với bán nguyên âm /w/ và /ju/ trong các từ bắt đầu bằng chữ o hay u. Thí dụ: chữ o trong các từ onus, onyx, opinion… là nguyên âm, trong khi chữ o trong các từ one, once,.. là bán nguyên âm /w/. Hoặc chữ u trong các từ ulcer, umbrella, unbelief, unguis … là nguyên âm /ᴧ/ trong khi chữ u trong các từ unit, uiniform, unicycle…là là bán nguyên âm /ju/. Điểm phân biệt này khá quan trọng để ta có thể dùng đúng các mạo từ a, an hoặc đọc đúng mạo từ the /ðe/ hay /ði/ trước các từ đó.
3. Tiến tới sự thống nhất dấu giọng
Nhiều người cho rằng khó có thể tiến đến sự thống nhất dấu giọng trong tiếng Việt, vì từ hơn 30 năm qua, kể từ quyết định số 240/QĐ, ngày 5/3/1984 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho đến năm 2015 này, tình trạng phân hoá càng tồi tệ hơn, số sách báo đánh dấu trên các vần oa oe uy không đúng với ngôn ngữ học càng nhiều hơn.
Nhiều nhà ngôn ngữ học không quan tâm đến vấn đề. Một số nhà ngôn ngữ học còn có thái độ tự mâu thuẫn với chính mình khi nhân danh Viện Ngôn ngữ xuất bản 2 cuốn Từ điển Tiếng Việt vào năm 2007 của NXB Từ điển Bách Khoa với các đặt dấu trên các vần oa oe uy ngược với Từ điển Bách khoa Việt Nam và các sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Chúng tôi thiết nghĩ: để thống nhất, các nhà ngôn ngữ học có thể đưa ra nguyên tắc thống nhất dấu giọng sau đây: "Dấu giọng luôn được đặt trên nguyên âm được dùng làm âm chính trong vần, chứ không đặt trên bán nguyên âm hay phụ âm. Thí dụ: hài /hàj/, hoà /hwà/. Trường hợp gặp nguyên âm đôi /ie/ /uô/ /ươ/ dấu giọng đặt vào nguyên âm đầu, nếu không có âm nào khác ở cuối vần. Thí dụ: chia lìa, lúa úa, chữa lửa. Nếu có âm cuối, dấu giọng được đặt vào nguyên âm sau. Thí dụ: tiêu tiền, uống thuốc, hướng dương”.
Thật ra, trong các sách báo hiện nay người ta chỉ không thống nhất trong việc đặt dấu giọng ở các vần oa oe uy, còn dấu giọng vẫn được đặt ở cuối vần uê và uơ. Nhà nước, qua Bộ Giáo dục-Đào tạo và Bộ Văn hoá-Thông tin, chỉ cần soạn một thông cáo ngắn, rồi nhờ các cơ quan truyền thông như báo chí, đài phát thanh, truyền hình nhắc nhở liên tục trong một vài tháng hay cùng lắm một vài năm là người dân ý thức được vấn đề. Chúng tôi cũng đề nghị gửi thông cáo này đến các trường học, cơ sở văn hoá, các toà soạn báo chí, các nhà xuất bản… để phổ biến cách đặt dấu giọng đúng theo ngôn ngữ học là có thể thay đổi nhanh chóng thói quen đặt sai dấu giọng này. Nhờ đó các sách báo in ra từ nay sẽ đạt được sự thống nhất về dấu giọng.
Thông báo có thể đại ý như sau:
"Bộ Giáo dục-Đào tạo và Bộ Văn hoá -Thông tin Việt Nam xin thông báo:
Để giữ gìn bản sắc tiếng Việt theo đúng ngôn ngữ học hiện đại, nhiều người Việt đặt chưa đúng dấu giọng trên các vần oa, oe, uy - nên viết là "hòa, lóe, thủy". Lý do là người ta chưa phân biệt được chữ o u có thể là nguyên âm /o/, /u/ và cũng có thể là bán nguyên âm /w/. Vì dấu giọng chỉ được đặt trên nguyên âm nên đề nghị chúng ta nên sửa lại cách viết như sau: "hoà, loé, thuỷ". Xin chân thành cảm ơn đồng bào.
Bộ Giáo dục - Bộ Văn hoá và Thông tin Việt Nam”
Việc thống nhất dấu giọng này theo đúng tiến bộ của khoa ngôn ngữ học sẽ đem lại danh dự cho dân tộc Việt Nam, cho Tiếng Việt chúng ta xứng đáng đứng vào hàng ngũ các dân tộc có ngôn ngữ phát triển đúng đắn trên thế giới. Đồng thời, cũng giúp cho những người học tiếng Việt hay giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài có thể hoàn chỉnh cách đánh dấu giọng theo đúng khoa ngôn ngữ học hiện đại.
Lời kết
Chúng tôi viết những dòng tâm huyết này để mời gọi các nhà ngôn ngữ học và mọi người quan tâm đến bản sắc văn hoá của người Việt chú ý đến vấn đề. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn các vị tiền nhân đã đổ biết bao công sức và cả máu đào để sáng tạo, phát triển và bảo vệ tiếng Việt trong dòng lịch sử Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm 400 năm Đoàn Thừa sai Dòng Tên đến Việt Nam (1615-2015)
Lm. Nguyễn Ngọc Sơn
Sáng thứ Ba, ngày 11/11/2015, chúng tôi có làm việc với ông Đồng Đức Vinh, Giám đốc Cty TNHH Sách Điện tử Trẻ, tại 161B Lý Chính Thắng, P.7, Q.3, TP.HCM. Chúng tôi bàn về cách đặt dấu giọng trên một vài từ tiếng Việt có vần như oa, oe, ue, uơ, uy. Ông cho chúng tôi biết rằng 80-90% các sách Việt ngữ xuất bản hiện nay đánh dấu giọng trên các từ như sau: hòa, hòe, huệ, thuở và thủy.
Chúng tôi thấy cách đặt dấu giọng trên đây không giống với cách đặt dấu được trình bày trong các sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cũng như trong các từ điển Việt ngữ như: Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2005, NXB Đà Nẵng; và nhất là cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam do Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển, xuất bản tại Hà Nội, năm 2005.
Tính cho đến ngày hôm nay, 29/11/2015, chúng tôi vẫn thấy tình trạng đặt dấu giọng như trên trong hai tờ báo có số lượng người đọc lớn nhất là nhật báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên, trên các thông báo, quảng cáo của Đài Truyền Hình Việt Nam cũng như trên nhiều bảng hiệu của các cơ quan công quyền và dân chúng.
Vì thế, chúng tôi muốn trình bày bài nghiên cứu này về việc thống nhất cách đặt dấu giọng trên vài vần cho phù hợp với khoa ngôn ngữ học hiện đại. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không đi sâu vào nghiên cứu chuyên môn, nhưng chỉ trình bày sơ lược vấn đề cho quần chúng để mong có sự thống nhất về dấu giọng trên cả nước theo đúng tiến bộ của khoa ngôn ngữ học. Đây cũng là vấn đề danh dự và niềm tự hào của người Việt chúng ta đối với những ai đang giảng dạy tiếng Việt cho con cháu và cho cả người nước ngoài.
1. Tìm hiểu cách đánh dấu của các nhà ngôn ngữ
Chúng tôi tạm chia việc đặt dấu giọng thành vài giai đoạn kể từ lúc hình thành chữ Quốc ngữ (1620-1659) cho đến ngày nay (2015) để tìm hiểu sơ qua về sự hình thành và phát triển cách đánh các dấu giọng trong dòng lịch sử dân tộc. Tài liệu là các sách báo còn để lại nhất là các từ điển như một thứ tiêu chuẩn quy định cách đặt dấu cho các sách báo đó.
1.1. Thời kỳ hình thành (1620-1659)
Chữ Quốc ngữ hiện nay là chữ ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh. Đây là loại chữ được các linh mục dòng Tên, gốc Bồ Đào Nha, như Francisco de Pina, João Roiz, Gaspar Luis, Cristoforo Borri, Alexandre de Rhodes, Gaspar d’Amaral với sự cộng tác âm thầm của nhiều người Việt như Igesico Văn Tín, Bento Thiện sáng tạo ra trong khoảng 1620-1659 (x. Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659, NXB Ra Khơi, Sài Gòn, 1972).
Điều đáng ghi nhận ở đây là dù khoa ngôn ngữ học vào thời đó chưa được hình thành, nhưng trong các tác phẩm của cha Đắc Lộ như “Phép giảng tám ngày”, “Văn phạm Annam”, nhất là cuốn “Từ điển Việt-Bồ-La” xuất bản tại Roma vào năm 1651, ngài đã đặt dấu giọng rất chính xác trên các từ như hoá, hoà, hoả (tr. 329-330) phân biệt với hào, háo (tr. 315, 316); thuế (tr. 782), lào (tr. 402), léo (tr. 411) và loã lồ (tr. 417). Các dấu giọng được đặt giống với cách đặt trong Từ điển Bách khoa Việt Nam 2005, trừ vần uy như từ hủy (tr. 341), thủy (tr.783).
1.2. Thời kỳ phát triển (1659-1865)
Chúng tôi lấy mốc năm 1865 vì đây là năm phát hành tờ Gia Định Báo, tờ báo tiếng Việt đầu tiên của người Việt bằng chữ Quốc ngữ. Trong khoảng hơn 200 năm, chữ Quốc ngữ chuyển từ tình trạng sử dụng hạn chế trong cộng đồng người theo đạo Công Giáo thành chữ được cả dân tộc Việt Nam chấp nhận, dù vẫn có những chống đối quyết liệt từ những nhà Nho tôn sùng chữ Hán với phong trào Văn Thân cho đến năm 1886 trên một vài miền của đất nước. Dân chúng chọn chữ quốc ngữ và bỏ chữ Nho vì đây là chữ dễ học, dễ viết: cả bộ chữ chỉ có 24 chữ cái viết từ 1 nét (như chữ i, l, c) tới 3 nét (như chữ m, N,M) trong khi chữ Nho có tới 214 bộ thủ (chữ cái) viết từ 1 đến 17 nét.
Trong thời kỳ này, nhiều giám mục của Hội Thừa Sai Paris đã biên soạn các cuốn từ điển giá trị đóng góp cho sự phát triển nhanh chóng của chữ Quốc ngữ.
Chúng tôi đặc biệt chú ý đến cuốn Từ điển Việt-La (Dictionarium Anamitico-Latinum) của Giám mục J.L. Taberd xuất bản năm 1838. Đây là công trình của Giám mục (Gm.) Adran biên soạn năm 1772-1773, được Gm. Taberd biên soạn lại với một ít thay đổi. Từ điển này ghi lại tiếng Việt, chữ Nôm vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 nên nhiều từ còn khá cổ như khuia, khuiếch, huiên… nhưng các dấu giọng đã đặt khá chuẩn, khá giống các từ điển tiếng Việt hiện nay. Thí dụ: áo, ào (tr. 6); công chúa (tr. 8); khóe, khỏe (tr. 232); khóat (tr. 231), khóai, khóan, khỏa (tr. 231); hào (tr. 192); hóa, hòa (tr. 201), hoại (tr. 202), hòe (tr. 205), hùa, huề, huệ (tr. 211), hủy (212); thào, thảo (tr. 484), thỏa (tr. 500), thuế (tr. 510), thùy, thủy (tr.510). Như thế, cách đặt dấu trên các vần oa, oe, ue, ươ và uy trong từ điển này đã trở thành tiêu chuẩn cho các từ điển về sau, thí dụ hòa, hòe, huệ, thuở và thủy và còn tồn tại cho đến ngày nay. Vài dấu còn đặt sai trên các vần như oai, oan, oat, sẽ được sửa lại trong các từ điển sau này.
1.3. Thời kỳ hoàn thành (1865-nay)
Khi được cộng đồng xã hội đón nhận và sử dụng, chữ quốc ngữ trở thành một sinh ngữ sống động, loại bỏ dần những từ cổ hủ và đón nhận những từ mới, gần gũi với đời sống của quần chúng. Nhiều sách vở được biên soạn và in ấn bằng chữ Quốc ngữ, dù chữ Nho (Hán) vẫn được chế độ quân chủ Triều Nguyễn dùng làm chữ chính thức cho đến năm 1945. Chúng tôi tạm chia các loại ấn phẩm thành 2 loại: không theo và theo sát tiến bộ của khoa ngôn ngữ
Trong thời kỳ hoàn thành của chữ quốc ngữ cho tiếng Việt, chúng ta ghi nhận cách đặt dấu giọng dần dần được khoa ngôn ngữ học tác động để đạt đến mức hoàn chỉnh của tiếng Việt ngày nay.
Đối với thế giới Âu Mỹ, khoa ngôn ngữ học hiện đại chỉ mới bắt đầu từ đầu thế kỷ XX, dù trong thế kỷ XIX đã có những nhà ngôn ngữ học so sánh như F. Bopp (1781-1867), người Đức; RK.Rask (1787-1832) người Đan Mạch; J. Grimm người Đức (1785-1863); JK. Zeuss (Đức); F. Diez (Đức); J. Dobrovsky (Czech); A.N. Vostokov (1781-1864), (Nga); J. Baudouin de Courtenay (Pháp). Chính F. de Saussure người Thuỵ Sĩ, với cuốn Giáo trình Ngôn ngữ học Đại cương ra mắt năm 1916, đã xác định được bản chất của ngôn ngữ và phương pháp luận nghiên cứu ngôn ngữ (x. Lê Đình Tư, Nhập môn Ngôn ngữ học, Hà Nội, 2009). Sau đó các nhà ngôn ngữ nghiên cứu sâu về ngữ âm học, âm vị học, phân loại các nguyên âm và phụ âm, vần, âm tố, âm vị cũng như từ vựng học, ngữ pháp học, phong cách học để ứng dụng vào tiếng Việt. Nhờ căn cứ vào khoa học này chúng ta mới có thể đặt đúng dấu giọng cho tiếng Việt.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đất nước bị người Pháp đô hộ, từ năm 1867-1945, rồi chiến tranh liên miên xảy ra, khoa ngôn ngữ học hiện đại chỉ được người Việt Nam biết đến từ sau năm 1954 khi cả hai miền Nam Bắc cùng quyết tâm thúc đẩy nền giáo dục đại học và xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Khá nhiều cuốn từ điển xuất hiện trong giai đoạn 1954-2015 nhưng nhiều nhà biên soạn chưa ứng dụng được những tiến bộ của khoa ngôn ngữ học vào trong tác phẩm của mình. Hầu như cách đặt dấu vẫn giữ nguyên như đã có trong từ điển của Taberd và Huỳnh Tịnh Của từ gần 200 năm trước.
1.3.1. Các từ điển không theo sát tiến bộ của khoa ngôn ngữ
Trong giai đoạn này có nhiều người đóng góp cho việc hoàn thành chữ Quốc ngữ như Giám mục L.M. Antoine Caspar Lộc với cuốn Từ điển Việt-Pháp xuất bản năm 1877 và tái bản tại Sài Gòn năm 1884 với cách đặt dấu trên các vần oa, oe uê, uy khá chuẩn và được Huỳnh Tịnh Của lấy lại sau này; J.F.M. Génibrel với cuốn từ điển Việt Pháp (Dictionnaire Annamite-Français) xuất bản năm 1898 và đặc biệt là Paulus Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) với cuốn Đại Nam Quốc Âm Tự Vị xuất bản năm 1895-1896. Đây là cuốn tự vị tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam, do người Việt biên soạn. Sách được tái bản nhiều lần. Ấn bản mới nhất do Nhà Xuất bản Trẻ in vào năm 1998 gồm 2 tập, dày 1.210 trang. Ngữ vựng trong đó rất phong phú. Thí dụ: từ “ăn” có đến 125 từ ghép khác nhau, được giải nghĩa rõ ràng.
Riêng về việc đặt dấu giọng, Huỳnh Tịnh Của đã đánh dấu trên các vần chuẩn xác gần giống các từ điển hiện nay. Ông theo cách đặt dấu giọng như trong từ điển của Taberd và sửa lại các vần không chuẩn trước đây như oai, oan, oat. Cách đặt dấu giọng của ông hầu như giống hệt với các từ điển hiện nay. Thí dụ: huệ, huề, húy, hủy, hủi (tr. 451), hóa, hòa, hỏa, họa (tr. 428-429) so với hào, háo, hảo (tr. 409); hòe, họe, hóe (tr. 437) so với héo, hèo, hẻo (tr. 416); thuở (tr. 1.040) thúy, thụy, thùy, thủy (tr, 1.038) so với thúi, thụi, thủi (tr. 1.038), khoái (tr. 495).
- Ban Văn học Hội Khai Trí Tiến Đức, Việt Nam Tự điển, Mặc Lâm xuất bản, Hà Nội, Nhà in Trung Bắc Tân Văn, 1931, 663 trang, khổ 19x25cm. Cách đánh dấu như Đại Nam Quốc âm Tự Vị: vần oa hóa, hòa, hỏa, họa (tr. 239-240); oe hòe (tr. 243); uê Huế, huề, huệ (tr. 251); uy húy, hủy (tr. 253).
- Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phan Xuân Thành: Đại Từ điển Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2013. Khổ 19x27cm, 1.872 trang chữ và 64 trang hình. Cuốn từ điển này được in lần đầu vào năm 1990 và đến nay đã tái bản 13 lần với nhiều sửa chữa, bổ sung từ mới. Cách đánh dấu giống với từ điển của Huỳnh Tịnh Của trên vần oe, uê, uơ và uy như hòe (tr. 728) húy, hủy (tr. 753), thúy, thủy, thụy (tr. 1547)các từ huệ, huề (tr. 749), thuở (tr. 1544); nhưng có thay đổi trên vần oa, như hoà, hoá, hoả (tr. 716). Chúng tôi rất tiếc khi thấy từ điển này không theo sát được tiến bộ của khoa ngôn ngữ học trong cách đặt dấu giọng trên các vần oe và uy dù rằng sách mới được in trong một vài năm gần đây.
- Viện Ngôn ngữ (Khoa học Xã hội Nhân văn), Từ điển Tiếng Việt (tái bản lần thứ 3), NXB Từ điển Bách Khoa (Ban Biên tập Từ điển Bách Khoa, chủ biên: Hoàng Long, Gia Huy, Quý An), in tại Công ty In Văn hoá Sài Gòn, 2007,. Khổ 14,5x20,5cm, 1.248 trang. Cách đánh dấu giống như trong Đại Nam Quốc âm Tự Vị trên các vần oa, oe, uy như hòa, hóa, hỏa, (tr. 377); húy, hủy (tr. 398), thòa, thóa, thỏa, (tr. 999); thõa, thọa (tr. 1000); thùy, thúy, thủy (tr. 1028), nhưng lại đặt dấu trên vần uê, uơ như thuế (tr. 1027), thuể (tr. 1027), thuở (tr. 1036). Cách sắp xếp từ không rõ ràng, khoa học. Thí dụ: từ thui, thủy đi trước từ thum rồi đến từ thụt, thuốc, thư. Dù xuất bản dưới danh nghĩa Viện Ngôn ngữ nhưng cuốn từ điển này lại không theo sát tiến bộ của khoa ngôn ngữ trong cách đặt dấu giọng trên các vần oa, oe và uy.
- Viện Ngôn ngữ (Khoa học Xã hội Nhân văn), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa (nhóm biên soạn: Quang Hùng, Minh Nguyệt). Chịu trách nhiệm xuất bản: Trịnh Tất Đạt. In tại Công ty In Văn hoá Sài Gòn, 2007. Khổ 16x24cm, 1488 trang. Cách đánh dấu các vần: oa hòa, hóa, hỏa, họa (tr. 496-497); oe hòe (tr. 505); uy húy, hủy (tr. 552); uơ thuở (tr. 1283). Cách sắp xếp giống như cuốn từ điển của nhóm Hoàng Long, Gia Huy. Nhiều từ lấy nguyên văn của nhóm trên và có thêm một số từ mới. Dù danh xưng là do Viện Ngôn ngữ xuất bản nhưng cuốn từ điển này cũng không theo sát tiến bộ của khoa ngôn ngữ trong cách đặt dấu giọng trên các vần oa, oe và uy.
- Các từ điển song ngữ Pháp-Việt, Việt-Pháp; Anh-Việt, Việt-Anh; Trung-Việt, Việt-Trung hoặc các loại từ điển khác như: Việt Nam Danh nhân Từ điển của Nguyễn Việt Anh, do Nhà sách Khai Trí xuất bản năm 1972, ở Sài Gòn. Từ điển Bách khoa Anh-Việt dành cho Thanh Thiếu niên, do một nhóm biên dịch gồm Nguyễn Thái Ân, Trần Quốc Việt…, NXB Thanh Niên, 1.506 trang, khổ 20x29cm, TP.HCM, 2001. Từ điển Công Giáo Anh-Việt của Nguyễn Đình Diễn, NXB Đồng Nai, 2.406 trang, khổ 20x29cm, TP.HCM, 2014.
Tất cả các từ điển này đều đặt dấu giọng theo thói quen có từ thời Taberd, Huỳnh Tịnh Của và không chú ý đến khía cạnh thống nhất dấu giọng theo ngôn ngữ học trên các vần oa, oe, uê, uơ, uy: hòa, hòe, huệ, thuở, thủy. Cùng vần uê, uơ, uy nhưng các từ điển lại đặt dấu giọng ở âm cuối trên chữ huệ, thuở trong khi lại đặt dấu giọng ở âm đầu trên chữ thuỷ.
1.3.2. Các từ điển theo sát tiến bộ của khoa ngôn ngữ
Trong số các từ điển tiếng Việt xuất bản, từ giai đoạn khởi đầu hình thành cho đến nay, chúng tôi rất chú ý đến Gustave Hue, Từ điển Việt-Hoa-Pháp (Dictionnaire Annamite- Chinois-Français), Nhà in Trung Hoà (Huế), 1937. Cách đánh dấu trên các vần oa, oe, uê, uơ và uy theo đúng với những tiến bộ của khoa ngôn ngữ học sau này. Tác giả đã nói ngay trong Lời mở đầu là mình “đặt dấu giọng trên các từ hoá, loè, tuỳ, nhưng riêng dấu nặng trên vần uy, đáng lẽ phải đặt trên nguyên âm y, nhưng vì nhà in thời đó không có các con chữ ỵ nên đành phải đặt ở bán nguyên âm u, thành ra phải in thành tụy (x. tr. 2). Thí dụ: Tuỳ, tuỷ, tuý, tụy (tr. 939); thoà, thoả, thoã, thoá thoạ (tr. 1.007); thuế (tr. 1026).
- Chúng tôi trân trọng công trình của giáo sư Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ trong cuốn Việt Nam Tự điển vì đã ứng dụng những tiến bộ của khoa ngôn ngữ học vào việc biên soạn cuốn từ điển này. Từ điển này gồm 2 cuốn: Quyển Thượng, từ vần A-L, Quyển Hạ, từ vần M-X. Khổ 16x24cm, gồm 1.866 trang và phần phụ lục I về Tục ngữ, Thành ngữ, điển tích 376 trang; phần phụ lục II về Nhân danh, Địa danh 273 trang. Sách do Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn phát hành năm 1970.
Riêng về cách đặt dấu giọng trên các vần oa, oe, uê, uơ, uy chúng tôi đã thấy có một sự thống nhất rõ ràng: đặt dấu trên đúng nguyên âm, nghĩa là phân biệt các chữ o, u trong các vần trên là các bán phụ âm hay bán nguyên âm, vì thế dấu giọng đặt ở nguyên âm đứng sau. Thí dụ: hoà, hoá, hoả, hoạ (tr. 615-619); hoè (tr. 628); huề, Huế, huệ (tr. 647); thuở (tr. 1619); huý, huỷ (tr. 648).
- Cuốn Từ điển Tiếng Việt giá trị và phổ thông nhất cho đại chúng, theo đúng khoa ngôn ngữ học như đã được Bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam quy định, là do Viện Ngôn ngữ học thực hiện, với giáo sư Hoàng Phê chủ biên, Hoàng Tuệ, Hoàng Văn Hành và nhóm thân hữu biên soạn, xuất bản lần đầu vào năm 1988, đến năm 2005 đã tái bản 11 lần gồm 39.924 mục từ. Năm 2013, cuốn này đã được sửa chữa và bổ sung bởi các nhà ngôn ngữ học: Vũ Xuân Lượng, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm Thị Thuỷ, Đào Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hoà, vẫn được giáo sư Hoàng Phê giữ vai trò chủ biên. In tại Hà Nội với 41.420 mục từ. Khổ 14,5x20,5cm, 1.565 trang. Các dấu giọng trên các vần theo đúng với Từ điển Bách khoa Việt Nam. Thí dụ: hoà, hoả, hoá, hoạ (tr. 577-580); hoè (tr. 588); huề, huệ (605); thuở (tr. 1244); huý, huỷ (tr. 608).
- Bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam được coi là tiêu chuẩn và quy phạm cho các từ điển khác về mặt ngôn ngữ học, do Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam thực hiện. Bộ này gồm 4 cuốn, phát hành cuốn I năm 1995 và tái bản lần I năm 2007, gồm 1204 trang; cuốn II in năm 2002, gồm 1035 trang; cuốn III năm 2003, gồm 878 trang; cuốn IV năm 2005, gồm 1167 trang và nhiều hình ảnh minh hoạ. Tổng cộng 4.233 trang chữ và hơn 100 trang minh hoạ in 4 màu trên khổ 19x27cm. Các dấu giọng trên các vần oa, oe, ue, uơ, uy đặt rất chuẩn. Thí dụ: hoà, hoả, hoá, hoạ (cuốn II, tr. 318-327); huế, huệ, huỷ (cuốn II, tr. 409-414).
1.3.3. Quy định của bộ Giáo dục và Đào tạo
Trong lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà biên soạn sách giáo khoa đã chú ý rất nhiều đến khoa ngôn ngữ học và dạy các em đặt đúng dấu giọng ngay từ lớp 1 trong các bài đọc đầu tiên của cuộc đời.
Trong bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, gồm 2 tập, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Đặng Thị Lanh chủ biên, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, chúng ta thấy các học sinh được học về cách đặt đúng dấu giọng trên các vần theo đúng những tiến bộ của khoa ngôn ngữ học hiện đại. Riêng trên các vần oa, oe, ue, uo và uy, mà công đồng xã hội đang đặt dấu không đúng, ở bài 91 trang 18, Tập 2, dạy cách đặt dấu trên vần oa, oe; bài 98 ở trang 32 dạy cách đặt dấu trên vần ue, uy và bài 99 ở trang 34 dạy cách đặt dấu trên vần uơ, uya và các em học sinh đã biết đánh dấu trên các từ hoạ, xoè, huệ, thuỷ, thuở. Nếu đọc kỹ bộ sách tiếng Việt, từ lớp 1 đến lớp 5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do NXB Giáo dục Việt Nam in năm 2014, chúng ta thấy các tác giả biên soạn đã giữ rất đúng cách đặt dấu giọng của khoa ngôn ngữ học hiện đại.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực truyền thông xã hội, đặc biệt trong báo chí, truyền hình, trên các bảng hiệu, thông báo của cơ quan Nhà nước cũng như dân sự, nhiều người, nhiều tổ chức đã không đặt dấu đúng với ngôn ngữ học, đặc biệt trên các vần oa, oe, ue, uơ, uy. Vì thế, dù các em học sinh tiểu học có đặt đúng dấu lúc còn nhỏ, nhưng khi nhìn mãi những dòng chữ trên sách báo, phim ảnh đặt dấu giọng khác với cách mình đã học, các em không biết phải chọn lựa cách nào cho đúng và dần dần đặt sai dấu.
2. Đi tìm nguyên nhân việc không thống nhất dấu giọng
Chúng ta không thể nói đến việc đặt dấu giọng sai hay đúng đối với các bậc tiền nhân thuở trước, vì tiếng Việt là một sinh ngữ luôn luôn phát triển và khoa ngôn ngữ học hiện đại mới chỉ có mặt trên thế giới cách đây 100 năm, và trong nước ta khoảng 50 năm mà thôi. Việc không thống nhất dấu giọng trong các từ điển, sách báo từ thời Alexandre de Rhodes cho đến nay là chuyện bình thường trong việc hình thành và phát triển tiếng Việt.
Tuy nhiên, một khi chúng ta đã có những nguyên tắc rõ ràng của khoa ngôn ngữ học để có cách đánh dấu chuẩn mực, được thể hiện qua các sách giáo khoa và từ điển như bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam, thì chúng ta cần tiến tới sự thống nhất cách đặt dấu giọng trên toàn quốc và phổ biến cả ra nước ngoài để những ai học tiếng Việt tìm được sự trong sáng và hợp lý.
Việc thiếu thống nhất trong cách đặt dấu giọng trên các vần oa, oe, ue, uơ, uy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như do thói quen đánh dấu từ nhỏ, do việc tra cứu các từ điển không đánh dấu đúng theo ngôn ngữ hiện đại. Lý do quan trọng nhất là sự lầm lẫn giữa âm và chữ trong tiếng Việt.
Trong mỗi ngôn ngữ, người ta phân biệt phụ âm và nguyên âm. Tiếng Việt hiện nay có 33 chữ cái: A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z với 5 thanh điệu: không dấu, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng (x. Quyết định số 240/QĐ, ngày 5/3/1984 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về Quy định về Chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt). Tiếng Việt có khoảng 55 âm vị.
Khi ngôn ngữ học hiện đại chưa phát triển, rất nhiều người Việt cho rằng các chữ a e i o u y đều là những nguyên âm, nên việc phát âm và đặt dấu giọng trên các từ giống như nhau. Thí dụ: từ hào và từ hoà gồm hai “nguyên âm” a và o, vì thế đặt dấu giọng vào giữa là giống nhau và hợp lý nên viết “hào” và “hòa”. Tương tự, các vần eo và oe với từ héo và hoè với hai “nguyên âm” e và o nên viết “héo” và “hòe”; vần iu và ui, uy với từ thiu, thúi, thúy vì cho rằng đó là các “nguyên âm” i, u và y. Khi đặt dấu giọng như thế, người ta thấy cân đối và đẹp nữa. Nhưng khi gặp vần êu và uê với từ tếu và tuế, người ta lại đặt dấu giọng khác nhau dù vẫn là “nguyên âm” ê và u. Các từ điển đều đặt dấu giọng ở âm sau trên các từ huệ, huề, Huế, cũng như khi gặp vần uơ trong từ thuở. Người ta không còn đưa ra lý do cân đối mà giải thích theo thói quen, như ta thấy đa số trong các từ điển, sách báo và trên các phương tiện truyền thông hiện nay.
Với ngôn ngữ học hiện đại, người ta phân biệt các chữ a e i o u y có thể là nguyên âm nhưng cũng có thể là bán nguyên âm (hay bán phụ âm) tuỳ theo cách đọc từ của mỗi dân tộc. Mỗi từ trong tiếng Việt được gọi là âm tiết. Đây là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói. Âm tiết trong tiếng Việt gồm âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu được biểu lộ thành không dấu hay dấu giọng. Theo truyền thống, âm tiết tiếng Việt được chia thành 2 phần: âm đầu và vần. Căn cứ vào phương thức kết thúc, âm tiết tiếng Việt được phân thành bốn loại: âm tiết mở, âm tiết nửa mở, âm tiết nửa khép và âm tiết khép. Trong tiếng Việt có 2 bán nguyên âm: /w/ và /j/ có đặc tính giống như nguyên âm /u/ và /i/ nhưng được phát âm lướt, không mở đầy đủ như /u/ và /i/. (x. Từ diển Bách khoa Việt Nam, mục từ Âm tiết, Q. 1, tr.118). Dấu giọng chỉ được đặt trên nguyên âm của một từ, vì khi "nguyên âm kết hợp với các âm tố khác, nó luôn tạo thành đỉnh của vần" (x. L.R. Zinder, Giản yếu lý thuyết đại cương về chữ Việt, Moekva, 1987; Bùi Khánh Thế, Nhập môn Ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, 1995, tr.53).
Trong các vần oa oe, uê, uơ, uy người ta không phân biệt được các âm đầu (chữ o và u) chỉ là bán nguyên âm /w/, còn các âm sau mới là nguyên âm và là âm chính, nên dấu giọng phải đặt trên nguyên âm này. Trong từ hoà /hwà/: chữ o là bán nguyên âm nên dấu giọng phải đặt trên nguyên âm a, còn trong từ hào /hàw/: chữ o là bán nguyên âm.
Tương tự, trong từ héo /héw/: chữ o là bán nguyên âm, còn trong từ hoè /hwè/: chữ o cũng là bán nguyên âm. Trong các từ tếu /tếw/, tuế /twế/ chữ u là bán nguyên âm, nên dấu giọng được đánh trên nguyên âm ê. Trong các từ thìu /θìw/, thúi /θúj/ hai chữ i ở đây rất khác nhau: chữ đầu là nguyên âm, chữ sau là bán nguyên âm /j/, nên dấu giọng được đánh trên nguyên âm i ở từ đầu và nguyên âm u ở từ sau. Nếu so sánh hai từ thúi /θúj/ và thuý /θwí/ ta sẽ thấy hai chữ u rất khác nhau: chữ u trong từ đầu là nguyên âm, chữ u ở từ sau là bán nguyên âm, nên vị trí đặt dấu khác nhau. Trong tiếng Việt, nhiều khi có 3 chữ được coi là nguyên âm viết liền nhau, nhưng phân tích về mặt ngôn ngữ học, ta chỉ thấy có 1 nguyên âm hay nguyên âm đôi. Thí dụ: ngoài /ηwàj/, tiêu /tiêw/, điều /điềw/.
Chính vì dựa trên cách phiên âm theo ngôn ngữ học hiện đại mà Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ và bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam cũng như các sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt dấu giọng trên các nguyên âm trong các vần oa, oe, uê, uơ, uy như trong các từ hoà, hoả, hoá, hoạ, hoè, huệ, thuỷ, thuở. Khi đặt đúng dấu giọng như thế chúng ta mới giải thích cho những ai học các ngoại ngữ thấy sự hợp lý của các dấu giọng trong tiếng Việt.
Các âm trong từ còn được đo lường bằng dụng cụ để xác định đó là âm tiết chính hay âm đệm, mở hay khép, nửa mở hay nửa khép. Phụ âm còn được chia theo vị trí cấu âm thành âm môi-môi, môi-răng… hay theo phương thức cấu âm thành âm tắc, âm xát, âm tắc xát, âm rung, âm bật hơi…vì ngôn ngữ học hiện đại là một khoa học chính xác, căn cứ trên dữ liệu thực tế chứ không phải do thói quen hay do kiểu viết cân đối cho đẹp mắt. Ta có thể cảm nghiệm và phân biệt giữa nguyên âm và bán nguyên âm bằng cách khi đọc các vần oa, oe, uê, uơ, uy, môi và miệng chúng ta bó buộc phải chụm lại giống như nhau và đọc lướt nên đó là bán nguyên âm /w/.
Nếu so sánh với tiếng Anh ta cũng thấy có sự tương tự. Nhiều người Việt Nam cảm thấy khó phân biệt các âm với chữ viết, nhất là đối với bán nguyên âm /w/ và /ju/ trong các từ bắt đầu bằng chữ o hay u. Thí dụ: chữ o trong các từ onus, onyx, opinion… là nguyên âm, trong khi chữ o trong các từ one, once,.. là bán nguyên âm /w/. Hoặc chữ u trong các từ ulcer, umbrella, unbelief, unguis … là nguyên âm /ᴧ/ trong khi chữ u trong các từ unit, uiniform, unicycle…là là bán nguyên âm /ju/. Điểm phân biệt này khá quan trọng để ta có thể dùng đúng các mạo từ a, an hoặc đọc đúng mạo từ the /ðe/ hay /ði/ trước các từ đó.
3. Tiến tới sự thống nhất dấu giọng
Nhiều người cho rằng khó có thể tiến đến sự thống nhất dấu giọng trong tiếng Việt, vì từ hơn 30 năm qua, kể từ quyết định số 240/QĐ, ngày 5/3/1984 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho đến năm 2015 này, tình trạng phân hoá càng tồi tệ hơn, số sách báo đánh dấu trên các vần oa oe uy không đúng với ngôn ngữ học càng nhiều hơn.
Nhiều nhà ngôn ngữ học không quan tâm đến vấn đề. Một số nhà ngôn ngữ học còn có thái độ tự mâu thuẫn với chính mình khi nhân danh Viện Ngôn ngữ xuất bản 2 cuốn Từ điển Tiếng Việt vào năm 2007 của NXB Từ điển Bách Khoa với các đặt dấu trên các vần oa oe uy ngược với Từ điển Bách khoa Việt Nam và các sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Chúng tôi thiết nghĩ: để thống nhất, các nhà ngôn ngữ học có thể đưa ra nguyên tắc thống nhất dấu giọng sau đây: "Dấu giọng luôn được đặt trên nguyên âm được dùng làm âm chính trong vần, chứ không đặt trên bán nguyên âm hay phụ âm. Thí dụ: hài /hàj/, hoà /hwà/. Trường hợp gặp nguyên âm đôi /ie/ /uô/ /ươ/ dấu giọng đặt vào nguyên âm đầu, nếu không có âm nào khác ở cuối vần. Thí dụ: chia lìa, lúa úa, chữa lửa. Nếu có âm cuối, dấu giọng được đặt vào nguyên âm sau. Thí dụ: tiêu tiền, uống thuốc, hướng dương”.
Thật ra, trong các sách báo hiện nay người ta chỉ không thống nhất trong việc đặt dấu giọng ở các vần oa oe uy, còn dấu giọng vẫn được đặt ở cuối vần uê và uơ. Nhà nước, qua Bộ Giáo dục-Đào tạo và Bộ Văn hoá-Thông tin, chỉ cần soạn một thông cáo ngắn, rồi nhờ các cơ quan truyền thông như báo chí, đài phát thanh, truyền hình nhắc nhở liên tục trong một vài tháng hay cùng lắm một vài năm là người dân ý thức được vấn đề. Chúng tôi cũng đề nghị gửi thông cáo này đến các trường học, cơ sở văn hoá, các toà soạn báo chí, các nhà xuất bản… để phổ biến cách đặt dấu giọng đúng theo ngôn ngữ học là có thể thay đổi nhanh chóng thói quen đặt sai dấu giọng này. Nhờ đó các sách báo in ra từ nay sẽ đạt được sự thống nhất về dấu giọng.
Thông báo có thể đại ý như sau:
"Bộ Giáo dục-Đào tạo và Bộ Văn hoá -Thông tin Việt Nam xin thông báo:
Để giữ gìn bản sắc tiếng Việt theo đúng ngôn ngữ học hiện đại, nhiều người Việt đặt chưa đúng dấu giọng trên các vần oa, oe, uy - nên viết là "hòa, lóe, thủy". Lý do là người ta chưa phân biệt được chữ o u có thể là nguyên âm /o/, /u/ và cũng có thể là bán nguyên âm /w/. Vì dấu giọng chỉ được đặt trên nguyên âm nên đề nghị chúng ta nên sửa lại cách viết như sau: "hoà, loé, thuỷ". Xin chân thành cảm ơn đồng bào.
Bộ Giáo dục - Bộ Văn hoá và Thông tin Việt Nam”
Việc thống nhất dấu giọng này theo đúng tiến bộ của khoa ngôn ngữ học sẽ đem lại danh dự cho dân tộc Việt Nam, cho Tiếng Việt chúng ta xứng đáng đứng vào hàng ngũ các dân tộc có ngôn ngữ phát triển đúng đắn trên thế giới. Đồng thời, cũng giúp cho những người học tiếng Việt hay giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài có thể hoàn chỉnh cách đánh dấu giọng theo đúng khoa ngôn ngữ học hiện đại.
Lời kết
Chúng tôi viết những dòng tâm huyết này để mời gọi các nhà ngôn ngữ học và mọi người quan tâm đến bản sắc văn hoá của người Việt chú ý đến vấn đề. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn các vị tiền nhân đã đổ biết bao công sức và cả máu đào để sáng tạo, phát triển và bảo vệ tiếng Việt trong dòng lịch sử Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm 400 năm Đoàn Thừa sai Dòng Tên đến Việt Nam (1615-2015)
Lm. Nguyễn Ngọc Sơn