Một vị ân nhân và cũng là người cha của bốn đứa con, đã biết khám phá ra phương cách làm sao để đem những nguyên tắc chỉ đạo của Thánh Biển Đức ra áp dụng vào ngay chính giáo hội bé nhỏ của ông, là gia đình.

Ông Dwight Longenecker, được sinh ra tại Hoa Kỳ, là một tác giả và cũng là người nói chuyện trên đài phát thanh hiện đang sống tại Anh Quốc trong gần hơn 20 năm qua, đã viết một cuốn sách có nhan đề “Con Ơi Hãy Lắng Nghe: Thánh Biển Đức đối với các Vị Làm Cha,” được xuất bản bởi nhà sách Morehouse, về việc làm sao áp dụng các nguyên tắc của Thánh Biển Đức vào cuộc sống gia đình.

Ông đã chia sẽ với hãng tin Zenit về việc làm thế nào mà những hiểu biết, thông thái của các linh mục dòng có thể được đem ra để giúp đở cho những người làm cha trong thời buổi hiện nay trong việc khiêm tốn lèo lái các gia đình của họ, cũng như để cổ võ nguyên tắc yêu thương.


Hỏi (H): Nói một cách ngắn gọn, thưa Ông, đâu là những điểm chính yếu về Nguyên Tắc của Thánh Biển Đức?

Ông Longenecker (T): Thưa, Nguyên Tắc của Thánh Biển Đức nhìn chung thật là đơn giản thế nhưng một loạt các hướng dẩn của Ngài về đời sống cộng đồng trong thế kỷ thứ sáu tại nước Ý Đại Lại mang một ý nghĩa hết sức quan trọng, thâm sâu. Lời khấn hứa của một tu đệ Biển Đức gồm có: sự vâng lời, sự kiên quyết; và sự hoán chuyển đời sống. Theo một nghĩa nào đó, thì tinh thần của nguyên tắc đó, lại là điều quan trọng nhất. Nguyên Tắc của Thánh Biển Đức sở dĩ vẫn còn tồn tại, vẫn còn có hữu ích vì lẽ Ngài đã có một hiểu biết hết sức thâm sâu về tâm lý con người, và Ngài đã biết cách áp dụng nguyên tắc kỷ luật với đầy lòng trắc ẩn, và Ngài nhận thấy rằng cuộc kiếm tìm về đời sống tâm linh là một cuộc đuổi đeo Thiên Chúa hết sức vui mừng và hoan hỉ chỉ nội trong phạm vi của cuộc sống đời thường mà thôi. Đó là niềm khoái cảm vui sướng của tinh thần, và vì thế, những nguyên tắc của Ngài vẫn hãy còn rất ư là sống động cho rất nhiều người thời nay.

(H): Thế điều gì đã thúc đẩy Ông trong việc áp dụng Nguyên Tắc đó qua việc nuôi nấng con cái, và cụ thể là vào vai trò của người làm cha trong gia đình?

(T): Là một tử đệ Biển Đức, tôi đã học biết về Nguyên Tắc của Ngài, và cố gắng sống đúng với tinh thần của Nguyên Tắc đó trong khoảng một thời gian. Khi tôi kết hôn và có con cái, thì những nguyên tắc giản đơn về việc sống hòa hợp với nhau trong tình yêu thương của Thiên Chúa mà Thánh Biển Đức đã dạy, dường như rất đúng và rất hợp cho đời sống gia đình. Tôi bị đánh động bởi những từ ngữ mở đầu của nguyên tắc: “Hỡi con, hãy lắng nghe. .. hãy ngoảnh tai để biết lắng nghe lời khuyên bảo của một Người Cha yêu thương.” Đến khi tôi ngồi xuống và đọc hết các Nguyên Tắc của Thánh Biển Đức bằng chính cặp mắt đời thường của một người làm cha trong gia đình, tôi mới nhận thấy được là Ngài đã đưa ra rất nhiều các nguyên tắc và chỉ dẫn rất hữu ích, rất thiết thực và rất cần thiết cho các gia đình. Lời khuyên bảo của Ngài dành cho các gia đình quả là rất xuất chúng vì lẽ tính năng động tiềm ẩn bên trong của Nguyên Tắc. Thánh Biển Đức không có viết ra một luận thuyết vĩ đại và quá cao vời về đời sống cầu nguyện hay đời sống tâm linh. Ngài viết ra những nguyên tắc rất ư là thực tế, hữu dụng cho những người bình thường để họ biết cách sống cùng với nhau. Ngài mong họ hãy làm việc cật lực, đọc và cầu nguyện thật nhiều. Chính vì thế mà nguyên tắc của Ngài được đem ra áp dụng trong đời sống gia đình bởi vì nó chính là một chuổi đầy tràn các ơn huệ của việc cầu nguyện, làm việc và chung sống với nhau.

(H): Thưa Ông, đâu là những khía cạnh về Nguyên Tắc của Thánh Biển Đức có liên hệ hữu hiệu nhất trong việc nuôi dạy con cái?

(T): Thưa, Thánh Biển Đức nêu ra rất nhiều đoạn có liên quan đến việc rèn luyện các tu đệ, nhằm giúp chúng ta tái xét lại việc cần phải có một nguyên tắc yêu thương trong gia đình. Những hướng dẫn của Ngài về đời sống cầu nguyện giúp chúng ta cấu trúc lại một đời sống cầu nguyện hết sức giản đơn nhưng hiệu quả trong các gia đình, và lời khuyên hữu ích của Ngài về việc sống hài hòa với nhau, về việc mở rộng đối thoại để giúp đở các gia đình biết làm việc cùng nhau, qua những tình huống khó khăn trong tình yêu thương lẫn nhau.

Quan trọng nhất vẫn là, tôi mong muốn tinh thần của Thánh Biển Đức được lan truyền rộng rãi để mỗi một thành viên trong cộng đồng nhân loại biết trân trọng và biết yêu thương vô điều kiện. Kỷ luật luôn luôn là một điều tốt đẹp đối với người bị kỷ luật-chứ không phải là điều để an ủi của các cha trưởng tu viện hay là điều tốt đẹp cho cộng đồng. Mỗi thành viên của cộng đồng nên biết vâng lời và phục vụ lẫn nhau trong tình yêu thương, chứ không chỉ đơn giản vâng lời cha trưởng tu viện theo kiểu quân phiệt xưa cổ. Thì những nguyên tắc này giúp hình thành nên gia đình như là nền tảng chính của cộng đồng Kitô hữu; chính vì thế, nó trở nên tảng đá góc tường cho một công đồng Kitô hữu rộng lớn hơn và cho một nền văn hóa tình thương của người Kitô giáo.

(H): Thưa Ông, đâu là những thách đố cụ thể mà những người cha gặp phải trong việc lèo lái gia đình của họ?

(T): Trách nhiệm làm cha đang bị đe dọa trong thời đại ngày nay. Những khuynh hướng thúc đẩy của việc nữ tính hóa, của việc đồng tính luyến ái và chủ nghĩa thế tục đang tấn công chế độ gia trưởng, thế nhưng sự thật luôn luôn lúc nào cũng thắng thế. Các người con vẫn cần đến những người cha. Dĩ nhiên, là có rất nhiều người cha xấu xa, tội lỗi, đã làm hư hỏng và gây tổn thất nặng nề cho những người con; thế nhưng, rất ít khi chúng ta nghe điều ngược lại. Việc trách móc lẫn nhau là điều không tốt. Câu trả lời cho những người cha xấu xa, tội lỗi không phải là việc bỏ đi tất cả những người làm cha đó, mà là khuyến khích họ hãy học biết cách trở nên những người cha gương mẫu, vì lẽ, tiềm ẩn sâu xa trong mỗi trái tim của chúng ta vẫn là những hình ảnh về người cha mạnh mẽ, biết yêu thương và có đời sống tâm linh thánh thiện.

Những người nam giới trong thời đại ngày nay cần phải biết thể hiện vai trò làm cha của mình một cách nghiêm túc. Nếu họ không có một thần tượng về một người cha gương mẫu, thánh thiện, thì họ cần kiếm tìm cho được một người như thế. Họ không nên cảm thấy xấu hổ khi gia nhập những nhóm dành cho nam giới, để dưỡng nuôi và cũng cố hơn nữa khía cạnh nam tính của họ, giống hệt như Chúa Kitô vậy. Nếu được như thế, thì những người làm cha như vậy mới có thể biết cách để giúp đở những đứa con trai, con gái của họ biết cách trở thành những người con mạnh mẽ, trong sạch và cao quý cho Thiên Chúa.

(H): Thưa Ông, việc làm cha của con trẻ có giống với việc làm cha trưởng tu viện - như Thánh Biển Đức - đối với các tu đệ?

(T): Thưa, từ “cha trưởng tu viện” có cùng nguồn gốc với từ mà Chúa Giêsu dùng khi nói về Thiên Chúa-tức “abba.” Cũng vì thế, mà cha trưởng tu viện cũng có nghĩa như là người “làm cha,” và mối quan hệ giữa cha trưởng tu viện và các tu đệ là nguyên tắc khởi đầu, cũng giống như việc làm cha đối với những người con trai vậy. Nó hoàn toàn tương tự với việc làm cha ở đời thường, và đó là một nguyên tắc xuyên suốt từ trang này qua trang khác. Thật là thú vị khi biết rằng mối quan hệ giữa cha trưởng tu viện với vị tu học dần lớn mạnh hơn thông qua nguyên tắc một cách hết sức tinh tế. Thoạt đầu, vị tu học phải biết vâng lời cha trưởng tu viện ngay lập tức mà không phải thắc mắc bất cứ điều gì cả. Sau đó, mối quan hệ dần được vững chải hơn, khi đó sự vâng phục tức thời được hòa trộn với những câu hỏi hợp lý theo cách mà các tu đệ biết vâng phục lẫn nhau. Điều này phản ánh mối quan hệ của người cha đối với các con cái của mình khi các con đó dần lớn lên và trở nên có trách nhiệm hơn. Thì mối quan hệ đó giúp nảy sinh ra sự tự tin và tình yêu thương kính trọng lẫn nhau. Mối quan hệ giữa người cha và người con rất là quan trọng, cũng giống như mối quan hệ của chúng ta với chính Thiên Chúa vậy. Cho dẫu có đồng ý hay không, tâm lý con người của chúng ta đã được tiền định theo cách sắp đặt đó để hình ảnh về “người cha” của chúng ta luôn luôn trở thành hình ảnh của chính Thiên Chúa.

Nếu việc làm cha là sai trái, là lầm lỗi, thì thần học của chúng ta cũng tương tự. Nếu việc làm cha là đúng đắn, gương mẫu, thì chúng ta, với tư cách là những cá nhân và xã hội, sẽ có một hình ảnh tuyệt hảo về chính Thiên Chúa.

(H): Thưa Ông, theo Thánh Biển Đức, thì đâu là loại người đàn ông mà một cha tu viện trưởng hay một người làm cha trong cuộc sống đời thường, phải trở nên giống? Và kiểu cộng đồng nào mà người cha đó cố gắng gầy dựng nên trong chính gia đình của mình?

(T): Thưa, có một chương rất dài ngay lúc bắt đầu của nguyên tắc về việc cha viện trưởng phải nên trở thành một kiểu người đàn ông như thế nào, và qua từng điểm một của nguyên tắc, nó có thể được đem ra áp dụng về việc một người cha Kitô giáo phải là một người cha như thế nào.

Chủ yếu là, cha viện trưởng phải là một người đàn ông mạnh mẽ, biết yêu thương, chững chạc, là người được ơn huệ của Chúa Kitô. Cha viện trưởng ấy phải biết nhìn nhận trách nhiệm và quyền hạn từ chính Thiên Chúa, và cũng vì thế phải biết khiêm tốn, lãnh nhận quyền bính đó trong sự kính sợ Thiên Chúa, và không bao giờ ra oai đối với những người khác, mà trái lại biết cách cư xử với các tu đệ của mình với sự quan tâm, âu yếm. Nhà của người Kitô giáo được “quy trị” bởi người làm cha, trong tinh thần phục vụ, yêu thương, và cho đi vì tất cả mọi thành viên. Đây là một lý tưởng rất cao vời, và hết sức đẹp đẽ, vì lẽ, chúng ta không nên xin lỗi, chỉ đơn giản vì một số người làm cha cố tình lạm dụng nó. Cha trưởng tu viện của Thánh Biển Đức, và cũng tương tự như những người làm cha trong các gia đình Kitô giáo, phải không ngừng nghĩ cậy trông vào sự giúp đở của Thiên Chúa để nhận biết ra rằng mình hoàn toàn lệ thuộc vào những ơn huệ của Thiên Chúa mọi lúc mọi nơi. Hơn thế nữa, khi chúng ta không đạt đến lý tưởng cao vời đó, thì chúng ta cần phải biết khiêm tốn để cầu xin sự tha thứ từ chính Thiên Chúa, cũng như từ các người vợ và các con cái.

Đây là điều rất quan trọng bởi vì các con cái cần biết rằng những người cha của chúng không những có lúc lầm lỗi mà còn biết nhận ra được yếu điểm và cầu sin sự tha thứ trong những lúc vấp ngã đó. Nếu các con cái nhận thấy rằng những người cha của chúng cầu xin sự tha thứ, thì khi chúng lầm lỗi, chúng cũng sẽ biết cách làm tương tự như vậy.

(H): Thưa Ông, có những hướng dẫn nào trong Nguyên Tắc mà cha mẹ không nên đem ra áp dụng cho những người con của mình?

(T): Thưa, Thánh Biển Đức cho phép các vị tu trẻ bị đánh đập một cách nặng nề nếu cần thiết, mà rất nhiều cha mẹ thời nay rất khúm núm với điều đó. Họ cũng tìm ra được rằng những đòi hỏi của Thánh Biển Đức đối với việc vâng phục ngay tức khắc và vâng phục theo kiểu mù quáng rất ư là nghiêm khắc. Nhưng, nhìn chung, tinh thần về Nguyên Tắc của Thánh Biển Đức không có gì là “nghiêm khắc hay tạo ra gánh nặng” cho lắm. Cũng có một số nguyên tắc cụ thể không được đem ra áp dụng đối với cuộc sống gia đình thời nay vì lẽ nó chỉ có áp dụng được trong đời sống tu viện mà thôi, hay chỉ đơn giản là chúng được viết ra cho những người Ý thuộc thế kỷ thứ sáu. Chẳng hạn như, Thánh Biển Đức nói với các tu đệ của mình rằng, không nên đi ngủ với kiếm còn trên mình, và đưa ra những chỉ dẫn cụ thể về cách ăn mặc và chế độ ăn uống. Tôi đã cố gắng đọc lướt qua những luật lệ cụ thể này để hiểu được động cơ thúc đẩy của Thánh Biển Đức; và một khi chúng ta biết được điều đó, chúng ta mới hiểu được lý do cho những luật lệ cụ thể đó, và đem ra áp dụng chúng khi cần trong thế giới ngày nay.

(H): Thưa Ông, đâu là những nguyên tắc khác của Thánh Biển Đức để có thể đem ra áp dụng trong đời sống thời nay cho những người giáo dân bình thường?

(T): Thưa, cuốn sách khác của Thánh Biển Đức mà tôi đã viết ra được gọi là “Thánh Biển Đức và Thánh Têrêsa - Luật Lệ Nhỏ và Con Đường Nhỏ.” Qua cuốn sách này, tôi nêu ra những nguyên tắc về tâm linh của Thánh Biển Đức và chúng hoàn toàn tương xứng với đời sống và những giảng dạy của Thánh Têrêsa Thành Lisieux. Những điểm chung tương đồng rất là đặc biệt, ngoại lệ. Một vị thánh thì giống như một ông cụ cổ trong đời sống tôn giáo trong khi đó vị thánh kia thì lại giống như một đứa trẻ thơ. Cả hai vị thánh này đều nhận ra Thiên Chúa qua cuộc sống làm việc thường ngày, và đó chính là một nguyên tắc nền tảng để thật sự làm sinh động hóa về Nguyên Tắc của Thánh Biển Đức.

Đối với cả hai vị: Thánh Biển Đức và Thánh Têrêsa, “Thiên Chúa không phải ở bất kỳ nơi đâu.” Cả hai tin rằng Thiên Chúa hiện diện trong những niềm vui và những nỗi buồn phiền thống khổ trong đời sống thường ngày của chúng ta, và cuộc kiếm tìm thiêng liêng chính là cuộc tìm kiếm để nhận thấy được bàn tay vĩ đại của Thiên Chúa qua tất cả những công trình của Ngài-đặc biệt là qua những gì là nhỏ nhất trong đời sống.