Làm sao để nhà hưu dưỡng của các linh mục đúng như tên gọi: Nghỉ-Dưỡng.
Đọc bài Đến thăm khu nhà hưu dưỡng của các linh mục của bạn Thanh Bình, làm tôi cứ suy ngẫm hoài và tôi đã tìm hiểu và cảm nhận rằng, đó là không phải ai cũng hiểu đâu hay vì không muốn hiểu, một số thôi. Một sự thật mà qua bài viết này làm tôi thấy chạnh lòng cho đời sống các ngài vào tuổi xế chiều.
Ở đó có một số cha tôi biết, một số không. Nhưng thừa nhận rẳng các ngài cô đơn quá. Thiếu thốn tình, sự chăm sóc và có thể nói mọi thứ đang phải tự lo là chính hay có chăm sóc thì cũng một cách qua loa đại khái thôi. Cảm nhận của tôi là ở phương trời đó các ngài đang chống chọi với sự cô đơn, buồn tẻ, bệnh tật đau yếu, thiếu bóng người thân người quen…
Có một số cha thì anh chị em ruột tuy đang còn sống nhưng cũng do tuổi già, bệnh tật nên họ không thể có điều kiện để ra thăm viếng đã đành, đáng trách là mấy đứa thế hệ cháu chắt bà con họ hàng chúng nó không biết để thay phiên mà chăm sóc, có đứa tôi còn biết được cha nuôi khi còn nhỏ nhưng thử hỏi một năm đi được mấy lần. Có những giáo xứ giáo dân mà trước đây các cha đã cống hiến phục vụ hàng chục năm trời thử hỏi có một ai đến thăm viếng cha già không?
Tôi cũng đã có lần ghé thăm cha ở đó nhưng công nhận cái giường ngủ của cha hôi bẩn quá. Có phải những con người này mà bạn Thanh Bình muốn nói tới là họ hiểu cả nhưng vì không muốn hiểu; hay những người khác hiểu nhưng giả vờ không hiểu. Cuối đời các ngài có nên phải vậy hay như có chương trình từ thiện quyên góp cho mỗi cha 300$/năm như kiểu này (lên danh sách để ủng hộ). Hiện tại cũng có một số cha đã nhìn thấy cảnh đó, lo tương lai cho mình nên đã tậu đất xây nhà ở các vùng quê, nghe có vẻ “khôn thì sống vống thì chết”.
Bạn Thanh Bình có nhắc tới cái Tivi, tức là cứ bật lên cho có tiếng người cho vui. Cũng cái Tivi nhưng khi còn nhỏ tôi bị cha xứ nhắc nhở là hãy tránh xa vì nó ảnh hưởng tới kinh hạt, hay nói cách khác nó là cái xấu. Một đời phục vụ các ngài bày dạy cho giáo dân học cách yêu thương, lòng từ bi, sự hiếu thảo và tình yêu thương được thể hiện như thế nào hay “Ai cũng hiểu nhưng vì không muốn hiểu”.
Đời sống gia đình, khi về già người ta cảm nhận được hạnh phúc khi có con cháu sum vầy thay nhau chăm sóc, lo cho bát cơm, bát cháo, thuốc men, chạy thầy chạy thuốc, bồng bế, vệ sinh… trẻ cậy cha già cậy con là thế. Ai chẳng biết sống đời linh mục là 24/24 thưa lời xin vâng, nhưng không có nghĩa mặc kệ “mây trời để gió cuốn đi” mà chúng ta không làm gì để giúp các ngài.
Thiết nghĩ, để quý cha có được cuộc sống an nhàn thư thái sau một đời hết mình phụng sự Chúa và Giáo Hội, theo tôi cần phải xây dựng một quy chế rõ ràng, chẳng hạn:
· Có một khu nghĩ dưỡng độc lập, khang trang sạch sẽ, gần nơi có bà con giáo dân.
Luôn đề cao giáo dục nhận thức về sự biết ơn, sự hiểu thảo đối với các cha.
· Điều động các thầy trường đại, trường tiểu, các chú… luân phiên định kỳ ở, sinh hoạt tham gia Thánh lễ, kinh hạt, chăm sóc và học tập ở các cha già.
· Giáo dân trong toàn giáo phận đóng góp vật chất phù hợp với điều kiện sống hiện tại, không nhờ đến sự trợ giúp từ nơi khác.
· Đến tuổi nghỉ hưu, có thể tất cả các cha về nghỉ dưỡng chung, không tách bạch, không riêng rẽ, nhằm xây dựng và phát triển khu nghĩ dưỡng lâu dài: an vui- hạnh phúc-công bằng- bình đẳng.
· …
DAVID MINH.
Đọc bài Đến thăm khu nhà hưu dưỡng của các linh mục của bạn Thanh Bình, làm tôi cứ suy ngẫm hoài và tôi đã tìm hiểu và cảm nhận rằng, đó là không phải ai cũng hiểu đâu hay vì không muốn hiểu, một số thôi. Một sự thật mà qua bài viết này làm tôi thấy chạnh lòng cho đời sống các ngài vào tuổi xế chiều.
Ở đó có một số cha tôi biết, một số không. Nhưng thừa nhận rẳng các ngài cô đơn quá. Thiếu thốn tình, sự chăm sóc và có thể nói mọi thứ đang phải tự lo là chính hay có chăm sóc thì cũng một cách qua loa đại khái thôi. Cảm nhận của tôi là ở phương trời đó các ngài đang chống chọi với sự cô đơn, buồn tẻ, bệnh tật đau yếu, thiếu bóng người thân người quen…
Có một số cha thì anh chị em ruột tuy đang còn sống nhưng cũng do tuổi già, bệnh tật nên họ không thể có điều kiện để ra thăm viếng đã đành, đáng trách là mấy đứa thế hệ cháu chắt bà con họ hàng chúng nó không biết để thay phiên mà chăm sóc, có đứa tôi còn biết được cha nuôi khi còn nhỏ nhưng thử hỏi một năm đi được mấy lần. Có những giáo xứ giáo dân mà trước đây các cha đã cống hiến phục vụ hàng chục năm trời thử hỏi có một ai đến thăm viếng cha già không?
Tôi cũng đã có lần ghé thăm cha ở đó nhưng công nhận cái giường ngủ của cha hôi bẩn quá. Có phải những con người này mà bạn Thanh Bình muốn nói tới là họ hiểu cả nhưng vì không muốn hiểu; hay những người khác hiểu nhưng giả vờ không hiểu. Cuối đời các ngài có nên phải vậy hay như có chương trình từ thiện quyên góp cho mỗi cha 300$/năm như kiểu này (lên danh sách để ủng hộ). Hiện tại cũng có một số cha đã nhìn thấy cảnh đó, lo tương lai cho mình nên đã tậu đất xây nhà ở các vùng quê, nghe có vẻ “khôn thì sống vống thì chết”.
Bạn Thanh Bình có nhắc tới cái Tivi, tức là cứ bật lên cho có tiếng người cho vui. Cũng cái Tivi nhưng khi còn nhỏ tôi bị cha xứ nhắc nhở là hãy tránh xa vì nó ảnh hưởng tới kinh hạt, hay nói cách khác nó là cái xấu. Một đời phục vụ các ngài bày dạy cho giáo dân học cách yêu thương, lòng từ bi, sự hiếu thảo và tình yêu thương được thể hiện như thế nào hay “Ai cũng hiểu nhưng vì không muốn hiểu”.
Đời sống gia đình, khi về già người ta cảm nhận được hạnh phúc khi có con cháu sum vầy thay nhau chăm sóc, lo cho bát cơm, bát cháo, thuốc men, chạy thầy chạy thuốc, bồng bế, vệ sinh… trẻ cậy cha già cậy con là thế. Ai chẳng biết sống đời linh mục là 24/24 thưa lời xin vâng, nhưng không có nghĩa mặc kệ “mây trời để gió cuốn đi” mà chúng ta không làm gì để giúp các ngài.
Thiết nghĩ, để quý cha có được cuộc sống an nhàn thư thái sau một đời hết mình phụng sự Chúa và Giáo Hội, theo tôi cần phải xây dựng một quy chế rõ ràng, chẳng hạn:
· Có một khu nghĩ dưỡng độc lập, khang trang sạch sẽ, gần nơi có bà con giáo dân.
Luôn đề cao giáo dục nhận thức về sự biết ơn, sự hiểu thảo đối với các cha.
· Điều động các thầy trường đại, trường tiểu, các chú… luân phiên định kỳ ở, sinh hoạt tham gia Thánh lễ, kinh hạt, chăm sóc và học tập ở các cha già.
· Giáo dân trong toàn giáo phận đóng góp vật chất phù hợp với điều kiện sống hiện tại, không nhờ đến sự trợ giúp từ nơi khác.
· Đến tuổi nghỉ hưu, có thể tất cả các cha về nghỉ dưỡng chung, không tách bạch, không riêng rẽ, nhằm xây dựng và phát triển khu nghĩ dưỡng lâu dài: an vui- hạnh phúc-công bằng- bình đẳng.
· …
DAVID MINH.