Viết nhân ngày lưu ký Việt cộng cướp chính quyền 2/9/1945.
Qụa là một loài ác điểu. Xem ra, nó cũng có một vài loại là những con tương cận, nhưng không có bạn bè và cũng chẳng có loại nào muốn sống gần bên nó. Nó không thể gần gũi được với những loại chim trời vì những lý do cơ bản sau:
a. Loài phản trắc, không biết làm tổ, chỉ đi đẻ nhờ. Khi nó vào đẻ nhờ nhà người khác thì thường ăn thịt chim non hay đập phá, mổ hết trứng của loài chim gốc.
b. Loài ác thú. Nó chỉ rình mò kiếm ăn trên những xác chết thối, hay ăn thịt các con chim non, chim gìa yếu đuối hoặc nhỏ hơn nó.
c. Hình dạng. Nó có một màu đen tối tăm, dơ bẩn, từ đầu đến cuối.
Đời nó thế, nhưng thật khó để trách chúng. Bởi lẽ, chúng là loài vô tri chỉ sống theo bản năng. Hơn thế, khéo mà Trời cũng không cho nó cái bản năng biết nuôi dưỡng con cái của mình, nên phải đi đẻ nhờ và nhờ kẻ khác nuôi nấng chủng loại của mình. Tuy thế, cái khốn nạn nhất của chủng loại này là những đứa con được nuôi nhờ từ tổ ấm không cùng giống loài kia, khi lớn lên, chúng trở thành kẻ săn đuổi, ăn thịt thay vì báo dưỡng kẻ đã ấp ủ, nuôi dưỡng mình! Nó giống như hoàn cảnh người Việt Nam nuôi dưỡng VC để hôm nay rước lấy họa cho dân tộc mình.
Khi tôi viết đến bản chất của loài qụa này, hẳn nhiên, bạn đã thấy có câu chuyện của một loài cũng thuộc giống người, nhưng nó có những đặc thù như loài qụa đen trong giống chim trời sống ở trên phần đất gọi là Việt Nam. Ở đó, trước kia thì không! Nhưng từ khoảng 02-9-1945, đúng ra là từ 3-2-1930 đến nay, nó ẩn hiện ngay trước mắt, đôi khi lấn cả vào trong từng gia đình rồi để lại những dấu búa, nhát dao tàn bạo trong đời sống của người Việt Nam! Những hình ảnh của chúng được lưu ký như sau:
I. Ghi nhận từ bên ngoài.
Trong cuốn “Why Vietnam?, Prelude to America’s Albatross” của Archimedes L.A. Patti (1913 – 1998) cho biết: Parti một Trung Tá trong quân đội Hoa Kỳ, là người chỉ huy các cuộc hành quân của tổ chức Office of Strategic Services (OSS), tiền thân của CIA, chống Nhật ở Côn Minh (Vân Nam) và Bắc Việt trong những năm 1944 và 1945 với những hoạt động như sau:
Năm 1944, với trợ giúp của Mỹ, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng giới Thạch, qua Trương phát Khuê đã yêu cầu Việt Cách ( Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội) tổ chức một hội nghị nhằm đưa người trở về Việt Nam hoạt động chống Nhật. Kết qủa, trong cuộc họp tại Liễu Châu vào ngày họp 19-3-1944, hâu hết những người hoạt động trong Việt Cách đều không muốn xung phong trở về. Tuy nhiên, có một người được chính Trương phát Khuê ra lệnh thả ra khỏi tù, và cũng do TPK xắp xếp là Hồ Chí Minh giơ tay xung phong trở về Việt Nam. Từ việc tình nguyện này, Hồ được cấp một giấy thông hành dài hạn do THQG ký, một bản đồ quân sự, một số tiền bạc và 20 cán bộ do Y lựa chọn. Đa số những người được lựa chọn là đảng viên đảng CS. Trong đó có Nguyễn thị Lạc, người về sau được cho là đã có một con gái với HCM, nhưng đã bị Y thủ tiêu cả hai mẹ con. Và vào khoảng tháng 7 năm 1944, khi đến Bắc Giang, có hai cán bộ trong đoàn bị Y giết vì không chịu theo Đảng Cộng Sản.
II. Tình hình tại Việt Nam.
Trong khi đó tình hình tại Việt Nam diễn ra như sau: Ngày 9.3.1945, Nhật đảo chính Pháp. Ngày 10.3.1945 Tổng Tư Lệnh Nhật tại Đông Dương tuyên bố: “Chánh phủ Đông Kinh long trọng trao trả độc lập cho Việt Nam để cùng lập khối thịnh vượng chung Đông Nam Á”.
Trong tình hình này, Bảo Đại tuyên bố nền Độc Lập của Việt Nam:
Tuyên cáo Việt Nam Độc lập là tên gọi một đạo dụ được hoàng đế Bảo Đại ký ban hành ngày 11 tháng 3 năm 1945. Đạo dụ này tuyên bố hủy bỏ mọi ràng buộc chính trị giữa An Nam và Đế quốc Thực dân Pháp, hủy bỏ Hòa ước Patenôtre năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác đã ký với Pháp, công nhận vai trò lãnh đạo vùng Đông Á cũng như quyền trưng dụng mọi tài sản tại Việt Nam của Đế quốc Nhật Bản, đồng thời tiên khởi cho những biến động mới trên lãnh thổ Việt Nam. Nó đưa đến sự thành lập chính phủ Việt Nam vào ngày 7 tháng 4 năm 1945…. Cứ theo tình hình chung trong thiên hạ, tình thế riêng cõi Đông Á, chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này Hòa ước Bảo hộ với nước Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập.(vikipedia)
Ngày 12.3.1945 Cao Miên cũng tuyên bố độc lập. Trong vùng đông dương, Lào tuyên bố độc lập chậm nhất, vào ngày 15.4.1945. Riêng tại Việt Nam, ngày 17.4.1945 chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Thành phần chỉnh phủ gồm 10 bộ trưởng và ông là Tổng Lý Nội Các (Thủ Tướng).
Khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, Thủ tướng Trần Trọng Kim vào ngày 16/8/1945 khẳng định sẽ bảo vệ nội các Đế quốc Việt Nam. Ngày 18/8/1945, vua Bảo Đại đã gửi thư cho cho các cường quốc Đồng Minh (Anh, Pháp, Mỹ và Trung Quốc) đề nghị công nhận Đế quốc Việt Nam là chính phủ đại diện của Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả các bức thư đều không được trả lời. Lý do, theo Tuyên bố Cairo, các nước khối Đồng Minh sẽ không công nhận bất cứ chính phủ nào do Đế quốc Nhật Bản thành lập tại các lãnh thổ bị chiếm đóng.
Trong khi đó, sau khi Nhật đầu hàng, vào sáng 19.8.1945, khi quân Nhật vẫn còn đứng gác trên các đường ở Hà Nội, Việt Minh và các tỏ chức hô hào dân chúng đến biểu tình trước Nhà Hát Lớn. Đoàn người biểu tình sau đó đã chiếm Nhà Hát Lớn và lá cờ đỏ có một sao ở giữa của Phúc Kiến lần đầu tiên xuất hiện ở đây. Nhìn cờ, nhiều ngưòi ngỡ ngàng vì nó không phải là hình ảnh lá cờ Vàng quen thuộc của Việt Nam trước kia.
Ngày 23.8.1945 Việt Minh kéo về công bố chính phủ lâm thời. Vào ngày 25.8.1945, tại lầu Ngọ Môn, Huế, Bảo Đại tuyên chiếu thoái vị. Sau đó Bảo Đại trao quốc ấn và bảo kiếm cho đại diện của Việt Minh là Trần Huy Liệu, và Củ huy Cận. Tưởng cũng nên nhắc lại, Trần huy Liệu là kẻ đã gian trá tạo nên câu chuyện thiếu niên Lê văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng của địch cách đó cả trăm mét. Xem ra trên thế gian này thật khó kiếm ra những kẻ lưu manh, gian trá lừa đảo người ta tài tình như thế. Tuy nhiên, Với cộng sản thì đây lại là thành tích lẫy lừng, góp công sức lớn cho đảng! Đó là lý do, bài học và công viên Lê văn Tám đến nay vẫn là một mốc điểm quan trọng để Việt cộng tôn thờ, học tập và nó trở thành chủ đề thách thức sự hiểu biết của người Việt Nam.
Trước đó, từ ngày 22.8.1945, Archimedes L.A. Patti cùng với Carleton B. Swift Jr (OSS) và một viên chức Pháp đã đến Hà Nội lo về các tù binh. Ngày 26.8.1945, Patti đã gặp lại Hồ Chí Minh và Patti chính là người đã giúp soạn bản tuyên ngôn độc lập phỏng theo bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ.
III. Cờ tổ qụa và chuyện đất nước tôi.
Gần một triệu người Việt Nam đã xanh máu mặt chạy trốn nó từ sau ngày 20-7-1954. Tưởng rằng thoát nợ. Hỡi ơi, trong lúc đàn chim về tổ ấm thì bày qụa đen cũng đuổi theo. Nó cắn, nó xé xác người, xác chim non, không trừ một thứ gì. Đến ngày 30-4-1975, người miền nam mặt không còn một chút máu khi nhìn thấy chúng phe phẩy cái mũ cối ngay trên thành phố của mình. Một lần nữa, người dân lại chạy thục mạng. Từ Trung vào Nam. Rồi từ Nam ra hải ngoại.
Hỏi xem, con tàu nào, máy bay nào có thể chở, đón hết được đoàn người muốn ra đi? Kết qủa là họ phải ở lại, phải quay về với đôi mắt trắng nhìn đàn qụa đen chồm hổm trên sân. Từ đây, sự chết đã đổ xuống cho người dân Việt trong tiếng cười, tiếng quang quang của loài qụa hoang này. Cửa Chùa với lòng từ bi muôn thuở như khép lại và thay thế vào đó là một đoàn xát tăng gỉa hình? Chuông giáo đường không còn ngân vang mỗi khi chiều xuống để đem an bình đến cho lòng người, nhưng phải im tiếng. Gác chuông rêu mốc. Nhiều ngưòi cai quản được mời vào nhà tù không có ngày về. Rồi trên gác cao kia có loài qụa đen tuyền đứng nhìn xuống, chúng rình rập, chờ mồi.
Ngày nay, chuyện cờ đỏ và con qụa đen xem ra không còn là câu chuyện, nhưng nó là sự hiện diện nghiệt ngã trên quê hương Việt Nam. Ở đó, dưới lá cờ đỏ sao vàng, cộng sản không ngừng gian trá truyền đi sự ảo tưởng cho người dân về một đất nước độc lập, một đất nước tự do đang phát triển dưới cờ đỏ. Ở đó, không còn cảnh người bóc lột người. Kết qủa, ở đó không còn cảnh người bóc lột người. Chỉ có cảnh cán cộng, qụa đen ngày đêm thi nhau gầm rú, rỉa rói trên thân xác của người Việt Nam mà thôi.
Phần nhân dân, cả một đời lam lũ không hề biết đến chữ nước có độc lập, dân có tự do, có hạnh phúc dù có cái bảng thật to ngay trên đường. Trái lại, dưới chân những tấm bảng hiệu lớn nhất ấy là một đoàn người thống khổ, trên mình mang đầy thương tích, khổ đau. Và nằm ngay trên đường đi kia là những thân xác rã rời, hay ngã xuống trong đau thương, uất nghẹn. Mà la! Khi người VN ngã xuống lại trở thành miếng mồi hạnh phúc cho đàn quạ đen VC đánh chén. Chúng vui mừng như trong ngày hội với lá cờ đỏ sao vàng phe phẩy trên tay.
Xã hội là thế. Phần tổ chức thì cho đến nay, người ta vẫn không có thể lý giải được rõ ràng về nguồn gốc lá cờ màu đỏ có một sao vàng ở giữa, mà Việt cộng gọi là cờ của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, là cờ mang đến đau thương tang tóc cho người Việt Nam, là cờ trước kia gọi là cờ của Việt Minh, có nguồn gốc ra sao. Họ cứ mãi quanh co, ù ơ. Kẻ bảo tự phát xuất ở trong nam, kẻ cho là từ Trung cộng. Kết qủa, khi nhìn lại tài liệu, người ta có thể nhìn thấy dẫn chứng sau:
Theo Võ nguyên Giáp, hiệu kỳ này lần đầu do Hồ chí Minh sử dụng tại buổi mở lớp "Con đường giải phóng" huấn luyện cán bộ chuẩn bị thành lập mặt trận đại đoàn kết dân tộc vào cuối năm 1940, và được chính thức treo lần đầu tiên vào ngày "19/5/1941, lá cờ được treo giữa hang Pắc Bó, khai mạc Hội nghị thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội” ( tên gọi tắt là Việt Minh). Vào năm 1944, Văn Cao sáng tác Tiến Quân Ca, tuy trong ca khúc có những câu như "...Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,... " nhưng lúc đó Văn Cao cũng chưa thấy lá cờ mà chỉ tưởng tượng ra “ cờ chiến thắng” theo tinh thần của nghệ sỹ.
Rồi ngày 22/12/1944, lá cờ đỏ sao vàng được Hồ Chí Minh trao cho Võ nguyên Giáp làm lễ khai sinh đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. (wikipedia) Ngày 2 tháng 9 năm 1945, cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong buổi lễ gọi là tuyên bố độc lập tại quảng trường Ba Đình. Ngày 5 tháng 9 Hồ chí Minh, ký sắc lệnh quyết định cờ đỏ sao vàng là cờ của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, gọi tắt là Việt cộng. Lá cờ này có những chỉ dẫn về nguồn gốc như sau:
a. Nguồn gốc.
Ngày nay thấy có vài chứng liệu cho rằng nó phát xuất từ trong Nam trong khoảng 1940. Tuy nhiên cũng có nhiều bài viết của chính họ phản bác về lập luận này. Theo đó, những hình ảnh dưới đây được xác nhận là nguồn gốc của lá cờ này:
Đây chính là lá cờ được chính quyền tỉnh Phúc Kiến dùng năm xưa (1933-1934). Đây có thể cũng là nơi Hồ chí Minh đã tuyên thệ gia nhập làm đảng viên đảng cộng sản Trung cộng khi hoạt động ở đây? Tuy thế, nó có điểm khác biệt là, sau khi chỉnh sửa thì ngôi sao đã ngay hàng, cánh không còn mang hình bầu như trong hình của cờ gốc ở Phúc Kiến!
Đến nay, cuộc chỉnh sửa này xem ra cũng không còn mang nhiều ý nghĩa nữa. Bởi vì, chính Hà Nội trong những dịp đón rước các quan chức Trung cộng, đặc biệt là trường hợp Tập cẩm Bình đến Việt Nam đã có một chủ kiến khác. Ở đó, trước phủ gọi là chủ tịch nước, và trên đường đón rước Y là đoàn trẻ Việt Nam được mặc áo đỏ, tay cầm cờ đỏ với 6 ngôi sao (một lớn 5 nhỏ) để đón Binh. Trong thực tế cờ của Trung cộng hiện nay chỉ có 1 Sao lớn và 4 sao nhỏ mà thôi. Sau cuộc đón rước Bình, có nhiều nguồn dư luận trong nước xôn sao, nhà nước VC cười trừ bảo là… lầm lẫn. Tuy thế, sự lầm lẫn này không chỉ một lần. Như thế, hỏi xem những công hàm bán nước chúng ký trước đây đều là lầm lẫn cả ư? Hoặc gỉa, nếu biết là lầm lẫn tại sao còn tiếp tục nối đuôi nhau đi chầu TC để có Hiệp Ước Thành Đô, Ở đó Việt Nam sẽ được coi như một phiên quốc của TC vào năm 2020?
Cờ 6 sao xuất hiện chính thức lần thứ ba tại Hà Nội. (2011 - ngay tại phủ chủ tịch VC! ảnh: Vietnamnet)
b. Nhập cư, tang thương và rách nát.
Gần đây xuất hiện trên Internet hiệu kỳ của nhà nưóc Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Cộng với hình dáng bạn thấy ở trên. Thân cờ xem ra đã tan nát, nhưng cái ngôi sao là của Trung cộng vẫn còn Y nguyên. Đó là một điều để chúng ta chú ý. Khi cái mảnh màu đò nát như bươm buớm không còn gía trị thì cái ngôi sao ấy có khi lại được khiêng đi, nối kết vào một lá cờ có đến bốn năm sao có sẵn? Thế là ta mất nước và Hồ chí Minh lại quay về Tàu? Bạn hỏi tại sao ư?
Rõ ràng nó là hình ảnh đi vay mượn. Tự nó không có tự chủ. Và hình như nhà cầm quyền của chế độ này cũng biết chuyện đó nên muốn được di dời cái ngôi sao lẻ bóng ấy vào chung với lá cờ của Trung cộng, như họ đã vờ làm như thế trong ngày đón rước Tập cẩm Bình? Nếu ngày ấy đến, hỏi xem, bạn, tôi và toàn dân ta sẽ là tang thương hay hạnh phúc? Rồi vinh quang rực rỡ có đến với tập đoàn Việt cộng bán nước chăng? Hay là, khi ấy dòng giống Việt Nam chúng ta chỉ có một con đường duy nhất không phải chọn lựa là chờ chết. Chết trong đau đớn tủi nhục như Tây Tạng, Mông Cổ! Chết trong một lịch sử bị nhấn chìm?
IV. Là người Việt Nam, bạn nghĩ gì cho Việt Nam ngày mai?
- Theo Việt cộng, làm nô lệ cho Tàu cộng để kiếm ăn?
- Là người Việt Nam, ta đứng dậy, sống đời Quang Trung?
Tôi cho rằng, chúng ta chỉ có một trong hai con đường ấy để đi. Đường làm Nô Lệ cho cộng sản và đường làm người dân của một nước Độc Lập. Bạn chọn con đường nào?
Đường làm Nô Lệ ư? Tôi vĩnh viễn cho rằng lá cờ đỏ sao vàng ấy sẽ dẫn bạn đến đích. Bởi vì, nó không thuộc về chúng ta và của chúng ta. Nó thuộc về bất nhân và bất lương. Bạn nhớ đấy, ngay từ khi nó xuất hiện, hơn 172000 ngàn ngươi đã bị nó cướp đi mạng sống, gia sản và gia đình của họ. Rồi hàng trăm ngàn gia đình khác phải tan nát. Ấy là chưa kể đến con số hơn 4 triệu người đã chết tang thương trong chiến tranh. Tuy thế, tất cả những khốn khổ đau thương ấy không thấm vào đâu, nếu đem so với việc nó làm suy đồi nền văn hóa của dân tộc ta như hôm nay. Đã tồi tệ như thế, nhưng ngay mảnh sơn hà của cha ông ta để lại cũng sẽ không còn là nơi cho dân ta ở. Bởi, Việt cộng còn, Trung cộng sẽ tràn sang. Những kẻ Nô lệ sẽ được đổi tên và khoác lên mình một manh áo chư hầu.
Là con cháu của Lý Trần Lê Nguyễn… đường NÔ Lệ cho Tàu như Việt cộng không phải là con đường của chúng ta. Trái lại phải là con đường vượt qua Đống Đa, ra Chi Lăng chém kẻ cướp nước mà giữ nước. Như thế, hỏi anh, hỏi em, hỏi chị… là người Việt Nam, nếu còn nghĩ đến dân tộc và tương lai của đất nước này mà đành quên đi tiền đồ của cha ông ta ư? Hay hỏi xem, khi thân xác ta tan hòa cùng sông núi, nhưng đất nước này vĩnh viễn thuộc về giòng giống Việt Nam, không thể rơi vào tay bắc phương, điều ấy có đáng làm hay không?
Hỡi nhân dân Việt Nam anh hùng, còn chờ gì nữa, hãy đứng dậy mà đi. Hãy chung nhau một vòng tay. Hãy cùng nhau một lời quyết chiến. Thề đạp tan sự thống trị độc ác của tập đoàn CS mà viết lại trang sử Nhân Bản cho nhà Việt Nam. Để ở đó, không phải là nơi cho lá cờ máu của CS trú ản để chúng mang oan khiên, độc ác đến cho người dân. Ở đó không còn là nơi để cho các đoàn đảng viên Tàu cộng, Việt cộng nhớn nhỏ đấu tố cuộc sống an bình của con dân Việt Nam. Trái lại:
Ở đó là một Việt Nam mến yêu, nơi đem yêu thương và sức sống nhân bản đến cho mọi người dân Việt Nam. Ở đó là nơi mở ra, đong đầy khát vọng của Tiên Long. Là tổ ấm, là nhà Việt Nam cho mọi người Việt Nam cùng chung sống Hòa Minh bên nhau trong tự tình Dân Tộc. Cùng chung tay xây dựng Hoà Bình, Công Lý. Cùng chung tay xây dựng đời sống Dân Sinh trong Tự Do, Dân Chủ và bảo vệ nền Độc Lập trường cửu của Tổ Quốc Việt Nam.
Bảo Giang.
9-9- 2017