Chương trình ngày thứ nhất của Đức Thánh Cha phanxicô tại Nhật Bản
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tới Nhật Bản vào một buổi tối cuối tuần, vào thứ Bảy trời vừa gió lại vừa mưa. Khi còn là một tu sĩ trẻ dòng Tên, ngài đã ước mơ trở thành một nhà truyền giáo đem Tin mừng Chúa đến cho Vùng đất mặt trời này. Bây giờ giấc mơ năm xưa đó đã thành hiện thực, nhưng có lẽ không như ngài mường tượng của thưở ban đầu ấy! Trong cơn gió lộng, ngài cẩn thận từng bước, bước xuống từ chiếc cầu thang ra khỏ máy bay Thái để thăm viếng đất nước Phù tang này. Dù mệt mỏi nhưng ĐTC tươi cười rạng rỡ khi đến được đất nước này.
Giấc mơ truyền giáo
Đức Thánh Cha Phanxicô phải vượt qua nhiều chặng đường để thực hiện ước mơ năm xưa của mình. Năm xưa vì sức khỏe không cho phép nên ngài bị từ khước giấc mơ truyền giáo! Năm đó lúc ngài 21 tuổi, ngài bị bệnh viêm phổi nặng và phải phẫu thuật để cắt bỏ một phần của lá phổi phải. May mắn thay Ngài đã phục hồi sau cơn giải phẫu nguy kịch này và phải từ bỏ giấc mơ bước theo dấu chân của Thánh Phanxicô Xavier năm xưa, một vị thánh Dòng Tên lừng lẫy, là người đầu tiên đã mang đức tin Kitô giáo đến cho vùng đất mặt trời mọc này vào năm 1549.
Từ pháp luật đến giảng dạy
Tuần trước khi ĐTC tới thăm, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra một quyết định lịch sử liên quan đến danh từ “Đức Thánh Cha” (Pope) vào tiếng Nhật.
Trong một thời gian dài, danh từ ĐTC chính thức - được phiên âm là Hōou - có nghĩa là “Hoàng đế của Luật pháp”. Một thuật ngữ được sử dụng để chỉ định quan chức cấp cao nhất trong Phật giáo.
Nhưng Giáo Hội Công Giáo ở Nhật Bản luôn sử dụng một danh từ khác.
Danh từ - Kyō-kō - giống như “Hoàng đế của Luân lý” và Giáo Hội Công Giáo Nhật Bản đã xin chính phủ công nhận thuật ngữ này trong suốt 40 năm qua.
Động thái này có thể được gọi là một dấu hiệu thiện chí cho việc chào đón ĐTC tại quốc gia Đông Nam Á này.
Đối với sĩ số người Công Giáo quá ít ỏi ở đây, nên việc thừa nhận này nói lên việc chính phủ thừa nhận sự hiện diện và vai trò của Giáo hội trong xã hội rộng lớn tại Nhật bản.
Vì vậy, cuộc tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đầu tiên này sẽ là dấu ấn quan trọng cho việc loan truyền đức tin và những đóng góp của Giáo hội cho Nhật bản.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tới Nhật Bản vào một buổi tối cuối tuần, vào thứ Bảy trời vừa gió lại vừa mưa. Khi còn là một tu sĩ trẻ dòng Tên, ngài đã ước mơ trở thành một nhà truyền giáo đem Tin mừng Chúa đến cho Vùng đất mặt trời này. Bây giờ giấc mơ năm xưa đó đã thành hiện thực, nhưng có lẽ không như ngài mường tượng của thưở ban đầu ấy! Trong cơn gió lộng, ngài cẩn thận từng bước, bước xuống từ chiếc cầu thang ra khỏ máy bay Thái để thăm viếng đất nước Phù tang này. Dù mệt mỏi nhưng ĐTC tươi cười rạng rỡ khi đến được đất nước này.
Giấc mơ truyền giáo
Đức Thánh Cha Phanxicô phải vượt qua nhiều chặng đường để thực hiện ước mơ năm xưa của mình. Năm xưa vì sức khỏe không cho phép nên ngài bị từ khước giấc mơ truyền giáo! Năm đó lúc ngài 21 tuổi, ngài bị bệnh viêm phổi nặng và phải phẫu thuật để cắt bỏ một phần của lá phổi phải. May mắn thay Ngài đã phục hồi sau cơn giải phẫu nguy kịch này và phải từ bỏ giấc mơ bước theo dấu chân của Thánh Phanxicô Xavier năm xưa, một vị thánh Dòng Tên lừng lẫy, là người đầu tiên đã mang đức tin Kitô giáo đến cho vùng đất mặt trời mọc này vào năm 1549.
Từ pháp luật đến giảng dạy
Tuần trước khi ĐTC tới thăm, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra một quyết định lịch sử liên quan đến danh từ “Đức Thánh Cha” (Pope) vào tiếng Nhật.
Trong một thời gian dài, danh từ ĐTC chính thức - được phiên âm là Hōou - có nghĩa là “Hoàng đế của Luật pháp”. Một thuật ngữ được sử dụng để chỉ định quan chức cấp cao nhất trong Phật giáo.
Nhưng Giáo Hội Công Giáo ở Nhật Bản luôn sử dụng một danh từ khác.
Danh từ - Kyō-kō - giống như “Hoàng đế của Luân lý” và Giáo Hội Công Giáo Nhật Bản đã xin chính phủ công nhận thuật ngữ này trong suốt 40 năm qua.
Động thái này có thể được gọi là một dấu hiệu thiện chí cho việc chào đón ĐTC tại quốc gia Đông Nam Á này.
Đối với sĩ số người Công Giáo quá ít ỏi ở đây, nên việc thừa nhận này nói lên việc chính phủ thừa nhận sự hiện diện và vai trò của Giáo hội trong xã hội rộng lớn tại Nhật bản.
Vì vậy, cuộc tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đầu tiên này sẽ là dấu ấn quan trọng cho việc loan truyền đức tin và những đóng góp của Giáo hội cho Nhật bản.