VANG VỌNG TRONG SUỐT CUỘC ĐỜI
“Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”.
Nhà thờ ‘cẩm thạch’ Milan nổi tiếng với ba dòng chữ ở ba ô cửa. Ô thứ nhất, với một vòng hoa hồng, “Tất cả những gì làm hài lòng chỉ là tạm thời!”; ô thứ hai, với một cây thánh giá, “Tất cả những gì gây phiền nhiễu chỉ là phút chốc!”; và ô cửa chính, “Chỉ ‘Vĩnh Cửu’ mới là quan trọng!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời cầu nguyện cuối cùng của Chúa Giêsu chiều thứ Sáu Tuần Thánh đầu tiên cũng nói về một điều gì đó quan trọng, đó là ‘Vĩnh Cửu’; đúng hơn, một Đấng Vĩnh Cửu, “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”. Đây là một trong những lời cầu nguyện sâu sắc nhất, có sức biến đổi nhất mà chúng ta có thể lặp lại chiều nay và suốt cả cuộc đời. Tất nhiên, lời Thánh Vịnh 30 này đã được Chúa Giêsu thưa lên khi Ngài đang lơ lửng giữa trời và đất lúc sắp ‘sinh thì’; tuy nhiên, đó cũng là lời đã ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’ trần thế của Ngài, và nó sẽ tiếp tục vang vọng mãi từ trái tim thần linh của Ngài trên chốn cửu trùng đến tận vĩnh cửu, “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”.
Hãy sống lại giây phút Chúa Giêsu giẫy giụa trên thập giá, Ngài cô đơn làm sao! Ngước mắt nhìn xuống, Ngài chỉ thẩy những bàn tay chỉ trỏ, hằm hè giáo mác; ngước mắt nhìn ngang, Ngài thấy những cánh tay của tên trộm dữ vùng vằng; ngước mắt nhìn lên, Ngài không thấy tay Cha đâu cả! Thế nhưng, Ngài vẫn xác tín Cha đang hiện diện, Cha đang chứng kiến, Cha đang cùng chịu sỉ nhục, chịu đau đớn với Con. Và điều này quả đã được chứng thực trong suốt cuộc khổ nạn; bằng chứng là, chúng ta không hề nghe Ngài mở miệng kêu than, “Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng” như bài đọc Isaia hôm nay nói đến. Bởi lẽ, Ngài đang trò chuyện với Cha, ‘Cha ơi, cuộc sống dương thế của con sắp kết thúc, ý Cha đã trọn, sứ mạng con nay hoàn tất; xin Cha đón lấy linh hồn con’, “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”. Vì thế, với Chúa Giêsu, lời nguyện phó thác này là lời ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’ của Ngài từ trần thế cho đến cõi thiên đàng.
Chúng ta hãy tưởng tượng phản ứng Chúa Cha dành cho Chúa Con khi từ thập giá, Con của Ngài đã thốt lên lời nguyện này, “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”. Dẫu câu trả lời của Chúa Cha không được Thánh Kinh ghi lại, nhưng chúng ta có thể tin chắc, câu trả lời của Cha, Đấng Vĩnh Cửu, là phản hồi của một tiếp nhận hoàn toàn có đi có lại. Qua lời cầu nguyện đó, Cha Vĩnh Cửu đón nhận Con Vĩnh Cửu và chấp nhận sự hy sinh cuối cùng của Con, những hy sinh sau hết trên trần gian để cứu rỗi nhân loại; và sau đó, Chúa Cha đáp trả một cách có đi có lại bằng việc ban cho Người Con trong nhân tính của Con quà tặng đầy đủ về chính Ngôi Vị Thiên Chúa của Cha. Dẫu Hai Ngôi, Cha Con, luôn hiệp nhất hoàn hảo như một, thì lời cầu nguyện từ thập giá này vẫn bày tỏ sự nên một thánh thiện tuyệt vời nhất khi Ngôi Hai còn ở thế gian; và như thế, rõ ràng, nó đã ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’ Ngài không chỉ từ đời đời mà ngay cả ở phút cuối dưới cõi trần này.
Mặc dù thực tại vĩnh cửu về tình yêu của Cha, Con và Thánh Thần là một mầu nhiệm đức tin sâu xa, nhưng nó cũng là một mầu nhiệm mà chúng ta phải học cách đi vào và tham phần. Thiên đàng chính là sự tham dự vĩnh viễn của chúng ta trong tình yêu trọn vẹn này. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trên thập giá, vì thế, đã nên lời cầu nguyện hoàn hảo nhất để chúng ta bắt chước thưa lên, hầu nó có thể ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’; nhờ đó, mỗi người có thể bắt đầu đi vào thực tại vĩnh cửu ‘ở đây, lúc này’, chuẩn bị cho mình thông phần vào sự kết hợp ‘muôn đời với Đấng Đời Đời’.
Anh Chị em,
Thứ Sáu Tuần Thánh, khi chiêm ngắm Chúa Giêsu chịu đóng đinh, suy gẫm về sự thống khổ tàn bạo và cái chết dữ tợn của Ngài, chúng ta cố gắng nhìn xa hơn những khổ đau ấy để thấu cảm sự tùng phục hoàn hảo của Ngài đối với Chúa Cha. Cái chết thể xác của Ngài không gì khác hơn là một hành động của tình yêu tuyệt đối dành cho Cha, một hành động mà chúng ta được mời gọi bắt chước và dự phần. Hôm nay, hãy cùng Chúa Giêsu thưa lên lời nguyện này, “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”. Đó phải là lời cầu nguyện luôn luôn ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’ chúng ta. Hãy lặp đi lặp lại nó một cách chậm rãi trong yêu mến; hãy thưởng thức từng chữ, từng lời! Hãy biến nó thành lời cầu nguyện cho riêng mình và để nó phát ra từ sâu thẳm của tâm hồn; hãy coi đó là hành động yêu mến Thiên Chúa và cùng chia sẻ cho người khác niềm tin yêu phó thác này. Được như vậy, hãy tin chắc, Cha Trên Trời cũng sẽ tiếp nhận chúng ta như đã tiếp nhận Con Một Ngài; và cùng Thánh Thần, Ngài sẽ ban cho mỗi người quà tặng sự sống Ba Ngôi; và đó là thiên đàng!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trên thập giá, Chúa ngước lên trời và thân thưa, “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”. Xin cho con biết nhìn xuống lòng mình, để lời nguyện này ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’, hầu con cũng được chia sẻ thực tại thiên đàng với Chúa, ngay hôm nay và mai ngày”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”.
Nhà thờ ‘cẩm thạch’ Milan nổi tiếng với ba dòng chữ ở ba ô cửa. Ô thứ nhất, với một vòng hoa hồng, “Tất cả những gì làm hài lòng chỉ là tạm thời!”; ô thứ hai, với một cây thánh giá, “Tất cả những gì gây phiền nhiễu chỉ là phút chốc!”; và ô cửa chính, “Chỉ ‘Vĩnh Cửu’ mới là quan trọng!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Hãy sống lại giây phút Chúa Giêsu giẫy giụa trên thập giá, Ngài cô đơn làm sao! Ngước mắt nhìn xuống, Ngài chỉ thẩy những bàn tay chỉ trỏ, hằm hè giáo mác; ngước mắt nhìn ngang, Ngài thấy những cánh tay của tên trộm dữ vùng vằng; ngước mắt nhìn lên, Ngài không thấy tay Cha đâu cả! Thế nhưng, Ngài vẫn xác tín Cha đang hiện diện, Cha đang chứng kiến, Cha đang cùng chịu sỉ nhục, chịu đau đớn với Con. Và điều này quả đã được chứng thực trong suốt cuộc khổ nạn; bằng chứng là, chúng ta không hề nghe Ngài mở miệng kêu than, “Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng” như bài đọc Isaia hôm nay nói đến. Bởi lẽ, Ngài đang trò chuyện với Cha, ‘Cha ơi, cuộc sống dương thế của con sắp kết thúc, ý Cha đã trọn, sứ mạng con nay hoàn tất; xin Cha đón lấy linh hồn con’, “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”. Vì thế, với Chúa Giêsu, lời nguyện phó thác này là lời ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’ của Ngài từ trần thế cho đến cõi thiên đàng.
Chúng ta hãy tưởng tượng phản ứng Chúa Cha dành cho Chúa Con khi từ thập giá, Con của Ngài đã thốt lên lời nguyện này, “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”. Dẫu câu trả lời của Chúa Cha không được Thánh Kinh ghi lại, nhưng chúng ta có thể tin chắc, câu trả lời của Cha, Đấng Vĩnh Cửu, là phản hồi của một tiếp nhận hoàn toàn có đi có lại. Qua lời cầu nguyện đó, Cha Vĩnh Cửu đón nhận Con Vĩnh Cửu và chấp nhận sự hy sinh cuối cùng của Con, những hy sinh sau hết trên trần gian để cứu rỗi nhân loại; và sau đó, Chúa Cha đáp trả một cách có đi có lại bằng việc ban cho Người Con trong nhân tính của Con quà tặng đầy đủ về chính Ngôi Vị Thiên Chúa của Cha. Dẫu Hai Ngôi, Cha Con, luôn hiệp nhất hoàn hảo như một, thì lời cầu nguyện từ thập giá này vẫn bày tỏ sự nên một thánh thiện tuyệt vời nhất khi Ngôi Hai còn ở thế gian; và như thế, rõ ràng, nó đã ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’ Ngài không chỉ từ đời đời mà ngay cả ở phút cuối dưới cõi trần này.
Mặc dù thực tại vĩnh cửu về tình yêu của Cha, Con và Thánh Thần là một mầu nhiệm đức tin sâu xa, nhưng nó cũng là một mầu nhiệm mà chúng ta phải học cách đi vào và tham phần. Thiên đàng chính là sự tham dự vĩnh viễn của chúng ta trong tình yêu trọn vẹn này. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trên thập giá, vì thế, đã nên lời cầu nguyện hoàn hảo nhất để chúng ta bắt chước thưa lên, hầu nó có thể ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’; nhờ đó, mỗi người có thể bắt đầu đi vào thực tại vĩnh cửu ‘ở đây, lúc này’, chuẩn bị cho mình thông phần vào sự kết hợp ‘muôn đời với Đấng Đời Đời’.
Anh Chị em,
Thứ Sáu Tuần Thánh, khi chiêm ngắm Chúa Giêsu chịu đóng đinh, suy gẫm về sự thống khổ tàn bạo và cái chết dữ tợn của Ngài, chúng ta cố gắng nhìn xa hơn những khổ đau ấy để thấu cảm sự tùng phục hoàn hảo của Ngài đối với Chúa Cha. Cái chết thể xác của Ngài không gì khác hơn là một hành động của tình yêu tuyệt đối dành cho Cha, một hành động mà chúng ta được mời gọi bắt chước và dự phần. Hôm nay, hãy cùng Chúa Giêsu thưa lên lời nguyện này, “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”. Đó phải là lời cầu nguyện luôn luôn ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’ chúng ta. Hãy lặp đi lặp lại nó một cách chậm rãi trong yêu mến; hãy thưởng thức từng chữ, từng lời! Hãy biến nó thành lời cầu nguyện cho riêng mình và để nó phát ra từ sâu thẳm của tâm hồn; hãy coi đó là hành động yêu mến Thiên Chúa và cùng chia sẻ cho người khác niềm tin yêu phó thác này. Được như vậy, hãy tin chắc, Cha Trên Trời cũng sẽ tiếp nhận chúng ta như đã tiếp nhận Con Một Ngài; và cùng Thánh Thần, Ngài sẽ ban cho mỗi người quà tặng sự sống Ba Ngôi; và đó là thiên đàng!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trên thập giá, Chúa ngước lên trời và thân thưa, “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”. Xin cho con biết nhìn xuống lòng mình, để lời nguyện này ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’, hầu con cũng được chia sẻ thực tại thiên đàng với Chúa, ngay hôm nay và mai ngày”, Amen.
(Tgp. Huế)