Đức Thánh Cha thúc giục hãy mạnh dạn cam kết hơn nữa cho những người bị bệnh tâm thần
Được trích trong Sứ Điệp của Ngày Thế Giới Dành Cho Các Bệnh Nhân (World Day of the Sick)
VATICAN CITY (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI xoáy quanh vào những thách đố của những bệnh nhân tâm thần và các gia đình của họ trong bài diễn văn của Ngài nhân Ngày Thế Giới Dành Cho Các Bệnh Nhân 2006.
Trong bức thông điệp đề ngày 8 tháng 12 của Ngài, nhân ngày Lễ Trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm, Đức Thánh Cha nói những hình thái bất ổn mới về tinh thần chính là kết quả của những ảnh hưởng tiêu cực về sự khủng khoảng các giá trị luân lý và sự đơn côi, bóng lẽ.
Đức Thánh Cha viết:
Tại những quốc gia có nền kinh tế phát triển cao, "các chuyên gia nhận định rằng đó chính là nguồn gốc của những dạng bất ổn mới về tinh thần," vì lẽ, đó chính là hệ quả của "những ảnh hưởng tiêu cực về sự khủng khoảng các giá trị luân lý. Điều này giúp làm gia tăng lên cái cảm giác cô đơn, xem nhẹ và thậm chí phá vỡ những dạng kết cấu xã hội truyền thống, khởi đầu từ việc hình thành nên gia đình và việc cách ly những người bệnh, đặc biệt là những người bị bệnh tâm thần ra khỏi nhịp điệu phát triển xã hội, và vẫn thường coi họ như là một gánh nặng cho các gia đình và cộng đoàn của họ. Sự kéo dài của tình trạng xung đột võ trang tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới, hệ quả của những vụ thiên tai kinh khủng, và sự lan truyền nạn khủng bố, không những đã tạo ra những cái chết bất thình lình, mà còn tạo ra những tổn thương về mặt tinh thần nơi một số người còn sống sót lại, vốn lúc đó rất khó để cho họ có thể hồi phục được."
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI khuyến khích "mọi nổ lực của những ai có trách nhiệm hòng đảm bảo cho tất cả những bệnh nhân tâm thần này nhận được những hình thức chăm sóc và chữa trị cần thiết, cũng như bày tỏ tình liên đới với những gia đình, đang phải chăm sóc cho các bệnh nhân tâm thần."
Đề cập trực tiếp đến những bệnh nhân tâm thần, Đức Thánh Cha mời gọi họ hãy biết phó dâng "những đau khổ, chịu đựng của họ, để cùng với Chúa Kitô dâng lên cho Thiên Chúa Cha."
Hơn thế nữa, Đức Thánh Cha nói, Giáo Hội "sẽ không bao giờ bỏ rơi họ, vì lẽ Giáo Hội ý thức rằng Giáo Hội được mời gọi để bày tỏ tình yêu thương và sự chăm sóc của Chúa Kitô đến cho tất cả những ai đang đau khổ, gánh chịu cũng như với những ai đang chăm sóc cho họ."
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã chính thức thành lập ra Ngày Thế Giới Dành Cho Các Bệnh Nhân vào năm 1992, và ngày đầu tiên được dành cho ngày này chính là ngày 11 tháng 2 năm 1993, nhân ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức. Những sự kiện chính của ngày này vẫn thường được tổ chức vào ngày 2 tháng 11 tại nhiều địa điểm khác nhau. Riêng vào năm 2006, sự kiện này sẽ được tổ chức tại Tổng Giáo Phận Adelaide, Úc Châu.
Một vị đại diện chính thức cho Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI tham dự những buổi cử hành tại TGP Adelaide, vốn được tổ chức tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô Xavie, sẽ được công bố sau. Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Việc Chăm Sóc Mục Vụ Cho Các Nhân Viên Y Tế sẽ chịu trách nhiệm tổ chức ra sự kiện này, với sự hợp tác của Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson của TGP Adelaide.
Được trích trong Sứ Điệp của Ngày Thế Giới Dành Cho Các Bệnh Nhân (World Day of the Sick)
VATICAN CITY (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI xoáy quanh vào những thách đố của những bệnh nhân tâm thần và các gia đình của họ trong bài diễn văn của Ngài nhân Ngày Thế Giới Dành Cho Các Bệnh Nhân 2006.
Trong bức thông điệp đề ngày 8 tháng 12 của Ngài, nhân ngày Lễ Trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm, Đức Thánh Cha nói những hình thái bất ổn mới về tinh thần chính là kết quả của những ảnh hưởng tiêu cực về sự khủng khoảng các giá trị luân lý và sự đơn côi, bóng lẽ.
Đức Thánh Cha viết:
Tại những quốc gia có nền kinh tế phát triển cao, "các chuyên gia nhận định rằng đó chính là nguồn gốc của những dạng bất ổn mới về tinh thần," vì lẽ, đó chính là hệ quả của "những ảnh hưởng tiêu cực về sự khủng khoảng các giá trị luân lý. Điều này giúp làm gia tăng lên cái cảm giác cô đơn, xem nhẹ và thậm chí phá vỡ những dạng kết cấu xã hội truyền thống, khởi đầu từ việc hình thành nên gia đình và việc cách ly những người bệnh, đặc biệt là những người bị bệnh tâm thần ra khỏi nhịp điệu phát triển xã hội, và vẫn thường coi họ như là một gánh nặng cho các gia đình và cộng đoàn của họ. Sự kéo dài của tình trạng xung đột võ trang tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới, hệ quả của những vụ thiên tai kinh khủng, và sự lan truyền nạn khủng bố, không những đã tạo ra những cái chết bất thình lình, mà còn tạo ra những tổn thương về mặt tinh thần nơi một số người còn sống sót lại, vốn lúc đó rất khó để cho họ có thể hồi phục được."
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI khuyến khích "mọi nổ lực của những ai có trách nhiệm hòng đảm bảo cho tất cả những bệnh nhân tâm thần này nhận được những hình thức chăm sóc và chữa trị cần thiết, cũng như bày tỏ tình liên đới với những gia đình, đang phải chăm sóc cho các bệnh nhân tâm thần."
Đề cập trực tiếp đến những bệnh nhân tâm thần, Đức Thánh Cha mời gọi họ hãy biết phó dâng "những đau khổ, chịu đựng của họ, để cùng với Chúa Kitô dâng lên cho Thiên Chúa Cha."
Hơn thế nữa, Đức Thánh Cha nói, Giáo Hội "sẽ không bao giờ bỏ rơi họ, vì lẽ Giáo Hội ý thức rằng Giáo Hội được mời gọi để bày tỏ tình yêu thương và sự chăm sóc của Chúa Kitô đến cho tất cả những ai đang đau khổ, gánh chịu cũng như với những ai đang chăm sóc cho họ."
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã chính thức thành lập ra Ngày Thế Giới Dành Cho Các Bệnh Nhân vào năm 1992, và ngày đầu tiên được dành cho ngày này chính là ngày 11 tháng 2 năm 1993, nhân ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức. Những sự kiện chính của ngày này vẫn thường được tổ chức vào ngày 2 tháng 11 tại nhiều địa điểm khác nhau. Riêng vào năm 2006, sự kiện này sẽ được tổ chức tại Tổng Giáo Phận Adelaide, Úc Châu.
Một vị đại diện chính thức cho Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI tham dự những buổi cử hành tại TGP Adelaide, vốn được tổ chức tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô Xavie, sẽ được công bố sau. Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Việc Chăm Sóc Mục Vụ Cho Các Nhân Viên Y Tế sẽ chịu trách nhiệm tổ chức ra sự kiện này, với sự hợp tác của Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson của TGP Adelaide.