Trong các tuần qua dự luật liên quan tới các cặp chung sống, do chính quyền của thủ tưởng Romano Prodi đưa ra, đã gây tranh luận sóng gió giữa các đảng phái chính trị, kể cả giữa các đảng tả phái với nhau, và khiến cho Hội Đồng Giám Mục Italia mạnh mẽ lên tiếng phản đối.
Đức Hồng Y Crescenđio Sepe, Tổng Giám Mục Napoli đã gọi các vụ chung sống là hôn nhân giả hiệu. Khi áo quần hay xắc tay giả hiệu mà nói là thật, là chúng ta nói dối và gây thiệt hại cho người khác. Cũng thế người trẻ ngày nay có quyền biết sự chung sống là gì, vì hôn nhân là điều khác với sự sống chung.
Trong trang rời nhật báo Tương Lai - cơ quan ngôn luận chính thức của Hội Đồng Giám Mục Italia - có đăng một bài viết nhấn mạnh sự cần thiết không được sách nhiễu gia đình như là chủ thể đầu tiên của xã hội, bằng cách tránh đưa ra các hình thức kết hiệp khác như sự chung sống giữa các cặp nam nữ và các cặp đồng phái. Các luật lệ chấp nhận các hình thái sống chung như thế trái với các nguyên tắc nền tảng nhân chủng học và luân lý, ghi sâu trong chính bản chất của con người. Với luật về sự chung sống người ta làm suy yếu gia đình dựa trên hôn nhân, làm lu mờ tính chất đặc thù của nó là tính cách duy nhất không thể lập lại được và vai trò xã hội không thể thay thế được của nó. Các lý do khiến chúng tôi chống lại luật sống chung không liên can gì tới lòng tin, nhưng liên quan tới lý trí.
Đức Cha Angelo Bagnasco Tổng Giám Mục Genova thì khẳng định rằng: ”Sự sống và gia đình là những vấn đề nền tảng của con người và của xã hội. Giáo Hội có quyền và có bổn phận can thiệp và lên tiếng về những vấn đề đó. Một gia đình yếu kém thì không thể xây dựng một xã hội mạnh mẽ được. Dự luật mà chính quyền muốn đề ra không chỉ liên quan tới các quyền cá nhân mà còn liên lụy tới chính các nền tảng, mà xã hội phải được xây dựng trên đó”.
Đức Cha Rino Fisichella, viện trưởng Đại Học Giáo Hoàng Laterano, cho rằng dự luật về các cặp chung sống tìm cách loại bỏ các kỳ thị đối với một vài người, nhưng lại trừng phạt những ai có các lựa chọn dấn thân và trung thực hơn. Chúng tôi hoàn toàn chống lại dự luật này, vì nếu được chấp thuận nó sẽ đào thêm một hố sâu giữa quốc hội và đất nước, vì nó thừa nhận cho các cặp chung sống các quyền kế thừa, có thực phẩm và nhà ở, mà theo Hiến Pháp chỉ dành riêng cho các gia đình xây dựng trên hôn nhân truyền thống mà thôi.
Đức Cha Cosmo Francesco Ruppi, Tổng Giám Mục Lecce, nhắc lại rằng không cần phải có một luật mới liên quan tới các cặp sống chung. Sự hữu dụng là một loạt các biện pháp cụ thể trợ giúp gia đình cần được đề ra. Điều quan trọng đối với Đức Thánh Cha và các Giám Mục đó là thiện ích của gia đình và các thế hệ trẻ.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Cha Bruno Forte, Tổng Giám Mục Chieti-Vasto, thần học gia về dự luật nói trên.
Hỏi: Thưa Đức Cha, Đức Cha nghĩ gì về dự luật ”DICO” liên quan tới sự sống chung của các cặp nam nữ và các cặp đồng phái, mà chính quyền của thủ tướng Romano Prodi đã đưa ra, và sẽ được quốc hội thảo luận trước mùa hè năm nay. Tại sao dự luật đã gây ra sóng gió tranh luận giữa các đảng phái chính trị, và khiến cho Hội Đồng Giám Mục Italia phản đối mạnh mẽ như vậy?
Đáp: Nó là một dự luật liên quan tới tương lai của toàn xã hội Italia. Vì thế nên Giáo Hội phải lên tiếng. Giáo Hội lên tiếng không phải vì mưu toan quyền bính gì, hay chỉ vì sợ không tròn trách nhiệm của mình, mà vì tình yêu thương cấp thiết đối với xã hội. Đó là lý do khiến cho Đức Giáo Hoàng cũng như các Giám Mục Italia đã mạnh mẽ nói ”không” với luật liên quan tới các cặp sống chung. Nhưng tiếng ”không” đó của Giáo Hội bao gồm nhiều tiếng ”có” đối với tương lai, đối với người trẻ, và đối với gia đình như là cộng đoàn làm nảy sinh ra sự sống và nền giáo dục, như Đức Thánh Cha đã nhắc đến nhiều lần trong các diễn văn của người.
Hỏi: Thưa Đức Cha, hôm 12 tháng 2 vừa qua, trong buổi tiếp kiến 200 luật gia tham dự hội nghị quốc tế về ”luật tự nhiên”, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tái khẳng định rằng: ”Không luật lệ phàm nhân nào có thể thay thế luật của Thiên Chúa, và ”làm suy yếu gia đình có nghĩa là làm thương tổn cho xã hội”. Luật tự nhiên Thiên Chúa khắc ghi trong lương tri và tâm lòng con người là luật không thể đụng chạm tới được, có đúng vậy không thưa Đức Cha?
Đáp: Đúng thế. Tôi nghĩ rằng các can thiệp đó của Đức Thánh Cha soi sáng cho mọi người. Vì các lời ”có” của Giáo Hội có chiều kích tôn giáo sâu xa: đó là vâng theo chương trình của Thiên Chúa. Các lời ”có” ấy cũng có một sức mạnh nội tại của chúng, sức mạnh trên bình diện nhân chủng học. Vì thế chúng cũng có thể được chia sẻ bởi những người không có các thành kiến, dù họ không tin nơi Thiên Chúa, nhưng suy tư về thực tại của con người. Khi Đức Thánh Cha nói tới ”luật lệ tự nhiên” là người nhắc cho biết có một thứ văn phạm được viết sâu trong tâm lòng con người, như là bản vị có các tương quan. Văn phạm đó có thể được nhận biết bởi người nhìn thực tại cuộc sống con người với đôi mắt lòng tin, cũng như bởi người không có lòng tin, nhưng cảm thấy sự cần thiết có các điểm tham chiếu đối với sự sống chung dựa trên các giá trị được chia sẻ.
Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra khi văn phạm này không được biết tới hay bị lèo lái, thưa Đức Cha?
Đáp: Tôi tin rằng nó liên quan tới tương lai của chúng ta, chính vì chúng ta có thể đứng trước một phản ứng dây chuyền không thể thấy trước được hậu quả của nó. Nhưng điều mà chúng ta có thể thấy trước ngay từ bây gìơ, đó là dự luật liên quan tới sự chung sống là một yếu tố gây ra bất ổn đối với vị thế trung tâm của gia đình, nghĩa là yếu tố tạo ra sự hiệp nhất xã hội, mà các người cha soạn thảo ra Hiến pháp Italia cách đây 60 năm, đã lựa chọn. Như thế, khi lấy đi một trong các cột trụ nâng đỡ ngôi nhà, thì ngôi nhà đó có nhiều nguy cơ bị sập.
Hỏi: Thế mà tại sao lại có người cho rằng trong lãnh vực này Giáo Hội không có quyền can thiệp, thưa Đức Cha?
Đáp: Liên quan tới điểm này cần phải hiểu nhau một cách rõ ràng. Như là các chủ chăn chúng tôi không muốn thay thế các chính trị gia, lại càng không muốn đưa ra các chỉ dẫn trong các lãnh vực không thuộc thẩm quyền của chúng tôi. Nhưng chúng tôi có bổn phận phải nói, và không ai có thể cấm chúng tôi làm điều đó. Chúng tôi có bổn phận lên tiếng về những vấn đề, mà chúng tôi thấy là thiện ích của xã hội và cho con người thời đại ngày nay.
Chính tình yêu thương cấp thiết đối với con người thúc đẩy chúng tôi lên tiếng. Nó không phải là một tính toán quyền bính cũng không phải là ý muốn không thiếu sót bổn phận, mà là sự cấp thiết của tình yêu thương nhằm phục vụ hiện tại và tương lai của dân tộc và các thế hệ tương lai của đất nước Italia này.
Hỏi: Như thế đâu là vấn đề nòng cốt trong lãnh vực này thưa Đức Cha?
Đáp: Vấn đề nòng cốt liên quan tới kiểu quan niệm tương lai của chúng ta. Khi Hiến Pháp đã thừa nhận vai trò nòng cốt của gia đình, thì đó không phải là điều hời hợt mau qua, mà nó diễn tả một nền luân lý đạo đức được chia sẻ và dựa trên đó để xây dựng toàn cuộc sống quốc gia. Một nền dân chủ không hiện hữu, nếu không có các giá trị được chia sẻ và không thể thương lượng được. Giá trị của sự sống, của con người, của tình liên đới, của tinh thần trách nhiệm, tất cả đều là các yếu tố tìm thấy nơi gia đình điểm tựa không thể thay thế được. Vì thế chúng tôi mới tự hỏi: dự luật do chính quyền đang chuẩn bị phù hợp với các điếu luật của Hiến Pháp cho tới mức nào? Một gương mặt dựa trên các nhân tố gia đình, nghĩa là trên cộng đoàn sự sống, việc giáo dục, tình yêu thương, trong sự hỗ tương giữa các vai trò của cha mẹ và các liên hệ thân thuộc, hay chỉ là một cộng đoàn trong đó nhân tố này chỉ là một trong biết bao nhiêu nhân tố thay đổi khác tạo ra một quần đảo các điểm tham chiếu? Tôi thấy đây là câu hỏi, mà chúng tôi phải đưa ra trước dự luật liên quan tới các cặp sống chung này.
Hỏi: Thưa Đức Cha đây là câu hỏi, mà chỉ có các Giám Mục mới đặt ra, hay còn có những ai khác nữa?
Đáp: Không, đây là câu hỏi có biết bao nhiêu người và biết bao nhiêu gia đình nêu lên, như tôi đã có dịp quan sát trong cuộc sống thường ngày, khi chu toàn nhiệm vụ chủ chăn của tôi. Điều thực sự cấp thiết trong đất nước Italia này: đó là một hành động yểm trợ gia đình. Chẳng hạn tôi nghĩ tới số sinh. Tại Pháp chính quyền khuyến khích sinh con và trợ giúp các bà mẹ và các gia đình, và đường lối chính trị này đã gặt hái nhiều kết qủa tốt. Trong khi tại Italia số sinh qúa thấp hay không sinh con, đang là một thách đố rất nghiêm trọng, mà không thể lấy luật cho phép chung sống mà giải quyết được. Thế rồi còn có vấn đề công ăn việc làm, nhà ở cho các cặp vợ chồng trẻ, cho người già, việc trợ giúp tài chánh để cho họ có thể sống cho tới cuối tháng. Tóm lại, có vấn đề ưu tiên cho các nhu cầu cấp thiết nhất. Cũng như trong mọi gia đình, khi phải hoạch định chương trình cho tương lai, cần phải nhận ra các ưu tiên, và tôi tin rằng ưu tiên trong xã hội Italia ngày nay là gia đình. Và điều khiến cho người ta thất vọng đó là thay vì can thiệp để trợ giúp và thăng tiến gia đình, thì chính quyền lại can thiệp để hợp thức hóa các cặp sống chung. Trước tình trạng này, chúng tôi cảm thấy bị khuấy động một cách sâu xa. Và tình trạng bị khuấy động của chúng tôi cũng là tình trạng bị khuấy động của người dân muốn trông thấy các luật lệ công bằng cho các vấn đề cấp bách của tất cả mọi người, chứ không phải là các luật lệ làm cảnh bị lèo lái bởi các đảng phái chính trị, hay các luật lệ tồi bại nhằm giải quyết các quyền cần được giải quyết với nhiều thận trọng và không hàm hồ hay gây lẫn lộn nguy hại cho tất cả mọi người (Avvenire 13-2-2007)(Radio Vatican)
Đức Hồng Y Crescenđio Sepe, Tổng Giám Mục Napoli đã gọi các vụ chung sống là hôn nhân giả hiệu. Khi áo quần hay xắc tay giả hiệu mà nói là thật, là chúng ta nói dối và gây thiệt hại cho người khác. Cũng thế người trẻ ngày nay có quyền biết sự chung sống là gì, vì hôn nhân là điều khác với sự sống chung.
Trong trang rời nhật báo Tương Lai - cơ quan ngôn luận chính thức của Hội Đồng Giám Mục Italia - có đăng một bài viết nhấn mạnh sự cần thiết không được sách nhiễu gia đình như là chủ thể đầu tiên của xã hội, bằng cách tránh đưa ra các hình thức kết hiệp khác như sự chung sống giữa các cặp nam nữ và các cặp đồng phái. Các luật lệ chấp nhận các hình thái sống chung như thế trái với các nguyên tắc nền tảng nhân chủng học và luân lý, ghi sâu trong chính bản chất của con người. Với luật về sự chung sống người ta làm suy yếu gia đình dựa trên hôn nhân, làm lu mờ tính chất đặc thù của nó là tính cách duy nhất không thể lập lại được và vai trò xã hội không thể thay thế được của nó. Các lý do khiến chúng tôi chống lại luật sống chung không liên can gì tới lòng tin, nhưng liên quan tới lý trí.
Đức Cha Angelo Bagnasco Tổng Giám Mục Genova thì khẳng định rằng: ”Sự sống và gia đình là những vấn đề nền tảng của con người và của xã hội. Giáo Hội có quyền và có bổn phận can thiệp và lên tiếng về những vấn đề đó. Một gia đình yếu kém thì không thể xây dựng một xã hội mạnh mẽ được. Dự luật mà chính quyền muốn đề ra không chỉ liên quan tới các quyền cá nhân mà còn liên lụy tới chính các nền tảng, mà xã hội phải được xây dựng trên đó”.
Đức Cha Rino Fisichella, viện trưởng Đại Học Giáo Hoàng Laterano, cho rằng dự luật về các cặp chung sống tìm cách loại bỏ các kỳ thị đối với một vài người, nhưng lại trừng phạt những ai có các lựa chọn dấn thân và trung thực hơn. Chúng tôi hoàn toàn chống lại dự luật này, vì nếu được chấp thuận nó sẽ đào thêm một hố sâu giữa quốc hội và đất nước, vì nó thừa nhận cho các cặp chung sống các quyền kế thừa, có thực phẩm và nhà ở, mà theo Hiến Pháp chỉ dành riêng cho các gia đình xây dựng trên hôn nhân truyền thống mà thôi.
Đức Cha Cosmo Francesco Ruppi, Tổng Giám Mục Lecce, nhắc lại rằng không cần phải có một luật mới liên quan tới các cặp sống chung. Sự hữu dụng là một loạt các biện pháp cụ thể trợ giúp gia đình cần được đề ra. Điều quan trọng đối với Đức Thánh Cha và các Giám Mục đó là thiện ích của gia đình và các thế hệ trẻ.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Cha Bruno Forte, Tổng Giám Mục Chieti-Vasto, thần học gia về dự luật nói trên.
Hỏi: Thưa Đức Cha, Đức Cha nghĩ gì về dự luật ”DICO” liên quan tới sự sống chung của các cặp nam nữ và các cặp đồng phái, mà chính quyền của thủ tướng Romano Prodi đã đưa ra, và sẽ được quốc hội thảo luận trước mùa hè năm nay. Tại sao dự luật đã gây ra sóng gió tranh luận giữa các đảng phái chính trị, và khiến cho Hội Đồng Giám Mục Italia phản đối mạnh mẽ như vậy?
Đáp: Nó là một dự luật liên quan tới tương lai của toàn xã hội Italia. Vì thế nên Giáo Hội phải lên tiếng. Giáo Hội lên tiếng không phải vì mưu toan quyền bính gì, hay chỉ vì sợ không tròn trách nhiệm của mình, mà vì tình yêu thương cấp thiết đối với xã hội. Đó là lý do khiến cho Đức Giáo Hoàng cũng như các Giám Mục Italia đã mạnh mẽ nói ”không” với luật liên quan tới các cặp sống chung. Nhưng tiếng ”không” đó của Giáo Hội bao gồm nhiều tiếng ”có” đối với tương lai, đối với người trẻ, và đối với gia đình như là cộng đoàn làm nảy sinh ra sự sống và nền giáo dục, như Đức Thánh Cha đã nhắc đến nhiều lần trong các diễn văn của người.
Hỏi: Thưa Đức Cha, hôm 12 tháng 2 vừa qua, trong buổi tiếp kiến 200 luật gia tham dự hội nghị quốc tế về ”luật tự nhiên”, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tái khẳng định rằng: ”Không luật lệ phàm nhân nào có thể thay thế luật của Thiên Chúa, và ”làm suy yếu gia đình có nghĩa là làm thương tổn cho xã hội”. Luật tự nhiên Thiên Chúa khắc ghi trong lương tri và tâm lòng con người là luật không thể đụng chạm tới được, có đúng vậy không thưa Đức Cha?
Đáp: Đúng thế. Tôi nghĩ rằng các can thiệp đó của Đức Thánh Cha soi sáng cho mọi người. Vì các lời ”có” của Giáo Hội có chiều kích tôn giáo sâu xa: đó là vâng theo chương trình của Thiên Chúa. Các lời ”có” ấy cũng có một sức mạnh nội tại của chúng, sức mạnh trên bình diện nhân chủng học. Vì thế chúng cũng có thể được chia sẻ bởi những người không có các thành kiến, dù họ không tin nơi Thiên Chúa, nhưng suy tư về thực tại của con người. Khi Đức Thánh Cha nói tới ”luật lệ tự nhiên” là người nhắc cho biết có một thứ văn phạm được viết sâu trong tâm lòng con người, như là bản vị có các tương quan. Văn phạm đó có thể được nhận biết bởi người nhìn thực tại cuộc sống con người với đôi mắt lòng tin, cũng như bởi người không có lòng tin, nhưng cảm thấy sự cần thiết có các điểm tham chiếu đối với sự sống chung dựa trên các giá trị được chia sẻ.
Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra khi văn phạm này không được biết tới hay bị lèo lái, thưa Đức Cha?
Đáp: Tôi tin rằng nó liên quan tới tương lai của chúng ta, chính vì chúng ta có thể đứng trước một phản ứng dây chuyền không thể thấy trước được hậu quả của nó. Nhưng điều mà chúng ta có thể thấy trước ngay từ bây gìơ, đó là dự luật liên quan tới sự chung sống là một yếu tố gây ra bất ổn đối với vị thế trung tâm của gia đình, nghĩa là yếu tố tạo ra sự hiệp nhất xã hội, mà các người cha soạn thảo ra Hiến pháp Italia cách đây 60 năm, đã lựa chọn. Như thế, khi lấy đi một trong các cột trụ nâng đỡ ngôi nhà, thì ngôi nhà đó có nhiều nguy cơ bị sập.
Hỏi: Thế mà tại sao lại có người cho rằng trong lãnh vực này Giáo Hội không có quyền can thiệp, thưa Đức Cha?
Đáp: Liên quan tới điểm này cần phải hiểu nhau một cách rõ ràng. Như là các chủ chăn chúng tôi không muốn thay thế các chính trị gia, lại càng không muốn đưa ra các chỉ dẫn trong các lãnh vực không thuộc thẩm quyền của chúng tôi. Nhưng chúng tôi có bổn phận phải nói, và không ai có thể cấm chúng tôi làm điều đó. Chúng tôi có bổn phận lên tiếng về những vấn đề, mà chúng tôi thấy là thiện ích của xã hội và cho con người thời đại ngày nay.
Chính tình yêu thương cấp thiết đối với con người thúc đẩy chúng tôi lên tiếng. Nó không phải là một tính toán quyền bính cũng không phải là ý muốn không thiếu sót bổn phận, mà là sự cấp thiết của tình yêu thương nhằm phục vụ hiện tại và tương lai của dân tộc và các thế hệ tương lai của đất nước Italia này.
Hỏi: Như thế đâu là vấn đề nòng cốt trong lãnh vực này thưa Đức Cha?
Đáp: Vấn đề nòng cốt liên quan tới kiểu quan niệm tương lai của chúng ta. Khi Hiến Pháp đã thừa nhận vai trò nòng cốt của gia đình, thì đó không phải là điều hời hợt mau qua, mà nó diễn tả một nền luân lý đạo đức được chia sẻ và dựa trên đó để xây dựng toàn cuộc sống quốc gia. Một nền dân chủ không hiện hữu, nếu không có các giá trị được chia sẻ và không thể thương lượng được. Giá trị của sự sống, của con người, của tình liên đới, của tinh thần trách nhiệm, tất cả đều là các yếu tố tìm thấy nơi gia đình điểm tựa không thể thay thế được. Vì thế chúng tôi mới tự hỏi: dự luật do chính quyền đang chuẩn bị phù hợp với các điếu luật của Hiến Pháp cho tới mức nào? Một gương mặt dựa trên các nhân tố gia đình, nghĩa là trên cộng đoàn sự sống, việc giáo dục, tình yêu thương, trong sự hỗ tương giữa các vai trò của cha mẹ và các liên hệ thân thuộc, hay chỉ là một cộng đoàn trong đó nhân tố này chỉ là một trong biết bao nhiêu nhân tố thay đổi khác tạo ra một quần đảo các điểm tham chiếu? Tôi thấy đây là câu hỏi, mà chúng tôi phải đưa ra trước dự luật liên quan tới các cặp sống chung này.
Hỏi: Thưa Đức Cha đây là câu hỏi, mà chỉ có các Giám Mục mới đặt ra, hay còn có những ai khác nữa?
Đáp: Không, đây là câu hỏi có biết bao nhiêu người và biết bao nhiêu gia đình nêu lên, như tôi đã có dịp quan sát trong cuộc sống thường ngày, khi chu toàn nhiệm vụ chủ chăn của tôi. Điều thực sự cấp thiết trong đất nước Italia này: đó là một hành động yểm trợ gia đình. Chẳng hạn tôi nghĩ tới số sinh. Tại Pháp chính quyền khuyến khích sinh con và trợ giúp các bà mẹ và các gia đình, và đường lối chính trị này đã gặt hái nhiều kết qủa tốt. Trong khi tại Italia số sinh qúa thấp hay không sinh con, đang là một thách đố rất nghiêm trọng, mà không thể lấy luật cho phép chung sống mà giải quyết được. Thế rồi còn có vấn đề công ăn việc làm, nhà ở cho các cặp vợ chồng trẻ, cho người già, việc trợ giúp tài chánh để cho họ có thể sống cho tới cuối tháng. Tóm lại, có vấn đề ưu tiên cho các nhu cầu cấp thiết nhất. Cũng như trong mọi gia đình, khi phải hoạch định chương trình cho tương lai, cần phải nhận ra các ưu tiên, và tôi tin rằng ưu tiên trong xã hội Italia ngày nay là gia đình. Và điều khiến cho người ta thất vọng đó là thay vì can thiệp để trợ giúp và thăng tiến gia đình, thì chính quyền lại can thiệp để hợp thức hóa các cặp sống chung. Trước tình trạng này, chúng tôi cảm thấy bị khuấy động một cách sâu xa. Và tình trạng bị khuấy động của chúng tôi cũng là tình trạng bị khuấy động của người dân muốn trông thấy các luật lệ công bằng cho các vấn đề cấp bách của tất cả mọi người, chứ không phải là các luật lệ làm cảnh bị lèo lái bởi các đảng phái chính trị, hay các luật lệ tồi bại nhằm giải quyết các quyền cần được giải quyết với nhiều thận trọng và không hàm hồ hay gây lẫn lộn nguy hại cho tất cả mọi người (Avvenire 13-2-2007)(Radio Vatican)