Ngày 09.03.2007: Thăm Giáo hạt Pleiku.
Lúc 5 giờ, Phái đoàn gồm Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, 3 Đức Ông, Cha Tổng Đại Diện, Cha Quản Lý TGM, Cha thư ký TGM và các viên chức nhà nước trên 4 chiếc ôtô trực chỉ đi Pleiku.
Giáo hạt Pleiku nằm trên tỉnh Gialai, có diện tích là 15.495 Km2, năm 2005 dân số là 1.146.970 người, người dân tộc là 511.605 trong đó có 35 sắc tộc, đông nhất là Jrai hơn 300.000 người; số giáo dân công giáo là 112.248 tín hữu, dân tộc là 55.521 tín hữu, dân Jrai hơn 40.000 tín hữu. Pleiku có núi Hàm Rồng hùng vĩ, có Biển hồ (hồ) xanh đẹp rộng lớn... Nay ai có đến Pleiku, không quên ghé thăm Thủy Điện YaLy.
* 05g50 : Xe đến nhà thờ Plei chuet, rất đông đảo linh mục tu sĩ và giáo dân kinh, Jrai, Bahnar đứng làm hàng rào danh dự tiếp đón Phái đoàn Tòa Thánh. Phái Đoàn Vatican đã tiến vào Nhà thờ Pleichuét trong cảnh chào đón nồng nhiệt của các điệu xoang, múa nhảy của các thiếu nữ, phụ nữ Jrai đồng phục. Đoàn cồng chiêng đi trước đánh vang dậy cả một vùng trời Pleiku, tiếng chiêng mà đã nổi tiếng lâu nay, nổi tiếng bởi sắc dân ở đây sử dụng, nổi tiếng bởi nó là loại đặc biệt của vùng đất Pleiku nầy, nó vừa mới được UNESCO trao tặng là Văn Hóa phi vật thể của nhân loại.
Sau khi vẫy chào đám đông dân chúng, Đức Cha Micae và 3 Đức Ông vào Chầu Thánh Thể và chuẩn bị thánh lễ.
Được biết nhà thờ Pleichuet, ngôi nhà thờ đầu tiên dành cho giáo dân Jrai, nằm cạnh Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế tại Giáo phận Kontum. Giáo xứ Pleichuét này được trao cho các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế coi sóc. Dòng Chúa Cứu thế có 14 tu sĩ-linh mục đang phục vụ tại 5 cộng đoàn trong Giáo hạt Pleiku. Đặc biệt chuyên trách lo cho người Jrai. Mới đây có thêm trung tâm truyền giáo lo cho người Bahnar là Kret Krot thuộc huyện Mang Yang, tỉnh GiaLai. Dòng Chúa Cứu thế đến Gp Kontum năm 1969 theo lời mời của Đức Cha Paul Seitz Kim, đến nay đã gần 40 năm có mặt trên Giáo phận Kontum.
* 06g10: Thánh lễ tại Nhà thờ Pleichuet bắt đầu. Đoàn đồng tế gồm có Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, 3 Đức Ông, Cha Tổng Đại Diện Giuse Nguyễn Thanh Liên, Cha Hạt trưởng Phêrô Nguyễn Vân Đông, cha Giuse Trần Sĩ Tín là chánh xứ và cũng là bề trên tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Tây Nguyên, và gần 30 linh mục đồng tế tiến ra Lễ Đài trước tiền sảnh nhà thờ Pleichuet, có đông đảo tu sĩ nam nữ và gần 4 ngàn giáo dân tham dự. Thánh lễ được cử hành chính là tiếng Việt, ngoài ra lời nguyện và Lời Chúa được đọc 2 thứ tiếng Jrai và Việt.
Đức Ông Pietro Parolin giảng lễ. Ngài chuyển lời chào thăm và chúc mừng của Đức Thánh Cha Benêđic XVI đến Giáo phận. Ngài giảng theo ý nội dung Tin Mừng Luca 16,15-18 đề cập đến sứ mạng loan báo Tin Mừng.
Sau thánh lễ, Bác sĩ Ksor Bip, giáo dân Jrai Pleichuet đại diện cộng đoàn dự lễ cám ơn Phái đoàn và tặng kỷ vật lưu niệm là 1 chiếc vòng (cồng Jrai) và 1 cái áo Jrai cho 3 Đức Ông. Sau đó chụp hình lưu niệm.
* 07g25 : Lễ xong, Phái đoàn ăn sáng theo kiểu dân tộc (mười ngón) và xem múa nhảy, cùng thưởng thức tiếng đàn ống tre của người Jrai.
* 07g50: Phái đoàn rời Pleichuét đến thăm Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Gialai.
* 08g40: Rời Ủy Ban Tỉnh, Phái đoàn đến thăm Tu viện Phaolô Pleiku, 02 Lý Thái Tổ, P. Ia Kring, Tp Pleiku, thuộc Hội Dòng Phaolô thành Charttres tỉnh dòng Đà Nẵng, nhà mẹ tại Rôma. Phái đoàn được tiếp đón nồng nhiệt bởi gần 20 nữ tu và hơn 100 em học sinh nội trú, các em khuyết tật và trẻ em mầm non.
Được biết Cộng đoàn Phaolô Pleiku được thành lập vào tháng 04 năm 1962, với sứ mệnh đến với anh em dân tộc thiểu số, nghèo khổ và bệnh tật; hiện nay có 92 nữ tu thuộc 15 cộng đoàn rãi khắp ở Giáo phận Kontum. Công việc phục vụ chủ yếu là : dạy giáo lý trẻ em, dự tòng, tân tòng hôn nhân. Giúp bệnh phong trong các buôn làng. Ngoài ra có các trường mầm non: nhà trẻ và mẫu giáo có 295 em; ký túc xá học sinh 302 em; cô nhi khuyết tật 31 em. Thêm vào đó công tác không thường xuyên là tìm công ăn việc làm cho thanh niên - thiếu nữ dân tộc nghèo là 165 người trong 2 năm qua; các lớp huấn luyện may, diệt, y tế thôn bản…. Sau khi Nữ tu Bề Trên Têrêxa Lê Thị Liên chào đón và giới thiệu Cộng Đoàn với Phái Đoàn, Ðức Ông Pietro Parolin đáp lời bằng việc chào thăm tất cả cộng đoàn và các em… Ngài nói, ngài ở Kinh Thành Rôma nhưng chưa biết nhà mẹ Trung Ương ở đó, hy vọng sau khi biết cộng đoàn và tinh thần hăng say làm việc của các nữ tu thuộc Hội Dòng ở đây sống động như thế này, ngài sẽ đến thăm Nhà Mẹ, cách nào đó, như Chúa giới thiệu con cái trước, con cái giới thiệu với Cha Mẹ sau… sau đó dùng ly nước, trái cây… phái đoàn chụp hình lưu niệm đến Nhà Nội Trú Khuyết Tật Đức An.
* 09g10: Phái đoàn đến Nội trú Đức An, nơi đây nội trú rất đặc biệt là những em bệnh bại não, đao, khuyết tật,… Được biết, nơi đây là do Cha Phêrô Nguyễn Vân Đông, cha xứ Giáo xứ Đức An trước đây thành lập. Chị Hồng - một giáo dân - người Sài Gòn đã tình nguyện lên chăm sóc cho các em. Nay chị được trao toàn quyền điều hành cơ sở này.
* 09g30: Phái đoàn đến thăm Trường Mầm non Tư Thục do các nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Xuân - Huế phụ trách. Ngôi trường có 3 nữ tu và 23 giáo viên và 6 nhân viên, tổng số các em là 470 em độ tuổi từ 3-5.
Đến đây Phái Đoàn ai cũng nở nụ cười vì đông đảo trẻ em từ 3-5 tuổi đồng phục nhiều màu sắc chào đón bằng những bài hát bi bô và tiếng trống cơm rộn ràng… Sau khi lời giới thiệu và chào thăm của Chị Lam Hồng, bề trên vùng Tây Nguyên, Ðức Ông Pietro Parolin nói vài lời chào thăm, Ngài rất phấn khởi khi thấy Giáo phận Kontum có nhiều nét nổi bật về giáo dục, phục vụ… và nhất là tại đây, đầy tươi vui… làm ngài cũng nhớ lại ký ức tuổi trẻ, ngài chia sẻ: “Nhờ các soeur huấn luyện khi trẻ nhỏ mà tôi có ngày hôm nay. Hôm qua là ngày 8.3 Quốc tế Phụ Nữ, vẫn còn tâm tình ấy, tôi gửi lời chúc mừng mồng 8.3 đến quý nữ tu, xin Chúa chúc lành cho các chị luôn phục vụ yêu thương cách nhiệt thành nhất, luôn có người yêu lý tưởng là Đức Kitô trong đời sống mình, thể hiện qua phục vụ trẻ thơ, như Đức Giêsu đã yêu trẻ thơ”. Được biết, Cộng đoàn CĐMVN Phú Xuân-Huế lên Tây Nguyên năm 1969, hiện nay tổng số nữ tu là 28 chị đang phục vụ tại 8 cộng đoàn trong Gp Kontum. Ngoài trường Phái đoàn đang thăm, các chị còn có 1 nhà nội trú có 42 em học sinh Cấp III (33 Kinh và 9 Jrai), những em này cũng là mầm non ơn gọi của Hội Dòng. Và một nhà nội trú khác có 30 em Jrai ở vùng sâu vùng xa về học ở Tp. Pleiku.
Ngoài giáo dục, các chị còn phục vụ các công tác khác như: người phong cùi 480 bệnh nhân trong các làng xa xôi hẻo lánh. Mở các lớp dạy may miễn phí. Công việc phục vụ tại các xứ đạo là dạy giáo lý thiếu nhi và dự tòng.
* 09g50: Đến Nhà Nội Trú của Mến Thánh Giá Quy Nhơn, 44 Hùng Vương, Tp Pleiku, một cơ sở được xây dựng “như thể vội vàng” trên mảnh đất 4 ha năm 1975, nhưng nay chỉ còn vỏn vẹn gần 2000m2, Sau khi biểu diễn vũ điệu tiếp rước và hát bài đồng ca bằng Anh ngữ, Nữ tu bề trên Maria Lê Thị Huệ chào thăm và giới thiệu với Phái Đoàn về Hội Dòng. Nơi đây có hơn 100 em học sinh từ các huyện xa gần đến nội trú để đi học Trung Học (từ lớp 6 đến 12) độ tuổi từ 12 đến 18. Được biết các chị em MTGQN lên Tây Nguyên năm 1913, hiện nay Mến Thánh Giá Quy Nhơn phục vụ tại Gp Kontum là 17 chị em, trong các lãnh vực: dạy giáo lý tại các giáo xứ, lo cho các em nội trú, nuôi dạy tình thương, đào tạo ơn gọi, lo cho bệnh nhân, khi cần chuyển bệnh nhân đi bệnh viện hoặc về lại làng. Và nét đặc biệt là Hội Dòng đã có 5 chị em người Bahnar xuất thân từ Kontum.
* 10g10: Phái đoàn đến thăm Nhà thờ Thăng thiên của Cha hạt trưởng Phêrô Nguyễn Vân Đông, hơn 300 chức việc, giáo dân đã xếp hàng đón tiếp Phái Đoàn. Tại đây lại một lần nữa tiếng cồng chiêng vang dội, những điệu xoang đưa Phái Đoàn vào Nhà thờ viếng Thánh Thế và dùng trưa tại Nhà xứ.
* 11g10 : Phái đoàn ra Phi trường Pleiku đáp máy bay đi Đà Nẵng-Hà Nội.
Lúc 5 giờ, Phái đoàn gồm Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, 3 Đức Ông, Cha Tổng Đại Diện, Cha Quản Lý TGM, Cha thư ký TGM và các viên chức nhà nước trên 4 chiếc ôtô trực chỉ đi Pleiku.
Đức GM Kontum cùng với giáo dân Pleiku tiếp đón phái đoàn |
* 05g50 : Xe đến nhà thờ Plei chuet, rất đông đảo linh mục tu sĩ và giáo dân kinh, Jrai, Bahnar đứng làm hàng rào danh dự tiếp đón Phái đoàn Tòa Thánh. Phái Đoàn Vatican đã tiến vào Nhà thờ Pleichuét trong cảnh chào đón nồng nhiệt của các điệu xoang, múa nhảy của các thiếu nữ, phụ nữ Jrai đồng phục. Đoàn cồng chiêng đi trước đánh vang dậy cả một vùng trời Pleiku, tiếng chiêng mà đã nổi tiếng lâu nay, nổi tiếng bởi sắc dân ở đây sử dụng, nổi tiếng bởi nó là loại đặc biệt của vùng đất Pleiku nầy, nó vừa mới được UNESCO trao tặng là Văn Hóa phi vật thể của nhân loại.
Sau khi vẫy chào đám đông dân chúng, Đức Cha Micae và 3 Đức Ông vào Chầu Thánh Thể và chuẩn bị thánh lễ.
Được biết nhà thờ Pleichuet, ngôi nhà thờ đầu tiên dành cho giáo dân Jrai, nằm cạnh Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế tại Giáo phận Kontum. Giáo xứ Pleichuét này được trao cho các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế coi sóc. Dòng Chúa Cứu thế có 14 tu sĩ-linh mục đang phục vụ tại 5 cộng đoàn trong Giáo hạt Pleiku. Đặc biệt chuyên trách lo cho người Jrai. Mới đây có thêm trung tâm truyền giáo lo cho người Bahnar là Kret Krot thuộc huyện Mang Yang, tỉnh GiaLai. Dòng Chúa Cứu thế đến Gp Kontum năm 1969 theo lời mời của Đức Cha Paul Seitz Kim, đến nay đã gần 40 năm có mặt trên Giáo phận Kontum.
* 06g10: Thánh lễ tại Nhà thờ Pleichuet bắt đầu. Đoàn đồng tế gồm có Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, 3 Đức Ông, Cha Tổng Đại Diện Giuse Nguyễn Thanh Liên, Cha Hạt trưởng Phêrô Nguyễn Vân Đông, cha Giuse Trần Sĩ Tín là chánh xứ và cũng là bề trên tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Tây Nguyên, và gần 30 linh mục đồng tế tiến ra Lễ Đài trước tiền sảnh nhà thờ Pleichuet, có đông đảo tu sĩ nam nữ và gần 4 ngàn giáo dân tham dự. Thánh lễ được cử hành chính là tiếng Việt, ngoài ra lời nguyện và Lời Chúa được đọc 2 thứ tiếng Jrai và Việt.
Đức Ông Pietro Parolin giảng lễ. Ngài chuyển lời chào thăm và chúc mừng của Đức Thánh Cha Benêđic XVI đến Giáo phận. Ngài giảng theo ý nội dung Tin Mừng Luca 16,15-18 đề cập đến sứ mạng loan báo Tin Mừng.
Sau thánh lễ, Bác sĩ Ksor Bip, giáo dân Jrai Pleichuet đại diện cộng đoàn dự lễ cám ơn Phái đoàn và tặng kỷ vật lưu niệm là 1 chiếc vòng (cồng Jrai) và 1 cái áo Jrai cho 3 Đức Ông. Sau đó chụp hình lưu niệm.
Dân chúng giáo hạt Pleku tưng bừng đón tiếp |
* 07g50: Phái đoàn rời Pleichuét đến thăm Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Gialai.
* 08g40: Rời Ủy Ban Tỉnh, Phái đoàn đến thăm Tu viện Phaolô Pleiku, 02 Lý Thái Tổ, P. Ia Kring, Tp Pleiku, thuộc Hội Dòng Phaolô thành Charttres tỉnh dòng Đà Nẵng, nhà mẹ tại Rôma. Phái đoàn được tiếp đón nồng nhiệt bởi gần 20 nữ tu và hơn 100 em học sinh nội trú, các em khuyết tật và trẻ em mầm non.
Được biết Cộng đoàn Phaolô Pleiku được thành lập vào tháng 04 năm 1962, với sứ mệnh đến với anh em dân tộc thiểu số, nghèo khổ và bệnh tật; hiện nay có 92 nữ tu thuộc 15 cộng đoàn rãi khắp ở Giáo phận Kontum. Công việc phục vụ chủ yếu là : dạy giáo lý trẻ em, dự tòng, tân tòng hôn nhân. Giúp bệnh phong trong các buôn làng. Ngoài ra có các trường mầm non: nhà trẻ và mẫu giáo có 295 em; ký túc xá học sinh 302 em; cô nhi khuyết tật 31 em. Thêm vào đó công tác không thường xuyên là tìm công ăn việc làm cho thanh niên - thiếu nữ dân tộc nghèo là 165 người trong 2 năm qua; các lớp huấn luyện may, diệt, y tế thôn bản…. Sau khi Nữ tu Bề Trên Têrêxa Lê Thị Liên chào đón và giới thiệu Cộng Đoàn với Phái Đoàn, Ðức Ông Pietro Parolin đáp lời bằng việc chào thăm tất cả cộng đoàn và các em… Ngài nói, ngài ở Kinh Thành Rôma nhưng chưa biết nhà mẹ Trung Ương ở đó, hy vọng sau khi biết cộng đoàn và tinh thần hăng say làm việc của các nữ tu thuộc Hội Dòng ở đây sống động như thế này, ngài sẽ đến thăm Nhà Mẹ, cách nào đó, như Chúa giới thiệu con cái trước, con cái giới thiệu với Cha Mẹ sau… sau đó dùng ly nước, trái cây… phái đoàn chụp hình lưu niệm đến Nhà Nội Trú Khuyết Tật Đức An.
* 09g10: Phái đoàn đến Nội trú Đức An, nơi đây nội trú rất đặc biệt là những em bệnh bại não, đao, khuyết tật,… Được biết, nơi đây là do Cha Phêrô Nguyễn Vân Đông, cha xứ Giáo xứ Đức An trước đây thành lập. Chị Hồng - một giáo dân - người Sài Gòn đã tình nguyện lên chăm sóc cho các em. Nay chị được trao toàn quyền điều hành cơ sở này.
* 09g30: Phái đoàn đến thăm Trường Mầm non Tư Thục do các nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Xuân - Huế phụ trách. Ngôi trường có 3 nữ tu và 23 giáo viên và 6 nhân viên, tổng số các em là 470 em độ tuổi từ 3-5.
Đến đây Phái Đoàn ai cũng nở nụ cười vì đông đảo trẻ em từ 3-5 tuổi đồng phục nhiều màu sắc chào đón bằng những bài hát bi bô và tiếng trống cơm rộn ràng… Sau khi lời giới thiệu và chào thăm của Chị Lam Hồng, bề trên vùng Tây Nguyên, Ðức Ông Pietro Parolin nói vài lời chào thăm, Ngài rất phấn khởi khi thấy Giáo phận Kontum có nhiều nét nổi bật về giáo dục, phục vụ… và nhất là tại đây, đầy tươi vui… làm ngài cũng nhớ lại ký ức tuổi trẻ, ngài chia sẻ: “Nhờ các soeur huấn luyện khi trẻ nhỏ mà tôi có ngày hôm nay. Hôm qua là ngày 8.3 Quốc tế Phụ Nữ, vẫn còn tâm tình ấy, tôi gửi lời chúc mừng mồng 8.3 đến quý nữ tu, xin Chúa chúc lành cho các chị luôn phục vụ yêu thương cách nhiệt thành nhất, luôn có người yêu lý tưởng là Đức Kitô trong đời sống mình, thể hiện qua phục vụ trẻ thơ, như Đức Giêsu đã yêu trẻ thơ”. Được biết, Cộng đoàn CĐMVN Phú Xuân-Huế lên Tây Nguyên năm 1969, hiện nay tổng số nữ tu là 28 chị đang phục vụ tại 8 cộng đoàn trong Gp Kontum. Ngoài trường Phái đoàn đang thăm, các chị còn có 1 nhà nội trú có 42 em học sinh Cấp III (33 Kinh và 9 Jrai), những em này cũng là mầm non ơn gọi của Hội Dòng. Và một nhà nội trú khác có 30 em Jrai ở vùng sâu vùng xa về học ở Tp. Pleiku.
Ngoài giáo dục, các chị còn phục vụ các công tác khác như: người phong cùi 480 bệnh nhân trong các làng xa xôi hẻo lánh. Mở các lớp dạy may miễn phí. Công việc phục vụ tại các xứ đạo là dạy giáo lý thiếu nhi và dự tòng.
* 09g50: Đến Nhà Nội Trú của Mến Thánh Giá Quy Nhơn, 44 Hùng Vương, Tp Pleiku, một cơ sở được xây dựng “như thể vội vàng” trên mảnh đất 4 ha năm 1975, nhưng nay chỉ còn vỏn vẹn gần 2000m2, Sau khi biểu diễn vũ điệu tiếp rước và hát bài đồng ca bằng Anh ngữ, Nữ tu bề trên Maria Lê Thị Huệ chào thăm và giới thiệu với Phái Đoàn về Hội Dòng. Nơi đây có hơn 100 em học sinh từ các huyện xa gần đến nội trú để đi học Trung Học (từ lớp 6 đến 12) độ tuổi từ 12 đến 18. Được biết các chị em MTGQN lên Tây Nguyên năm 1913, hiện nay Mến Thánh Giá Quy Nhơn phục vụ tại Gp Kontum là 17 chị em, trong các lãnh vực: dạy giáo lý tại các giáo xứ, lo cho các em nội trú, nuôi dạy tình thương, đào tạo ơn gọi, lo cho bệnh nhân, khi cần chuyển bệnh nhân đi bệnh viện hoặc về lại làng. Và nét đặc biệt là Hội Dòng đã có 5 chị em người Bahnar xuất thân từ Kontum.
* 10g10: Phái đoàn đến thăm Nhà thờ Thăng thiên của Cha hạt trưởng Phêrô Nguyễn Vân Đông, hơn 300 chức việc, giáo dân đã xếp hàng đón tiếp Phái Đoàn. Tại đây lại một lần nữa tiếng cồng chiêng vang dội, những điệu xoang đưa Phái Đoàn vào Nhà thờ viếng Thánh Thế và dùng trưa tại Nhà xứ.
* 11g10 : Phái đoàn ra Phi trường Pleiku đáp máy bay đi Đà Nẵng-Hà Nội.