MỘT BỨC ẢNH CŨ VÀ CHUYỆN TOÀ KHÂM SỨ
Nhân đọc lại một bài trong Bulletin de la Société des Missions Etrangères de Paris, số 125 tháng 5 năm 1932, tôi tìm thấy hai tấm hình. Xem lại hình ảnh và đọc lời chú thích bên dưới, tôi nhận thấy có vài điều thú vị xin được nêu ra cùng độc giả.
Trước hết, tấm hình thứ nhất cùng với chú thích khiến nảy sinh trong đầu tôi một câu hỏi: Phải chăng hang đá Lourdes (Đức Mẹ Lộ Đức) trong hình chính là hang đá trước đây toạ lạc trong Toà Khâm Sứ cũ, sau đó, do chịu sức ép, Giám mục Giuse Trịnh Văn Căn đã buộc phải chuyển sang khuôn viên Toà Tổng Giám mục Hà Nội như hiện nay?
Câu hỏi thứ nhất khiến tôi phải tiếp tục đặt câu hỏi thứ hai: Toà nhà phía sau hang Đức Mẹ Lộ Đức có phải là toà nhà sau này đã trở thành Toà Khâm Sứ?
Vài người được tôi cho xem tấm hình này đã không ngần ngại xác định rằng hang Đức Mẹ Lộ Đức trong hình chính là hang từng hiện diện trong khuôn viên Toà Khâm Sứ cũ và toà nhà phía sau chính là Toà Khâm Sứ sau này. Tôi thiết nghĩ, những người từng sống lâu năm tại Hà Nội, từng biết tới hang Đức Mẹ Lộ Đức trong Toà Khâm Sứ cũ trước khi hang này bị chuyển dời sẽ giúp tôi trả lời hai câu hỏi này một cách chính xác. Tôi cũng rất mong những thắc mắc của tôi sẽ được “sử da” Trương Bá Cần chỉ vẽ để có thể biết được chính xác năm xây dựng toà nhà sau này từng là Toà Khâm Sứ. Nếu sự thật đúng như những gì những người xem hình đã khẳng định, thì toà nhà sau này là Toà Khâm Sứ không thể được xây dựng sau tháng 5 năm 1932, tức thời điểm phát hành của số Bulletin được nêu trên đây.
Bên cạnh đó, những dòng chú thích bên dưới hai tấm hình khiến tôi có những suy đoán như sau.
Tấm ảnh cũng như tài liệu của linh mục Joseph Villebonnet đều cho biết hang Đức Mẹ Lộ Đức đã được Giám mục Paul François Puginier Phước xây dựng tại chính vị trí từng bị quân Cờ đen tấn công. Rất có thể đây chính là nơi mà sau chiếu chỉ tha đạo năm 1862, giáo dân Hà Nội đã dựng lên một ngôi nhà nguyện bằng gỗ. Theo André Masson, đêm ngày 15, rạng ngày 16 tháng 5 năm 1883, quân Cờ đen đã tấn công khu vực Nhà Chung Hà Nội. Bị kháng cự quyết liệt, quân Cờ đen đã rút lui, nhưng trước khi rút lui, đội quân này đã châm lửa thiêu huỷ ngôi nhà nguyện bằng gỗ kể trên.
Cũng theo Joseph Villebonnet và André Masson, tại khu vực đang được bàn tới từng có một ngôi nhà nguyện Các Thánh Tử Đạo.
Từ gần một thế kỉ nay, khu vực Phố Nhà Chung cũng như Toà Tổng Giám mục Hà Nội đã có khá nhiều thay đổi khiến cho việc xác định vị trí của các di tích và biến cố lịch sử trở nên khó khăn. Tôi xin gửi tới quí độc giả tấm hình với vài thắc mắc và suy đoán với hi vọng sẽ được các bậc cao minh thương tình chỉ giáo.
Nhân đọc lại một bài trong Bulletin de la Société des Missions Etrangères de Paris, số 125 tháng 5 năm 1932, tôi tìm thấy hai tấm hình. Xem lại hình ảnh và đọc lời chú thích bên dưới, tôi nhận thấy có vài điều thú vị xin được nêu ra cùng độc giả.
Trước hết, tấm hình thứ nhất cùng với chú thích khiến nảy sinh trong đầu tôi một câu hỏi: Phải chăng hang đá Lourdes (Đức Mẹ Lộ Đức) trong hình chính là hang đá trước đây toạ lạc trong Toà Khâm Sứ cũ, sau đó, do chịu sức ép, Giám mục Giuse Trịnh Văn Căn đã buộc phải chuyển sang khuôn viên Toà Tổng Giám mục Hà Nội như hiện nay?
Câu hỏi thứ nhất khiến tôi phải tiếp tục đặt câu hỏi thứ hai: Toà nhà phía sau hang Đức Mẹ Lộ Đức có phải là toà nhà sau này đã trở thành Toà Khâm Sứ?
Vài người được tôi cho xem tấm hình này đã không ngần ngại xác định rằng hang Đức Mẹ Lộ Đức trong hình chính là hang từng hiện diện trong khuôn viên Toà Khâm Sứ cũ và toà nhà phía sau chính là Toà Khâm Sứ sau này. Tôi thiết nghĩ, những người từng sống lâu năm tại Hà Nội, từng biết tới hang Đức Mẹ Lộ Đức trong Toà Khâm Sứ cũ trước khi hang này bị chuyển dời sẽ giúp tôi trả lời hai câu hỏi này một cách chính xác. Tôi cũng rất mong những thắc mắc của tôi sẽ được “sử da” Trương Bá Cần chỉ vẽ để có thể biết được chính xác năm xây dựng toà nhà sau này từng là Toà Khâm Sứ. Nếu sự thật đúng như những gì những người xem hình đã khẳng định, thì toà nhà sau này là Toà Khâm Sứ không thể được xây dựng sau tháng 5 năm 1932, tức thời điểm phát hành của số Bulletin được nêu trên đây.
Bên cạnh đó, những dòng chú thích bên dưới hai tấm hình khiến tôi có những suy đoán như sau.
Tấm ảnh cũng như tài liệu của linh mục Joseph Villebonnet đều cho biết hang Đức Mẹ Lộ Đức đã được Giám mục Paul François Puginier Phước xây dựng tại chính vị trí từng bị quân Cờ đen tấn công. Rất có thể đây chính là nơi mà sau chiếu chỉ tha đạo năm 1862, giáo dân Hà Nội đã dựng lên một ngôi nhà nguyện bằng gỗ. Theo André Masson, đêm ngày 15, rạng ngày 16 tháng 5 năm 1883, quân Cờ đen đã tấn công khu vực Nhà Chung Hà Nội. Bị kháng cự quyết liệt, quân Cờ đen đã rút lui, nhưng trước khi rút lui, đội quân này đã châm lửa thiêu huỷ ngôi nhà nguyện bằng gỗ kể trên.
Cũng theo Joseph Villebonnet và André Masson, tại khu vực đang được bàn tới từng có một ngôi nhà nguyện Các Thánh Tử Đạo.
Từ gần một thế kỉ nay, khu vực Phố Nhà Chung cũng như Toà Tổng Giám mục Hà Nội đã có khá nhiều thay đổi khiến cho việc xác định vị trí của các di tích và biến cố lịch sử trở nên khó khăn. Tôi xin gửi tới quí độc giả tấm hình với vài thắc mắc và suy đoán với hi vọng sẽ được các bậc cao minh thương tình chỉ giáo.