HUẾ - Nam nữ sinh viên sống thử là vấn nạn nhức nhối, nỗi đau chung của toàn xã hội. Lo ngại hơn, nó đẩy hiện tượng lệch lạc văn hoá này sang một mức độ mới: nhanh hơn, phổ biến hơn và cũng đáng sợ hơn. Theo kết quả khảo sát đời sống sinh viên do Ban Tư tưởng Văn hóa TW, Bộ GD-ĐT và Văn phòng Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của Bộ VHTT phối hợp thực hiện năm 2006 tại 30 trường CĐ, ĐH và TCCN trên toàn quốc thì “sống thử” được coi là biểu hiện đáng lo ngại thứ hai trong đời sống văn hóa của SV, chỉ xếp sau “không chịu học hành, xin điểm, quay cóp”.
Trào lưu sống thử, những mối tình ri đô và phong trào góp gạo thổi cơm chung tiếp tục là mốt của nhiều sinh viên (Theo Vietnamnet). Mong muốn trang bị những kiến thức nhằm giúp các em đối diện vấn nạn này, Trung tâm mục vụ dòng Chúa Cứu Thế đã tổ chức nhiều hoạt động để sinh viên tìm hiểu, học hỏi nhằm đối diện một cách hiệu quả. Buổi sinh hoạt hôm 27/4/2008 tại hội trường dòng Chúa Cứu Thế Huế không nằm ngoài mục đích đó. Nó tiếp nối chuỗi các buổi sinh hoạt “Con là một kỳ quan” do bác sỹ Têrêsa Nguyễn Lan Hải và các cha dòng Chúa Cứu Thế thực hiện liên quan đến vấn đề bảo vệ sự sống con người, phòng chống tệ nạn phá thai.
Buổi sinh hoạt khai mạc lúc 14h chiều Chúa Nhật cuối tháng 4 thu hút gần 800 anh chị em sinh viên Huế đến tham dự. Bằng lối nói chuyện dí dỏm, hấp dẫn kết hợp với nhiều câu chuyện thực tế đời thường; bác sỹ Lan Hải đã cuốn hút người tham dự qua việc thuyết trình về đề tài đang có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống của họ.
Trước hết, anh chị em sinh viên được vị bác sỹ hiện là thành viên UB Bác Ái Xã Hội thuộc HĐGMVN trình bày về khái niệm “sống thử”, những quan niệm thông thường về lối sống ấy, hiện trạng trong cuộc sống thanh thiếu niên thế giới và Việt Nam. Thật đáng tiếc để biện minh cho hành động của mình có bạn đã ngụy biện rằng nên thử trước xem có thích hợp không để tiến tới hôn nhân thì mới bền vững. Quan niệm như vậy chẳng khác nào nào “Hàng xài không hợp trả lại”, xem chính mình như những món hàng đổi chác, tự hạ thấp phẩm giá chính mình.v.v.
Sống thử mang lại những hậu quả đáng tiếc cho đời sống hiện tại của các bạn trẻ và ảnh hưởng đến tương lai lâu dài không thể nói hết về vật chất và tinh thần. Khi họ sống thử như vậy, nhiều lúc việc ngừa thai nhân tạo thất bại. Cuộc sống sinh viên tạo áp lực xô đẩy họ đi đến các trung tâm nạo phá thai, từ bỏ đứa con thân yêu của mình.Thật đau xót làm sao khi được nghe những thông tin mà bác sỹ đưa ra về con số phá thai tại Việt Nam, một hậu quả của lối sống thử ưa hưởng thụ. Việt Nam là một trong ba quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, mỗi năm có khoảng 2,4 triệu ca phá thai trong đó lứa tuổi vị thành niên chiếm 1/5. Những sinh linh nhỏ bé chưa kịp ra đời đã bị giết đi hàng năm tương đương với dân số một tỉnh trung bình Việt Nam. Nhiều miền trên đất nước, những nghĩa trang chôn cất các hài nhi được các nhóm Bảo vệ sự sống thiết lập như ở Sài gòn, Nha Trang, đồi Ngọc Hồ - Huế, Gia Hòa – Vinh và nhiều nơi khác với con số hàng trăm, hàng ngàn ngôi mộ. Và như cha Xuân Đường trong bài “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi....” đã đưa ra hình ảnh thiên thần ở đồi Ngọc Hồ đang ôm mặt khóc. Những thiên thần của các em chưa kịp thực hiện sứ vụ mà Chúa giao cho mình đã bị “thất nghiệp” bởi vì thai nhi đó đã sớm bị loại trừ ra khỏi cung lòng và tình thương của người mẹ.
Đối lập với lối sống thử nói trên là những mối tình trong sáng, thánh thiện, biết hy sinh và tôn trọng lẫn nhau. Nhưng làm thế nào để có tình yêu đích thực đó là một vấn đề quan tâm của nhiều bạn, đặc biệt là những sinh viên nữ. Vị chuyên gia tư vấn nhiều kinh nghiệm của nhóm Bảo vệ sự sống đã trả lời cần phải biết định hướng cho tình yêu của mình, cách cơ bản nhất là phải cố gắng trở nên một người đẹp trong mắt mọi người về ngoại hình, tính cách và nhất là tâm hồn. Bác sỹ Lan Hải phân tích thêm về những thực trạng tình yêu hiện tại đó là yêu sớm, yêu thử, tình yêu văn phòng và lối sống chung không lập gia đình.... Đây là những biểu hiện làm cho tình yêu không đẹp như bản chất của nó trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, bác sỹ cung cấp những ngộ nhận về tình yêu, giúp các bạn trẻ tránh những sai lầm thường gặp. Theo chị, để tránh ngộ nhận cần phải soi mình vào tình yêu Thiên Chúa để thấy được tình yêu hiện tại của mình.....Để kết thúc cho phần trình bày của mình, một câu hỏi được bác sỹ đưa ra mà chắc lẽ những ai tham dự buổi sinh hoạt hôm nay đều có thể tự trả lời, tự xác tín cho mình và cho bạn bè: “Sống thử: được gì và mất gì?”
Cùng sinh hoạt với sinh viên trong buổi chiều này còn có Lm – bác sỹ Hoàng Sô Băng. Cha đã kết hợp hài hòa lời chia sẻ về tình yêu thông qua màn ảo thuật với những vật dụng quen thuộc như chiếc khăn, chiếc vòng, tập vở....Xen lẫn các bài chia sẻ, để thêm không khí cho buổi sinh hoạt, các anh chị linh hoạt viên sinh viên Huế đã giúp cho hội trường những lời ca, những vũ điệu, những trò chơi vui vẻ.....
Sinh hoạt cũng là dịp để sinh viên nêu lên những thắc mắc của mình trong tình yêu, hôn nhân, lối sống. Những câu hỏi mà sinh viên đưa ra là những câu hỏi bám sát thực tiễn, những chuyện thường gặp như thái độ với những đòi hỏi xác thịt của người yêu, hôn nhân khác đạo, đời sống gia đình, nạo phá thai. v.v.
Hội ngộ và chia tay là qui luật cuộc sống, còn nhiều và rất nhiều vấn đề để nói nhưng với thời lượng một buổi sinh hoạt không đủ để nói hết những khúc mắc, trăn trở của các bạn sinh viên. Giờ tĩnh nguyện kết thúc buổi sinh hoạt được tiến hành sau giờ ăn tối tập thể ngay tại hội trường. Cả hội trường tập trung hướng về Thánh Thể Chúa với những ánh nến rực rỡ bao quanh. Trong chất giọng êm ấm ngọt ngào của Cha giám đốc Đệ tử viện Phaolô Nguyễn Xuân Đường trên nền nhạc Latinh du dương, trầm bổng; những lời cầu nguyện được cất lên. Đây chính là giây phút lắng đọng tâm hồn lắng nghe tiếng Chúa nói sau một buổi chiều sinh hoạt sôi động, đầy bổ ích và lý thú.
Như bao buổi sinh hoạt sinh viên khác, người tham dự cũng ra về. Nhưng! điều quan trọng là người sinh viên Huế thu lượm được gì qua buổi sinh hoạt này? Họ đã ra về với nhiều tình cảm, nhiều bài học và kiến thức thực sự bổ ích, lý thú. Quỳnh Hoa - một sinh viên Hà Tĩnh đang theo học ngành Sư Phạm Mầm non tại đây cho biết: “Buổi sinh hoạt giúp tôi chuẩn bị hành trang vào đời sau này, nhận thấy mình cần phải phấn đấu hơn nữa để trở thành một người sinh viên tốt hơn, gần gũi Chúa hơn. Mong muốn có nhiều buổi sinh hoạt hơn nữa với lượng thời gian dồi dào hơn để có thời gian trực tiếp gặp gỡ các chuyên gia tư vấn.”
Và như lời của sinh viên Gioankim Bùi Khắc Nam phát biểu: “Thật hạnh phúc biết bao khi hôm nay chúng con lại được sum họp tại dòng Chúa Cứu Thế thân thương này với sự tiếp đón ân cần của cộng đoàn làm chúng con vơi đi nỗi nhớ cuộc sống xa nhà, những lo toan của các kì thi. Chùm đề tài mà bác sĩ Lan Hải và nhóm Bảo vệ sự sống cung cấp thực sự hữu ích cho chúng con vì nó giúp chúng con nhận ra những điều kỳ diệu mà Đấng Tạo Hóa thực hiện nơi chúng con để giúp chúng con thêm yêu mến và thiết tha tuân giữ giới luật của Ngài. Chúng con xin hết lòng tri ân.”
Ước mong rằng những buổi sinh hoạt về tình yêu được nhóm Bảo vệ sự sống dòng Chúa Cứu Thế tổ chức rộng rãi hơn trong nhiều nhóm sinh viên khắp toàn quốc để góp phần nâng đỡ những sinh viên có kiến thức thực tiễn giúp ích đời sống chính mình và bạn bè trong một môi trường đầy dẫy cạm bẫy, thử thách hiện nay.
Trào lưu sống thử, những mối tình ri đô và phong trào góp gạo thổi cơm chung tiếp tục là mốt của nhiều sinh viên (Theo Vietnamnet). Mong muốn trang bị những kiến thức nhằm giúp các em đối diện vấn nạn này, Trung tâm mục vụ dòng Chúa Cứu Thế đã tổ chức nhiều hoạt động để sinh viên tìm hiểu, học hỏi nhằm đối diện một cách hiệu quả. Buổi sinh hoạt hôm 27/4/2008 tại hội trường dòng Chúa Cứu Thế Huế không nằm ngoài mục đích đó. Nó tiếp nối chuỗi các buổi sinh hoạt “Con là một kỳ quan” do bác sỹ Têrêsa Nguyễn Lan Hải và các cha dòng Chúa Cứu Thế thực hiện liên quan đến vấn đề bảo vệ sự sống con người, phòng chống tệ nạn phá thai.
Buổi sinh hoạt khai mạc lúc 14h chiều Chúa Nhật cuối tháng 4 thu hút gần 800 anh chị em sinh viên Huế đến tham dự. Bằng lối nói chuyện dí dỏm, hấp dẫn kết hợp với nhiều câu chuyện thực tế đời thường; bác sỹ Lan Hải đã cuốn hút người tham dự qua việc thuyết trình về đề tài đang có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống của họ.
Trước hết, anh chị em sinh viên được vị bác sỹ hiện là thành viên UB Bác Ái Xã Hội thuộc HĐGMVN trình bày về khái niệm “sống thử”, những quan niệm thông thường về lối sống ấy, hiện trạng trong cuộc sống thanh thiếu niên thế giới và Việt Nam. Thật đáng tiếc để biện minh cho hành động của mình có bạn đã ngụy biện rằng nên thử trước xem có thích hợp không để tiến tới hôn nhân thì mới bền vững. Quan niệm như vậy chẳng khác nào nào “Hàng xài không hợp trả lại”, xem chính mình như những món hàng đổi chác, tự hạ thấp phẩm giá chính mình.v.v.
Sống thử mang lại những hậu quả đáng tiếc cho đời sống hiện tại của các bạn trẻ và ảnh hưởng đến tương lai lâu dài không thể nói hết về vật chất và tinh thần. Khi họ sống thử như vậy, nhiều lúc việc ngừa thai nhân tạo thất bại. Cuộc sống sinh viên tạo áp lực xô đẩy họ đi đến các trung tâm nạo phá thai, từ bỏ đứa con thân yêu của mình.Thật đau xót làm sao khi được nghe những thông tin mà bác sỹ đưa ra về con số phá thai tại Việt Nam, một hậu quả của lối sống thử ưa hưởng thụ. Việt Nam là một trong ba quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, mỗi năm có khoảng 2,4 triệu ca phá thai trong đó lứa tuổi vị thành niên chiếm 1/5. Những sinh linh nhỏ bé chưa kịp ra đời đã bị giết đi hàng năm tương đương với dân số một tỉnh trung bình Việt Nam. Nhiều miền trên đất nước, những nghĩa trang chôn cất các hài nhi được các nhóm Bảo vệ sự sống thiết lập như ở Sài gòn, Nha Trang, đồi Ngọc Hồ - Huế, Gia Hòa – Vinh và nhiều nơi khác với con số hàng trăm, hàng ngàn ngôi mộ. Và như cha Xuân Đường trong bài “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi....” đã đưa ra hình ảnh thiên thần ở đồi Ngọc Hồ đang ôm mặt khóc. Những thiên thần của các em chưa kịp thực hiện sứ vụ mà Chúa giao cho mình đã bị “thất nghiệp” bởi vì thai nhi đó đã sớm bị loại trừ ra khỏi cung lòng và tình thương của người mẹ.
Đối lập với lối sống thử nói trên là những mối tình trong sáng, thánh thiện, biết hy sinh và tôn trọng lẫn nhau. Nhưng làm thế nào để có tình yêu đích thực đó là một vấn đề quan tâm của nhiều bạn, đặc biệt là những sinh viên nữ. Vị chuyên gia tư vấn nhiều kinh nghiệm của nhóm Bảo vệ sự sống đã trả lời cần phải biết định hướng cho tình yêu của mình, cách cơ bản nhất là phải cố gắng trở nên một người đẹp trong mắt mọi người về ngoại hình, tính cách và nhất là tâm hồn. Bác sỹ Lan Hải phân tích thêm về những thực trạng tình yêu hiện tại đó là yêu sớm, yêu thử, tình yêu văn phòng và lối sống chung không lập gia đình.... Đây là những biểu hiện làm cho tình yêu không đẹp như bản chất của nó trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, bác sỹ cung cấp những ngộ nhận về tình yêu, giúp các bạn trẻ tránh những sai lầm thường gặp. Theo chị, để tránh ngộ nhận cần phải soi mình vào tình yêu Thiên Chúa để thấy được tình yêu hiện tại của mình.....Để kết thúc cho phần trình bày của mình, một câu hỏi được bác sỹ đưa ra mà chắc lẽ những ai tham dự buổi sinh hoạt hôm nay đều có thể tự trả lời, tự xác tín cho mình và cho bạn bè: “Sống thử: được gì và mất gì?”
Cùng sinh hoạt với sinh viên trong buổi chiều này còn có Lm – bác sỹ Hoàng Sô Băng. Cha đã kết hợp hài hòa lời chia sẻ về tình yêu thông qua màn ảo thuật với những vật dụng quen thuộc như chiếc khăn, chiếc vòng, tập vở....Xen lẫn các bài chia sẻ, để thêm không khí cho buổi sinh hoạt, các anh chị linh hoạt viên sinh viên Huế đã giúp cho hội trường những lời ca, những vũ điệu, những trò chơi vui vẻ.....
Sinh hoạt cũng là dịp để sinh viên nêu lên những thắc mắc của mình trong tình yêu, hôn nhân, lối sống. Những câu hỏi mà sinh viên đưa ra là những câu hỏi bám sát thực tiễn, những chuyện thường gặp như thái độ với những đòi hỏi xác thịt của người yêu, hôn nhân khác đạo, đời sống gia đình, nạo phá thai. v.v.
Hội ngộ và chia tay là qui luật cuộc sống, còn nhiều và rất nhiều vấn đề để nói nhưng với thời lượng một buổi sinh hoạt không đủ để nói hết những khúc mắc, trăn trở của các bạn sinh viên. Giờ tĩnh nguyện kết thúc buổi sinh hoạt được tiến hành sau giờ ăn tối tập thể ngay tại hội trường. Cả hội trường tập trung hướng về Thánh Thể Chúa với những ánh nến rực rỡ bao quanh. Trong chất giọng êm ấm ngọt ngào của Cha giám đốc Đệ tử viện Phaolô Nguyễn Xuân Đường trên nền nhạc Latinh du dương, trầm bổng; những lời cầu nguyện được cất lên. Đây chính là giây phút lắng đọng tâm hồn lắng nghe tiếng Chúa nói sau một buổi chiều sinh hoạt sôi động, đầy bổ ích và lý thú.
Như bao buổi sinh hoạt sinh viên khác, người tham dự cũng ra về. Nhưng! điều quan trọng là người sinh viên Huế thu lượm được gì qua buổi sinh hoạt này? Họ đã ra về với nhiều tình cảm, nhiều bài học và kiến thức thực sự bổ ích, lý thú. Quỳnh Hoa - một sinh viên Hà Tĩnh đang theo học ngành Sư Phạm Mầm non tại đây cho biết: “Buổi sinh hoạt giúp tôi chuẩn bị hành trang vào đời sau này, nhận thấy mình cần phải phấn đấu hơn nữa để trở thành một người sinh viên tốt hơn, gần gũi Chúa hơn. Mong muốn có nhiều buổi sinh hoạt hơn nữa với lượng thời gian dồi dào hơn để có thời gian trực tiếp gặp gỡ các chuyên gia tư vấn.”
Và như lời của sinh viên Gioankim Bùi Khắc Nam phát biểu: “Thật hạnh phúc biết bao khi hôm nay chúng con lại được sum họp tại dòng Chúa Cứu Thế thân thương này với sự tiếp đón ân cần của cộng đoàn làm chúng con vơi đi nỗi nhớ cuộc sống xa nhà, những lo toan của các kì thi. Chùm đề tài mà bác sĩ Lan Hải và nhóm Bảo vệ sự sống cung cấp thực sự hữu ích cho chúng con vì nó giúp chúng con nhận ra những điều kỳ diệu mà Đấng Tạo Hóa thực hiện nơi chúng con để giúp chúng con thêm yêu mến và thiết tha tuân giữ giới luật của Ngài. Chúng con xin hết lòng tri ân.”
Ước mong rằng những buổi sinh hoạt về tình yêu được nhóm Bảo vệ sự sống dòng Chúa Cứu Thế tổ chức rộng rãi hơn trong nhiều nhóm sinh viên khắp toàn quốc để góp phần nâng đỡ những sinh viên có kiến thức thực tiễn giúp ích đời sống chính mình và bạn bè trong một môi trường đầy dẫy cạm bẫy, thử thách hiện nay.