HUẾ - Chúa Nhật VI Phục sinh (27/4/2008), sinh viên công giáo học tập tại đây đã có cuộc gặp gỡ tại Dòng Chúa Cứu Thế. Không phải chờ đợi lâu, hội trường của cộng đoàn Dòng đã nóng lên bởi tiếng vỗ tay chào mừng, những lời ca tiếng hát của hơn 800 trăm sinh viên. Đến với buổi gặp gỡ này các bạn có cơ hội nói chuyện về đề tài: "Con là một kì quan", bàn về vấn đề "sống thử", với sự giúp đỡ của nhóm Cha Quang Huy. Mục đích của lần nói chuyện này nhằm giúp cho mỗi bạn sinh viên có được những niềm vui khi hè về, có những ngày hè đảm bảo cho tương lai và đảm bảo cho đức tin, luôn lý để mỗi người tự tin bước vào đời, giữ đựơc sự bằng yên trong tâm hồn và sống đúng tinh thần phúc âm: "ai yêu mến thầy thì giữ lời thầy."
Sống trong thời kì hiện đại hoá thì tình yêu - sự thiêng liêng cao cả - cũng hiện đại hoá theo. Hiện đại bởi những mối tình "sét đánh", những "cuộc tình thoảng qua" và cũng vội vã trao cho nhau "trái cấm."
"Sống thử" từ lâu đã trở thành vấn đề "nóng" của sinh viên. Nó làm băng hoại những giá trị đạo đức, giá trị người mà Thượng đế là Thiên Chúa toàn năng đã dành tặng cho mỗi con người trong cuộc đời. Thế nhưng các bạn trẻ lại tỏ ra quá quen thuộc với cái cảnh "góp gạo nấu cơm chung" và nhiều người lại tỏ ra hài lòng với cách sống phi đạo đức đó. Còn các bạn sinh viên Công giáo, chúng ta phải làm gì để có thể tránh được điều đó?
Để trả lời cho câu hỏi này, Bác sĩ, Thạc sĩ, chuyên gia tâm lý Nguyễn Lan Hải đã có cuộc trò chuyện, diễn thuyết về KĨ NĂNG SỐNG trong thời "yêu vội, sống gấp."
"Sống thử" một khái niệm quá quen thuộc đối với sinh viên, hiểu nôm na là hai người yêu nhau, dọn về ở cùng nhau mà không cần sự cho phép của gia đình, chính quyền. Rồi hậu quả của nó sẽ đi đến đâu? Câu trả lời dành cho những ai đã chứng kiến, đã trải qua.
Có nhiều bạn sinh viên đã thẳng thắn đưa ra quan điểm của mình: "Tôi nghĩ rằng tôi đã sẵn sàng quan hệ với người tôi yêu". Nếu bạn nghĩ rằng mình đã trưởng thành, bạn tự chịu trách nhiệm, rằng bạn đã sẵn sàng làm "chuyện ấy" với người yêu. Còn không bạn hãy tự xây dựng cho mình một kĩ năng sống.
Để có được một tình yêu trọn vẹn, một tình yêu trong sáng theo đúng nghĩa của nó đó là cả một vấn đề mà không phải ai cũng có thể làm được. Chúng ta hãy cùng nhau lắng nghe, cùng nhau tìm hiểu và học tập 9 điều trong Kĩ năng sống của bác sĩ, chuyên gia Lan Hải:
1. Đặt mục tiêu.
Khi bắt đầu cho một tình yêu, hãy nghĩ kĩ xem bạn muốn mọi chuyện đi tới đâu và đặt ra những mục tiêu cho riêng mình. Bạn nghĩ gì về tương lai? Đừng đánh mất tương lai của chính mình.
Hãy cho người yêu biết rõ nguyên tắc của bạn, người ấy cần tôn trọng những mục tiêu và giới hạn mà bạn đặt ra.
2. Bảo vệ chính mình và người yêu
Trước khi "chuyện ấy" xảy ra, hãy trò chuyện với người bạn yêu về việc có thể có thai và những hệ lụy của nó.
Nếu bạn hoặc người yêu đã quan hệ tình dục trước đó, liệu có gì về bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ? Làm sao để bảo vệ cả hai một cách hiệu quả?
3. Hãy thực tế.
Tình dục có thể là một phần tuyệt vời của một tình yêu được chăm sóc, đặc biệt khi hai người có thể nói chuyện một cách cởi mở, chân thành về những gì mình muốn. Nhưng hãy thực tế, đó là thứ bạn học hỏi lẫn nhau qua thời gian, không phải là một trò chơi, một cam kết được đảm bảo, cũng không phải thần dược để cải thiện một mối quan hệ tồi.
4. Hãy nói không.
Bạn có quyền nói "không" với quan hệ tình dục và hoàn toàn thoải mái về quyết định của mình.
Nói không sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích: không lo lắng về mang thai ngoài ý muốn và các bệnh lây qua đường tình dục, dành thời gian cùng suy nghĩ, trò chuyện về mối quan hệ của hai người và các đề tài khác.
Không cần giải thích lý do bạn từ chối. Nhưng nếu người yêu của bạn gây áp lực để được "nếm trái cấm" thì bạn hãy thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình.
5. Có sẵn vài câu trả lời.
Đứng trước chuyện ấy" khi mà ý chí đã vô hiệu, bạn gái cần chuẩn bị sẵn cho mình vài câu trả lời:
Nếu chàng thủ thỉ: "Em phải chiều anh, nếu em yêu và tin tưởng anh".
Bạn đừng ngần ngại: "Nếu yêu em thực sự, anh sẽ không thúc ép em".
Chàng tiếp: " mọi người đều làm vậy mà!"
Bạn hãy nói: "Nhưng em không phải là mọi người."
Chàng vẫn không ngừng tấn công: " Anh cần em, anh muốn em, anh phải có em."
Bạn hãy quả quyết: " Không đâu! Nếu em đợi được, anh cũng đợi được."
Còn nếu chàng nổi cáu: "Nếu em không đồng ý, anh sẽ tìm cô gái khác."
Bạn chớ có mềm lòng: "Được thôi anh cứ thử đi."
Có thể bạn sẽ có nhiều câu trả lời hay hơn nữa, tế nhị hơn nữa để thuyết phục chàng và gìn giữ cho tình yêu của mình.
6. Đặt ra những giới hạn
Bạn muốn tiến tới đâu trng mối quan hệ của bạn vào thời gian này. Bạn nghĩ sao về một nụ hôn nhẹ nhàng?Một nụ hôn sâu kiểu Pháp? Hay những cái âu yếm vuốt ve nhau dưới nhiều hình thức, góc độ … Để người yêu làm vậy với bạn?
Đừng làm những gì mà bạn không muốn dù chỉ vì tò mò. Hãy chắc chắn rằng người yêu của bạn biết rõ những gì bạn cảm thấy và tôn trọng những giới hạn bạn đặt ra.
7. Hãy tỉnh táo.
Bia rượu và các chất kích thích sẽ làm bạn khó giữ mình. Hãy cố gắng không rơi vào những tình huống thử thách giới hạn bạn đã đặt ra. Chẳng hạn, đừng bao giờ uống bia, rượu khi ở một mình với người yêu…
8. Xin lời khuyên
Hãy hỏi những người mà bạn tin cậy thông tin cần thiết về giá trị của tình yêu, giới tính quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, các bệnh lây lan qua đường tình dục, sự thụ thai hay cách phòng tránh xâm hại tình dục…
Có thể gọi đến các chương trình tư vấn để được các chuyên gia hỗ trợ.
9. Khoái lạc khác hạnh phúc
Nhiều bạn đã lầm tưởng hạnh phúc là sự thoả mãn về nhục dục, gắn tình yêu với tình dục bất chính. Hãy một lần nhìn lại bản thân để nhận ra "Đâu là hạnh phúc đích thực!"
Hạnh phúc luôn là niềm vui, là cảm nhận về những điều thiện hảo. Hạnh phúc không thể tìm thấy trong tội lỗi.
Khoái lạc cũng là hạnh phúc, một khi diễn tả tình yêu vợ chồng và hướng tới tác phẩm tuyệt vời là con cái. Đôi khi cám dỗ đẹp như niềm hạnh phúc (chẳng ai chọn cái xấu vì nó xấu).
Chúng ta không phải nói thêm, không cần phải bàn luận thêm về "Sống thử" mà cần phải thấy được rằng đó là điều đáng lên án trong xã hội và đăc biệt là đối với mỗi người sinh viên công giáo chúng ta. Hỡi các bạn trẻ, chúng ta đừng cố nguỵ biện cho những quan điểm, những hành động, những tư tưởng sai lệch về tình yêu, về "Sống thử".Hãy tập cho mình một kĩ năng sống, đó chính là chìa khoá để các bạn mở và giữ trọn tình yêu của mình.
BS Nguyễn Lê Hải nói chuyện với sinh viên |
"Sống thử" từ lâu đã trở thành vấn đề "nóng" của sinh viên. Nó làm băng hoại những giá trị đạo đức, giá trị người mà Thượng đế là Thiên Chúa toàn năng đã dành tặng cho mỗi con người trong cuộc đời. Thế nhưng các bạn trẻ lại tỏ ra quá quen thuộc với cái cảnh "góp gạo nấu cơm chung" và nhiều người lại tỏ ra hài lòng với cách sống phi đạo đức đó. Còn các bạn sinh viên Công giáo, chúng ta phải làm gì để có thể tránh được điều đó?
Để trả lời cho câu hỏi này, Bác sĩ, Thạc sĩ, chuyên gia tâm lý Nguyễn Lan Hải đã có cuộc trò chuyện, diễn thuyết về KĨ NĂNG SỐNG trong thời "yêu vội, sống gấp."
"Sống thử" một khái niệm quá quen thuộc đối với sinh viên, hiểu nôm na là hai người yêu nhau, dọn về ở cùng nhau mà không cần sự cho phép của gia đình, chính quyền. Rồi hậu quả của nó sẽ đi đến đâu? Câu trả lời dành cho những ai đã chứng kiến, đã trải qua.
Có nhiều bạn sinh viên đã thẳng thắn đưa ra quan điểm của mình: "Tôi nghĩ rằng tôi đã sẵn sàng quan hệ với người tôi yêu". Nếu bạn nghĩ rằng mình đã trưởng thành, bạn tự chịu trách nhiệm, rằng bạn đã sẵn sàng làm "chuyện ấy" với người yêu. Còn không bạn hãy tự xây dựng cho mình một kĩ năng sống.
Để có được một tình yêu trọn vẹn, một tình yêu trong sáng theo đúng nghĩa của nó đó là cả một vấn đề mà không phải ai cũng có thể làm được. Chúng ta hãy cùng nhau lắng nghe, cùng nhau tìm hiểu và học tập 9 điều trong Kĩ năng sống của bác sĩ, chuyên gia Lan Hải:
1. Đặt mục tiêu.
Khi bắt đầu cho một tình yêu, hãy nghĩ kĩ xem bạn muốn mọi chuyện đi tới đâu và đặt ra những mục tiêu cho riêng mình. Bạn nghĩ gì về tương lai? Đừng đánh mất tương lai của chính mình.
Hãy cho người yêu biết rõ nguyên tắc của bạn, người ấy cần tôn trọng những mục tiêu và giới hạn mà bạn đặt ra.
2. Bảo vệ chính mình và người yêu
Trước khi "chuyện ấy" xảy ra, hãy trò chuyện với người bạn yêu về việc có thể có thai và những hệ lụy của nó.
Nếu bạn hoặc người yêu đã quan hệ tình dục trước đó, liệu có gì về bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ? Làm sao để bảo vệ cả hai một cách hiệu quả?
3. Hãy thực tế.
Tình dục có thể là một phần tuyệt vời của một tình yêu được chăm sóc, đặc biệt khi hai người có thể nói chuyện một cách cởi mở, chân thành về những gì mình muốn. Nhưng hãy thực tế, đó là thứ bạn học hỏi lẫn nhau qua thời gian, không phải là một trò chơi, một cam kết được đảm bảo, cũng không phải thần dược để cải thiện một mối quan hệ tồi.
4. Hãy nói không.
Bạn có quyền nói "không" với quan hệ tình dục và hoàn toàn thoải mái về quyết định của mình.
Nói không sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích: không lo lắng về mang thai ngoài ý muốn và các bệnh lây qua đường tình dục, dành thời gian cùng suy nghĩ, trò chuyện về mối quan hệ của hai người và các đề tài khác.
Không cần giải thích lý do bạn từ chối. Nhưng nếu người yêu của bạn gây áp lực để được "nếm trái cấm" thì bạn hãy thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình.
5. Có sẵn vài câu trả lời.
Đứng trước chuyện ấy" khi mà ý chí đã vô hiệu, bạn gái cần chuẩn bị sẵn cho mình vài câu trả lời:
Nếu chàng thủ thỉ: "Em phải chiều anh, nếu em yêu và tin tưởng anh".
Bạn đừng ngần ngại: "Nếu yêu em thực sự, anh sẽ không thúc ép em".
Chàng tiếp: " mọi người đều làm vậy mà!"
Bạn hãy nói: "Nhưng em không phải là mọi người."
Chàng vẫn không ngừng tấn công: " Anh cần em, anh muốn em, anh phải có em."
Bạn hãy quả quyết: " Không đâu! Nếu em đợi được, anh cũng đợi được."
Còn nếu chàng nổi cáu: "Nếu em không đồng ý, anh sẽ tìm cô gái khác."
Bạn chớ có mềm lòng: "Được thôi anh cứ thử đi."
Có thể bạn sẽ có nhiều câu trả lời hay hơn nữa, tế nhị hơn nữa để thuyết phục chàng và gìn giữ cho tình yêu của mình.
6. Đặt ra những giới hạn
Bạn muốn tiến tới đâu trng mối quan hệ của bạn vào thời gian này. Bạn nghĩ sao về một nụ hôn nhẹ nhàng?Một nụ hôn sâu kiểu Pháp? Hay những cái âu yếm vuốt ve nhau dưới nhiều hình thức, góc độ … Để người yêu làm vậy với bạn?
Đừng làm những gì mà bạn không muốn dù chỉ vì tò mò. Hãy chắc chắn rằng người yêu của bạn biết rõ những gì bạn cảm thấy và tôn trọng những giới hạn bạn đặt ra.
7. Hãy tỉnh táo.
Bia rượu và các chất kích thích sẽ làm bạn khó giữ mình. Hãy cố gắng không rơi vào những tình huống thử thách giới hạn bạn đã đặt ra. Chẳng hạn, đừng bao giờ uống bia, rượu khi ở một mình với người yêu…
8. Xin lời khuyên
Hãy hỏi những người mà bạn tin cậy thông tin cần thiết về giá trị của tình yêu, giới tính quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, các bệnh lây lan qua đường tình dục, sự thụ thai hay cách phòng tránh xâm hại tình dục…
Có thể gọi đến các chương trình tư vấn để được các chuyên gia hỗ trợ.
9. Khoái lạc khác hạnh phúc
Nhiều bạn đã lầm tưởng hạnh phúc là sự thoả mãn về nhục dục, gắn tình yêu với tình dục bất chính. Hãy một lần nhìn lại bản thân để nhận ra "Đâu là hạnh phúc đích thực!"
Hạnh phúc luôn là niềm vui, là cảm nhận về những điều thiện hảo. Hạnh phúc không thể tìm thấy trong tội lỗi.
Khoái lạc cũng là hạnh phúc, một khi diễn tả tình yêu vợ chồng và hướng tới tác phẩm tuyệt vời là con cái. Đôi khi cám dỗ đẹp như niềm hạnh phúc (chẳng ai chọn cái xấu vì nó xấu).
Chúng ta không phải nói thêm, không cần phải bàn luận thêm về "Sống thử" mà cần phải thấy được rằng đó là điều đáng lên án trong xã hội và đăc biệt là đối với mỗi người sinh viên công giáo chúng ta. Hỡi các bạn trẻ, chúng ta đừng cố nguỵ biện cho những quan điểm, những hành động, những tư tưởng sai lệch về tình yêu, về "Sống thử".Hãy tập cho mình một kĩ năng sống, đó chính là chìa khoá để các bạn mở và giữ trọn tình yêu của mình.