BẮC NINH - Giáo xứ Hoà Loan, giáo phận Bắc Ninh hân hoan hướng về ngày lễ tạ ơn Thiên Chúa, khánh thành và thánh hiến ngôi thánh đường mang tước hiệu: các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Với dòng thời gian, mảnh đất giáo xứ Hoà Loan đã chứng kiến và trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm thử thách. Hạt giống đức tin của cha ông đã vất vả gieo trồng, đã có những lúc tưởng chừng như bị vùi dập, mất đi vĩnh viễn. Nhưng trong sự quan phòng của Thiên Chúa, ngày hứa hẹn một mùa màng bội thu cũng đang ló rạng. Ngược thời gian, chúng ta cùng điểm lại đôi nét về lịch sử một chặng đường gần hai thế kỷ qua của giáo họ nhà xứ Hoà Loan.
Giáo Xứ Hoà Loan toạ lạc trong khu vực Kinh Đô Phong Châu từ thời các Vua Hùng đến đời Lý Thái Tổ, miền đất này thuộc huyện Vĩnh Tường, nổi tiếng với quan phủ là chồng của thi sĩ nổi danh Hồ Xuân Hương, thuộc tỉnh Sơn Tây. Làng Hoà Loan cũng gần làng Thổ Tang, quê hương của nhà cách mạng Nguyễn Thái Học. Nay Hoà Loan thuộc xã Lũng Hoà huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo các cụ truyền kể: vào đầu thế kỷ 19 (khoảng năm 1820), mảnh đất Hoà Loan được đón nhật hạt giống Tin Mừng. Ban đầu có ba chi họ trên hai chục gia đình, gồm khoảng 100 nhân danh lãnh nhận phép Rửa Tội. Cụ Dương Văn Hương 83 tuổi kể lại: vào Thời vua Tự Đức, năm 1861 có Linh Mục Phêrô Thạc, sinh quán tại Xứ Hoà Loan chịu tử đạo nhưng nay chưa tìm được tư liệu về vị tử đạo này.
Vào khoảng năm 1881-1882, họ giáo Hoà Loan đã làm được 5 gian nhà nguyện bằng tre gỗ lợp tranh, số tín hữu dần dần được tăng lên. Đến đầu thế kỷ 20, giáo họ Hoà Loan đã có trên 60 hộ, với hơn 300 nhân danh.
Năm 1910, thời Đức cha Vê- las-cô Khâm làm Giám Mục Giáo Phận Bắc Ninh, Ngài đã thiết lập giáo Xứ Hoà Loan, với 4 họ đạo là Hoà Loan, Bồ Sao, Cửa Sông, Hương Nghĩa. Họ Hoà Loan được nâng lên làm nhà xứ. Đức Cha Giáo Phận đã bổ nhiệm Linh Mục Mac-ti-nô Thành về làm Cha chánh xứ tiên khởi, và cha phó xứ là Cha Định. Từ khi có cha xứ trực tiếp coi sóc và ở cùng, giáo dân đã được các ngài hướng dẫn, dạy dỗ cách sống đạo, giữ đạo, tăng trưởng về đức tin, luôn được dự thánh lễ và lĩnh thụ các Bí Tích Thánh.
Vào năm 1913 cha xứ Thành đã tổ chức xây dựng một nhà nguyện bằng tường gạch mái ngói, có chiều dài 12m rộng 6m với tổng bằng 72m. và một nhà giáo lý quy mô, diện tích 80m, có ngăn cách các phòng như phòng khách, phòng nghỉ, gọn gàng sạch đẹp.
Giáo xứ Hoà Loan đã vinh dự lần lượt được đón nhận các Cha xứ về coi sóc như sau: kế tiếp Cha Thành là cha già Lý, chánh xứ; cha Phêrô Tịch, phó Xứ; tiếp đến cha gìa Linh, chánh xứ; cha Nguyễn Quang Hiển là Phó xứ, tiếp là Cha già Tuấn, chánh xứ. Cha Đỗ Thành Nhân, phó xứ; rồi đến Cha già Thận, chánh xứ; cha Quyền là phó Xứ. Tiếp theo cha già Bích, chánh xứ; cha Ngô Văn Tố làm phó Xứ.
Vào năm 1941, Cha già Bích đã khởi công xây dựng ngôi Thánh Đường có chiều dài 41m, rộng 10m. Công trình đang xây dựng tường bao xung quanh cao trên 3m, tháp cao 5 đến 6m, thì vào năm 1943 do hoàn cảnh khó khăn phải tạm dừng. Đến năm 1948- 1949, đất nước lâm cảnh chiến tranh, cha già Bích tản cư lên xứ Văn Thạch, không về lại được, và Ngài đã qua đời tại xứ Văn Thạch, cha phó cũng di dời đi nơi khác. Năm 1950, Đức Cha cử cha Giuse Nguyễn Khắc Mẫn đến làm Cha chính xứ Hoà Loan.
Năm 1954 chiến tranh Việt - Pháp tạm dừng, đất nước chia hai miền Nam - Bắc. Một biến cố xảy ra: giáo dân các giáo phận Miền Bắc ùn ùn di cư vào Miền Nam. Giáo dân nhà xứ Hoà Loan cũng di cư vào Miền Nam quá nửa nhân danh. Cả cha xứ cũng theo Giáo dân vào Nam. Cảnh giáo xứ, gia đình, kẻ Bắc người Nam: tan đàn xẻ nghé, giáo xứ không chủ chiên, bơ vơ, vườn không nhà trống. Mãi cho đến Mùa Chay năm 1957, thời Đức Cha Phêrô Khuất Văn Tạo, Giám Mục Hải Phòng, Giám Quản Giáo Phận Bắc Ninh cử cha già Đa Minh Hoàng Nghĩa Châu, đến làm cha xứ Vĩnh Yên, và quản xứ Hoà Loan. Hàng năm, cha già lo cho giáo dân được lĩnh thụ các nhiệm tích, các ngày lễ trọng Cha đến dâng lễ, động viên an ủi giáo dân vững tin vào Thiên Chúa, tin tưởng thế nào cũng có ngày giáo xứ sẽ có chủ chăn. Đến Mùa Chay năm 1960, Đức Cha giáo phận lại chuyển đổi cha già Châu đi nơi khác, giáo xứ lại trở nên trống vắng. Kể từ Mùa Chay năm 1960 Cho đến mùa Chay năm 1994: 34 năm nhà xứ Hoà Loan không có một linh mục nào đến dâng lễ nữa. Giáo dân muốn dự lễ và lĩnh thụ các nhiệm tích phải đi bộ 30 km về xứ Trung Xuân, lúc đó là Cha Micae Lê Bá Cầm. Cuối năm 1962 Cha già Cầm qua đời. Từ đây, giáo Xứ Hoà Loan muốn đi dự lễ hoặc lĩnh thụ các nhiệm tích lại phải về giáo xứ Yên Mỹ, cách xa trên 40 km nhờ cậy Cha già Giuse Nguyễn Hữu Tất. Tháng 4 năm 1971, cha già Tất qua đời, cả tỉnh Vĩnh Phúc gồm 12 xứ đạo, trên 30 ngàn giáo dân mà không có bóng một linh mục nào coi sóc.
Trong suốt 34 năm; hơn một phần ba thế kỷ, giáo xứ Hoà Loan có nhiều cụ già khi sắp lìa đời không được lãnh các nhiệm tích sau hết, các trẻ em không được học hỏi Giáo Lý, đến tuổi khôn lớn không hiểu biết gì về đạo. Nơi duy nhất có linh mục đó là: Toà Giám Mục Bắc Ninh cách Hoà Loan hơn 100 km. Đời sống kinh tế thì thiếu thốn, đói nghèo, không tiền tàu xe, phương tiện khác không có, nên có nhiều người độ tuổi: từ 25 đến 30 năm không biết Thánh Lễ là gì, không được lĩnh thụ các nhiệm tích, đức tin như tàn lụi. Mùa Chay năm 1994, Đức Cha Giuse Nguyễn QUang Tuyến cử cha Giuse Trần Quang Vinh về làm quản hạt giáo hạt Vĩnh Phúc, tới năm 1998 chuyển giao cho Cha Giuse Bùi Xuân Bính. Với 12 Giáo Xứ, gần một trăm họ đạo trên 30 ngàn Giáo dân, một gánh nặng quá sức cho một linh mục. Kể từ Mùa Chay năm 1994 cho đến Mùa Chay năm 2005, giáo họ Hoà Loan có các Cha đến dâng lễ mỗi năm một lần, ban các nhiệm tích cho Giáo dân.
Trải qua năm tháng dài chiến tranh, cộng thêm thiên tai mưa bão, thời tiết khắc nghiệt, ngôi nhà nguyện xuống cấp trầm trọng, sửa đi sửa lại nhiều lần. Dân họ ít người, từ cụ già bạc đầu đến em bé bồng trên tay tổng số có trên 100 người, đời sống kinh tế quá khó khăn, thiếu thốn.
Ngày 9 tháng 10 năm 2005, Cha xứ mới là Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Huy Liệu về trực tiếp coi sóc các xứ: Dân Trù- Trung Xuân và Hoà Loan. Kể từ đó, các ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng luôn luôn có Thánh Lễ, các bí tích được ban thường xuyên hơn khi co nhu cầu.
Cùng chung nỗi băn khoăn, trăn trở với Đức Cha Cố Giuse Nguyễn Quang Tuyến, cha xứ Phanxicô Xaviê đã bắt tay xây dựng nhà thờ. Ngài đã cầu nguyện, kêu gọi, khích lệ tinh thần giáo dân, thế là cả giáo xứ đồng tâm nhất trí với nhau, mọi thành phần dân Chúa trong 10 họ đạo của xứ cùng chung sức chung lòng, đóng góp tinh thần cũng như vật chất, đồng thời kêu gọi quí ân nhân, quí vị hảo tâm trong nước cũng như Hải Ngoại, đã tận tâm giúp đỡ bằng lời cầu nguyện, bằng tài chính, vật chất để giáo họ Hoà Loan có được ngôi Thánh Đường khang trang này. Tuy nhỏ bé so với các nơi khác, nhưng cũng tin rằng ngôi thánh đường mới này sẽ là nơi xứng đáng làm đền Thờ để Chúa ngự, và dâng Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Ngoài ra, ngôi thánh đường còn là một biểu tượng của niềm tin lớn mạnh, của giáo dân giáo xứ Hoà Loan sau bao nhiêu thử thách mà vẫn kiên cường đứng vững. Ngôi thánh đường theo chúng tôi được biết, nó còn là một biểu tượng của sự đoàn kết, hợp nhất, yêu thương giữa những người Công Giáo cũng như những bà con tôn giáo bạn.
Ước mong sao, Ngôi thánh đường mang danh hiệu: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam sẽ nhờ lời cầu bầu của các ngài, để mãi mãi sẽ là biểu tượng của niềm tin thuỷ chung, son sắt, kiên định và hiệp nhất trong yêu thương trên mảnh đất tái truyền giáo này.
Với dòng thời gian, mảnh đất giáo xứ Hoà Loan đã chứng kiến và trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm thử thách. Hạt giống đức tin của cha ông đã vất vả gieo trồng, đã có những lúc tưởng chừng như bị vùi dập, mất đi vĩnh viễn. Nhưng trong sự quan phòng của Thiên Chúa, ngày hứa hẹn một mùa màng bội thu cũng đang ló rạng. Ngược thời gian, chúng ta cùng điểm lại đôi nét về lịch sử một chặng đường gần hai thế kỷ qua của giáo họ nhà xứ Hoà Loan.
Giáo Xứ Hoà Loan toạ lạc trong khu vực Kinh Đô Phong Châu từ thời các Vua Hùng đến đời Lý Thái Tổ, miền đất này thuộc huyện Vĩnh Tường, nổi tiếng với quan phủ là chồng của thi sĩ nổi danh Hồ Xuân Hương, thuộc tỉnh Sơn Tây. Làng Hoà Loan cũng gần làng Thổ Tang, quê hương của nhà cách mạng Nguyễn Thái Học. Nay Hoà Loan thuộc xã Lũng Hoà huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo các cụ truyền kể: vào đầu thế kỷ 19 (khoảng năm 1820), mảnh đất Hoà Loan được đón nhật hạt giống Tin Mừng. Ban đầu có ba chi họ trên hai chục gia đình, gồm khoảng 100 nhân danh lãnh nhận phép Rửa Tội. Cụ Dương Văn Hương 83 tuổi kể lại: vào Thời vua Tự Đức, năm 1861 có Linh Mục Phêrô Thạc, sinh quán tại Xứ Hoà Loan chịu tử đạo nhưng nay chưa tìm được tư liệu về vị tử đạo này.
Vào khoảng năm 1881-1882, họ giáo Hoà Loan đã làm được 5 gian nhà nguyện bằng tre gỗ lợp tranh, số tín hữu dần dần được tăng lên. Đến đầu thế kỷ 20, giáo họ Hoà Loan đã có trên 60 hộ, với hơn 300 nhân danh.
Năm 1910, thời Đức cha Vê- las-cô Khâm làm Giám Mục Giáo Phận Bắc Ninh, Ngài đã thiết lập giáo Xứ Hoà Loan, với 4 họ đạo là Hoà Loan, Bồ Sao, Cửa Sông, Hương Nghĩa. Họ Hoà Loan được nâng lên làm nhà xứ. Đức Cha Giáo Phận đã bổ nhiệm Linh Mục Mac-ti-nô Thành về làm Cha chánh xứ tiên khởi, và cha phó xứ là Cha Định. Từ khi có cha xứ trực tiếp coi sóc và ở cùng, giáo dân đã được các ngài hướng dẫn, dạy dỗ cách sống đạo, giữ đạo, tăng trưởng về đức tin, luôn được dự thánh lễ và lĩnh thụ các Bí Tích Thánh.
Vào năm 1913 cha xứ Thành đã tổ chức xây dựng một nhà nguyện bằng tường gạch mái ngói, có chiều dài 12m rộng 6m với tổng bằng 72m. và một nhà giáo lý quy mô, diện tích 80m, có ngăn cách các phòng như phòng khách, phòng nghỉ, gọn gàng sạch đẹp.
Giáo xứ Hoà Loan đã vinh dự lần lượt được đón nhận các Cha xứ về coi sóc như sau: kế tiếp Cha Thành là cha già Lý, chánh xứ; cha Phêrô Tịch, phó Xứ; tiếp đến cha gìa Linh, chánh xứ; cha Nguyễn Quang Hiển là Phó xứ, tiếp là Cha già Tuấn, chánh xứ. Cha Đỗ Thành Nhân, phó xứ; rồi đến Cha già Thận, chánh xứ; cha Quyền là phó Xứ. Tiếp theo cha già Bích, chánh xứ; cha Ngô Văn Tố làm phó Xứ.
Vào năm 1941, Cha già Bích đã khởi công xây dựng ngôi Thánh Đường có chiều dài 41m, rộng 10m. Công trình đang xây dựng tường bao xung quanh cao trên 3m, tháp cao 5 đến 6m, thì vào năm 1943 do hoàn cảnh khó khăn phải tạm dừng. Đến năm 1948- 1949, đất nước lâm cảnh chiến tranh, cha già Bích tản cư lên xứ Văn Thạch, không về lại được, và Ngài đã qua đời tại xứ Văn Thạch, cha phó cũng di dời đi nơi khác. Năm 1950, Đức Cha cử cha Giuse Nguyễn Khắc Mẫn đến làm Cha chính xứ Hoà Loan.
Năm 1954 chiến tranh Việt - Pháp tạm dừng, đất nước chia hai miền Nam - Bắc. Một biến cố xảy ra: giáo dân các giáo phận Miền Bắc ùn ùn di cư vào Miền Nam. Giáo dân nhà xứ Hoà Loan cũng di cư vào Miền Nam quá nửa nhân danh. Cả cha xứ cũng theo Giáo dân vào Nam. Cảnh giáo xứ, gia đình, kẻ Bắc người Nam: tan đàn xẻ nghé, giáo xứ không chủ chiên, bơ vơ, vườn không nhà trống. Mãi cho đến Mùa Chay năm 1957, thời Đức Cha Phêrô Khuất Văn Tạo, Giám Mục Hải Phòng, Giám Quản Giáo Phận Bắc Ninh cử cha già Đa Minh Hoàng Nghĩa Châu, đến làm cha xứ Vĩnh Yên, và quản xứ Hoà Loan. Hàng năm, cha già lo cho giáo dân được lĩnh thụ các nhiệm tích, các ngày lễ trọng Cha đến dâng lễ, động viên an ủi giáo dân vững tin vào Thiên Chúa, tin tưởng thế nào cũng có ngày giáo xứ sẽ có chủ chăn. Đến Mùa Chay năm 1960, Đức Cha giáo phận lại chuyển đổi cha già Châu đi nơi khác, giáo xứ lại trở nên trống vắng. Kể từ Mùa Chay năm 1960 Cho đến mùa Chay năm 1994: 34 năm nhà xứ Hoà Loan không có một linh mục nào đến dâng lễ nữa. Giáo dân muốn dự lễ và lĩnh thụ các nhiệm tích phải đi bộ 30 km về xứ Trung Xuân, lúc đó là Cha Micae Lê Bá Cầm. Cuối năm 1962 Cha già Cầm qua đời. Từ đây, giáo Xứ Hoà Loan muốn đi dự lễ hoặc lĩnh thụ các nhiệm tích lại phải về giáo xứ Yên Mỹ, cách xa trên 40 km nhờ cậy Cha già Giuse Nguyễn Hữu Tất. Tháng 4 năm 1971, cha già Tất qua đời, cả tỉnh Vĩnh Phúc gồm 12 xứ đạo, trên 30 ngàn giáo dân mà không có bóng một linh mục nào coi sóc.
Trong suốt 34 năm; hơn một phần ba thế kỷ, giáo xứ Hoà Loan có nhiều cụ già khi sắp lìa đời không được lãnh các nhiệm tích sau hết, các trẻ em không được học hỏi Giáo Lý, đến tuổi khôn lớn không hiểu biết gì về đạo. Nơi duy nhất có linh mục đó là: Toà Giám Mục Bắc Ninh cách Hoà Loan hơn 100 km. Đời sống kinh tế thì thiếu thốn, đói nghèo, không tiền tàu xe, phương tiện khác không có, nên có nhiều người độ tuổi: từ 25 đến 30 năm không biết Thánh Lễ là gì, không được lĩnh thụ các nhiệm tích, đức tin như tàn lụi. Mùa Chay năm 1994, Đức Cha Giuse Nguyễn QUang Tuyến cử cha Giuse Trần Quang Vinh về làm quản hạt giáo hạt Vĩnh Phúc, tới năm 1998 chuyển giao cho Cha Giuse Bùi Xuân Bính. Với 12 Giáo Xứ, gần một trăm họ đạo trên 30 ngàn Giáo dân, một gánh nặng quá sức cho một linh mục. Kể từ Mùa Chay năm 1994 cho đến Mùa Chay năm 2005, giáo họ Hoà Loan có các Cha đến dâng lễ mỗi năm một lần, ban các nhiệm tích cho Giáo dân.
Trải qua năm tháng dài chiến tranh, cộng thêm thiên tai mưa bão, thời tiết khắc nghiệt, ngôi nhà nguyện xuống cấp trầm trọng, sửa đi sửa lại nhiều lần. Dân họ ít người, từ cụ già bạc đầu đến em bé bồng trên tay tổng số có trên 100 người, đời sống kinh tế quá khó khăn, thiếu thốn.
Ngày 9 tháng 10 năm 2005, Cha xứ mới là Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Huy Liệu về trực tiếp coi sóc các xứ: Dân Trù- Trung Xuân và Hoà Loan. Kể từ đó, các ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng luôn luôn có Thánh Lễ, các bí tích được ban thường xuyên hơn khi co nhu cầu.
Cùng chung nỗi băn khoăn, trăn trở với Đức Cha Cố Giuse Nguyễn Quang Tuyến, cha xứ Phanxicô Xaviê đã bắt tay xây dựng nhà thờ. Ngài đã cầu nguyện, kêu gọi, khích lệ tinh thần giáo dân, thế là cả giáo xứ đồng tâm nhất trí với nhau, mọi thành phần dân Chúa trong 10 họ đạo của xứ cùng chung sức chung lòng, đóng góp tinh thần cũng như vật chất, đồng thời kêu gọi quí ân nhân, quí vị hảo tâm trong nước cũng như Hải Ngoại, đã tận tâm giúp đỡ bằng lời cầu nguyện, bằng tài chính, vật chất để giáo họ Hoà Loan có được ngôi Thánh Đường khang trang này. Tuy nhỏ bé so với các nơi khác, nhưng cũng tin rằng ngôi thánh đường mới này sẽ là nơi xứng đáng làm đền Thờ để Chúa ngự, và dâng Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Ngoài ra, ngôi thánh đường còn là một biểu tượng của niềm tin lớn mạnh, của giáo dân giáo xứ Hoà Loan sau bao nhiêu thử thách mà vẫn kiên cường đứng vững. Ngôi thánh đường theo chúng tôi được biết, nó còn là một biểu tượng của sự đoàn kết, hợp nhất, yêu thương giữa những người Công Giáo cũng như những bà con tôn giáo bạn.
Ước mong sao, Ngôi thánh đường mang danh hiệu: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam sẽ nhờ lời cầu bầu của các ngài, để mãi mãi sẽ là biểu tượng của niềm tin thuỷ chung, son sắt, kiên định và hiệp nhất trong yêu thương trên mảnh đất tái truyền giáo này.