Luyện ngục là nơi của Tình yêu
(Theo Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Cụ Jean Guitton)
“Nếu tôi vào Luyện ngục, tôi rất bằng lòng. Tôi sẽ làm như ba trẻ Do thái ở trong lò lửa, tôi vừa đi dạo trong lửa cháy vừa hát thánh ca của Tình yêu” (Têrêsa HàidồngGiêsu, Derniers).
"Nếu tôi biết Thiên Chúa dịu hiền biết bao với tôi" (idem)
“Đối với người bé nhỏ, phán xét sẽ rất dịu hiền” (idem).
Luận đề “một số ít được rỗi linh hồn”, thuyết tiền định của Jansenius, chủ thuyết vô hành (quiétisme: chủ trương sự toàn thiện cốt tại tình yêu của Thiên Chúa, không cần có hoạt động cộng tác của linh hồn) là những nhánh cây phát xuất từ cùng một gốc. Vì một số rất ít được may mắn cứu độ thì quả là tôi bị lỗ mất rồi.
Thuyết tiền định cho tôi ý tưởng ai được chọn là do một sắc lệnh thần linh không để ý tới các công trạng có thể cho phép tôi hy vọng rằng tôi có một chỗ giữa những kẻ được chọn do tiền định từ trước không ? Và nếu ở trong miền những người bị sa hỏa ngục thì thật hỡi ôi cho số phận của tôi. Thuyết “vô hành”, tôi cũng có thể dâng cho Chúa những dấu hiệu “dửng dưng” và “tình yêu thuần túy”.
Nơi thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu, tất cả những hình ảnh này ít nhiều là bệnh tâm thần bị thánh nữ chăt hết tận gốc rễ. Thánh nữ nghĩ rằng đối với người có thiện tâm, phán xét sẽ êm dịu. Chị thánh nói theo ngôn ngữ của mình câu nói của các thiên thần: Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Chị thánh không săn sóc được những người sa hỏa ngục, nhưng thái độ của Chị trong trường hợp tử tội Pranzini ngay khi xét số phận bên ngoài, anh ta bị phạt đời đời vì tội lỗi của anh ta nhưng phút cuối cùng có thể thay đổi hoàn toàn.
Kẻ viết tập này xin nói rõ: Pranzini can tội giết ba mạng người, anh bị tòa kêu án tử hình. Nơi anh ta không có một dấu hiệu gì ân hận, thống hối. Têrêxa cầu nguyện cho anh ta ăn năn trở lại và xin Chúa cho một dấu hiệu chứng tỏ lòng thống hối của anh ta. Bị đưa ra pháp trường, anh ta từ chối nói chuyện với linh mục, nhưng giây phút cuối cùng khi anh ta bị trói trên tấm ván, anh ta đã xin linh mục đứng kề bên cho anh hôn thánh giá ba lần.
Vậy, đối với một người bị sa hỏa ngục rõ ràng như vậy, linh hồn của một đứa trẻ đã thành công trong việc giúp người đó vượt qua sự chết đến sự sống trong một tích tắc. Têrêxa nghĩ rằng tất cả các linh hồn đều làm được như vậy. Một phép lạ bao giờ cũng chỉ là một cái nhìn tặng cho tâm hồn con người do hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa (hoạt động sáng tạo không ngừng dầu ta không thấy). Cũng vậy, phép lạ Chúa làm nhờ lời cầu nguyện của Têrêxa cho tội nhân bị án tử hình là một ánh sáng lóe ra cho Têrêxa để Chị nhận ra hoạt động phổ quát của ơn cứu độ.
Kinh nguyện biến lời cầu nguyện thành sức mạnh (vì tương quan nhân quả giữa lễ hy sinh khiêm nhường của Chị thánh đền thay cho tên tử tội cứng lòng và sự thống hối bất ngờ thấy được) có một tầm quan trọng căn bản trong các suy nghĩ của Chị thánh. Rất hiếm khi chúng ta có thể đạt được trọn vẹn lời hứa long trọng, được nhắc lại bảy lần trong bài diễn từ sau Tiệc ly: Anh em xin Cha Thầy điều gì nhân danh thầy, thầy sẽ ban cho (Gioan 16,23). Tuy nhiên, lời hứa này là một định luật của thế giới vô hình.
Thánh Têrêxa không làm hỏa ngục trống trơn. Chị thánh không chối bỏ sự khả thể ghê tởm của hình phạt hỏa ngục. Nhưng Chị thánh đã nghiệm thấy mầu nhiệm Các Thánh Thông Công trên một điểm trong một giây lát duy nhất.
Nhưng nếu thánh nữ không thất vọng việc cứu độ một tội nhân lớn thì làm sao không tin được việc cứu độ những người thiện chí mà thánh nữ gọi là những linh hồn bé nhỏ. Theo tư tưởng truyền thống thì không ai biết được mình đáng được thương hay ghét, thánh nữ thay thế (chứ không từ chối điều đó) một cái nhìn rất bảo đảm và rất thật khi nói: Không có ai biết mình là công chính hay tội nhân, nhưng Chúa Giêsu ban ơn cho ta thấy tận đáy lòng ta rằng chúng ta mến cái chết hơn là xúc phạm đến Chúa. Ngày kia, nơi Dòng nữ tu thánh Biển Đức, người ta đã nghe Chị thánh nói câu đầy nữ tính này: Nếu tôi là Đức Chúa Trời, tôi tin rằng tôi sẽ cứu rỗi tất cả (những em bé chết chưa chịu phép Thánh tẩy).
Bây giờ, tư tưởng nào của Chị thánh bị lung lay khi nói về sự bất cân bằng trong việc phân phát các ân sủng, ân huệ nghĩa là ân sủng ban cho người này nhiều, kẻ kia ít ?
Chỉ cần suy nghĩ về lịch sử các tâm hồn, về đời sống Giáo hội, những người thân cận của mình cũng nhận ra được (những điều Tin Mừng đã loan báo) Thiên Chúa là chủ các ân huệ, ân sủng của Ngài và Ngài ban cho người này nhiều hơn người khác. Đó là một mầu nhiệm, mầu nhiệm thần linh về sự không cân bằng trong việc phân phát ân huệ vô cùng. Thật vậy, yêu sách của những thợ làm việc bắt đầu từ giờ thứ nhất bị bác bỏ, phân biệt rõ: nơi Thiên Chúa đức công bằng như là một bổn phận và sự đại lượng là quy luật của Ngài. Thiên Chúa, sau khi xét xử công bằng, Ngài còn có thể sử dụng phương thế khác hay hơn.
Nhưng trong phương thế hay hơn, tôi không biết có cái gì làm tổn thương tới tình yêu. Người ta có thể không ghen tức một người anh một mình nhận lấy hết gia tài. Tuy nhiên, tình ruột thịt anh em làm sao hàn gắn được khi tài sản của cha mẹ không được chia sòng phẳng với nhau ?
Một triết gia Kitô giáo thế kỷ 19, Jules Lequier, đã biến suy tư vấn đề này thành trục trung tâm của tư tưởng ông. Một trong các tác phẩm sâu xa nhất của ông gọi là Abel và Abel (Abel anh(Cain nhận được ít ơn, Abel em nhận được nhiều ơn, người viết tập này thêm vào như vậy), ông chứng minh rằng hình như người nhận ít, thực tế ra đã nhận nhiều, vì “Thiên Chúa ban cho kẻ Ngài từ chối các ơn sủng phong phú hơn là cho kẻ Ngài chấp nhận” (Dieu fait avec ce qu'il refuse des dons plus riches qu' il n'en fait avec ce qu’ il donne). Đến nỗi giữa Abel đã nhận di sản và Abel đã không nhận di sản, họ tạo ra một cuộc thi đua về tình yêu và người này an ủi người kia.
Đối với tôi hình như cái nhìn sâu thẳm này có trong nhiều tư tưởng của thánh Têrêxa nói chung, nói riêng thì trong tư tưởng này (tế nhị bên ngoài thôi) nói về Đức Trinh Nữ Maria: “Mẹ có tất cả mà Mẹ lại thiếu vô cùng vì Mẹ không có bà mẹ ở trên trời để yêu mến”.
“Ôi Đức Maria, nếu con là Nữ Vương trên trời và nếu Mẹ là Têrêxa thì con muốn là Têrêxa để cho Mẹ là Nữ Vương trên trời” (tại vì con có Mẹ là Mẹ, còn Mẹ thì không có ai khác nữa làm mẹ của Mẹ, người viết thêm vào).
Người ta biết rằng Chị thánh viết câu này ba tuần trước khi chết và tôi sẽ bình phẩm sau đây.
Những ai thấu hiểu câu này chắc sẽ yêu mến điều kiện dưới trần của Chị thánh. Ở đây, chúng tôi còn tìm thấy ý tưởng của Chị Têrêxa (rất mới trong lịch sử tình cảm tôn giáo ở Tây phương) bất kể tấm thân mỏng manh, dễ bể của Chị, hoàn cảnh chết, đời sống đức tin đáng ao ước không cho phép viết như thế.
Nghĩ kỹ, điều đo là một tư tưởng thuộc loại này chứa trong ý tưởng về sáng tạo và nhất là ý tưởng nhập thể. Nhưng cần phải nhiều trang dài mới chứng minh được những hệ quả này.
Điều trổi vượt nơi Chị thánh chính là Chị lấy mất đi đặc tính hung dữ khỏi những hình phạt Luyện ngục giống như thánh Catêrin Gêne, Chị suy nghĩ lại những hình phạt đó trong tình yêu. Kỳ thực, tất cả các linh hồn ở Luyện ngục đang ở trong con đường có đời sống thần bí cao nhất, ở giữa những thử thách. Lửa của Luyện ngục là thứ lửa vui mừng, lửa của hỏa ngục là lửa của đau khổ.
Tình yêu (của Chúa) bao bọc chúng ta luôn luôn, do thái độ của chúng ta đối với tình yêu, chúng ta biến đổi tình yêu thành lửa hay thành ánh sáng. Các linh hồn ở Luyện tội tất nhiên là những nhà chiêm niệm, thu được một kinh nghiệm về Đêm tối, giống như các nhà thần bí lớn đã có kinh nghiệm đó, và ngay cả Đức Trinh Nữ Maria cũng có kinh nghiệm đó dầu Ngài không phạm tội nào. Khác với các nhà thần bí lớn nhất ở trên mặt đất còn đang trong cuộc chiến đấu và thấp thỏm về số phận cuối cùng của mình, các linh hồn ở Luyện ngục không còn thấp thỏm nữa vì đang ở trong “cánh tay của Thiên Chúa”. Những linh hồn đó đi đạo giữa “những ngọn lửa” như những đứa trẻ của tình yêu trong lò lửa. Và nếu sự chờ đợi được giải thoát (khỏi Luyện tội) là nỗi đau khổ cho các linh hồn thì sự chờ đợi càng ngày càng tăng thêm, ơn giải thoát càng ngày càng gần hơn (như kinh nghiệm một tù nhân chiến tranh của tôi cho tôi tin tưởng như vậy), vả lại, các linh hồn có một bảo đảm tuyệt đối chắc chắn là được sống đời đời và ở trên triền núi tốt đẹp. Các linh hồn không còn biết đến điều mà Đức Hồng Y Newman gọi là “tiếng đập rộn rịp” (the busy beat of time) trong bài thơ The Dream of Gerontius nói về Luyện ngục. Được giải thoát khỏi cái vỏ bọc sinh học và những nghĩa vụ xã hội, cả những chăm sóc thuộc bổn phận, các linh hồn hoàn toàn thuộc về Chúa, tất cả trong Chúa, tất cả cho Chúa. Rất có lý mà nghĩ rằng các linh hồn không còn muốn kỳ hạn được rút bớt vì các linh hồn chìm đắm trong tình yêu của Thánh ý Thiên Chúa. Thánh Catêrin Gênes (mà thánh Têrêxa không biết, nhưng Têrêxa nhận biết được mình trong ngài) nói rằng các linh hồn trong Luyện ngục ở trong tình trạng vui vẻ giữa những đau khổ của mình nếu họ quên mình đi và không tự dày vò mình bằng sự hối tiếc vô bổ vì bỏ qua đời sống thánh khi ở trần gian. Cũng thế, đúng như thánh Têrêxa suy nghĩ, ở trong hình phạt thanh tẩy, luyện ngục là tình trạng trung gian có một tầng chiều dày bình an và thanh thản. Và đối với chúng tôi là những “người nghèo tội lỗi”, không có hy vọng chút nào được nhận ngay vào thiên đàng hưởng Nhan Chúa, thì Luyện ngục là một niềm vui mừng vì biết được nơi Luyện ngục có cái điều mà tôi gọi là phát triển tinh ròng, chúng tôi sẽ ở trong tình trạng của một tình yêu thuần túy và được giải thoát khỏi ưu sầu. (Xin xem nguyên văn, Jean Guitton, Le génie de Thérèse de Lisieux, Edt Emmanuel, Paris 1995, Le Pourgatoire, lieu d'amour, trang 61-68).
(Bài của cụ Jean Guitton, LM Fx Nguyễn hùng Oánh dịch)
(Theo Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Cụ Jean Guitton)
“Nếu tôi vào Luyện ngục, tôi rất bằng lòng. Tôi sẽ làm như ba trẻ Do thái ở trong lò lửa, tôi vừa đi dạo trong lửa cháy vừa hát thánh ca của Tình yêu” (Têrêsa HàidồngGiêsu, Derniers).
"Nếu tôi biết Thiên Chúa dịu hiền biết bao với tôi" (idem)
“Đối với người bé nhỏ, phán xét sẽ rất dịu hiền” (idem).
Luận đề “một số ít được rỗi linh hồn”, thuyết tiền định của Jansenius, chủ thuyết vô hành (quiétisme: chủ trương sự toàn thiện cốt tại tình yêu của Thiên Chúa, không cần có hoạt động cộng tác của linh hồn) là những nhánh cây phát xuất từ cùng một gốc. Vì một số rất ít được may mắn cứu độ thì quả là tôi bị lỗ mất rồi.
Thuyết tiền định cho tôi ý tưởng ai được chọn là do một sắc lệnh thần linh không để ý tới các công trạng có thể cho phép tôi hy vọng rằng tôi có một chỗ giữa những kẻ được chọn do tiền định từ trước không ? Và nếu ở trong miền những người bị sa hỏa ngục thì thật hỡi ôi cho số phận của tôi. Thuyết “vô hành”, tôi cũng có thể dâng cho Chúa những dấu hiệu “dửng dưng” và “tình yêu thuần túy”.
Nơi thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu, tất cả những hình ảnh này ít nhiều là bệnh tâm thần bị thánh nữ chăt hết tận gốc rễ. Thánh nữ nghĩ rằng đối với người có thiện tâm, phán xét sẽ êm dịu. Chị thánh nói theo ngôn ngữ của mình câu nói của các thiên thần: Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Chị thánh không săn sóc được những người sa hỏa ngục, nhưng thái độ của Chị trong trường hợp tử tội Pranzini ngay khi xét số phận bên ngoài, anh ta bị phạt đời đời vì tội lỗi của anh ta nhưng phút cuối cùng có thể thay đổi hoàn toàn.
Kẻ viết tập này xin nói rõ: Pranzini can tội giết ba mạng người, anh bị tòa kêu án tử hình. Nơi anh ta không có một dấu hiệu gì ân hận, thống hối. Têrêxa cầu nguyện cho anh ta ăn năn trở lại và xin Chúa cho một dấu hiệu chứng tỏ lòng thống hối của anh ta. Bị đưa ra pháp trường, anh ta từ chối nói chuyện với linh mục, nhưng giây phút cuối cùng khi anh ta bị trói trên tấm ván, anh ta đã xin linh mục đứng kề bên cho anh hôn thánh giá ba lần.
Vậy, đối với một người bị sa hỏa ngục rõ ràng như vậy, linh hồn của một đứa trẻ đã thành công trong việc giúp người đó vượt qua sự chết đến sự sống trong một tích tắc. Têrêxa nghĩ rằng tất cả các linh hồn đều làm được như vậy. Một phép lạ bao giờ cũng chỉ là một cái nhìn tặng cho tâm hồn con người do hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa (hoạt động sáng tạo không ngừng dầu ta không thấy). Cũng vậy, phép lạ Chúa làm nhờ lời cầu nguyện của Têrêxa cho tội nhân bị án tử hình là một ánh sáng lóe ra cho Têrêxa để Chị nhận ra hoạt động phổ quát của ơn cứu độ.
Kinh nguyện biến lời cầu nguyện thành sức mạnh (vì tương quan nhân quả giữa lễ hy sinh khiêm nhường của Chị thánh đền thay cho tên tử tội cứng lòng và sự thống hối bất ngờ thấy được) có một tầm quan trọng căn bản trong các suy nghĩ của Chị thánh. Rất hiếm khi chúng ta có thể đạt được trọn vẹn lời hứa long trọng, được nhắc lại bảy lần trong bài diễn từ sau Tiệc ly: Anh em xin Cha Thầy điều gì nhân danh thầy, thầy sẽ ban cho (Gioan 16,23). Tuy nhiên, lời hứa này là một định luật của thế giới vô hình.
Thánh Têrêxa không làm hỏa ngục trống trơn. Chị thánh không chối bỏ sự khả thể ghê tởm của hình phạt hỏa ngục. Nhưng Chị thánh đã nghiệm thấy mầu nhiệm Các Thánh Thông Công trên một điểm trong một giây lát duy nhất.
Nhưng nếu thánh nữ không thất vọng việc cứu độ một tội nhân lớn thì làm sao không tin được việc cứu độ những người thiện chí mà thánh nữ gọi là những linh hồn bé nhỏ. Theo tư tưởng truyền thống thì không ai biết được mình đáng được thương hay ghét, thánh nữ thay thế (chứ không từ chối điều đó) một cái nhìn rất bảo đảm và rất thật khi nói: Không có ai biết mình là công chính hay tội nhân, nhưng Chúa Giêsu ban ơn cho ta thấy tận đáy lòng ta rằng chúng ta mến cái chết hơn là xúc phạm đến Chúa. Ngày kia, nơi Dòng nữ tu thánh Biển Đức, người ta đã nghe Chị thánh nói câu đầy nữ tính này: Nếu tôi là Đức Chúa Trời, tôi tin rằng tôi sẽ cứu rỗi tất cả (những em bé chết chưa chịu phép Thánh tẩy).
Bây giờ, tư tưởng nào của Chị thánh bị lung lay khi nói về sự bất cân bằng trong việc phân phát các ân sủng, ân huệ nghĩa là ân sủng ban cho người này nhiều, kẻ kia ít ?
Chỉ cần suy nghĩ về lịch sử các tâm hồn, về đời sống Giáo hội, những người thân cận của mình cũng nhận ra được (những điều Tin Mừng đã loan báo) Thiên Chúa là chủ các ân huệ, ân sủng của Ngài và Ngài ban cho người này nhiều hơn người khác. Đó là một mầu nhiệm, mầu nhiệm thần linh về sự không cân bằng trong việc phân phát ân huệ vô cùng. Thật vậy, yêu sách của những thợ làm việc bắt đầu từ giờ thứ nhất bị bác bỏ, phân biệt rõ: nơi Thiên Chúa đức công bằng như là một bổn phận và sự đại lượng là quy luật của Ngài. Thiên Chúa, sau khi xét xử công bằng, Ngài còn có thể sử dụng phương thế khác hay hơn.
Nhưng trong phương thế hay hơn, tôi không biết có cái gì làm tổn thương tới tình yêu. Người ta có thể không ghen tức một người anh một mình nhận lấy hết gia tài. Tuy nhiên, tình ruột thịt anh em làm sao hàn gắn được khi tài sản của cha mẹ không được chia sòng phẳng với nhau ?
Một triết gia Kitô giáo thế kỷ 19, Jules Lequier, đã biến suy tư vấn đề này thành trục trung tâm của tư tưởng ông. Một trong các tác phẩm sâu xa nhất của ông gọi là Abel và Abel (Abel anh(Cain nhận được ít ơn, Abel em nhận được nhiều ơn, người viết tập này thêm vào như vậy), ông chứng minh rằng hình như người nhận ít, thực tế ra đã nhận nhiều, vì “Thiên Chúa ban cho kẻ Ngài từ chối các ơn sủng phong phú hơn là cho kẻ Ngài chấp nhận” (Dieu fait avec ce qu'il refuse des dons plus riches qu' il n'en fait avec ce qu’ il donne). Đến nỗi giữa Abel đã nhận di sản và Abel đã không nhận di sản, họ tạo ra một cuộc thi đua về tình yêu và người này an ủi người kia.
Đối với tôi hình như cái nhìn sâu thẳm này có trong nhiều tư tưởng của thánh Têrêxa nói chung, nói riêng thì trong tư tưởng này (tế nhị bên ngoài thôi) nói về Đức Trinh Nữ Maria: “Mẹ có tất cả mà Mẹ lại thiếu vô cùng vì Mẹ không có bà mẹ ở trên trời để yêu mến”.
“Ôi Đức Maria, nếu con là Nữ Vương trên trời và nếu Mẹ là Têrêxa thì con muốn là Têrêxa để cho Mẹ là Nữ Vương trên trời” (tại vì con có Mẹ là Mẹ, còn Mẹ thì không có ai khác nữa làm mẹ của Mẹ, người viết thêm vào).
Người ta biết rằng Chị thánh viết câu này ba tuần trước khi chết và tôi sẽ bình phẩm sau đây.
Những ai thấu hiểu câu này chắc sẽ yêu mến điều kiện dưới trần của Chị thánh. Ở đây, chúng tôi còn tìm thấy ý tưởng của Chị Têrêxa (rất mới trong lịch sử tình cảm tôn giáo ở Tây phương) bất kể tấm thân mỏng manh, dễ bể của Chị, hoàn cảnh chết, đời sống đức tin đáng ao ước không cho phép viết như thế.
Nghĩ kỹ, điều đo là một tư tưởng thuộc loại này chứa trong ý tưởng về sáng tạo và nhất là ý tưởng nhập thể. Nhưng cần phải nhiều trang dài mới chứng minh được những hệ quả này.
Điều trổi vượt nơi Chị thánh chính là Chị lấy mất đi đặc tính hung dữ khỏi những hình phạt Luyện ngục giống như thánh Catêrin Gêne, Chị suy nghĩ lại những hình phạt đó trong tình yêu. Kỳ thực, tất cả các linh hồn ở Luyện ngục đang ở trong con đường có đời sống thần bí cao nhất, ở giữa những thử thách. Lửa của Luyện ngục là thứ lửa vui mừng, lửa của hỏa ngục là lửa của đau khổ.
Tình yêu (của Chúa) bao bọc chúng ta luôn luôn, do thái độ của chúng ta đối với tình yêu, chúng ta biến đổi tình yêu thành lửa hay thành ánh sáng. Các linh hồn ở Luyện tội tất nhiên là những nhà chiêm niệm, thu được một kinh nghiệm về Đêm tối, giống như các nhà thần bí lớn đã có kinh nghiệm đó, và ngay cả Đức Trinh Nữ Maria cũng có kinh nghiệm đó dầu Ngài không phạm tội nào. Khác với các nhà thần bí lớn nhất ở trên mặt đất còn đang trong cuộc chiến đấu và thấp thỏm về số phận cuối cùng của mình, các linh hồn ở Luyện ngục không còn thấp thỏm nữa vì đang ở trong “cánh tay của Thiên Chúa”. Những linh hồn đó đi đạo giữa “những ngọn lửa” như những đứa trẻ của tình yêu trong lò lửa. Và nếu sự chờ đợi được giải thoát (khỏi Luyện tội) là nỗi đau khổ cho các linh hồn thì sự chờ đợi càng ngày càng tăng thêm, ơn giải thoát càng ngày càng gần hơn (như kinh nghiệm một tù nhân chiến tranh của tôi cho tôi tin tưởng như vậy), vả lại, các linh hồn có một bảo đảm tuyệt đối chắc chắn là được sống đời đời và ở trên triền núi tốt đẹp. Các linh hồn không còn biết đến điều mà Đức Hồng Y Newman gọi là “tiếng đập rộn rịp” (the busy beat of time) trong bài thơ The Dream of Gerontius nói về Luyện ngục. Được giải thoát khỏi cái vỏ bọc sinh học và những nghĩa vụ xã hội, cả những chăm sóc thuộc bổn phận, các linh hồn hoàn toàn thuộc về Chúa, tất cả trong Chúa, tất cả cho Chúa. Rất có lý mà nghĩ rằng các linh hồn không còn muốn kỳ hạn được rút bớt vì các linh hồn chìm đắm trong tình yêu của Thánh ý Thiên Chúa. Thánh Catêrin Gênes (mà thánh Têrêxa không biết, nhưng Têrêxa nhận biết được mình trong ngài) nói rằng các linh hồn trong Luyện ngục ở trong tình trạng vui vẻ giữa những đau khổ của mình nếu họ quên mình đi và không tự dày vò mình bằng sự hối tiếc vô bổ vì bỏ qua đời sống thánh khi ở trần gian. Cũng thế, đúng như thánh Têrêxa suy nghĩ, ở trong hình phạt thanh tẩy, luyện ngục là tình trạng trung gian có một tầng chiều dày bình an và thanh thản. Và đối với chúng tôi là những “người nghèo tội lỗi”, không có hy vọng chút nào được nhận ngay vào thiên đàng hưởng Nhan Chúa, thì Luyện ngục là một niềm vui mừng vì biết được nơi Luyện ngục có cái điều mà tôi gọi là phát triển tinh ròng, chúng tôi sẽ ở trong tình trạng của một tình yêu thuần túy và được giải thoát khỏi ưu sầu. (Xin xem nguyên văn, Jean Guitton, Le génie de Thérèse de Lisieux, Edt Emmanuel, Paris 1995, Le Pourgatoire, lieu d'amour, trang 61-68).
(Bài của cụ Jean Guitton, LM Fx Nguyễn hùng Oánh dịch)