VATICAN -. ĐTC Biển Đức 16 nhiệt liệt đề cao gia sản giáo huấn của Đức Piô 12 để lại cho Giáo Hội và gọi Đức Cố Giáo Hoàng là ”một hồng ân đặc biệt Chúa ban cho Giáo Hội”.
Trên đây là nội dung nòng cốt bài diễn văn của ĐTC trong buổi tiếp kiến sáng ngày 8-11-2008, dành cho 250 học giả tham dự hội nghị do hai Đại học Giáo Hoàng Laterano và Gregoriana tổ chức tại Roma từ ngày 6 đến 8-11-2008, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Đức Piô 12 qua đời. Chủ đề hội nghị là ”Gia sản Giáo Huấn của Đức Piô 12 và Công đồng chung Vatican 2”.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhận xét rằng: ”Trong những năm gần đây, khi nói về Đức Piô 12, người ta chú ý thái quá về một vấn đề tranh luận và chỉ bàn đến một cách rất một chiều. Tình trạng này ngăn cản việc đề cập một cách thích hợp về một vĩ nhân có tầm mức quan trọng trổi vượt về lịch sử và thần học như ĐGH Piô 12... Giáo huấn của Người rất rộng rãi, có phẩm tính rất ngoại thường và thực là một gia sản quí giá cho Giáo Hội”.
ĐTC nhắc đến 43 thông điệp Đức Piô 12 đã công bố, cùng với bao nhiêu diễn văn và sứ điệp truyền thanh, đề cập đến rất nhiều vấn đề liên quan đến các thành phần khác nhau trong cộng đồng dân Chúa: từ các LM, tu sĩ, giáo dân, các trinh nữ, đến đời sống tu trì, và cả giới truyền thông xã hội. Riêng với giới khoa học, Đức Piô 12 ca ngợi những tiến bộ nhưng đồng thời cũng cảnh giác về sự lạm dụng các tiến bộ của khoa học, để chế tạo các loại võ khí có thẻ đưa tới sự hủy diện toàn thể nhân loại”.
ĐTC đề cao phẩm chất cao giáo huấn của Đức Piô 12. Người chống lại việc ứng khẩu đột xuất, và luôn soạn các bài diễn văn hết sức cẩn thận, cân nhắc từng câu từng lời trước khi đọc trước công chúng. Người nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề khác nhau và có thói quen hỏi ý kiến các chuyên gia nổi bật.
ĐTC nói: ”Người ta thường bảo Đức Piô 12 là một nhà ngoại giao khéo léo, một luật gia nổi bật, một nhà thần học uyên bác. Tất cả những điều đó đều đúng, nhưng không giải thích mọi sự. Còn có một yếu tố khác nơi Đức Cố Giáo Hoàng, có là nỗ lực liên tục và quyết tâm của Người hiến thân cho Thiên Chúa, không chút dè dặt và bất chấp sức khỏe yếu của Người.. Tất cả phát sinh từ lòng yêu mến của Người đối với Chúa Giêsu và từ tình yêu đối với Giáo Hội và nhân loại.. Chính vì thế, 50 năm sau khi qua đời, giáo huấn của Đức Piô 12 tiếp tục chiếu dãi ánh sáng trong Giáo Hội.”
Sau cùng ĐTC nhắc đến ảnh hưởng sâu đậm của Đức Piô 12 trên Công đồng chung Vatican 2: hơn 1 ngàn lần các văn kiện Công đồng tham chiếu giáo huấn của Đức Cố Giáo Hoàng, và trong những văn kiện có chú thích, người ta đếm được hơn 200 lần nhắc đến tên Đức Piô 12, điều này có nghĩa là ngoài Kinh Thánh ra, Đức Piô 12 là một nguồn mạch thế giá được Công đồng trưng dẫn nhiều nhất”.
Đức Piô 12 cai quản Giáo Hội trong 19 năm, từ 1939 đến 1958. Ngài qua đời ngày 9-10-1958. Trong thời thế chiến thứ 2 ngài đã âm thầm góp phần cứu thoát hàng trăm ngàn người Do thái bị Đức quốc xã bách hại. Tuy nhiên, trong thời chiến tranh lạnh, do sự tuyên truyền của Nhà nước cộng sản Liên Xô, một trào lưu bôi nhỏ hình ảnh Đức Piô 12 đã được khởi xướng, và nhiều tổ chức Do thái đã cáo buộc Đức Piô 12 đã im lặng đồng lõa, không lên tiếng tố giác chế độ Đức quốc xã. Thậm chí nhà nước Israel và nhiều tổ chức Do thái còn mạnh mẽ chống án phong chân phước cho Đức Piô 12. Cách đây 1 tháng ĐTC Biển Đức 16 đã bác bỏ những lời vu khống này (SD 8-11-2008)
Trên đây là nội dung nòng cốt bài diễn văn của ĐTC trong buổi tiếp kiến sáng ngày 8-11-2008, dành cho 250 học giả tham dự hội nghị do hai Đại học Giáo Hoàng Laterano và Gregoriana tổ chức tại Roma từ ngày 6 đến 8-11-2008, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Đức Piô 12 qua đời. Chủ đề hội nghị là ”Gia sản Giáo Huấn của Đức Piô 12 và Công đồng chung Vatican 2”.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhận xét rằng: ”Trong những năm gần đây, khi nói về Đức Piô 12, người ta chú ý thái quá về một vấn đề tranh luận và chỉ bàn đến một cách rất một chiều. Tình trạng này ngăn cản việc đề cập một cách thích hợp về một vĩ nhân có tầm mức quan trọng trổi vượt về lịch sử và thần học như ĐGH Piô 12... Giáo huấn của Người rất rộng rãi, có phẩm tính rất ngoại thường và thực là một gia sản quí giá cho Giáo Hội”.
ĐTC nhắc đến 43 thông điệp Đức Piô 12 đã công bố, cùng với bao nhiêu diễn văn và sứ điệp truyền thanh, đề cập đến rất nhiều vấn đề liên quan đến các thành phần khác nhau trong cộng đồng dân Chúa: từ các LM, tu sĩ, giáo dân, các trinh nữ, đến đời sống tu trì, và cả giới truyền thông xã hội. Riêng với giới khoa học, Đức Piô 12 ca ngợi những tiến bộ nhưng đồng thời cũng cảnh giác về sự lạm dụng các tiến bộ của khoa học, để chế tạo các loại võ khí có thẻ đưa tới sự hủy diện toàn thể nhân loại”.
ĐTC đề cao phẩm chất cao giáo huấn của Đức Piô 12. Người chống lại việc ứng khẩu đột xuất, và luôn soạn các bài diễn văn hết sức cẩn thận, cân nhắc từng câu từng lời trước khi đọc trước công chúng. Người nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề khác nhau và có thói quen hỏi ý kiến các chuyên gia nổi bật.
ĐTC nói: ”Người ta thường bảo Đức Piô 12 là một nhà ngoại giao khéo léo, một luật gia nổi bật, một nhà thần học uyên bác. Tất cả những điều đó đều đúng, nhưng không giải thích mọi sự. Còn có một yếu tố khác nơi Đức Cố Giáo Hoàng, có là nỗ lực liên tục và quyết tâm của Người hiến thân cho Thiên Chúa, không chút dè dặt và bất chấp sức khỏe yếu của Người.. Tất cả phát sinh từ lòng yêu mến của Người đối với Chúa Giêsu và từ tình yêu đối với Giáo Hội và nhân loại.. Chính vì thế, 50 năm sau khi qua đời, giáo huấn của Đức Piô 12 tiếp tục chiếu dãi ánh sáng trong Giáo Hội.”
Sau cùng ĐTC nhắc đến ảnh hưởng sâu đậm của Đức Piô 12 trên Công đồng chung Vatican 2: hơn 1 ngàn lần các văn kiện Công đồng tham chiếu giáo huấn của Đức Cố Giáo Hoàng, và trong những văn kiện có chú thích, người ta đếm được hơn 200 lần nhắc đến tên Đức Piô 12, điều này có nghĩa là ngoài Kinh Thánh ra, Đức Piô 12 là một nguồn mạch thế giá được Công đồng trưng dẫn nhiều nhất”.
Đức Piô 12 cai quản Giáo Hội trong 19 năm, từ 1939 đến 1958. Ngài qua đời ngày 9-10-1958. Trong thời thế chiến thứ 2 ngài đã âm thầm góp phần cứu thoát hàng trăm ngàn người Do thái bị Đức quốc xã bách hại. Tuy nhiên, trong thời chiến tranh lạnh, do sự tuyên truyền của Nhà nước cộng sản Liên Xô, một trào lưu bôi nhỏ hình ảnh Đức Piô 12 đã được khởi xướng, và nhiều tổ chức Do thái đã cáo buộc Đức Piô 12 đã im lặng đồng lõa, không lên tiếng tố giác chế độ Đức quốc xã. Thậm chí nhà nước Israel và nhiều tổ chức Do thái còn mạnh mẽ chống án phong chân phước cho Đức Piô 12. Cách đây 1 tháng ĐTC Biển Đức 16 đã bác bỏ những lời vu khống này (SD 8-11-2008)