VATICAN CITY (Zenit.org).- Người phát ngôn của Tòa thánh Vatican hôm nay nói rằng ĐGH Piô XII được tuyên dương lên bậc “Đáng kính” vì ngài là một mẫu mực của đời sống Kitô giáo, chứ không phải do những quyết định lịch sử ngài đã thực hiện.
Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Tòa thánh đã đưa ra lời tuyên bố nói trên trong một chương trình của Đài phát thanh Vatican, nhằm bênh vực cho sắc lệnh của Đức giáo hoàng Benedict XVI hôm thứ Bẩy vừa qua công nhận đức tính anh hùng của ĐGH Piô XII.
Sắc lệnh này đưa vị giáo hoàng thời Đệ Nhị Thế chiến lên bậc “Đáng kính”, một bước gần hơn đến giai đoạn được tuyên thánh.
Cha Lombardi công nhận rằng lời tuyên dương “đã gây ra một số phản ứng trong thế giới Do thái giáo”, và ngài đưa ra lời giải thích để làm sáng tỏ sắc lệnh đó có ý nghĩa như thế nào.
Mặc dầu nhiều sử gia (kể cả những học giả Do thái) công nhận những nỗ lực của ĐGH Piô XII đã tạo ra kết quả là cứu vớt hàng ngàn người Do thái khỏi các trại tử hình của Quốc xã, nhưng vẫn có một số người chủ trương rằng ngài đã làm quá ít.
Cha Lombardi giải thích rằng việc công nhận đức tính anh hùng là “xét đến những hoàn cảnh trong đó một người đã sống, và do đó cần phải xem xét vấn đề từ một quan điểm lịch sử, nhưng việc xác định giá trị này quan tâm chính yếu đến bằng chứng về một đời sống Kitô giáo người đó đã thực hiện -- tức là mối liên hệ mật thiết với Thiên Chúa và không ngừng kiếm tìm sự toàn thiện theo Phúc âm […] – chứ không phải kết quả xét theo lịch sử tất cả những quyết định hành động của người đó.”
Người phát ngôn của Tòa thánh khẳng định rằng cuộc nghiên cứu sâu xa thêm về lịch sử liên quan đến công cuộc bảo vệ người Do thái của giáo hoàng Piô XII do đó vẫn còn rộng mở. Về vấn đề này, ngài lặp lại rằng những tài liệu liên quan đến triều giáo hoàng từ năm 1939 đến 1958 sẽ sẵn sàng cung ứng cho các nhà học giả một khi được sắp xếp và phân loại, đó là một dự án còn cần một số năm làm việc nữa, bởi lý do những tài liệu đó là “một khối rất mực đồ sộ.”
Không có vụ tuyên thánh song đôi
Cha Lombardi cũng trả lời một số lời đồn đoán cho rằng vì cả hai giáo hoàng Piô XII và Gioan Phaolô II cùng được tuyên dương lên bậc đáng kính một lần, nên có thể là ngày tuyên thánh sau này cho hai vị giáo hoàng cũng sẽ trùng nhau.
Cha khẳng định rằng hai vụ đã không được sắp đặt thành một cặp song đôi.
“Hai vụ đều hoàn toàn biệt lập nhau, mỗi vụ sẽ theo tiến trình riêng biệt. Thế nên không có lý do gì để tưởng tưiợng rằng việc tuyên thánh trong tương lai sẽ xẩy ra đồng thời.”
Bạn của người Do thái.
Sau cùng, cha Lombardi nhắc lại rằng ĐGH Benedict XVI có tấm lòng tôn trọng lớn lao đối với dân tộc Do thái.
“Thế nên, rõ rệt là việc ký sắc lệnh vừa qua [liên quan đến Piô XII] không thể được coi là một hành vi thù nghịch đối với dân tộc Do thái, và cũng hy vọng rằng sẽ không được coi là một vật chướng ngại trên lộ trình đối thoại giữa Do thái giáo và Giáo hội Công giáo. Hơn thế nữa, chúng ta tin tưởng rằng cuộc viếng thăm Nguyện đường Do thái ở Roma sắp tới đây sẽ là cơ hội thành tâm nhắc lại và củng cố mối giây liên lạc thân hữu và tương kính.”
Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Tòa thánh đã đưa ra lời tuyên bố nói trên trong một chương trình của Đài phát thanh Vatican, nhằm bênh vực cho sắc lệnh của Đức giáo hoàng Benedict XVI hôm thứ Bẩy vừa qua công nhận đức tính anh hùng của ĐGH Piô XII.
Sắc lệnh này đưa vị giáo hoàng thời Đệ Nhị Thế chiến lên bậc “Đáng kính”, một bước gần hơn đến giai đoạn được tuyên thánh.
Cha Lombardi công nhận rằng lời tuyên dương “đã gây ra một số phản ứng trong thế giới Do thái giáo”, và ngài đưa ra lời giải thích để làm sáng tỏ sắc lệnh đó có ý nghĩa như thế nào.
Mặc dầu nhiều sử gia (kể cả những học giả Do thái) công nhận những nỗ lực của ĐGH Piô XII đã tạo ra kết quả là cứu vớt hàng ngàn người Do thái khỏi các trại tử hình của Quốc xã, nhưng vẫn có một số người chủ trương rằng ngài đã làm quá ít.
Cha Lombardi giải thích rằng việc công nhận đức tính anh hùng là “xét đến những hoàn cảnh trong đó một người đã sống, và do đó cần phải xem xét vấn đề từ một quan điểm lịch sử, nhưng việc xác định giá trị này quan tâm chính yếu đến bằng chứng về một đời sống Kitô giáo người đó đã thực hiện -- tức là mối liên hệ mật thiết với Thiên Chúa và không ngừng kiếm tìm sự toàn thiện theo Phúc âm […] – chứ không phải kết quả xét theo lịch sử tất cả những quyết định hành động của người đó.”
Người phát ngôn của Tòa thánh khẳng định rằng cuộc nghiên cứu sâu xa thêm về lịch sử liên quan đến công cuộc bảo vệ người Do thái của giáo hoàng Piô XII do đó vẫn còn rộng mở. Về vấn đề này, ngài lặp lại rằng những tài liệu liên quan đến triều giáo hoàng từ năm 1939 đến 1958 sẽ sẵn sàng cung ứng cho các nhà học giả một khi được sắp xếp và phân loại, đó là một dự án còn cần một số năm làm việc nữa, bởi lý do những tài liệu đó là “một khối rất mực đồ sộ.”
Không có vụ tuyên thánh song đôi
Cha Lombardi cũng trả lời một số lời đồn đoán cho rằng vì cả hai giáo hoàng Piô XII và Gioan Phaolô II cùng được tuyên dương lên bậc đáng kính một lần, nên có thể là ngày tuyên thánh sau này cho hai vị giáo hoàng cũng sẽ trùng nhau.
Cha khẳng định rằng hai vụ đã không được sắp đặt thành một cặp song đôi.
“Hai vụ đều hoàn toàn biệt lập nhau, mỗi vụ sẽ theo tiến trình riêng biệt. Thế nên không có lý do gì để tưởng tưiợng rằng việc tuyên thánh trong tương lai sẽ xẩy ra đồng thời.”
Bạn của người Do thái.
Sau cùng, cha Lombardi nhắc lại rằng ĐGH Benedict XVI có tấm lòng tôn trọng lớn lao đối với dân tộc Do thái.
“Thế nên, rõ rệt là việc ký sắc lệnh vừa qua [liên quan đến Piô XII] không thể được coi là một hành vi thù nghịch đối với dân tộc Do thái, và cũng hy vọng rằng sẽ không được coi là một vật chướng ngại trên lộ trình đối thoại giữa Do thái giáo và Giáo hội Công giáo. Hơn thế nữa, chúng ta tin tưởng rằng cuộc viếng thăm Nguyện đường Do thái ở Roma sắp tới đây sẽ là cơ hội thành tâm nhắc lại và củng cố mối giây liên lạc thân hữu và tương kính.”