Đặc Ngữ Công Giáo: Tìm hiểu các đặc ngữ của dòng Mến Thánh Giá xưa: Bà Mụ, Câu Rút, Cu Rút, Chị Ả, Dòng.
Khi đi tìm tài liệu để viết tác phẩm “Đặc Ngữ Công Giáo Việt Nam”, chúng tôi gặp một số đặc ngữ được dùng trong Dòng Mến Thánh Giá xưa mà truy cứu ra các từ này không có trong các từ điển thông thường, hoặc nếu có, cũng khác với ý nghiã của người Công Giáo hiểu. Do vậy bài nghiên cứu này tìm hiểu nguồn gốc các từ: Dòng, Bà Mụ, Câu Rút hay Cu Rút, Chị Ả. Nhưng trước hết tìm hiểu từ “Dòng”
Dòng: từ Nôm, cách viết từ này gồm bộ Thủy氵và Dụng 用 ghép lại. Trong bài viết Tự Vị Taberd Và Di Sản Văn Hóa Việt Nam được in trong phần đầu của Từ Điển Taberd do nhà Xuất Bản Văn Học tái bản năm 2004, giáo sư Trần Văn Toàn cho rằng từ Dòng là từ ngữ chuyên môn của Công Giáo. Theo nghĩa thông thường, từ Dòng chỉ ý nghĩa sự gì liên tục như dòng nước, dòng sông, dòng nhạc, dòng dõi. Trong Đại Từ Điển Tiếng Việt hay Từ Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức từ Dòng có 4 nghĩa: (1) Khối chất lòng chảy dọc, dài ra. (2) Chuỗi dài kế tiếp không đứt đoạn. (3) Hàng ngang trên giấy như dòng kẻ. (4) Tập hợp những người cùng một huyết thống kế tục từ đời này sang đời kia. Cả hai từ điển này đều không có từ “Dòng” theo nghĩa của người Công Giáo: Dòng là một tu hội.
Từ Dòng xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ người Công Giáo khi các vị thừa sai thành lập tu hội “Mến Thánh Giá Câu Rút Đức Chúa Giêsu” do đức Cha Lambert De La Motte thành lập năm 1670. Khi đặt tên cho tu hội này Ngài viết như sau: “Những bổn đạo nữ ở nước Annam đã lâu đã khấn cùng Đức Chúa Lời giữ mình sạch sẽ. Ta nghe tin này thì muốn tạ ơn Đức Chúa Lời vì Đức Chúa Lời đã mở lòng cho những kẻ ấy sẵn lòng mà khấn những sự trọng làm vậy, lại xin cho được vào dòng ấy mà tìm lẽ nào cho được phó cả và mình làm tôi Đức Chúa Lời cho lọn. Ấy đàng Đức Chúa Lời đã mở ra, cho nên ta lập dòng chị em tu hành nước Annam, mà đặt tên là Dòng Chị Em Mến Câu Rút Đức Chúa Jêsu”.
Tự Điển của Đức Cha Taberd, ngoài nghĩa thông thường, Ngài còn định nghĩa Dòng: Ordo Religiosus tức Tu Hội Dòng. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của không ghi từ Dòng có nghĩa như từ điển của Đức Cha Taberd nhưng ghi hai từ: thầy Dòng: thầy tu, kẻ vào hội tu thân. Vào Dòng: chịu theo phép tu trì cực khổ. Như vậy, người Công Giáo bắt đầu dùng từ Dòng từ năm 1670 tức nàm thành lập tu hội mà ngày nay ta gọi là Dòng Mến Thánh Giá
Theo quan điểm của chúng tôi, có lẽ các nhà thừa sai ngày xưa dùng từ Dòng để chỉ tu Hội vì những người trong dòng, tuy không cùng một huyết thống, nhưng có cùng một lý tưởng được kế tục đời này sang đời kia, như đặc tính của từ dòng như Dòng Họ, Dòng Tộc, Dòng Giống, đưọc nêu ra trong định nghĩa của Đại Từ Điển Tiếng Việt.
Câu Rút – Curút : Từ Câu Rút có trong tên hội dòng “Chị Em Mến Câu Rút Đức Chúa Giêsu”. Đôi khi từ Câu Rút được viết là Curút. Đó là tiếng phiên âm của từ Cruz trong tiếng Bồ Đào Nha hay Crux trong tiếng La Tinh có nghĩa là Thánh Giá và được phát âm là Cờ- Rux. Người ta chưa biết tiếng phiên âm này bắt nguồn từ tiếng La Tinh hay tiếng Bồ Đào Nha. Linh Mục Trần Anh ở Hoa Kỳ và Cao Sơn Thân ở Nhật, cả hai thuộc dòng Tên, cho chúng tôi biết nhiều nhà thừa sai dòng Tên trước khi sang Việt Nam, đã ở Nhật và tại Nhật các Ngài đã phiên âm các từ Công Giáo từ tiếng La Tinh sang Tiếng Nhật. Chứng cớ là nhiều tài liệu viết tay của các thừa sai dòng tên còn lưu trữ tại Bồ Đào Nha chứng minh cho điều này. Như vậy phải chăng tiếng Câu Rút hay Cu Rút được phiên âm từ tiếng La Tinh?
Trước khi có từ Câu Rút, các nhà thừa sai dùng từ Cu Rút. Hội Thừa Sai Paris còn lưu trữ sách Phép Dòng Chị Em Mến Cu Rút Đức Chúa Jêsu là bản luật cũ nhất của dòng Mến Thánh Giá viết dưới thời Đức Cha Lambert De La Motte. Dòng do Đức Cha thành lập năm 1670 và Ngài tạ thế năm 1679. Không có tài liệu nào nói ai là người đầu tiên dùng tiếng Curút hay Câu Rút và tiếng đó xuất hiện từ năm nào. Nhưng có phần chắc từ Cu Rút đã có từ giữa thế kỷ 17. Cho đến đầu thế kỷ 20 người ta vẫn còn thấy từ Câu Rút trong sách: “Phép Nhà Chị Em Mến Câu Rút Đức Chúa Jesu”. In lần thứ hai, Kẻ Sở 1907. Sau này từ Câu Rút được thay thế bằng từ Thánh Giá hay Thập Tự Giá. Do vậy Công Giáo Việt Nam có tên Dòng Mến Thánh Giá và người ta cũng chưa biết ai là người đầu tiên dùng tiếng này vào năm nào. Chỉ biết từ Thánh Giá có trong từ điển của Đức Cha Taberd: Dictionarium Anamitico - Latinum xuất bản năm 1838. Từ Câu Rút, đồng nghĩa với các từ Cu Rút, Thánh Giá, Thập Tự Giá, Khổ Giá.
Bà Mụ: Vào đầu thế kỷ 20 dân chúng thường dùng danh từ Bà Mụ để chỉ bất cứ Bà Dòng Mến Thánh Giá nào và nhà dòng Mến Thánh Giá được gọi là Nhà Mụ. Dân chúng đã hiểu lầm ý nghĩa của từ Bà Mụ. Theo bản văn luật dòng Mến Thánh Giá xưa được gọi là phép nhà, thì nguyên nghĩa từ Bà Mụ để chỉ bà bề trên cơ sở dòng Mến Thánh Giá và từ Chị Ả để chỉ bà phó bề trên, còn các chị dòng khác được gọi chung là chị em. Đoạn 19 trong bản luật thế kỷ 18 của dòng Mến Thánh Giá viết như sau: “Phép chọn mụ, cùng chị ả, và kẻ giữ việc. Hễ là ba năm một lần trong lễ Đức Chúa Spiritô Sanctô (Chúa Thánh Thần- ghi chú của người viết) Hiện Xuống, hay là ngày nào khác, bề trên dạy chị em hợp lại, mà chọn một người nào làm mụ, cùng một người nào làm chị ả, và một người khác giữ việc cho chị em”. Dân chúng không phân biệt như trên mà gọi bất cứ vị nữ tu Mến Thánh Giá nào cũng là Bà Mụ. Ngày nay từ Mụ không còn được dùng nữa, và dân gian coi từ mụ không được ra vẻ cho lắm nên đã dùng từ Bà Xơ, Bà Xờ, Bà Dòng, Bà Phước, Dì Phước để chỉ người Nữ Tu nói chung. Từ Xơ hay Ma Xơ do tiếng Ma Soeur của Pháp ngữ.
Tại sao các nhà truyền giáo xưa lại dùng từ Bà Mụ để chỉ nữ tu dòng Mến Thánh Giá trong khi người Việt Nam hiểu từ Bà Mụ là người đàn bà đỡ đẻ và là nữ thần khuôn nặn hình hài thai nhi. Đại Từ Điển Tiếng Việt định nghĩa từ Bà Mụ: (1) người đàn bà đỡ đẻ ở nông thôn trước đây. (2) Nữ thần nặn ra hình đứa trẻ. (3) nữ tu đạo Thiên Chúa thuộc một dòng tu riêng của Việt Nam (3) Bướm nhỏ. (4) ấu trùng của chuồn chuồn sống dưới nước. Đại Từ Điển Tiếng Việt vì mới xuất bản năm 1999 nên có từ Bà Mụ chỉ nữ tu đạo Thiên Chúa. Từ điển Tiếng Việt của Hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản vào những năm tiền bán thế kỷ 20 chưa có từ Bà Mụ có nghĩa là nữ tu dòng Mến Thánh Giá. Với các ý nghĩa dân gian hiểu về từ Bà Mụ chắc chắn không thích hợp, hay không đúng ý nghĩa Bà Mụ là bà dòng Mến Thánh Giá xưa. Có hai giả thuyết giải thích từ Bà Mụ để chỉ bà bề trên cơ sở dòng Mến Thánh Giá.
Giả thuyết thứ nhất căn cứ vào ý nghĩa từ Mụ trong tiếng Nôm và Hán Việt. Từ Mụ vừa là Nôm 姥 vừa là Hán Việt 媽. Hai từ có ý nghĩa gần như nhau để chỉ người mẹ hoặc bà già. Theo giả thuyết này, vì từ Mụ có ý nghĩa là bà mẹ nên các nhà thừa sai đã dùng từ đó để chỉ bà bề trên dòng Mến Thánh Giá như tập tục của tất cả các nhà dòng nữ trên thế giới gọi bà bề trên là bà mẹ.
Giả thuyết thứ hai cho rằng khi thiết lập dòng Mến Thánh Giá, các nhà truyền giáo tây phương chưa thông thạo chữ tiếng Việt đã dựa vào Phúc Âm để lấy chữ Mụ trong từ Mulier của tiếng La tinh để chỉ nữ tu bề trên của Dòng Mến Thánh Giá. Từ Mulier có nghĩa là người đàn bà. Trong Phúc Âm có nhiều chữ Mulier. Ví dụ trong đoạn Chúa Giêsu trối Đức Mẹ cho Thánh Gioan, Phúc Âm viết: Cum vidisset ergo Iesus matrem et discipulum stantem quem diligebat dicit matri suae mulier ecce filius tuus. (Jn 19,26) Vậy Ðức Yêsu thấy Mẹ Ngài, và môn đồ Ngài yêu mến đứng bên cạnh, thì Ngài nói với Mẹ: Hỡi bà này là con bà! Giả thuyết nào đúng còn cần có thêm chứng cớ. Hai giả thuyết này, cái nào đáng tin cậy hơn, còn cần sự xác minh của các bậc thức giả.
Chị Ả: Ả 婭 từ Nôm cổ chỉ đàn bà còn trẻ. Đầu lòng hai ả tố nga – Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân (Kiều). Dân gian xưa cũng dùng từ Chị Ả để chỉ con gái đầu lòng. Do ý nghĩa này mà trong bản luật dòng Mến Thánh Giá xưa, từ Chị Ả để chỉ bà phó bề trên dòng Mến Thánh Giá. Bà Bề Trên gọi là Bà Mụ, Bà Mẹ nên Bà Phó Bề Trên được gọi là Chị Ả tức con đầu lòng.
Góp ý: E mail: thaonguyen918@yahoo.com
Khi đi tìm tài liệu để viết tác phẩm “Đặc Ngữ Công Giáo Việt Nam”, chúng tôi gặp một số đặc ngữ được dùng trong Dòng Mến Thánh Giá xưa mà truy cứu ra các từ này không có trong các từ điển thông thường, hoặc nếu có, cũng khác với ý nghiã của người Công Giáo hiểu. Do vậy bài nghiên cứu này tìm hiểu nguồn gốc các từ: Dòng, Bà Mụ, Câu Rút hay Cu Rút, Chị Ả. Nhưng trước hết tìm hiểu từ “Dòng”
Dòng: từ Nôm, cách viết từ này gồm bộ Thủy氵và Dụng 用 ghép lại. Trong bài viết Tự Vị Taberd Và Di Sản Văn Hóa Việt Nam được in trong phần đầu của Từ Điển Taberd do nhà Xuất Bản Văn Học tái bản năm 2004, giáo sư Trần Văn Toàn cho rằng từ Dòng là từ ngữ chuyên môn của Công Giáo. Theo nghĩa thông thường, từ Dòng chỉ ý nghĩa sự gì liên tục như dòng nước, dòng sông, dòng nhạc, dòng dõi. Trong Đại Từ Điển Tiếng Việt hay Từ Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức từ Dòng có 4 nghĩa: (1) Khối chất lòng chảy dọc, dài ra. (2) Chuỗi dài kế tiếp không đứt đoạn. (3) Hàng ngang trên giấy như dòng kẻ. (4) Tập hợp những người cùng một huyết thống kế tục từ đời này sang đời kia. Cả hai từ điển này đều không có từ “Dòng” theo nghĩa của người Công Giáo: Dòng là một tu hội.
Từ Dòng xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ người Công Giáo khi các vị thừa sai thành lập tu hội “Mến Thánh Giá Câu Rút Đức Chúa Giêsu” do đức Cha Lambert De La Motte thành lập năm 1670. Khi đặt tên cho tu hội này Ngài viết như sau: “Những bổn đạo nữ ở nước Annam đã lâu đã khấn cùng Đức Chúa Lời giữ mình sạch sẽ. Ta nghe tin này thì muốn tạ ơn Đức Chúa Lời vì Đức Chúa Lời đã mở lòng cho những kẻ ấy sẵn lòng mà khấn những sự trọng làm vậy, lại xin cho được vào dòng ấy mà tìm lẽ nào cho được phó cả và mình làm tôi Đức Chúa Lời cho lọn. Ấy đàng Đức Chúa Lời đã mở ra, cho nên ta lập dòng chị em tu hành nước Annam, mà đặt tên là Dòng Chị Em Mến Câu Rút Đức Chúa Jêsu”.
Tự Điển của Đức Cha Taberd, ngoài nghĩa thông thường, Ngài còn định nghĩa Dòng: Ordo Religiosus tức Tu Hội Dòng. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của không ghi từ Dòng có nghĩa như từ điển của Đức Cha Taberd nhưng ghi hai từ: thầy Dòng: thầy tu, kẻ vào hội tu thân. Vào Dòng: chịu theo phép tu trì cực khổ. Như vậy, người Công Giáo bắt đầu dùng từ Dòng từ năm 1670 tức nàm thành lập tu hội mà ngày nay ta gọi là Dòng Mến Thánh Giá
Theo quan điểm của chúng tôi, có lẽ các nhà thừa sai ngày xưa dùng từ Dòng để chỉ tu Hội vì những người trong dòng, tuy không cùng một huyết thống, nhưng có cùng một lý tưởng được kế tục đời này sang đời kia, như đặc tính của từ dòng như Dòng Họ, Dòng Tộc, Dòng Giống, đưọc nêu ra trong định nghĩa của Đại Từ Điển Tiếng Việt.
Câu Rút – Curút : Từ Câu Rút có trong tên hội dòng “Chị Em Mến Câu Rút Đức Chúa Giêsu”. Đôi khi từ Câu Rút được viết là Curút. Đó là tiếng phiên âm của từ Cruz trong tiếng Bồ Đào Nha hay Crux trong tiếng La Tinh có nghĩa là Thánh Giá và được phát âm là Cờ- Rux. Người ta chưa biết tiếng phiên âm này bắt nguồn từ tiếng La Tinh hay tiếng Bồ Đào Nha. Linh Mục Trần Anh ở Hoa Kỳ và Cao Sơn Thân ở Nhật, cả hai thuộc dòng Tên, cho chúng tôi biết nhiều nhà thừa sai dòng Tên trước khi sang Việt Nam, đã ở Nhật và tại Nhật các Ngài đã phiên âm các từ Công Giáo từ tiếng La Tinh sang Tiếng Nhật. Chứng cớ là nhiều tài liệu viết tay của các thừa sai dòng tên còn lưu trữ tại Bồ Đào Nha chứng minh cho điều này. Như vậy phải chăng tiếng Câu Rút hay Cu Rút được phiên âm từ tiếng La Tinh?
Trước khi có từ Câu Rút, các nhà thừa sai dùng từ Cu Rút. Hội Thừa Sai Paris còn lưu trữ sách Phép Dòng Chị Em Mến Cu Rút Đức Chúa Jêsu là bản luật cũ nhất của dòng Mến Thánh Giá viết dưới thời Đức Cha Lambert De La Motte. Dòng do Đức Cha thành lập năm 1670 và Ngài tạ thế năm 1679. Không có tài liệu nào nói ai là người đầu tiên dùng tiếng Curút hay Câu Rút và tiếng đó xuất hiện từ năm nào. Nhưng có phần chắc từ Cu Rút đã có từ giữa thế kỷ 17. Cho đến đầu thế kỷ 20 người ta vẫn còn thấy từ Câu Rút trong sách: “Phép Nhà Chị Em Mến Câu Rút Đức Chúa Jesu”. In lần thứ hai, Kẻ Sở 1907. Sau này từ Câu Rút được thay thế bằng từ Thánh Giá hay Thập Tự Giá. Do vậy Công Giáo Việt Nam có tên Dòng Mến Thánh Giá và người ta cũng chưa biết ai là người đầu tiên dùng tiếng này vào năm nào. Chỉ biết từ Thánh Giá có trong từ điển của Đức Cha Taberd: Dictionarium Anamitico - Latinum xuất bản năm 1838. Từ Câu Rút, đồng nghĩa với các từ Cu Rút, Thánh Giá, Thập Tự Giá, Khổ Giá.
Bà Mụ: Vào đầu thế kỷ 20 dân chúng thường dùng danh từ Bà Mụ để chỉ bất cứ Bà Dòng Mến Thánh Giá nào và nhà dòng Mến Thánh Giá được gọi là Nhà Mụ. Dân chúng đã hiểu lầm ý nghĩa của từ Bà Mụ. Theo bản văn luật dòng Mến Thánh Giá xưa được gọi là phép nhà, thì nguyên nghĩa từ Bà Mụ để chỉ bà bề trên cơ sở dòng Mến Thánh Giá và từ Chị Ả để chỉ bà phó bề trên, còn các chị dòng khác được gọi chung là chị em. Đoạn 19 trong bản luật thế kỷ 18 của dòng Mến Thánh Giá viết như sau: “Phép chọn mụ, cùng chị ả, và kẻ giữ việc. Hễ là ba năm một lần trong lễ Đức Chúa Spiritô Sanctô (Chúa Thánh Thần- ghi chú của người viết) Hiện Xuống, hay là ngày nào khác, bề trên dạy chị em hợp lại, mà chọn một người nào làm mụ, cùng một người nào làm chị ả, và một người khác giữ việc cho chị em”. Dân chúng không phân biệt như trên mà gọi bất cứ vị nữ tu Mến Thánh Giá nào cũng là Bà Mụ. Ngày nay từ Mụ không còn được dùng nữa, và dân gian coi từ mụ không được ra vẻ cho lắm nên đã dùng từ Bà Xơ, Bà Xờ, Bà Dòng, Bà Phước, Dì Phước để chỉ người Nữ Tu nói chung. Từ Xơ hay Ma Xơ do tiếng Ma Soeur của Pháp ngữ.
Tại sao các nhà truyền giáo xưa lại dùng từ Bà Mụ để chỉ nữ tu dòng Mến Thánh Giá trong khi người Việt Nam hiểu từ Bà Mụ là người đàn bà đỡ đẻ và là nữ thần khuôn nặn hình hài thai nhi. Đại Từ Điển Tiếng Việt định nghĩa từ Bà Mụ: (1) người đàn bà đỡ đẻ ở nông thôn trước đây. (2) Nữ thần nặn ra hình đứa trẻ. (3) nữ tu đạo Thiên Chúa thuộc một dòng tu riêng của Việt Nam (3) Bướm nhỏ. (4) ấu trùng của chuồn chuồn sống dưới nước. Đại Từ Điển Tiếng Việt vì mới xuất bản năm 1999 nên có từ Bà Mụ chỉ nữ tu đạo Thiên Chúa. Từ điển Tiếng Việt của Hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản vào những năm tiền bán thế kỷ 20 chưa có từ Bà Mụ có nghĩa là nữ tu dòng Mến Thánh Giá. Với các ý nghĩa dân gian hiểu về từ Bà Mụ chắc chắn không thích hợp, hay không đúng ý nghĩa Bà Mụ là bà dòng Mến Thánh Giá xưa. Có hai giả thuyết giải thích từ Bà Mụ để chỉ bà bề trên cơ sở dòng Mến Thánh Giá.
Giả thuyết thứ nhất căn cứ vào ý nghĩa từ Mụ trong tiếng Nôm và Hán Việt. Từ Mụ vừa là Nôm 姥 vừa là Hán Việt 媽. Hai từ có ý nghĩa gần như nhau để chỉ người mẹ hoặc bà già. Theo giả thuyết này, vì từ Mụ có ý nghĩa là bà mẹ nên các nhà thừa sai đã dùng từ đó để chỉ bà bề trên dòng Mến Thánh Giá như tập tục của tất cả các nhà dòng nữ trên thế giới gọi bà bề trên là bà mẹ.
Giả thuyết thứ hai cho rằng khi thiết lập dòng Mến Thánh Giá, các nhà truyền giáo tây phương chưa thông thạo chữ tiếng Việt đã dựa vào Phúc Âm để lấy chữ Mụ trong từ Mulier của tiếng La tinh để chỉ nữ tu bề trên của Dòng Mến Thánh Giá. Từ Mulier có nghĩa là người đàn bà. Trong Phúc Âm có nhiều chữ Mulier. Ví dụ trong đoạn Chúa Giêsu trối Đức Mẹ cho Thánh Gioan, Phúc Âm viết: Cum vidisset ergo Iesus matrem et discipulum stantem quem diligebat dicit matri suae mulier ecce filius tuus. (Jn 19,26) Vậy Ðức Yêsu thấy Mẹ Ngài, và môn đồ Ngài yêu mến đứng bên cạnh, thì Ngài nói với Mẹ: Hỡi bà này là con bà! Giả thuyết nào đúng còn cần có thêm chứng cớ. Hai giả thuyết này, cái nào đáng tin cậy hơn, còn cần sự xác minh của các bậc thức giả.
Chị Ả: Ả 婭 từ Nôm cổ chỉ đàn bà còn trẻ. Đầu lòng hai ả tố nga – Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân (Kiều). Dân gian xưa cũng dùng từ Chị Ả để chỉ con gái đầu lòng. Do ý nghĩa này mà trong bản luật dòng Mến Thánh Giá xưa, từ Chị Ả để chỉ bà phó bề trên dòng Mến Thánh Giá. Bà Bề Trên gọi là Bà Mụ, Bà Mẹ nên Bà Phó Bề Trên được gọi là Chị Ả tức con đầu lòng.
Góp ý: E mail: thaonguyen918@yahoo.com