Theocracy
Chế độ thần quyền, thần chủ thể chế. Là một hình thức chính quyền trong đó Chúa, thường hành động qua các vị đại diện tư tế hoặc ngôn sứ của Chúa, là nhà lãnh đạo. Mọi hành vi dân sự và xã hội đều trở thành hành vi tôn giáo. Sau khi lưu đày trở về, dân tộc Do thái theo chế độ thần quyền. Cho đến thời hiện đại, các quốc gia Hồi giáo chủ yếu theo chế độ thần quyền. Ngài Gioan Calvin tìm cách đưa chế độ thần quyền thực thi tại thành phố Geneva năm 1552. (Từ nguyên Hi Lạp theokratia; theo, Chúa + -cracy, quyền, sức mạnh.)
Theocrasy
Thờ phượng đa thần. Là việc thờ phượng cách không phân biệt đối xử nhiều thần khác nhau, chẳng hạn người theo đa thần giáo có thể cùng lúc tôn thờ nhiều thần khác nhau trong cùng một kinh nguyện, hay một việc hiến tế.
Theodicy
Thần lý học, biện thần luận. Là thần học tự nhiên, hoặc khoa học về sự hiện hữu và các phẩm tính của Chúa, như được biết qua lý luận tự nhiên và tách rời mặc khải siêu nhiên. Mục đích chính của khoa này là minh chứng Chúa tốt lành và Chúa quan phòng, bất chấp sự dữ hiển nhiên trong vũ trụ. Gottfried Leibniz (1646-1716) được cho là người đặt tên cho thần học tự nhiên, vốn đã được người Hi lạp cổ đại tìm biết rồi.
Theol
Theol, Theologia--Thần học.
Theologian Of The Pontifical Household
Thần học gia phủ Giáo hoàng. Tước hiệu này do Đức Giáo hòang Phaolô VI đặt ra, còn trước đó nhân vật này được gọi là Vị Thầy của Thánh Điện. Chức vụ này được đặt ra trong thế kỷ 13, và theo truyền thống là dành cho một thành viên của Dòng Đa Minh, từ thời Đức Giáo hòang Lêô X đến Đức Giáo hòang Piô XI. Thần học gia Phủ Giáo hòang cấp Imprimatur (Được phép in) cho sách được xuất bản tại Roma. Hiện nay ngài là Thần học gia Tin cậy của Đức Giáo hòang, cố vấn cho Thánh bộ Giáo lý Đức Tin, giám chức của Thánh bộ Nghi lễ, và cố vấn của Ủy ban Nghiên cứu kinh thánh. Ngài thuộc Giáo phủ Roma và sống tại Vatican.
Theological Censure
Kiểm định thần học. Là một phán quyết của Giáo hội nói lên đặc tính của một mệnh đề đụng chạm đến đức tin Công giáo hoặc luân lý Công giáo, chẳng hạn trái đức tin hoặc hồ nghi. Trong lịch sử giáo huấn của Giáo hội, có các kiểm định thần học. Một mệnh đề lạc giáo là ngược lại với một tín điều mặc khải; mệnh đề gần với lạc giáo là ngược lại với một sự thật thường được xem là mặc khải; mệnh đề lầm lạc là ngược lại với các kết luận phát sinh từ mặc khải; mệnh đề sai lầm là ngược lại với các sự kiện tín lý; mệnh đề liều lĩnh là đi lệch với giáo huấn được chấp nhận của Giáo hội; mệnh đề diễn tả dở là dễ bị hiểu lầm; mệnh đề ngụy biện là đáng bị khiển trách, do tính hàm hồ cố ý của nó; và mệnh đề gây vấp phạm vì nó gây ra sự sai lầm nơi các tín hữu.
Theological Commission
Ủy ban Thần học. Là một nhóm các nhà thần học quốc tế, được Đức Giáo hòang Phaolô VI thành lập năm 1969 với tính cách ad experimentum (thử nghiệm), để trợ giúp Tòa thánh và nhất là Thánh bộ Giáo lý Đức Tin, trong việc cứu xét một số vấn đề tín lý có tầm quan trọng lớn.
Theological Conclusions
Kết luận thần học. Là các sự thật tôn giáo phái sinh từ hai tiền đề, một là sự thật mặc khải trực tiếp, và hai là sự thật của lý luận tự nhiên. Bởi vì một tiền đề là sự thật của mặc khải, kết luận thần học còn được gọi là sự thật mặc khải trực tiếp. Các kết luận thần học này nại đến đức tin của Giáo hội, khi các chân lý này được đề nghị cho mọi tín hữu chấp nhận, cả trong các định tín long trọng của Giáo hội. Một số người thích nói rằng các kết luận thần học là được mặc khải ảo, còn niềm tin của họ được gọi là đức tin trực tiếp vào Chúa.
Theological Notes
Định mức thần học. Là mức độ của sự chắc chắn trong việc chấp nhận một tín lý Công giáo. Trong thần học, nhiều cấp độ xác thực được công nhận. Mức độ xác thực cao nhất là liên quan đến các chân lý mặc khải trực tiếp. Mức độ này là tin với đức tin vào Chúa (fides divina, thuộc đức tin) và nếu chúng cũng được Giáo hội định nghĩa, chúng là đức tin được minh định (fides divina definita, thuộc đức tin minh định). Nếu Giáo hội định nghĩa một tín lý không là mặc khải trực tiếp, tín lý này được tin với đức tin của Giáo hội (fides ecclesiastica, tin theo Giáo hội). Một giáo lý mà các nhà thần học thường xem như một chân lý của mặc khải, nhưng không được Giáo hội công bố, được cho là gần với đức tin (proxima fidei, cận tín), và nếu một sự thật như thế được bảo đảm như là một kết luận hợp lý từ tín lý mặc khải, nó được gọi là chắc chắn về thần học (theologice certa, xác đáng về mặt thần học). Dưới mức này, có nhiều cấp chắc chắn khác nhau nữa, xếp từ lời dạy chung (sententia communis), khi các thần học gia Công giáo đáp trả với thẩm quyền Giáo hội, các ngài đồng ý về sự kiện lịch sử nào đó, vốn được xem như là xảy ra qua sự can thiệp lạ lùng của Chúa.
Theolgocial Truth
Sự thật thần học. Là sự giải thích một sự kiện lịch sử, vốn được xem như là xảy ra qua sự can thiệp lạ lùng của Chúa.
Theological Virtue
Nhân đức đối thần. Là tập quán tốt của tâm trí hay ý chí, được phú bẩm cách siêu nhiên trong linh hồn, mà đối tượng trực tiếp là Chúa. Các nhân đức đối thần là đức tin, đức cậy và đức mến.
Theomachy
Chống đối Chúa. Nghĩa đen là đánh nhau với Chúa. Từ ngữ này nói về sự chống đối ý Chúa đã biết.
Theophany (Biblical)
Thần hiện (trong Kinh thánh). Là sự gặp gỡ trực tiếp hay sự hiện ra của Chúa với con người. Một số thí dụ: Chúa đối đầu với ông Adam (A-đam) và bà Eve (E-và) sau khi họ bất tuân Chúa (St 3:8); Chúa hiện ra với ông Moses (Mô-sê) ở bụi gai đang cháy (Xh 3:2-6); Abraham (Áp-ra-ham) van xin Đức Chúa hãy thương xót dân thành Sodom (Xơ-đôm, St 18:23). Các thần hiện này là các sự tỏ mình tạm thời chóng qua. Chúng không giống với sự Nhập thể, vốn sẽ kéo dài vĩnh viễn, mặc dầu nó khởi đầu trong thời gian. (Từ nguyên Latinh theophania; từ chữ Hi Lạp theophaneia: Theo-, Chúa + phainein, tỏ mình.)
Theophilus
Theophilus, ngài Thê-ô-phi-lô. Có lẽ là một quan chức chính quyền hay một nhân vật cao cấp, được thánh Luca đề tặng cuốn Tin Mừng của mình. Nhưng chắc là một người tân tòng có thế giá, như được thánh Luca ám chỉ trong lời cuối của phần mở đầu Tin mừng: “... giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc" (Lc 1:4). Thánh Luca cũng hướng sự chú ý của ông đến sách Tông đồ Công vụ (Cv), gọi ông bằng tên trong câu mở đầu (Cv 1:10.) (Từ nguyên Hi Lạp theophilos, người yêu mến của Chúa.)
Theory Of Knowledge
Lý thuyết về nhận thức. Là sự phân tích các nguyên lý đầu tiên của tư tưởng con người và giá trị của chúng, như là các định đề để nhận biết và đạt tới sự thật. Nó cũng được gọi là tri thức luận, tiêu chuẩn học, và luận lý học hình thức.
Theosis
Thần hóa. Là lý thuyết cho rằng tâm linh con người thấm nhập vào Thượng Đế, như một số hình dạng của Ấn giáo và Phật giáo tuyên xưng.
Theotokos
Theotokos, Mẹ Thiên Chúa. Là một từ ngữ được Công đồng chung Ephesus (năm 431) qui ước trong việc bênh vực Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, chống lại Nestorius, vì Nestorius cho rằng Đức Mẹ chỉ là mẹ của Chúa Kitô làm người (christotokos) mà thôi.
Therapeutic Sterilization
Triệt sản trị liệu. Là hành động tước đi nơi một người khả năng truyền sinh nhằm chữa bệnh lý cho người ấy. Sự đánh giá luân lý của việc này dựa vào các qui định về sự cắt bỏ bộ phận, và cũng áp dụng hành vi “song hiệu.” Lý do là việc triệt sản liên quan đến sự mất một phần thân thể (cắt bỏ bộ phận) và khả năng truyền sinh.
Thesis
Luận đề, luận án, chính đề. Trong triết học và thần học kinh viện, là một đề tài được giải thích, chứng minh và bảo vệ. Các luận đề triết học được chứng minh từ các tiền đề đã có, và một tiến trình lý luận có cơ cấu cẩn thận. Các luận đề tín lý được thiết lập dựa vào chứng tá Kinh thánh và thánh truyền, huấn quyền của Giáo hội, tuyên bố của các giáo phụ và các Tiến sĩ Giáo hội, và lý luận thần học là thích đáng với đức tin của đạo Công giáo trong lịch sử. (Từ nguyên Latinh thesis, từ chữ Hi lạp thesis, mệnh đề, luận đề.)
Thessalonians, Epistles To The
Thư gửi giáo đoàn Thessalonians (Thê-xa-lô-ni-ka). Là hai thư của thánh Phaolô viết cho Kitô hữu ở thành phố Thessalonica. Cả hai thư đều viết tại Corinth (Cô-rin-tô) khoảng năm 51. Trong thư thứ nhất, thánh Phaolô ổn định tâm trí tín hữu về số phận của các người công chính qua đời. Họ như đang sống và vào ngày Chúa Quang Lâm, họ sẽ chỗi dậy trong thân xác vinh hiển. Trong thư thứ hai, Thánh Tông đồ khuyên bảo các tân tòng hãy kiên vững trong đức tin, bất chấp các thầy dạy giả dối đang cố gắng quyến rũ họ.
Thing
Vật. Là yếu tính của một hữu thể, trả lời cho câu hỏi “cái gì đây”, phân biệt với “sự hiện hữu” của nó. Vật là tương đương với chữ res trong tiếng Latinh, vốn được dùng nhiều trong thần học Công giáo và trong các văn kiện của Giáo hội. Các chữ phái sinh thông thường nhất trong tiếng Anh là ‘có thực, thực tại, thực thể’, tất cả đều qui chiếu đến trật tự khách quan, chẳng hạn trong các văn mạch như Sự Hiện Diện Thật Sự của Chúa hoặc Chúa Kitô thật sự sống lại từ kẻ chết.
Third Crusade
Cuộc Thập tự chinh lần thứ ba. Là cuộc viễn chinh quân sự (1188-92) do các nhà lãnh đạo của Đức, Pháp và Anh chỉ huy để tái chiếm Jerusalem (Giê-ru-sa-lem.) Kết cuộc là Vua Richard I của nước Anh ký hiệp ước hòa bình ba năm với nhà lãnh đạo Hồi giáo Saladin.
Third Orders
Dòng Ba. Là các hội của giáo dân do Dòng tu thành lập. Xuất hiện từ thế kỷ 13, các hội này có thể là tại thế hay tại viện. Nếu là tại thế, họ là các giáo dân, và thường gọi là người Dòng ba. Nếu là tại viện, họ là tu sĩ, bị ràng buộc bởi các lời khấn công khai và sống trong cộng đoàn. Nguyên thủy các Dòng Ba là Dòng Ba Phanxicô hay Dòng Ba Đa Minh, nhưng kể từ đó Tòa Thánh đã chấp thuận nhiều Dòng Ba khác, cả tại thế và tại viện, chẳng hạn Dòng ba Âu Tinh, Dòng Ba Cát Minh, Dòng Ba Tôi Tớ Đức Mẹ và Dòng Ba Dòng Chúa Ba Ngôi.
Thomas
Tông đồ Tôma. Là một trong 12 Tông đồ. Trong các Tin Mừng, thánh Mátthêu, Máccô và Luca nhắc đến ngài chỉ một lần, trong danh sách Nhóm Mười Hai. Trong Tin mừng thánh Gioan, nhiều lần ngài được gọi là “Ông Tô-ma, gọi là Đi-đy-mô." Biệt hiệu ngài mang trong nhiều thế kỷ, Tôma Hồ nghi, là nằm trong câu chuyện nổi tiếng về việc ngài từ chối tin rằng Chúa Kitô đã hiện ra với các Tông đồ khác, nếu ngài không nhìn thấy các dấu đinh của Chúa (Ga 20:24-20). Một sự cố khác trong Tin mừng thánh Gioan phản ảnh về lòng tin mạnh mẽ và sự can đảm của Tôma. Đó là khi Chúa Giêsu nói với các Tông đồ rằng Chúa sẽ đến Judaea (Giu-đê) lần nữa, bất chấp các đe doa cho mạng sống của Chúa, thánh Tôma nói với các tông đồ khác: “Chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy!" (Ga 11:16).
Thomism
Học thuyết Tôma. Là triết học và thần học do thánh Tôma Aquinas (1225-74) truyền dạy, và được tiếp nối bởi các người tôn trọng tư tưởng của ngài và tuân giữ các nguyên tắc cơ bản của ngài. Tòan bộ các mệnh đề chứa trong 24 Luận đề được thánh Giáo hòang Piô X chuẩn thuận. Đây là cách diễn đạt súc tích và có thẩm quyền của học thuyết Tôma, như được hiểu trong Giáo hội Công giáo Roma. Đôi khi từ ngữ cũng được dùng để nhận dạng lý thuyết của Bañezian về mối quan hệ giữa ân sủng và ý chí tự do, với sự nhấn mạnh về tiền định thể lý để giải thích hiệu năng của ơn Chúa.
Thought
Tư tưởng. Về cơ bản, là mọi hoạt động của tâm trí, để phân biệt với các hoạt động của các giác quan hoặc bên ngoài. Cũng qui chiếu đến sản phẩm của suy tư, chẳng hạn ý tưởng hoặc phán đóan, lý luận hay trực giác, học thuyết hoặc hệ thống, do trí tuệ con người làm ra.
Three Chapters
Cuộc tranh luận Ba Chương. Là cuộc tranh luận hồi thế kỷ thứ sáu liên quan đến Đức Giáo hòang Vigilius và Hoàng đế Justinian. Hoàng đế đã lên án ba chủ đề: 1. con người và tác phẩm của giám mục Theodore ở Mopsuestia; 2. một số tác phẩm của giám mục Theodore chống lại thánh Cyril thành Alexandria; và 3. thư của Ibas ở Edessa gừi Maris. Vì cả ba chủ đề đều ủng hộ thuyết Nestorius, Hoàng đế hy vọng bằng cách này để hòa giải lạc thuyết nhất tính. Lúc đầu Đức Giáo hòang từ chối phê chuẩn lời lên án của Hoàng đế, nhưng sau đó đã chuẩn y do áp lực. Việc này được giải thích ở Tây Phương như là một hành vi do yếu đuối, và Đức Giáo hòang rút lại lời phê chuẩn của ngài. Ít lâu sau, Công đồng chung Constantinople II đã kết án ba chương này, và năm 554 Đức Giáo hòang Vigilius khẳng định ý của Công đồng. Trường hợp của Đức Giáo hòang Vigilius không vi phạm sự vô ngộ của giáo hoàng, nhưng các sử gia đồng ý rằng Đức Giáo hòang này đã tự cho phép mình bị lèo lái bởi các thế lực chính trị.
Three Witnesses
Ba chứng nhân. Bản văn của Tin mừng theo thánh Gioan trong bản Kinh thánh Phổ thông (Vulgate) có đoạn: “Có ba chứng nhân ở trên trời: Chúa Cha, Ngôi Lời và Chúa Thánh Thần. Cả ba chỉ là một. Có ba chứng nhân dưới thế này: Thần Khí, nước và máu" (1 Ga 5:7-8). Các lời này không có trong các bản viết tay Tân Ước bằng tiếng Hi Lạp trước đó, và cũng không có trong bản viết tay đẹp nhất của Kinh thánh Phổ thông. Có lẽ là một sự giải thích bí nhiệm khi cho đây là một chú thích trên bản gốc. Được gọi là “Dấu phẩy của Gioan,” đoạn văn này đã hơn một lần được Giáo hội giải thích. Bộ Thánh vụ tuyên bố rằng các học giả có thể điều tra thêm về sự trung thực và chính xác của đoạn văn, nhưng cần chấp nhận phán quyết của Giáo hội về phát hiện của mình (ngày 2-6-1927).
Throne
Ngai tòa. Là ngai hay ghế danh dự thường xuyên dành cho Đức Giáo hòang, hồng y, giám mục giáo phận, hoặc đan viện phụ khi chủ tọa các nghi lễ long trọng. Nó thường là một ghế có thành tựa cao, được đặt bên phải bàn thờ, làm bằng gỗ hoặc đá, trên một bệ đài có ba cấp, được phủ trên cao bằng một vòm trướng.
Titular Name
Tước hiệu, danh hiệu. Là thánh bổn mạng của một nơi thánh, nhất là một nhà thờ được mang tên của ngài. Vị bổn mạng của nhà thờ thường được các vị thành lập nhà thờ chọn tên. Thường chỉ chọn một thánh bổn mạng, hoặc hai vị thánh (nếu có thể được) có chung một ngày lễ nhớ. Nói chung, thánh bổn mạng là vị thánh bảo vệ đặc biệt nhà thờ ấy. Tuy nhiên, tước hiệu là một từ ngữ rộng nghĩa, bao gồm cả các Ngôi của Chúa Ba Ngôi, các mầu nhiệm đức tin, thiên thần, hoặc bất cứ vị nào đã được phong thánh. Vị bổn mạng của một địa điểm là do người dân chọn, và một địa điểm như thế có thể có nhiều hơn một vị bổn mạng, bổn mạng chính và bổn mạng phụ. Không thể có hơn một vị bổn mạng chính, trừ ra tập tục có từ lâu đời hoặc một đặc quyền do Tòa thánh ban.
Titular Sees
Hiệu tòa. Có khỏang hai ngàn giáo phận hoặc tổng giáo phận Công giáo xưa, mà nay tên giáo phận ấy được ban cho các giám mục không có chính tòa, chẳng hạn giám mục phụ tá, giám mục phó, đại diện tông tòa, và giám chức của Giáo triều Roma. Hầu hết các hiệu tòa này là ở Tiểu Á, Bắc Phi, vùng Balkans, và Hi Lạp. Sau khi người Hồi giáo phá họai Giáo hội ở các vùng đất này, các giáo phận biến mất được gọi là “tòa ở vùng đất dân ngoại.” Nhưng năm 1882, Đức Giáo hòang Lêô XIII đổi tước hiệu thành các “hiệu tòa.”
Trespass
Xúc phạm, phạm tội. Là xúc phạm hoặc chống lại ý muốn của người nào đó. Trong lời cầu của Kinh lạy Cha, “Xin tha tội cho chúng con,” Chúa được cầu xin tha thứ cho chúng ta như chúng ta cũng tha cho người có lỗi với chúng ta. Theo nghĩa đen, “xúc phạm” có nghĩa là xâm phạm quyền của người khác mà không có sự đồng ý của người ấy; do đó, đây là một hành vi lỗi công bằng.