Mùng 2, mùng 3 Tết năm nào, tôi cũng “xuất hành xa” cùng với một nhóm nhỏ mươi, mười lăm bạn trẻ. Nhiều người bảo: “Cái lũ điên ! Tết nhất ở nhà với gia đình, bạn bè, chứ ai lại đi rong như thế !” Mà kể ra thì cũng... điên thật. Bởi những nơi chúng tôi tìm đến chẳng giống ai: hầu hết là các trại phong, có năm về thăm trại Di Linh ở Lâm Đồng, có năm vào trại Êana ở Đaklak, có năm ra trại Quả Cảm ở Bắc Ninh, có năm lên đến tận trại Đồng Lệnh ở Tuyên Quang. Vậy là cũng đã điên lắm rồi đấy, nhưng năm nay, Tết Kỷ Sửu, cả bọn rủ nhau đi thăm một trại nuôi những người điên mới thật là... điên !
Hơn 1g trưa mùng 3 Tết, chúng tôi vào đến Trại Tâm Thần mang tên Trọng Đức. Tên Trọng Đức có lẽ là vì cơ sở nằm ở huyện Đức Trọng. Nhưng sau chúng tôi mới ngộ thêm một điều: Trọng Đức vừa là tên gọi xuất phát từ tên huyện Đức Trọng, nhưng cũng lại là chính tôn chỉ của những người sáng lập, họ muốn trọng cái Đức làm con người và trọng cái Đức làm con Chúa.
Trại chỉ mới được Nhà Nước công nhận cách đây ba năm là một cơ sở bảo trợ xã hội, chứ gần mười năm trước vất vả căng thẳng lắm. Khởi đầu mọi sự là từ gia đình 3 chị em ruột: bà Hằng, ông Hổ và bà Tươi, sau có thêm ông Thu, chồng bà Tươi. Đây là những người Tông Đồ Giáo Dân nhiệt thành với công việc loan báo Tin Mừng cho người dân tộc thiểu số ở vùng Đức Trọng và Lâm Hà, những khu Kinh Tế Mới nghèo thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Trong những chuyến đi sâu vào rừng tìm gặp các buôn làng K’Hor, Lạch, Mạ để giới thiệu Chúa, mấy chị em bắt gặp những cái cũi nhốt người điên, Kinh có, người thiểu số có. Gia đình những người đáng thương này có khi nhớ thì vào cho ăn, cho tắm rửa, mà lắm lúc quên hoặc... cố tình quên luôn, chết đói, chết rét giữa rừng, mà có lẽ chết vì thiếu tình thương giữa người với người.
Thế là từng người một được phá cũi đưa luôn về nhà của mấy chị em. Rõ ràng họ đói tình và rét lòng, thì đây họ đã gặp được một mái ấm gia đình thật sự, no tình và ấm lòng. Người dưng bỗng thành người thân yêu, chỉ thế thôi đã đủ để người điên bớt điên loạn, không còn tự đấm vào mặt đến gãy răng vỡ mũi, không còn xé áo xé quần hoặc đập đầu mình xuống nền đất.
Nhưng rồi mấy chị em còn phát hiện thêm một liệu pháp tuyệt vời để giảm cơn điên mà giúp hồi sinh cả một cuộc đời, đó là cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa. Những người còn đang nửa điên nửa tỉnh ấy, còn đang khóc khóc cười cười ấy, hình như được chữa lành dần dần khi họ ngồi gần bên gia đình họ Trần trong những giờ cầu nguyện.
Tiếng lành đồn xa, người quen dưới Sài-gòn hay trên Đà Lạt, trong nhà có kẻ bị tâm thần, cứ thế tìm đến xin gửi gấm. Bà Hằng ở độc thân “tu cạn”, ông Hổ có vợ và mười người con, vợ chồng ông Thu bà Tươi có hai con gái, cha mẹ già trong nhà, tất cả gần hai chục người, ai cũng ủng hộ việc cưu mang hằng mấy chục người khốn khổ nhếch nhác và điên loạn, cho ăn cho ngủ, cùng cầu nguyện quanh năm với gia đình. Nhưng rồi đông nữa thì phải mua đất dựng nhà cho họ. Thế là thành trại Tâm Thần, không chỉ một mà là hai trại Nam và Nữ cách nhau mấy trăm mét, khang trang rộng rãi.
Thoạt đầu, Nhà Nước thấy có “dáng đấp” đạo Công Giáo thì cũng không mặn mòi lắm đâu, nghi ngờ đủ chuyện, kiểm tra, thanh tra liên tục. Nhưng rồi có những trường hợp tâm thần quá nặng trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng, thậm chí Nhà Thương Điên Biên Hòa đã bó tay, người nhà năn nỉ xin đưa về đây, còn nước còn tát, may ra... Thế mà may thật, họ lành bệnh. Cán bộ ngẩn ngơ, các bác sĩ tâm thần tự nhiên tin là có phép lạ. Phép lạ vì có viên thuốc nào đâu, có máy móc chuyên môn nào đâu, chỉ một bốn giờ kinh nguyện. Xin nói rõ: 4 giờ chứ không phải 4 lần đọc kinh. Chỗ này thì các Nhà Dòng chào thua, vì cộng lại cả 4 giờ Kinh Thần Vụ, ngân nga kéo dài lắm cũng chỉ được 2 giờ đồng hồ mà thôi.
Mỗi Trại có một Nhà Nguyện lớn đủ chứa hàng trăm người ngồi trên nền gạch sạch như lau như ly. Buổi sáng kinh nguyện 6g – 7g. Buổi trưa 10g30 – 11g30. Buổi chiều Lòng Thương Xót Chúa 14g30 – 15g30. Buổi tối 19g – 20g xong là đi ngủ. Họ có sách đọc kinh chung, sách hát cộng đoàn, rồi một người tỉnh nhất sẽ đọc Tin Mừng, có thinh lặng, có chiêm niệm hẳn hoi, lại hát, lại đọc kinh. Thỉnh thoảng còn có cha về dâng Thánh Lễ.
Hôm chúng tôi vào thăm Trại Nữ ( 123 người ), tặng những nhu yếu phẩm chung cho toàn trại, lại đi một vòng tặng kẹo bánh cho từng bệnh nhân xong thì vừa gặp giờ kinh “Lòng Thương Xót Chúa”, thế là Nhóm Fiat chúng tôi tản ra ngồi giữa họ, đọc kinh chung với họ. Kết thúc, họ xin tôi chúc lành cho họ, tôi nẩy ra ý, hay là thử tập cho họ một bài hát ngắn, không ngờ họ thuộc nhanh lắm, hát đúng cung đúng giọng, thậm chí có người tự động hòa bè quãng ba ngon lành, và nhất là họ hát hay là vì họ đã hát hết cả tâm hồn, hát bằng cả thân mình, miệng tròn vo, mặt trợn to, tay chân múa máy, người cứ rướn lên theo từng câu hát:
“Con xin cám ơn Cha, bao ơn lành Cha ban,
Con xin cám ơn Cha, ôi Tình Cha thương con...”
Đoạn Tin Mừng đọc chiều hôm ấy, mùng 3 Tết, là đoạn Mt 25, 14 – 30 về dụ ngôn những nén bạc được chủ giao cho từng gia nhân. Nghe họ đọc xong, ngồi thinh lặng tôi mới thấy thấm thía và giật mình sợ hãi. Ấy đấy, nén vàng Tình Yêu, nén vàng Tin Mừng Thiên Chúa đã trao cho chúng ta, coi chừng chính tôi là Linh Mục vẫn chưa đầu tư sinh lợi tối đa, thậm chí có lúc đem chôn sâu giữa những bộn bề cuộc sống, trong khi mấy chị em họ Trần và cả những người ngỡ là điên này, họ đã “xoay đồng vốn” từ một vài phân, một vài chỉ vàng cỏn con để Lời Chúa được vang lên giữa những nơi khỉ ho cò gáy như thế này, rồi cứ dội mãi vào lòng những thân phận bị bỏ rơi hoàn toàn này mà cứu họ, thương xót họ !
Chúng tôi lại sang thăm Trại Nam ( 138 người ), vẫn chỉ khơi mào bằng những cục kẹo, nhưng ở đây chúng tôi thổi bùng lên được một... hội diễn văn nghệ quần chúng tưng bừng. Các ca sĩ tranh nhau hát, đủ các thể loại nhạc: tiền chiến, phản chiến, hậu chiến, rock, bolero, dân ca... Có anh chàng Lâm Chí Vũ hơn 20 tuổi, giọng hát mượt mà và trữ tình, nhảy nhót múa may rất điệu nghệ, thỉnh thoảng hai tay quay tít thò lò chiếc mũ rách trên đầu. Có anh chàng Tuấn rất đẹp trai, quần áo chim cò, chắc chỉ khoảng 30 tuổi, chọn bài “Xuân này con không về”, đang hát thì còn cười, hát xong là khóc sướt mướt, anh bảo với tôi: “50 năm rồi, tui chưa được về thăm nhà, ông cố ơi !” Thật là hết biết !
Chúng tôi tạm biệt ra về, có ai đó trong Trại hát toáng lên:
“Vẫy tay, vẫy tay chào nhau, một lần đầu và một lần cuối...
Vẫy tay, vẫy tay chào nhau, một lần cuối và trọn cuộc đời”.
Ấy là hát thế thôi, chứ chắc đây là lần đầu mà chưa phải là lần cuối, chúng tôi sẽ còn tìm dịp để trở lại thăm nơi này. Cứ ngỡ mình là người tỉnh đi thăm người điên. Thăm xong rồi mới ngộ ra mình còn điên hơn họ. Mà thật ra họ đâu có điên, trong thế giới của họ, có lẽ họ đã vượt được lên trên nỗi đau, ngu ngơ đấy mà thành ra hồn nhiên vô ưu vô tư lự, mà thành ra chạm được đến Tin Mừng. Còn tôi, còn chúng ta, mình mới thật sự là những người quay quắt, lầy lội, điên rồ với đủ thứ trò hỉ nộ ái ố. Điên mà không biết mình điên, ấy mới là điên thật.
Ngồi trên xe về lại thành phố, tôi tự nhủ:
Từ nay mình ra đường, sẽ thôi bóp còi xe vô tội vạ, sẽ thôi, không luồn lách leo lên lề khi gặp lô cốt, sẽ không vội vàng rồ ga phóng quá nhanh...
Từ nay mình ở nhà, sẽ biết nâng niu quý trọng và trung thành hơn với những giờ kinh nguyện, những giờ đắm mình trong thinh lặng trước Thánh Thể và Thánh Ngôn...
Từ nay mình nói chuyện và làm việc với mọi người sẽ bớt nóng tính quát tháo nạt nộ và tranh hơn thua cãi cọ, tự ái eo xèo...
Từ nay mình sẽ bớt dán mắt, dán lòng vào màn hình computer, vào màn hình tivi để mất bao nhiêu thời giờ và sức khỏe cho những trò chơi, những chuyện tào lao vô duyên...
Được như vậy, chính tôi sẽ giảm điên, sẽ được hồi sinh và giúp được kẻ khác cũng hồi sinh, bớt đi được khá nhiều số người điên giữa thế giới điên, xã hội điên hôm nay...
Xin cám ơn Chúa và Mẹ Fiat đã cho chúng con một chuyến đi rất điên trong mấy ngày Tết vừa qua. Xin cám ơn chị Hằng, anh Hổ và vợ chồng chị Tươi, anh Thu, những y tá làm việc cho “bệnh viện của Chúa”. Xin cám ơn những người cứ luôn bị coi là điên mà lại chẳng điên tý nào...
Nếu có ai cũng muốn bớt điên như chúng tôi, xin lên xe trực chỉ hướng Đà Lạt, đến ngã ba Liên Khương thì rẽ trái chạy sâu vào thêm 14km, tìm hỏi Nhà Tình Thương Trọng Đức, khu 11, xã Thanh Bình 1, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Lỡ có lạc đường xin gọi anh Hổ số 0984.431.015. Thăm những người điên ở đây rồi sẽ thấy...
Hơn 1g trưa mùng 3 Tết, chúng tôi vào đến Trại Tâm Thần mang tên Trọng Đức. Tên Trọng Đức có lẽ là vì cơ sở nằm ở huyện Đức Trọng. Nhưng sau chúng tôi mới ngộ thêm một điều: Trọng Đức vừa là tên gọi xuất phát từ tên huyện Đức Trọng, nhưng cũng lại là chính tôn chỉ của những người sáng lập, họ muốn trọng cái Đức làm con người và trọng cái Đức làm con Chúa.
Trại chỉ mới được Nhà Nước công nhận cách đây ba năm là một cơ sở bảo trợ xã hội, chứ gần mười năm trước vất vả căng thẳng lắm. Khởi đầu mọi sự là từ gia đình 3 chị em ruột: bà Hằng, ông Hổ và bà Tươi, sau có thêm ông Thu, chồng bà Tươi. Đây là những người Tông Đồ Giáo Dân nhiệt thành với công việc loan báo Tin Mừng cho người dân tộc thiểu số ở vùng Đức Trọng và Lâm Hà, những khu Kinh Tế Mới nghèo thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Trong những chuyến đi sâu vào rừng tìm gặp các buôn làng K’Hor, Lạch, Mạ để giới thiệu Chúa, mấy chị em bắt gặp những cái cũi nhốt người điên, Kinh có, người thiểu số có. Gia đình những người đáng thương này có khi nhớ thì vào cho ăn, cho tắm rửa, mà lắm lúc quên hoặc... cố tình quên luôn, chết đói, chết rét giữa rừng, mà có lẽ chết vì thiếu tình thương giữa người với người.
Thế là từng người một được phá cũi đưa luôn về nhà của mấy chị em. Rõ ràng họ đói tình và rét lòng, thì đây họ đã gặp được một mái ấm gia đình thật sự, no tình và ấm lòng. Người dưng bỗng thành người thân yêu, chỉ thế thôi đã đủ để người điên bớt điên loạn, không còn tự đấm vào mặt đến gãy răng vỡ mũi, không còn xé áo xé quần hoặc đập đầu mình xuống nền đất.
Nhưng rồi mấy chị em còn phát hiện thêm một liệu pháp tuyệt vời để giảm cơn điên mà giúp hồi sinh cả một cuộc đời, đó là cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa. Những người còn đang nửa điên nửa tỉnh ấy, còn đang khóc khóc cười cười ấy, hình như được chữa lành dần dần khi họ ngồi gần bên gia đình họ Trần trong những giờ cầu nguyện.
Tiếng lành đồn xa, người quen dưới Sài-gòn hay trên Đà Lạt, trong nhà có kẻ bị tâm thần, cứ thế tìm đến xin gửi gấm. Bà Hằng ở độc thân “tu cạn”, ông Hổ có vợ và mười người con, vợ chồng ông Thu bà Tươi có hai con gái, cha mẹ già trong nhà, tất cả gần hai chục người, ai cũng ủng hộ việc cưu mang hằng mấy chục người khốn khổ nhếch nhác và điên loạn, cho ăn cho ngủ, cùng cầu nguyện quanh năm với gia đình. Nhưng rồi đông nữa thì phải mua đất dựng nhà cho họ. Thế là thành trại Tâm Thần, không chỉ một mà là hai trại Nam và Nữ cách nhau mấy trăm mét, khang trang rộng rãi.
Thoạt đầu, Nhà Nước thấy có “dáng đấp” đạo Công Giáo thì cũng không mặn mòi lắm đâu, nghi ngờ đủ chuyện, kiểm tra, thanh tra liên tục. Nhưng rồi có những trường hợp tâm thần quá nặng trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng, thậm chí Nhà Thương Điên Biên Hòa đã bó tay, người nhà năn nỉ xin đưa về đây, còn nước còn tát, may ra... Thế mà may thật, họ lành bệnh. Cán bộ ngẩn ngơ, các bác sĩ tâm thần tự nhiên tin là có phép lạ. Phép lạ vì có viên thuốc nào đâu, có máy móc chuyên môn nào đâu, chỉ một bốn giờ kinh nguyện. Xin nói rõ: 4 giờ chứ không phải 4 lần đọc kinh. Chỗ này thì các Nhà Dòng chào thua, vì cộng lại cả 4 giờ Kinh Thần Vụ, ngân nga kéo dài lắm cũng chỉ được 2 giờ đồng hồ mà thôi.
Mỗi Trại có một Nhà Nguyện lớn đủ chứa hàng trăm người ngồi trên nền gạch sạch như lau như ly. Buổi sáng kinh nguyện 6g – 7g. Buổi trưa 10g30 – 11g30. Buổi chiều Lòng Thương Xót Chúa 14g30 – 15g30. Buổi tối 19g – 20g xong là đi ngủ. Họ có sách đọc kinh chung, sách hát cộng đoàn, rồi một người tỉnh nhất sẽ đọc Tin Mừng, có thinh lặng, có chiêm niệm hẳn hoi, lại hát, lại đọc kinh. Thỉnh thoảng còn có cha về dâng Thánh Lễ.
Hôm chúng tôi vào thăm Trại Nữ ( 123 người ), tặng những nhu yếu phẩm chung cho toàn trại, lại đi một vòng tặng kẹo bánh cho từng bệnh nhân xong thì vừa gặp giờ kinh “Lòng Thương Xót Chúa”, thế là Nhóm Fiat chúng tôi tản ra ngồi giữa họ, đọc kinh chung với họ. Kết thúc, họ xin tôi chúc lành cho họ, tôi nẩy ra ý, hay là thử tập cho họ một bài hát ngắn, không ngờ họ thuộc nhanh lắm, hát đúng cung đúng giọng, thậm chí có người tự động hòa bè quãng ba ngon lành, và nhất là họ hát hay là vì họ đã hát hết cả tâm hồn, hát bằng cả thân mình, miệng tròn vo, mặt trợn to, tay chân múa máy, người cứ rướn lên theo từng câu hát:
“Con xin cám ơn Cha, bao ơn lành Cha ban,
Con xin cám ơn Cha, ôi Tình Cha thương con...”
Đoạn Tin Mừng đọc chiều hôm ấy, mùng 3 Tết, là đoạn Mt 25, 14 – 30 về dụ ngôn những nén bạc được chủ giao cho từng gia nhân. Nghe họ đọc xong, ngồi thinh lặng tôi mới thấy thấm thía và giật mình sợ hãi. Ấy đấy, nén vàng Tình Yêu, nén vàng Tin Mừng Thiên Chúa đã trao cho chúng ta, coi chừng chính tôi là Linh Mục vẫn chưa đầu tư sinh lợi tối đa, thậm chí có lúc đem chôn sâu giữa những bộn bề cuộc sống, trong khi mấy chị em họ Trần và cả những người ngỡ là điên này, họ đã “xoay đồng vốn” từ một vài phân, một vài chỉ vàng cỏn con để Lời Chúa được vang lên giữa những nơi khỉ ho cò gáy như thế này, rồi cứ dội mãi vào lòng những thân phận bị bỏ rơi hoàn toàn này mà cứu họ, thương xót họ !
Chúng tôi lại sang thăm Trại Nam ( 138 người ), vẫn chỉ khơi mào bằng những cục kẹo, nhưng ở đây chúng tôi thổi bùng lên được một... hội diễn văn nghệ quần chúng tưng bừng. Các ca sĩ tranh nhau hát, đủ các thể loại nhạc: tiền chiến, phản chiến, hậu chiến, rock, bolero, dân ca... Có anh chàng Lâm Chí Vũ hơn 20 tuổi, giọng hát mượt mà và trữ tình, nhảy nhót múa may rất điệu nghệ, thỉnh thoảng hai tay quay tít thò lò chiếc mũ rách trên đầu. Có anh chàng Tuấn rất đẹp trai, quần áo chim cò, chắc chỉ khoảng 30 tuổi, chọn bài “Xuân này con không về”, đang hát thì còn cười, hát xong là khóc sướt mướt, anh bảo với tôi: “50 năm rồi, tui chưa được về thăm nhà, ông cố ơi !” Thật là hết biết !
Chúng tôi tạm biệt ra về, có ai đó trong Trại hát toáng lên:
“Vẫy tay, vẫy tay chào nhau, một lần đầu và một lần cuối...
Vẫy tay, vẫy tay chào nhau, một lần cuối và trọn cuộc đời”.
Ấy là hát thế thôi, chứ chắc đây là lần đầu mà chưa phải là lần cuối, chúng tôi sẽ còn tìm dịp để trở lại thăm nơi này. Cứ ngỡ mình là người tỉnh đi thăm người điên. Thăm xong rồi mới ngộ ra mình còn điên hơn họ. Mà thật ra họ đâu có điên, trong thế giới của họ, có lẽ họ đã vượt được lên trên nỗi đau, ngu ngơ đấy mà thành ra hồn nhiên vô ưu vô tư lự, mà thành ra chạm được đến Tin Mừng. Còn tôi, còn chúng ta, mình mới thật sự là những người quay quắt, lầy lội, điên rồ với đủ thứ trò hỉ nộ ái ố. Điên mà không biết mình điên, ấy mới là điên thật.
Ngồi trên xe về lại thành phố, tôi tự nhủ:
Từ nay mình ra đường, sẽ thôi bóp còi xe vô tội vạ, sẽ thôi, không luồn lách leo lên lề khi gặp lô cốt, sẽ không vội vàng rồ ga phóng quá nhanh...
Từ nay mình ở nhà, sẽ biết nâng niu quý trọng và trung thành hơn với những giờ kinh nguyện, những giờ đắm mình trong thinh lặng trước Thánh Thể và Thánh Ngôn...
Từ nay mình nói chuyện và làm việc với mọi người sẽ bớt nóng tính quát tháo nạt nộ và tranh hơn thua cãi cọ, tự ái eo xèo...
Từ nay mình sẽ bớt dán mắt, dán lòng vào màn hình computer, vào màn hình tivi để mất bao nhiêu thời giờ và sức khỏe cho những trò chơi, những chuyện tào lao vô duyên...
Được như vậy, chính tôi sẽ giảm điên, sẽ được hồi sinh và giúp được kẻ khác cũng hồi sinh, bớt đi được khá nhiều số người điên giữa thế giới điên, xã hội điên hôm nay...
Xin cám ơn Chúa và Mẹ Fiat đã cho chúng con một chuyến đi rất điên trong mấy ngày Tết vừa qua. Xin cám ơn chị Hằng, anh Hổ và vợ chồng chị Tươi, anh Thu, những y tá làm việc cho “bệnh viện của Chúa”. Xin cám ơn những người cứ luôn bị coi là điên mà lại chẳng điên tý nào...
Nếu có ai cũng muốn bớt điên như chúng tôi, xin lên xe trực chỉ hướng Đà Lạt, đến ngã ba Liên Khương thì rẽ trái chạy sâu vào thêm 14km, tìm hỏi Nhà Tình Thương Trọng Đức, khu 11, xã Thanh Bình 1, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Lỡ có lạc đường xin gọi anh Hổ số 0984.431.015. Thăm những người điên ở đây rồi sẽ thấy...