Lễ Thánh Giuse thợ được Đức cố Giáo Hòang Piô XII thiết lập năm 1955 và được mừng vào ngày 1 tháng 5. Đây cũng là ngày Quốc tế lao động trên tòan thế giới. Ngày trân trọng các giá trị nhân bản và siêu nhiên của công việc.
Trong sách Sáng thế, Thiên Chúa được mô tả như một nghệ nhân miệt mài với công việc tạo thành vũ trụ và con người. Từ ngày thứ nhất cho tới ngày thứ sáu, Thiên Chúa làm việc liên lỉ, và Ngài đã hòan thành mọi sự một cách tốt đẹp. Trong công trình sáng tạo, con người là trọng tâm của tạo thành. Thiên Chúa cho con người làm quản lý các công trình Ngài đã dựng nên. Thiên Chúa muốn con người làm chủ và hòan thành kế họach tình thương của Ngài:” Ta hãy làm ra người theo hình ảnh Ta, như họa ảnh của Ta. Chúng hãy trị trên cá biển và chim trời, và trên súc vật và mọi lòai mãnh thú và mọi thứ côn trùng nhung nhúc trên đất”( St 1, 26). Như vậy, lao động bắt nguồn từ lệnh truyền của Thiên Chúa, con người phải mồ hôi đẫm mặt, mới có bánh ăn( St 3, 19). Thánh Giuse, người thợ mộc làng quê Nazareth đã sống cuộc đời bình dị bằng mồ hôi và công sức của mình, điều đó giúp chúng ta hiểu được giá trị và sự cao cả của lao động. Từ Hy Lạp Tectôn được dịch là “thợ mộc”, gán cho Giuse(Mt 13,55). Với truyền thống của gia đình, chắc hẳn Đức Giêsu cũng được hướng dẫn để làm nghề này, một nghề”cha truyền con nối”.Sách Talmud đã chép:”Kẻ nào không dạy nghề tay chân cho con mình, kẻ đó như thể cướp mất sự nghiệp sinh tồn của con cái”. Tin mừng Marcô ghi rằng:” Đức Giêsu không phải là bác thợ, con bà Maria sao?”( Mc 6,3). Kinh thánh không nói nhiều về Thánh Giuse, thế nhưng với nghề thợ mộc, Thánh nhân đã hòan thiện gia đình Thánh gia, một mẫu gương tuyệt vời cho các gia đình. Con người từ cổ chí kim, luôn coi trọng lao động, bất cứ ở dưới hình thức nào: Lao động chân tay, hay lao động trí óc, giá trị của chúng đều như nhau. Đức Giêsu dạy cho con người chăm chỉ làm việc, Ngài bắt chước Cha:” Cha Ta làm việc liên lỉ Ta cũng vậy”(Gạ,17).Trong các dụ ngôn về nước Trời, Đức Giêsu luôn nói về lao động: dụ ngôn người Mục tử( Ga,1-16); người nông dân (Mc 12, 1-12) người gieo giống( Mc 4, 1-9)… Thánh Phaolô làm nghề may lều, và Ngài tự hào về nghề này, vừa có thể làm tông đồ, vừa có thể phục vụ cho vấn đề mưu sinh:” Ngày đêm chúng tôi làm việc vất vả lam lũ, để không phải phiền tóai đến ai trong anh em”(2Tx 3,8). Thánh Phaolô còn nhấn mạnh rằng:” Hễ ai không muốn làm việc thì đừng có ăn”(2Tx 3,10).
Công đồng Vaticanô II dạy rằng:” Đối với các tín hữu, chắc chắn sinh họat cá nhân cũng như tập thể của nhân lọai, hoặc nổ lực vĩ đại của con người vất vả qua các thế kỷ nhằm cải thiện hòan cảnh sinh sống, tự nó vốn phù hợp với ý định của Thiên Chúa. Thật vậy con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, nên đã nhận mệnh lệnh chinh phục trái đất cùng tất cả những gì chứa đựng trong đó, cai quản vũ trụ trong công bình và thánh thiện, và khi nhận Thiên Chúa là Đấng tạo dựng muôn lòai, họ quy hướng chính bản thân mình cũng như vũ trụ về Ngài. Như thế khi con người chinh phục tất cả thì danh Chúa được tôn vinh khắp địa câu” ( GS, 34).
Trong sách Sáng thế, Thiên Chúa được mô tả như một nghệ nhân miệt mài với công việc tạo thành vũ trụ và con người. Từ ngày thứ nhất cho tới ngày thứ sáu, Thiên Chúa làm việc liên lỉ, và Ngài đã hòan thành mọi sự một cách tốt đẹp. Trong công trình sáng tạo, con người là trọng tâm của tạo thành. Thiên Chúa cho con người làm quản lý các công trình Ngài đã dựng nên. Thiên Chúa muốn con người làm chủ và hòan thành kế họach tình thương của Ngài:” Ta hãy làm ra người theo hình ảnh Ta, như họa ảnh của Ta. Chúng hãy trị trên cá biển và chim trời, và trên súc vật và mọi lòai mãnh thú và mọi thứ côn trùng nhung nhúc trên đất”( St 1, 26). Như vậy, lao động bắt nguồn từ lệnh truyền của Thiên Chúa, con người phải mồ hôi đẫm mặt, mới có bánh ăn( St 3, 19). Thánh Giuse, người thợ mộc làng quê Nazareth đã sống cuộc đời bình dị bằng mồ hôi và công sức của mình, điều đó giúp chúng ta hiểu được giá trị và sự cao cả của lao động. Từ Hy Lạp Tectôn được dịch là “thợ mộc”, gán cho Giuse(Mt 13,55). Với truyền thống của gia đình, chắc hẳn Đức Giêsu cũng được hướng dẫn để làm nghề này, một nghề”cha truyền con nối”.Sách Talmud đã chép:”Kẻ nào không dạy nghề tay chân cho con mình, kẻ đó như thể cướp mất sự nghiệp sinh tồn của con cái”. Tin mừng Marcô ghi rằng:” Đức Giêsu không phải là bác thợ, con bà Maria sao?”( Mc 6,3). Kinh thánh không nói nhiều về Thánh Giuse, thế nhưng với nghề thợ mộc, Thánh nhân đã hòan thiện gia đình Thánh gia, một mẫu gương tuyệt vời cho các gia đình. Con người từ cổ chí kim, luôn coi trọng lao động, bất cứ ở dưới hình thức nào: Lao động chân tay, hay lao động trí óc, giá trị của chúng đều như nhau. Đức Giêsu dạy cho con người chăm chỉ làm việc, Ngài bắt chước Cha:” Cha Ta làm việc liên lỉ Ta cũng vậy”(Gạ,17).Trong các dụ ngôn về nước Trời, Đức Giêsu luôn nói về lao động: dụ ngôn người Mục tử( Ga,1-16); người nông dân (Mc 12, 1-12) người gieo giống( Mc 4, 1-9)… Thánh Phaolô làm nghề may lều, và Ngài tự hào về nghề này, vừa có thể làm tông đồ, vừa có thể phục vụ cho vấn đề mưu sinh:” Ngày đêm chúng tôi làm việc vất vả lam lũ, để không phải phiền tóai đến ai trong anh em”(2Tx 3,8). Thánh Phaolô còn nhấn mạnh rằng:” Hễ ai không muốn làm việc thì đừng có ăn”(2Tx 3,10).
Công đồng Vaticanô II dạy rằng:” Đối với các tín hữu, chắc chắn sinh họat cá nhân cũng như tập thể của nhân lọai, hoặc nổ lực vĩ đại của con người vất vả qua các thế kỷ nhằm cải thiện hòan cảnh sinh sống, tự nó vốn phù hợp với ý định của Thiên Chúa. Thật vậy con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, nên đã nhận mệnh lệnh chinh phục trái đất cùng tất cả những gì chứa đựng trong đó, cai quản vũ trụ trong công bình và thánh thiện, và khi nhận Thiên Chúa là Đấng tạo dựng muôn lòai, họ quy hướng chính bản thân mình cũng như vũ trụ về Ngài. Như thế khi con người chinh phục tất cả thì danh Chúa được tôn vinh khắp địa câu” ( GS, 34).