Fifth Crusade
Cuộc Thập tự chinh thứ năm. Là cuộc Thập tự chinh từ năm 1217 đến năm 1221 được Đức Giáo hòang Innocent III cổ vũ.
Fighting
Giao chiến, chiến đấu, đấu tranh. Là từ ngữ tổng quát để chỉ bất cứ trận đánh hoặc cuộc giao chiến nào. Luân lý tính của cuộc giao chiến cần được phán đóan theo các quy định thông thường. Không phải mọi cuộc chiến đấu đều bị cấm cả đâu, bởi vì sự tự phòng vệ có thể là hợp pháp và sự nổi giận chính đáng có thể được biện minh. Giao chiến bị cấm khi lý do cho chiến đấu là bất công, hoặc cuộc chiến có thể tránh được, hoặc các phương tiện chiến đấu là vô lý, hay cuộc chiến là không nhất thiết phải kéo dài.
Filial Fear
Thảo kính. Sự sợ một điều xấu sắp xảy ra dựa vào tình thương và sự kính trọng đối với một người mà mình sợ. Thực ra sự thảo kính gần gũi với tình thương, vốn sợ xúc phạm đến người mình thương. Như thế lòng thảo kính đối với Chúa là tương hợp với tình thương cao nhất của Chúa. Một con người, biết được sự yếu đuối luân lý của mình, sợ rằng mình có thể làm mất lòng hay phản bội người mình yêu mến. Đây là nỗi sợ vị tha. (Từ nguyên Latinh filial, trở nên con trong tương quan với cha mẹ.)
Filioque
Filioque, “Và bởi Chúa Con”. Từ ngữ này, trong nhiều thế kỷ, đã trở thành trung tâm cuộc tranh luận giữa các Giáo hội Đông phương ly khai với Roma và Giáo hội Công giáo. Trước tiên các Kitô hữu Đông Phương chống lại việc đưa từ ngữ này vào trong Kinh tin kính Nicea, vốn hiện nay đọc là “Đức Chúa Thánh Thần bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra”. Chữ Filioque không có trong bản gốc Kinh Tin kính, nhưng được đưa thêm vào sau đó, với sự chấp thuận của Tòa thánh. Sau thế kỷ thứ chín, các lãnh đạo Giáo hội Đông phương thách thức không chỉ vì việc thêm chữ này, mà còn cả tín lý nữa, vì tìn lý nói Chúa Thánh Thần không chỉ nhiệm xuất từ Chúa Cha mà còn nhiệm xuất từ Chúa Con nữa. Trong những năm mới đây, vấn đề đã trở nên lịch sử hơn là tín lý, bởi vì những ai tin vào thiên tính của Chúa Kitô, dù là Kitô hữu Roma hay Đông phương, đều chấp nhận sự kiện rằng Ngôi Ba nhiệm xuất từ Ngôi Con và Ngôi Nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa. Do niềm tin chung như vậy, sự diễn tả ngôn ngữ đã trở thành thứ yếu.
Filomteca Vaticana
Cơ quan Filomteca Vaticana, Cơ quan điện ảnh và truyền hình Vatican. Là cơ quan của Tòa thánh, được thành lập năm 1959, để thu thập và điều phối thông tin về các chương trình điện ảnh và truyền hình nào có ảnh hưởng đến đời sống Giáo hội. Cơ quan trực thuộc Ủy ban Truyền thông Xã hội.
Final Cause
Nguyên nhân cứu cánh. Là cứu cánh hay mục đích mà một hữu thể thông minh có, khi đang thực thi một hành động hay tạo ra một hiệu quả. Nói một cách chặt chẽ hơn, chỉ có các hữu thể được tạo dựng mới có một nguyên nhân cứu cánh trong việc họ làm. Chúa không thể bị tác động bởi bất cứ nguyên nhân nào, mặc dầu Chúa bị đổi thay và điều chỉnh bởi các hành động của Ngài một cách nào đó. Tuy nhiên Chúa hành động vì một mục đích, đó là sự tốt lành vô bờ của Chúa và đồng hóa với yếu tính của Ngài.
Final Consummation
Tận thế, chung cục thế giới. Là sự kết thúc của thế giới hiện nay và sự đổi mới của nó như là kết luận sau cùng của công nghiệp Chúa Kitô. Sau khi mọi kẻ thù quy phục Đức Kitô, chính Đức Kitô sẽ trao vương quyền lại cho Thiên Chúa là Cha (I Cr 15:24), nhưng không mất sự thống trị riêng của Ngài, vốn được thành lập trên ngôi hiệp. Với sự kết thúc của thế giới này, sẽ bắt đầu một vương quốc hoàn hảo của Chúa Ba Ngôi, vốn là đối tượng của việc tạo dựng toàn thể và ý nghĩa sau cùng của toàn lịch sử nhân lọai.
Finality
Cứu cánh, kết cuộc, mục đích. Là hoạt động được hướng tới một mục đích, hoặc hướng của bất cứ hoạt động nào quy tới một mục đích đã được quan niệm trước. Nguyên tắc của cứu cánh tính nói rằng “mọi người hành động vì một mục đích”, có nghĩa là không ai hành động mà không có mục đích, dù là ý thức hay vô thức, và dù được quyết định bởi chính bản thân người ấy hay bởi người khác.
Final Perseverance
Trung thành đến cùng, bền đỗ đến cùng. Là sự kiên định của một người trong sự lành cho đến lúc chết. Đây là công việc của ơn hiện sủng. Mặc dầu con người không xứng đáng hưởng ơn bền đỗ tới cùng, người ấy có thể, nhờ cầu nguyện liên lỉ và cộng tác với Chúa trong việc chống lại bao trò hề nhiều mặt trong đời mình, chắc chắn nhận lãnh từ Chúa ơn quan trọng nhất này, mà hạnh phúc đời đời tùy thuộc vào đó.
Finite
Hữu hạn. Bị giới hạn trong hữu thể, sự hoàn thiện, các hoạt động hoặc chiều kích. Áp dụng vào tạo vật, một tạo vật hữu hạn là bị hạn chế hay giới hạn bởi yếu tính của nó, bởi vì tạo vật được Chúa sáng tạo và tùy thuộc tuyệt đối vào Nguyên Nhân Đệ Nhất để nâng đỡ chúng trong hiện hữu và hoạt động.
Fioretti
Fioretti, Sách “Những Bông Hoa Nhỏ”, Tiểu Kỳ Hoa. Là cuốn “Nhưng bông hoa nhỏ của thánh Phanxicô”, một sưu tập cổ điển các truyện kể và truyền thuyết về thánh Phanxicô Átxidi (1181-1226) và các bạn thời đầu. Sách được viết bằng tiếng Ý vùng Tuscany vào khoảng năm 1322, và có thể được dịch từ các nguồn Latinh trước đó, trong đó có Hạnh thánh Phanxicô và các bạn của ngài.
Fire Of Hell
Lửa hỏa ngục. Là thực tại vật lý, ngòai con người, qua đó nhưng ai trong hỏa ngục bị luận phạt, ngoài việc mất quyền chiêm ngưỡng Chúa. Nó được gọi là lửa trong Kinh thánh để nhấn mạnh nỗi đau đớn hành hạ mà nó gây ra, và để nhận dạng lửa là tác nhân bề ngoài hành hạ nhưng người đã hư mất. Nhưng đó không phải là lửa thông thường, bởi vì nó không tiêu hủy những gì nó đốt cháy, và mặc dầu là vật chất, nó có thể ảnh hưởng đến bản chất thuần túy thiêng liêng của linh hồn.
Fire Of Purgatory
Lửa luyện ngục. Là nguồn gây đau khổ bề ngoài trong luyện ngục, ngoài hình phạt tạm là không được chiêm ngưỡng Chúa. Mặc dầu nhiều tác giả, khi giải thích câu nói của thánh Phaolô (I Cr 3:15), cho đó là lửa vật lý, giáo huấn chính thức của Giáo hội chỉ nói đến “các hình phạt thanh luyện” chứ không nói đến lửa thanh luyện (Denzinger 1304).
Firstborn
Con đầu lòng. Là trưởng nam được xem như là người thừa kế tinh thần và vật chất của người cha. Đặc biệt hãy xem trong trình thuật Kinh thánh về ông Jacob (Gia-cóp), người thuyết phục anh trai mình là ông Esau (Ê-xau) hãy nhượng quyền trưởng nam đổi lấy một chén cháo đậu (St 25:31-34). Để tưởng nhớ các con trai đầu lòng của người Do Thái được thoát chết tại Ai Cập, việc các trưởng nam ăn chay được quy định vào ngày mười bốn của tháng Nisan.
First Cause
Nguyên nhân đệ nhất, nguyên nhân thứ nhất. Chúa là nguyên nhân đầu tiên của mọi lòai, bởi vì Chúa là đầu tiên trong mọi lọai nguyên nhân. Chúa cũng đang họat động trong mọi nguyên nhân tính hữu hạn, và là nguyên nhân nền tảng mà mọi nguyên nhân khác liên tục lệ thuộc vào để họat động.
First Century Man
Con người của thế kỷ thứ nhất. Là từ ngữ mà các nhà phê bình văn thể của Tin Mừng dùng để mô tả con người văn hóa thấp kém trong thời Chúa Giêsu Nazareth. Con người này được cho là một người có trí khôn bình thường như người cùng tuổi thời đó, và sự sẵn sàng của người ấy để tin mọi sự làm cho người ấy rơi vào nét tiêu biểu chung của xã hội thời đó. Theo các nhà phê bình, điều này giải thích niềm tin ngây thơ vào các trình thuật Tin Mừng, chẳng hạn việc Đức Mẹ chịu thai Chúa mà vẫn còn đồng trinh, các phép lạ, việc trừ quỷ, và nhất là việc thân xác Chúa sống lại từ kẻ chết.
First Communion
Rước lễ lần đầu, rước lễ vỡ lòng. Là huấn chỉ của Giáo hội yêu cầu trẻ em hãy Rước lễ và Xưng tội, khi trẻ đến tuổi khôn. Công đồng chung Lateran IV (năm 1215) ban lệnh này đầu tiên, và tập tục đã bị gián đoạn trong nhiều thế kỷ, do sự xâm nhập của thuyết Jansen (đạo lý khắc khổ). Thánh Giáo hòang Piô X đã tái lập tập tục và nhắc lại huấn chỉ, trong khi Ngài cũng giải thích sự tương quan cần thiết ra sao giữa hai Bí tích Hòa giải và Thánh Thể. Ngài nói: “Tuổi khôn, cho cả hai bí tích Hòa giải và Thánh Thể, là tuổi khi trẻ em bắt đầu có trí khôn, biết lý luận.” Điều này có nghĩa là “một sự hiểu biết đầy đủ và hoàn tòan về giáo lý Kitô giáo không là cần thiết cho việc rước lễ vỡ lòng hay xưng tội lần đầu.” Hơn nữa, “nghĩa vụ của huấn chỉ về xưng tội lần đầu và rước lễ vỡ lòng, vốn ràng buộc đứa trẻ, cũng ràng buộc người chăm sóc trẻ, cụ thể là cha mẹ, cha giải tội, các giáo viên và mục tử” (Sắc lệnh Quam Singulari, ngày 8-8-1910).
First Confession
Xưng tội lần đầu. Là huấn chỉ của Giáo hội yêu cầu trẻ em hãy Xưng tội, khi trẻ đến tuổi khôn. Công đồng chung Lateran IV vào năm 1215 ban luật này đầu tiên, sau đó luật được Công đồng chung Trent khẳng định, và công đồng lên án những ai “bác bỏ rằng mỗi người và mọi người phải xưng tội ít nhất mỗi năm một lần” (Denzinger 1708). Quy định được nhắc lại và làm sáng tỏ bởi thánh Giáo hòang Piô X vào năm 1910, và Tòa thánh tái khẳng định vào năm 1973, khi ra lệnh chấm dứt các cuộc thử nghiệm vốn cho hõan việc xưng tội tới sau Rước lễ vỡ lòng. “Lệnh truyền này, được phép áp dụng trong tòan Giáo hội hòan vũ, đã mang lại và tiếp tục mang lại nhiều hoa trái cho đời sống Kitô hữu và sự trọn lành của tinh thần”.
First Crusade
Cuộc Thập tự chinh đầu tiên. Đây chủ yếu là cuộc viễn chinh Pháp (1096-99) được Đức Giáo hòang Urban II gợi ý, kết thúc với việc chiếm giữ Jerusalem vào năm 1099. Godfrey of Bouillon (qua đời năm 1100), một trong các vị chỉ huy cuộc Thập tư chinh, được chọn làm nhà lãnh đạo của Jerusalem. Ông tự gọi mình là “Người bảo vệ Thánh Mộ”, và từ chối gọi mình là Vua hoặc đội Vương miện, “do kính trọng Đấng đã đội mũ gai tại nơi đây thay vì Vương miện.”
First Fridays
Các ngày thứ Sáu đầu tháng. Tập tục giữ quy định các ngày thứ Sáu đầu tháng, được Giáo hội khuyến khích, dựa vào một lời Chúa hứa với thành nữ Margaret Mary Alacoque (1647-90), nói rằng các ơn đặc biệt, chẳng hạn ơn bền đỗ tới cùng, sẽ được ban cho những ai Rước lễ trong chín ngày thứ Sáu đầu tháng liên tiếp nhau.
First Fruits
Của đầu mùa. Từ ngữ Kinh thánh dùng cho hoa quả tốt nhất và đầu mùa trong vụ thu họach, cả tự nhiên lẫn biến chế, lấy từ các nguồn như sân đập lúa, bể ủ nho, và thiết bị ép dầu (Đnl 18). Chúng là đặc biệt trong luật vì là của lễ dâng Chúa, và được quy định vào một số dịp lễ, như lễ Vượt Qua hay lễ Ngũ Tuần (Đnl 26).
First Grace
Ơn đầu tiên. Là ơn thánh hóa, được một số Bí tích ban cho một người không ở trong tình trạng ân sủng. Do đó Bí tích Rửa tội, Bí tích Hòa giải và (khi cần) bí tích Xức dầu Bệnh nhân ban ơn thánh hóa, với một số điều kiện tối thiểu được chu tòan.
First Mass
Thánh lễ mở tay. Là Hy tế Thánh lễ đầu tiên của một tân linh mục. Trong quy định ban ân xá mới, “ơn tòan xá được ban cho tân linh mục, là người cử hành thánh lễ mở tay, và mọi tín hữu tham dự thánh lễ ấy cách sốt sắng.”
First Parents
Cha mẹ nguyên khởi, nguyên tổ. Ông Adam (A-đam) và bà Eve (E-va) được xem là nguyên tổ của nhân lọai (Công đồng chung Vatican II, Hiến chế Tín lý về Giáo hội Lumen Gentium, 2, 56).
First Plank
Tấm ván đầu tiên. Từ ngữ dùng để mô tả bí tích Rửa tội, như một “tấn ván thứ nhất” ném xuống cho người chìm thuyền, để cứu người ấy khỏi tội lỗi.
First Saturdays
Các thứ Bảy đầu tháng. Là việc sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ Maria vào năm ngày thứ Bảy đầu tháng liên tiếp, như một phần của các điều Đức Mẽ mặc khải tại Fátima, Bồ Đào Nha (năm 1917). Tín hữu phải đi Xưng tội, và vào mỗi thứ Bảy trong năm thứ Bảy đầu tháng liên tiếp phải Rước lễ, lần chuỗi Mân côi, và suy gẫm các mầu nhiệm ít là mười lăm phút.
Fish
Con cá. Là biểu tượng của Chúa Kitô, trước thế kỷ thứ năm. Chữ cá trong tiếng Hi Lạp viết là ichthus, gồm các mẫu tự đầu của Iesous, CHristos, THeou, Uios, Soter – tức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc. Con cá cũng là biểu tượng của các Tông đồ ngư phủ, là Anrê, Phêrô và các con ông Zebedee (Dê-bê-đê), mà Chúa Kitô biến các vị trở thành “những kẻ lưới người” (Mc 1:17). Tổng lãnh thiên thần Raphael được diễn tả bằng một con cá được đem về chữa mắt cho ông già Tobit.
Fisherman's Ring
Nhẫn Ngư phủ, Ấn của Giáo hoàng. Là chiếc nhẫn ấn của Đức Giáo hòang, dùng để ấn vào các văn kiện quan trọng, chẳng hạn các đỏan sắc Giáo hòang. Chiếc nhẫn vẽ hình thánh Phêrô đang đánh cá và mang tên Đức Giáo hòang. Khi Ngài băng hà, một văn kiện chính thức được sọan thảo để chứng thực là nhẫn Ngư phủ đã bị phá hủy. Việc này là nhằm ngăn chặn việc làm giả các đỏan sắc.
Fish With Bread
Cá với Bánh mì. Là một biểu tượng của Phép Thánh Thể, vốn được phát hiện sớm trong các hang tọai đạo, và nhắc nhớ việc Chúa Kitô nuôi sống đám đông đi theo Chúa. Trên con cá, tượng trưng Chúa Kitô, thường là một thúng bánh mì với ly rượu nho trong cái thúng trong suốt, đó là các yếu tố của Bí tích Thánh Thể.
Five Scapulars
Năm bộ áo Đức Bà. Là việc tôn sùng đặc biệt với năm trong mười tám bộ áo Đức Bà nổi tiếng nhất, được Giáo hội chuẩn y. Năm bộ áo này được mang chung với nhau. Năm bộ áo gồm có: bộ áo nâu của Đức Bà Núi Carmêlô, bộ áo đỏ của cuộc Khổ nạn Chúa Kitô, bộ áo đen của Bảy sự thương khó Đức Trinh Nữ, bộ áo xanh của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và bộ áo trắng của Chúa Ba Ngôi.
Five Ways
Ngũ chứng đạo. Là năm lý luận cổ điển của thánh Tôma Aquinas để chứng minh sự hiện hữu của Chúa. Chúng là bằng chứng từ các hiệu quả được tạo ra trong thế giới, từ đó một tâm trí không thành kiến có thể kết luận cách hợp lý cho nguồn gốc từ Chúa. Được gọi là Quinque Viae (Ngũ đạo), chúng lý luận rằng: 1. sự biến dịch (thay đổi) trong thế giới hàm chứa một Nguyên Nhân Biến Động Đệ Nhất, là Đấng không biến động, tức không thay đổi; 2. một chuỗi nguyên nhân tác thành và hiệu quả của chúng, được quan sát trong thế giới, đòi hỏi một Nguyên Nhân Tác Thành Đệ Nhất; 3. sự hiện hữu các vật bất tất, tức các hữu thể tình cờ không cần hiện hữu, đòi hỏi phải có một Hữu Thể Tất Yếu, là Hữu thể không thể không hiện hữu; 4. các so sánh tổng quát mà con người làm ra (ít nhiều ‘chân’, ít nhiều ‘thiện’, ít nhiều ‘mỹ’ hay ít nhiều ‘thánh thiện’) đòi hỏi phải có một Hữu Thể Chí Thiện, là Đấng có mọi phẩm chất tốt lành và chân thật; 5. xu hướng của mọi lòai trên Trái đất, sinh vật hay bất động, là họat động hướng về một mục đích rõ ràng, đòi hỏi phải có một Nguyên nhân Cứu Cánh Đệ Nhất, tức một Hữu thể Thông Minh Vô Song, Đấng đang hướng dẫn mọi thụ tạo đi đến một mục đích tiền định.
Five Wounds
Năm dấu thánh, Năm thương tích. Là việc tôn kính cuộc Thương khó của Chúa Kitô bằng cách tập trung vào năm dấu thánh Chúa đã chịu trên bàn tay, trên bàn chân và cạnh sườn. Là sự tôn kính ưa thích của nhiều vị đại thánh, lễ kính Năm Dấu Thánh đã được cử hành ở một số quốc gia trong ngày thứ Sáu thứ tư của mùa Chay. Nó cũng được diễn tả trong Kinh Anima Christi (Kinh Linh hồn Chúa Giêsu), với lời cầu Chúa Kitô “Xin che giấu con trong thương tích Chúa” (Intra tua vulnera absconde me)
Fixed Altar
Bàn thờ cố định. Là một cấu trúc cố định bằng đá, gồm một cái bàn và chân đỡ, được cung hiến chung như một bàn thờ đầy đủ. Chúng không thể được tách rời ra khỏi bàn thờ mà không mất sự cung hiến.
Fixed Feasts
Lễ trọng cố định. Là các lễ có tầm quan trọng khác nhau vào một số ngày trong lịch phụng vụ. Một số lễ trọng là lễ Giáng Sinh, các lễ Đức Mẹ, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, và lễ của các vị Thánh, hoặc được mừng kính trong Giáo hội hòan vũ, như lễ các thánh Tông đồ, hoặc chỉ mừng trong một số quốc gia hay lãnh thổ, chẳng hạn lễ thánh nữ Elizabeth Seton ở Mỹ, hay lễ thánh Andrew Bobola ở Ba Lan.
Fl
Fl, Floruit – Thuở bình sinh.
Flagellants
Người hành xác bằng roi. Là các nhóm người cuồng tín tự hành xác bằng đánh roi nơi công cộng. Mặc dầu đã bị các Đức Giáo hòang lên án nhiều lần, thói tục này vẫn xuất hiện. Sự kỳ vọng thái quá của họ đã phát triển thành lạc giáo, nhất là vào cuối thời Trung Cổ. Trong thời đại ngày nay, việc tự đánh mình nơi riêng tư và vừa phải được nhìn nhận là một hình thức ăn năn đền tội và đạo đức. (Từ nguyên Latinh flagellare, đánh roi, quất roi.)
Flattery
Nịnh hót, nịnh bợ. Là sự ca ngợi giả tạo. Nịnh hót là khen ngợi ai một cách không thành thật. Đây là sự thiếu thành thật trong lời nói hay việc làm, thường với một người nhưng cũng có thể về người ấy, nhằm hưởng lợi ích hay tránh tai hại từ người được khen ngợi. Từ ngữ “nịnh bợ” cũng còn quy về một người được kính trọng bằng sự thừa nhận, mà không nhất thiết bao hàm rằng lời ca ngọi là đúng sự thật.
Flesh (Biblical)
Thân xác, xác thịt, nhục thể, người phàm. Là thân thể của một người như là đối lập với tinh thần của người ấy. Nhưng một cách đặc biệt hơn, xác thịt có nghĩa là một người tương phản với Chúa và tinh thần của Chúa, và do đó tượng trưng cho những gì là đặc trưng của con người, cụ thể là sự chết, yếu đuối và tội lỗi.
Fleur-De-Lis
Hoa huệ. Là một biểu tượng của Đức Trinh Nữ Maria. Là một biểu tượng thời Trung cổ tại Pháp trình bày hoa huệ như là tượng trưng cho lòng thanh sạch. Hoa huệ thường được thấy trong các tranh Truyền Tin, và trên các tranh tường ở đền thánh dâng kính Đức Mẹ.
Flood Or Deluge
Lũ lụt hay hồng thủy. Là từ ngữ Kinh thánh dùng cho việc tiêu diệt loài người bởi nước như là sự trừng phạt của Chúa. Mọi người bị tiêu diệt trừ ra một nhóm ít người được Chúa gìn giữ cách lạ lùng để phát sinh một nòi giống người mới (St 6, 7, 8, 9). Rõ ràng là Chúa gây ra trận hồng thủy bởi vì “ĐỨC CHÚA thấy rằng sự gian ác của con người quả là nhiều trên mặt đất” nên “ĐỨC CHÚA hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất” (St 6:5-7). Do đó, “ĐỨC CHÚA phán sẽ xoá bỏ khỏi mặt đất con người mà Chúa đã sáng tạo". Chúa nói với ông Noah (Nô-ê), “là người công chính, hoàn hảo giữa những người đồng thời" (St 6: 9), lời cảnh báo và đưa ra các chỉ thị chi tiết về cách thức ông và gia đình cùng các loài chim và sinh vật, mỗi loài hai con, có thể được cứu bằng cách vào sống trên một con tàu, trong thời gian hồng thủy xảy ra. Nghiên cứu bằng chứng Kinh thánh cho thấy rằng, Trái đất bị ngập lụt trong khoảng một năm, trước khi ông Noah và những ai trong con tàu rời tàu an toàn, và bắt đầu cuộc sống mới. Trình thuật kết luận với việc Chúa thiết lập giao ước với ông Noah và con cái ông, cho họ làm chủ trái đất, và hứa sẽ không bao giờ có trận hồng thủy nào tiêu diệt thế giới nữa (St 9:7-11).
Flowering Rod
Gậy nở hoa. Là biểu tượng của thánh Giuse, cha nuôi của Chúa Giêsu. Thánh Giuse thường được vẽ kèm với với nhiều hoa huệ nở từ cây gậy, nhằm tôn vinh đức trinh khiết và khiết tịnh của ngài. Truyền thuyết nói rằng người bạn đường của Đức Maria đã được chọn theo cách này. Khoảng từ đầu thế kỷ thứ tư, chúng ta thấy thánh Giuse được trình bày với biểu tượng trên, trong khi phu quân của các người nữ khác, như ông Zechariah (Da-ca-ri-a), được vẽ hình cầm cây gậy cằn cỗi.
Flowers
Hoa. Hoa được sử dụng nhiều trong Giáo hội Công giáo để trang trí bàn thờ, đặt trước các ảnh tượng, và trưng bày trong các đền thánh hay địa điểm hành hương. Hoa không chỉ để trang trí, mà còn là hình thức hy sinh, vì chúng sẽ khô héo và được thay thế bằng hoa tươi khá. Việc trang trí hoa trên chân đèn nến, trên tường và cửa đền thờ đã được nhắc đến trong Kinh thánh (Xh 25:31; I V 6:18).
Flowers (Biblical)
Hoa (Kinh thánh). Các quy chiếu hướng dẫn đến hoa trong Kinh thánh là chủ yếu ám chỉ đến vẻ đẹp hấp dẫn của chúng, nhưng cũng ám chỉ đến bản tính chóng qua của chúng (Tv 103:15; Is 5:34; Mt 6:28-30). Vì vậy hoa tượng trưng cho tính cách nhất thời của các tạo vật xem ra hấp dẫn nhất và làm thích ý nhất trong thế giới này, để so sánh với vẻ đẹp vĩnh cửu và bất biến của Chúa.
Font
Giếng Rửa tội, bình nước thánh. Chỗ chứa nước rửa tội hay nước thánh, thường làm bằng đá, hiếm khi bằng kim loại hoặc bằng gỗ. Các giếng gỗ có phần chứa nước bằng kim loại hay bằng đá. Vào thời Giáo hội sơ khai, khi việc rửa tội người lớn thường được thực hiện bằng việc dìm trong nước, giếng rửa tội là một chậu lớn thấp hơn mặt đất, người tân tòng đứng trong đó và nước được đổ lên người ấy. Còn trong việc rửa tội trẻ em, giếng rửa tội cũng rộng và cao hơn mặt đất để trẻ em dễ được dìm trong nước. Khi việc rửa tội bằng đổ nước đã trở thành luật, các giếng rửa tội trở nên nhỏ hơn và cao hơn, được trang trí đẹp và dần dà có vóc dáng như hiện nay. Giếng được đậy bằng cái nắp. Trong nhiều nhà thờ, giếng rửa tội hoặc đứng riêng trong một nhà nguyện (đền rửa tội), hoặc được rào lại ở một phần riêng của nhà thờ. Các bình nước thánh được đặt trong khu vực tiền đình nhà thờ, hoặc bên trong nhà thờ, và đặt phù hợp ở các cửa ra vào nhà thờ, để cho tín hữu tự chúc lành cho mình khi vào và rời nhà thờ.
Forbidden Books
Sách cấm. Là các sách viết mà người Công giáo bị cấm đọc, trừ khi có lý do nghiêm trọng, bởi vì chúng trái với đức tin hay luân lý Kitô giáo. Danh sách sách cấm đã có từ các thế kỷ đầu tiên; chẳng hạn năm 417, Đức Giáo hòang Innocent cấm tín hữu đọc Kinh thánh ngụy thư. Danh sách khá đầy đủ đầu tiên, gọi là Index Librorum Prohibitorum (Danh sách Sách Cấm), được Tòa Thẩm Tra công bố năm 1557 dưới triều Đức Giáo hòang Phaolô IV. Năm 1571 thánh Giáo hòang Piô V thành lập Bộ Kiểm tra Sách cấm, và Bộ này tồn tại đến năm 1917, khi Đức Giáo hòang Benedict XV chuyển trao trách nhiệm bộ này vào Bộ Thánh Vụ. Khi Bộ Giáo luật được công bố vào năm 1918, có 21 điều riêng biệt (từ điều 1395 đến điều 1405) bàn đền vấn đề các sách cấm, và nhiều hình phạt nặng Giáo hội đặt ra cho những người cố tình bất tuân. Năm 1966 Thánh Bộ Giáo lý Đức tin tuyên bố rằng danh mục sách cấm và các hình phạt tương ứng không còn bị ràng buộc trong luật nữa. Tuy nhiên, không có thay đổi cơ bản nào trong thái độ của Giáo hội đối với việc đọc văn chương trái với chân lý mặc khải. Người công giáo vẫn buộc phải kìm hãm không đọc những gì có thể là nguy hiểm gần cho đức tin và đức hạnh Kitô giáo.
Force
Sức mạnh, thế lực, quyền lực, vũ lực. Trong thần học luân lý, sức mạnh là cái gì phát sinh từ một tác nhân bên ngòai nạn nhân, mà ý chí người này chống đối lại. Nó cũng giống như bạo lực, và bao hàm một tác nhân bên ngòai và sự đối kháng về phía nạn nhân. Do đó, nói cách chính xác, không ai có thể áp đặt vũ lực hay gây ra bạo lực cho mình hoặc cho kẻ khác. Như là luật cơ bản, sức mạnh chỉ có thể tác động các hành vi bên ngoài, chứ không thể tác động các hành vi bên trong của ý chí. Như vậy, các hành vi bên trong là quy về luân lý, dù cho người ấy phải chịu bạo lực bao nhiêu chăng nữa; các hành vi bên ngòai được thực hiện dưới áp lực là không quy về luân lý, miễn là cá nhân từ chối sự đồng ý bên trong.
Foreign Missions
Vùng truyền giáo ở nước ngoài. Là các vùng Phúc âm hóa giữa các dân tộc bên ngoài đất nước của mình. Từ ngữ này hàm ý là đem đức tin Công giáo đến cho người trong vùng đất không Kitô giáo. Nhưng chữ “ở nước ngòai” hiện nay đã bị bỏ đi, do sự giải hóa tính chất Kitô giáo lớn lao diễn ra tại các nước có truyền thống Kitô giáo, và sự phát triển mạnh của Giáo hội nơi các dân tộc mới được truyền giảng Tin Mừng.
Foreordination
Tiền định, tiên bài. Là một phần của định mệnh vốn khẳng định rằng, ngòai sự nhìn thấy tương lai, Chúa thật sự xác định tương lai. Nó tương hợp với sự định trước, và có thể áp dụng cho một sự chọn lựa tự do của con người để làm điều đã được quyết định trước rồi.
Forgery
Giả tạo, giả mạo, ngụy tạo. Là sự bắt chước giả mạo; là làm sai lệnh sự thật gây thiệt hại cho người thứ ba. Trong giáo luật, đây có thể là một lời nói, nhận định hay chứng tá giả tạo và sai sự thật; là câu viết giả mạo trong một văn kiện; trong hành động, là tác phẩm giả mạo hoặc tiền giả. Nó cũng có thể là cố ý sử dụng các sự giả tạo hay giả mạo như vậy.
Forgiveness
Tha thứ, tha tội. Là tha thứ cho một xúc phạm. Giáo hội Công giáo tin rằng tội lỗi được tha thứ là đã được thực sự lấy ra khỏi linh hồn (Ga 20), và không thuần túy được che phủ bởi các công nghiệp của Chúa Kitô. Chỉ có Chúa có thể tha thứ tội lỗi, bởi vì chỉ có Chúa mới tái lập được ơn thánh hóa cho một người đã phạm tội trọng, và bị mất tình trạng ân sủng. Chúa tha thứ tội lỗi cho người thật lòng ăn năn sám hối, qua hành vi ăn năn tội cách trọn, hoặc ngay tức thì qua một bí tích. Các bí tích được hướng chủ yếu vào sự tha thứ tội lỗi là bí tích Rửa tội và Bí tích Hòa giải, và bí tích hướng thứ yếu vào sự tha thứ tội lỗi, với một số điều kiện, là bí tích Xức dầu Bệnh nhân.