SỞ KIỆN - Gần cả một trăm ngàn người Công Giáo đã tham dự Đại Lễ Khai Mạc Năm Thánh trong khi các thánh lễ khai mạc cấp giáo phận cũng được cử hành trên khắp nước.
Tối hôm thứ Hai, 23/11, Đức Hồng y Roger Marie Élie Etchegaray, Phó Niên Trưởng Hồng Y Đoàn; Đức Hồng y André Armand Vingt-Trois, Tổng Giám Mục của Paris, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Pháp, Đức Hồng y Francis Law, Tổng Giám Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Rôma; Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sài Gòn, 30 giám mục Việt Nam của 26 giáo phận, gần 1000 linh mục, trong đó có hàng chục linh mục ngoại quốc đến từ các nước Âu Mỹ; cùng với khoảng 60.000 tín hữu của các giáo phận miền Bắc đã tham dự Đại Lễ Khai Mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam.
Trời Mùa Đông màn đêm buông xuống nhanh, thành ra, buổi lễ khai mạc bắt đầu sớm ngay từ lúc 5g30 bằng việc rước kiệu thánh tích các Thánh Tử Đạo kéo dài một giờ dưới sự chủ sự của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam.
Trong suốt cuộc rước kiệu, cộng đoàn được nhắc nhớ lại giai đoạn 261 năm từ 1625 đến 1686, thời kỳ của 53 “Chỉ Dụ Bách Hại Kitô giáo” được ký bởi các Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn và các Vua triều Nguyễn, càng về sau các chỉ dụ càng khắc nghiệt hơn. Trong giai đoạn này, có khoảng 130.000 Kitô hữu là nạn nhân của các cuộc bách hại lan rộng trên khắp nước.
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ngã xuống thuộc nhiều thành phần khác nhau, trong đó có những người thuộc thời các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha (thế kỷ 16), có các vị thuộc thời các nhà truyền giáo Dòng Đa Minh, Dòng Tên (thế kỷ 17), có những người bị sát hại trong các cuộc đàn áp mang tính chính trị vào thế kỷ 19 và có những vị tử đạo trong thời cộng sản thế kỷ 20 và 21.
Cộng đoàn đã bày tỏ thái độ của mình với khoảng 130.000 Kitô hữu hy sinh vì đức tin trong đó điển hình là 117 vị tử đạo – 96 người Việt Nam, 11 tu sĩ Đa Minh Tây Ban Nha, 10 thành viên của Hội Thừa Sai Paris – được tuyên chân phước vào 4 thời kỳ riêng rẽ: 64 vị được tuyên chân phước vào ngày 27/05/1900 bởi Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, 8 vị được tuyên chân phước vào ngày 20/05/1906 bởi Đức Giáo Hoàng Piô X, 20 vị được tuyên chân phước vào ngày 02/05/1909 bởi Đức Giáo Hoàng Piô X, 25 vị được tuyên chân phước vào ngày 29/04/1951 bởi Đức Giáo Hoàng Piô XII.
Tất cả 117 vị Tử Đạo Việt Nam này được tuyên hiển thánh vào ngày 19/06/1988 bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị dưới sự phản đối dữ dội của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Vào ngày 05/03/2000, thêm một vị tử đạo trẻ được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị tuyên chân phước là Anrê Phú Yên.
Giới trẻ từ nhiều giáo phận khác nhau đã trình diễn hoạt cảnh diễn tả cách mà 117 Vị Thánh Tử Đạo Việt Nam đã đổ máu đào vì đức tin bằng nhiều hình thức khác nhau:
- 76 vị bị trảm đầu.
- 21 vị thắt cổ đến chết
- 9 vị bị tra tấn tàn bạo và chết trong ngục.
- 6 vị bị thiêu sống.
- 5 vị bị chặt từng khúc cho đến chết, thi thể của họ bị băm nát.
Sau khi rước kiệu thánh tích các Thánh Tử Đạo, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt của Hà Nội đã giới thiệu các đức hồng y, giám mục và các vị khách quý đã đến tham dự Thánh Lễ Khai Mạc.
Lễ Khai Mạc trọng thể tiếp nối với Tuyên Bố Khai Mạc Năm Thánh của Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Chủ tịch Ủy Ban Năm Thánh.
Sau Lễ Khai Mạc, Đêm Diễn Nguyện bắt đầu bằng một biển nến để chào đón màn trình diễn hết sức dễ thương của 400 tay kèn và trống theo sau 118 nữ tu Dòng Thánh Phaolô Hà Nội.
Đêm Diễn Nguyện được tiếp nối suốt đêm với phần minh họa phong phú cho lịch sử 350 năm kể từ khi thiết lập 2 giáo phận đầu tiên của Việt Nam (1659-2009) và 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.
Đại Lễ được cử hành tại Sở Kiện, cách Hà Nội 70 km về hướng Nam, và cho đến nay đây là cuộc quy tụ lớn lần thứ hai ở miền Bắc. Cuộc quy tụ lớn đầu tiên là Thánh Lễ hôm 15/8 tại Tòa Giám Mục Xã Đoài, khi hơn nửa triệu người Công Giáo phản đối các cuộc hành hung tàn bạo nhắm vào các linh mục ở Tam Tòa.
Trong khi giới truyền thông cố tình lờ đi sự kiện ở Giáo phận Vinh, thì Lễ Khai Mạc ở Sở Kiện hôm Thứ Hai được đưa tin rộng rãi và được diễn dịch như là “một bằng chứng hùng hồn” cho Chính sách Tự do Tôn giáo của chính quyền Việt Nam.
Tuy nhiên, niềm vui khai mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam phần nào bị phủ bóng mây mù bởi tin Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã đệ đơn từ chức lên Đức Thánh Cha.
Trong buổi thường huấn linh mục hàng năm của Tổng Giáo Phận Hà Nội kết thúc hôm 14/11, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã nói với các linh mục rằng ngài đã trình bày tình trạng sức khỏe xấu đi của mình lên Đức Thánh Cha. Đức Cha Giuse, 57 tuổi, là một trong những giám mục trẻ nhất Việt Nam.
Khi Đức Giám Mục vẫn còn có thể điều hành không mệt mỏi với lịch trình dày đặc trong một Tổng Giáo Phận rộng lớn như thế thì đối với hầu hết người Công Giáo Việt Nam, đằng sau lý do xin về hưu rõ ràng là áp lực dai dẳng từ phía nhà cầm quyền Việt Nam sau hàng loạt tranh cãi về đất đai của Giáo Hội trong những năm gần đây.
Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội đã liên tục kêu gọi sự từ nhiệm của Đức Giám Mục. Hôm 15/10/2008, ông Thảo đã gặp gỡ ngoại giao đoàn và buộc tội rằng “một số giáo sĩ mà đứng đầu là Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã lợi dụng hoạt động tôn giáo, lợi dụng đức tin và sự thiếu hiểu biết của một số giáo dân, cố tình vi phạm pháp luật; đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và Giáo Hội” để cố lái thái độ của các nhà giao hướng đến khả năng chính quyền hành động ảnh hưởng lên các viên chức Giáo Hội.
Ngày hôm sau, tờ Sài Gòn Giải Phóng nhấn mạnh ý định của ông Thảo rằng “Tổng Giám Mục Hà Nội phải được điều chuyển ra khỏi Hà Nội là do uy tín, tín nhiệm của cá nhân ông Kiệt đối với nhân dân Thủ đô, thậm chí đối với cả giáo dân đã không còn nữa”.
Kể từ đó, ông Thảo đã nhiều lần lặp lại lời kêu gọi điều chuyển giám mục và nhiều dịp Đức Tổng Giám Mục đã phải than van về “những cản trở” trong hoạt động mục vụ của ngài. Việc chuẩn bị cho Đại Lễ Khai Mạc Năm Thánh là một thí dụ điển hình.
Tin đồn về Đức Giám Mục “phải ra đi” đã lưu truyền trong người Công Giáo sau chuyến viếng thăm "Ad Limina" của các giám mục Việt Nam hôm 27/06/2009. Tuy nhiên, công bố chính thức về việc đệ đơn về hưu của chính bản thân ngài vẫn gây sốc.
Theo tin từ một số linh mục, chiều hôm 22/11, Lễ Kitô Vua, hàng chục ngàn giáo dân Hà Nội đã tham dự chật kín Nhà Thờ Chánh Tòa Hà Nội để lắng nghe từng lời của Đức Hồng y Roger Etchegaray cùng đồng tế với Đức Tổng Giám Mục của họ.
Bải giảng lễ và diễn từ cuối lễ của Đức Hồng y được Cha Jean-Baptiste Etcharren, Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Paris phiên dịch sang tiếng Việt, cha nói tiếng Việt lưu loát như linh mục Việt Nam. Thậm chí cha còn dám dùng thành ngữ mà chỉ có tiểu thuyết gia và giới trí thức mới dám sử dụng.
Trong diễn từ của mình, Đức Hồng y Roger Etchegaray đã trang trọng trao gậy giám mục của ngài cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt như là món quà và nói rằng ngài không muốn mang nó về Rôma.
Nhiều giờ sau Thánh Lễ, giáo dân Hà Nội vẫn còn tụ tập thành nhóm trước Nhà thờ Chánh tòa để bàn thảo say mê về cử chỉ của Đức Hồng y.
Một số người giải thích rằng đó là cử chỉ mang tính biểu tượng rằng Rôma muốn Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt ở lại Hà Nội và công nhận ngài được nhiều ủng hộ hơn qua cách thức ngoại giao.
Đồng thời, lượng truy cập vào các Website Công Giáo Việt Nam hôm Chúa Nhật tăng vọt ngoài mong đợi nhằm tìm kiếm nguyên văn đoạn ghi âm, đoạn video clip diễn từ của Đức Hồng y Etchegaray. Vài phút sau khi Thánh Lễ kết thúc, Thông Tấn Công Giáo Việt Nam đã đưa lên đoạn ghi âm diễn từ của Đức Hồng y gây nên những thảo luận phấn khích qua cử chỉ của ngài trên các blog cả của người Công Giáo và không Công Giáo.
Một số người, trích lời từ ký giả John L. Allen Jr. của National Catholic Reporter, tuyên bố rằng Đức Hồng y được mệnh danh là người của “nhiệm vụ bất khả thi” của Đức Giáo Hoàng, và rằng ngài là chuyên gia dàn xếp của giáo hoàng, đã từng đại diện cho Đức Gioan Phaolô II trong những sự kiện nóng bỏng như thế ở Việt Nam, Burundi, Trung Quốc, Đông Timor, và Trung Đông.
Vào năm 1989, Đức Hồng y Etchegaray là Đặc sứ Giáo Hoàng đầu tiên của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viếng thăm 10 trong số 25 giáo phận của Việt Nam. Năm sau đó, ngài dẫn đầu Đoàn Đại Biểu Tòa Thánh đàm phán với chính quyền cộng sản.
Ánh hy vọng dường như đã lóe lên từ cử chỉ của Đức Hồng y.
Cũng hôm Chúa Nhật, nhà thờ Chính tòa Hà Nội chật kín người với 10 ngàn giáo dân tham dự Thánh Lễ đồng tế bởi Đức Hồng y Bernard Francis Law và Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt.
Sự hiện diện của Đức Hồng y Hoa Kỳ giữa họ, cùng với rất nhiều lời khuyến khích trong bài giảng của ngài đã làm ấm lòng họ. Bài giảng của ngài được đón nhận trong tiếng vỗ tay vang dội, nhất là khi Đức Hồng y đề cập đến các Thánh Tử Đạo Việt Nam và những đau thương của Giáo Hội Việt Nam.
Tại Bắc Ninh, cách Hà Nội 30 km về phía Bắc, quê hương của làng nghề thủ công và dân ca Quan Họ, Đức Hồng y André Armand Vingt-Trois của Paris cũng được giáo dân chào đón nồng nhiệt khi ngài đồng tế dâng Thánh Lễ Chúa Kitô Vua với Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt của Bắc Ninh và Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh của Kontum.
Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Pháp cũng nhân cơ hội này chiêm ngưỡng Đoàn Nghệ thuật Quan Họ Công Giáo trình diễn những bài hát Quan Họ nổi tiếng và vở “Dụ Ngôn Mười Cô Trinh Nữ”. Trong những năm gần đây các Đoàn Quan Họ Công Giáo đã sáng tác một số vở trích từ Tin Mừng và dùng làm phương tiện loan báo Tin Mừng.
Đức Hồng y Vingt-Trois cũng tặng các giám mục quyển sách mới của ngài mang tựa đề “Evêques, prêtres et diacres” (Giám Mục, linh mục, phó tế) được ngài xuất bản nhân Năm Linh Mục. Ngài cũng sẽ tham dự Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh Giáo phận Bắc Ninh vào sáng 25/11.
Tối hôm thứ Hai, 23/11, Đức Hồng y Roger Marie Élie Etchegaray, Phó Niên Trưởng Hồng Y Đoàn; Đức Hồng y André Armand Vingt-Trois, Tổng Giám Mục của Paris, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Pháp, Đức Hồng y Francis Law, Tổng Giám Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Rôma; Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sài Gòn, 30 giám mục Việt Nam của 26 giáo phận, gần 1000 linh mục, trong đó có hàng chục linh mục ngoại quốc đến từ các nước Âu Mỹ; cùng với khoảng 60.000 tín hữu của các giáo phận miền Bắc đã tham dự Đại Lễ Khai Mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam.
Trời Mùa Đông màn đêm buông xuống nhanh, thành ra, buổi lễ khai mạc bắt đầu sớm ngay từ lúc 5g30 bằng việc rước kiệu thánh tích các Thánh Tử Đạo kéo dài một giờ dưới sự chủ sự của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam.
Trong suốt cuộc rước kiệu, cộng đoàn được nhắc nhớ lại giai đoạn 261 năm từ 1625 đến 1686, thời kỳ của 53 “Chỉ Dụ Bách Hại Kitô giáo” được ký bởi các Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn và các Vua triều Nguyễn, càng về sau các chỉ dụ càng khắc nghiệt hơn. Trong giai đoạn này, có khoảng 130.000 Kitô hữu là nạn nhân của các cuộc bách hại lan rộng trên khắp nước.
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ngã xuống thuộc nhiều thành phần khác nhau, trong đó có những người thuộc thời các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha (thế kỷ 16), có các vị thuộc thời các nhà truyền giáo Dòng Đa Minh, Dòng Tên (thế kỷ 17), có những người bị sát hại trong các cuộc đàn áp mang tính chính trị vào thế kỷ 19 và có những vị tử đạo trong thời cộng sản thế kỷ 20 và 21.
Cộng đoàn đã bày tỏ thái độ của mình với khoảng 130.000 Kitô hữu hy sinh vì đức tin trong đó điển hình là 117 vị tử đạo – 96 người Việt Nam, 11 tu sĩ Đa Minh Tây Ban Nha, 10 thành viên của Hội Thừa Sai Paris – được tuyên chân phước vào 4 thời kỳ riêng rẽ: 64 vị được tuyên chân phước vào ngày 27/05/1900 bởi Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, 8 vị được tuyên chân phước vào ngày 20/05/1906 bởi Đức Giáo Hoàng Piô X, 20 vị được tuyên chân phước vào ngày 02/05/1909 bởi Đức Giáo Hoàng Piô X, 25 vị được tuyên chân phước vào ngày 29/04/1951 bởi Đức Giáo Hoàng Piô XII.
Tất cả 117 vị Tử Đạo Việt Nam này được tuyên hiển thánh vào ngày 19/06/1988 bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị dưới sự phản đối dữ dội của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Vào ngày 05/03/2000, thêm một vị tử đạo trẻ được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị tuyên chân phước là Anrê Phú Yên.
Giới trẻ từ nhiều giáo phận khác nhau đã trình diễn hoạt cảnh diễn tả cách mà 117 Vị Thánh Tử Đạo Việt Nam đã đổ máu đào vì đức tin bằng nhiều hình thức khác nhau:
- 76 vị bị trảm đầu.
- 21 vị thắt cổ đến chết
- 9 vị bị tra tấn tàn bạo và chết trong ngục.
- 6 vị bị thiêu sống.
- 5 vị bị chặt từng khúc cho đến chết, thi thể của họ bị băm nát.
Sau khi rước kiệu thánh tích các Thánh Tử Đạo, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt của Hà Nội đã giới thiệu các đức hồng y, giám mục và các vị khách quý đã đến tham dự Thánh Lễ Khai Mạc.
Lễ Khai Mạc trọng thể tiếp nối với Tuyên Bố Khai Mạc Năm Thánh của Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Chủ tịch Ủy Ban Năm Thánh.
Sau Lễ Khai Mạc, Đêm Diễn Nguyện bắt đầu bằng một biển nến để chào đón màn trình diễn hết sức dễ thương của 400 tay kèn và trống theo sau 118 nữ tu Dòng Thánh Phaolô Hà Nội.
Đêm Diễn Nguyện được tiếp nối suốt đêm với phần minh họa phong phú cho lịch sử 350 năm kể từ khi thiết lập 2 giáo phận đầu tiên của Việt Nam (1659-2009) và 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.
Đại Lễ được cử hành tại Sở Kiện, cách Hà Nội 70 km về hướng Nam, và cho đến nay đây là cuộc quy tụ lớn lần thứ hai ở miền Bắc. Cuộc quy tụ lớn đầu tiên là Thánh Lễ hôm 15/8 tại Tòa Giám Mục Xã Đoài, khi hơn nửa triệu người Công Giáo phản đối các cuộc hành hung tàn bạo nhắm vào các linh mục ở Tam Tòa.
Trong khi giới truyền thông cố tình lờ đi sự kiện ở Giáo phận Vinh, thì Lễ Khai Mạc ở Sở Kiện hôm Thứ Hai được đưa tin rộng rãi và được diễn dịch như là “một bằng chứng hùng hồn” cho Chính sách Tự do Tôn giáo của chính quyền Việt Nam.
Tuy nhiên, niềm vui khai mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam phần nào bị phủ bóng mây mù bởi tin Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã đệ đơn từ chức lên Đức Thánh Cha.
Trong buổi thường huấn linh mục hàng năm của Tổng Giáo Phận Hà Nội kết thúc hôm 14/11, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã nói với các linh mục rằng ngài đã trình bày tình trạng sức khỏe xấu đi của mình lên Đức Thánh Cha. Đức Cha Giuse, 57 tuổi, là một trong những giám mục trẻ nhất Việt Nam.
Khi Đức Giám Mục vẫn còn có thể điều hành không mệt mỏi với lịch trình dày đặc trong một Tổng Giáo Phận rộng lớn như thế thì đối với hầu hết người Công Giáo Việt Nam, đằng sau lý do xin về hưu rõ ràng là áp lực dai dẳng từ phía nhà cầm quyền Việt Nam sau hàng loạt tranh cãi về đất đai của Giáo Hội trong những năm gần đây.
Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội đã liên tục kêu gọi sự từ nhiệm của Đức Giám Mục. Hôm 15/10/2008, ông Thảo đã gặp gỡ ngoại giao đoàn và buộc tội rằng “một số giáo sĩ mà đứng đầu là Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã lợi dụng hoạt động tôn giáo, lợi dụng đức tin và sự thiếu hiểu biết của một số giáo dân, cố tình vi phạm pháp luật; đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và Giáo Hội” để cố lái thái độ của các nhà giao hướng đến khả năng chính quyền hành động ảnh hưởng lên các viên chức Giáo Hội.
Ngày hôm sau, tờ Sài Gòn Giải Phóng nhấn mạnh ý định của ông Thảo rằng “Tổng Giám Mục Hà Nội phải được điều chuyển ra khỏi Hà Nội là do uy tín, tín nhiệm của cá nhân ông Kiệt đối với nhân dân Thủ đô, thậm chí đối với cả giáo dân đã không còn nữa”.
Kể từ đó, ông Thảo đã nhiều lần lặp lại lời kêu gọi điều chuyển giám mục và nhiều dịp Đức Tổng Giám Mục đã phải than van về “những cản trở” trong hoạt động mục vụ của ngài. Việc chuẩn bị cho Đại Lễ Khai Mạc Năm Thánh là một thí dụ điển hình.
Tin đồn về Đức Giám Mục “phải ra đi” đã lưu truyền trong người Công Giáo sau chuyến viếng thăm "Ad Limina" của các giám mục Việt Nam hôm 27/06/2009. Tuy nhiên, công bố chính thức về việc đệ đơn về hưu của chính bản thân ngài vẫn gây sốc.
Theo tin từ một số linh mục, chiều hôm 22/11, Lễ Kitô Vua, hàng chục ngàn giáo dân Hà Nội đã tham dự chật kín Nhà Thờ Chánh Tòa Hà Nội để lắng nghe từng lời của Đức Hồng y Roger Etchegaray cùng đồng tế với Đức Tổng Giám Mục của họ.
Bải giảng lễ và diễn từ cuối lễ của Đức Hồng y được Cha Jean-Baptiste Etcharren, Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Paris phiên dịch sang tiếng Việt, cha nói tiếng Việt lưu loát như linh mục Việt Nam. Thậm chí cha còn dám dùng thành ngữ mà chỉ có tiểu thuyết gia và giới trí thức mới dám sử dụng.
Trong diễn từ của mình, Đức Hồng y Roger Etchegaray đã trang trọng trao gậy giám mục của ngài cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt như là món quà và nói rằng ngài không muốn mang nó về Rôma.
Nhiều giờ sau Thánh Lễ, giáo dân Hà Nội vẫn còn tụ tập thành nhóm trước Nhà thờ Chánh tòa để bàn thảo say mê về cử chỉ của Đức Hồng y.
Một số người giải thích rằng đó là cử chỉ mang tính biểu tượng rằng Rôma muốn Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt ở lại Hà Nội và công nhận ngài được nhiều ủng hộ hơn qua cách thức ngoại giao.
Đồng thời, lượng truy cập vào các Website Công Giáo Việt Nam hôm Chúa Nhật tăng vọt ngoài mong đợi nhằm tìm kiếm nguyên văn đoạn ghi âm, đoạn video clip diễn từ của Đức Hồng y Etchegaray. Vài phút sau khi Thánh Lễ kết thúc, Thông Tấn Công Giáo Việt Nam đã đưa lên đoạn ghi âm diễn từ của Đức Hồng y gây nên những thảo luận phấn khích qua cử chỉ của ngài trên các blog cả của người Công Giáo và không Công Giáo.
Một số người, trích lời từ ký giả John L. Allen Jr. của National Catholic Reporter, tuyên bố rằng Đức Hồng y được mệnh danh là người của “nhiệm vụ bất khả thi” của Đức Giáo Hoàng, và rằng ngài là chuyên gia dàn xếp của giáo hoàng, đã từng đại diện cho Đức Gioan Phaolô II trong những sự kiện nóng bỏng như thế ở Việt Nam, Burundi, Trung Quốc, Đông Timor, và Trung Đông.
Vào năm 1989, Đức Hồng y Etchegaray là Đặc sứ Giáo Hoàng đầu tiên của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viếng thăm 10 trong số 25 giáo phận của Việt Nam. Năm sau đó, ngài dẫn đầu Đoàn Đại Biểu Tòa Thánh đàm phán với chính quyền cộng sản.
Ánh hy vọng dường như đã lóe lên từ cử chỉ của Đức Hồng y.
Cũng hôm Chúa Nhật, nhà thờ Chính tòa Hà Nội chật kín người với 10 ngàn giáo dân tham dự Thánh Lễ đồng tế bởi Đức Hồng y Bernard Francis Law và Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt.
Sự hiện diện của Đức Hồng y Hoa Kỳ giữa họ, cùng với rất nhiều lời khuyến khích trong bài giảng của ngài đã làm ấm lòng họ. Bài giảng của ngài được đón nhận trong tiếng vỗ tay vang dội, nhất là khi Đức Hồng y đề cập đến các Thánh Tử Đạo Việt Nam và những đau thương của Giáo Hội Việt Nam.
Tại Bắc Ninh, cách Hà Nội 30 km về phía Bắc, quê hương của làng nghề thủ công và dân ca Quan Họ, Đức Hồng y André Armand Vingt-Trois của Paris cũng được giáo dân chào đón nồng nhiệt khi ngài đồng tế dâng Thánh Lễ Chúa Kitô Vua với Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt của Bắc Ninh và Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh của Kontum.
Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Pháp cũng nhân cơ hội này chiêm ngưỡng Đoàn Nghệ thuật Quan Họ Công Giáo trình diễn những bài hát Quan Họ nổi tiếng và vở “Dụ Ngôn Mười Cô Trinh Nữ”. Trong những năm gần đây các Đoàn Quan Họ Công Giáo đã sáng tác một số vở trích từ Tin Mừng và dùng làm phương tiện loan báo Tin Mừng.
Đức Hồng y Vingt-Trois cũng tặng các giám mục quyển sách mới của ngài mang tựa đề “Evêques, prêtres et diacres” (Giám Mục, linh mục, phó tế) được ngài xuất bản nhân Năm Linh Mục. Ngài cũng sẽ tham dự Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh Giáo phận Bắc Ninh vào sáng 25/11.