Chúa Nhật Thứ IV Mùa Chay, Năm C
Cứ mỗi lần chia sẻ hay giảng giải về đoạn tin mừng Chúa Nhật IV Mùa Chay C (Lc 15,1-3;11-32) tôi thường bị cám dỗ phân tích tỉ mỉ từng chi tiết hình ảnh người con thứ, tạm gọi là đứa con hoang đàng. Phân tích tỉ mỉ theo kiểu chú giải Thánh Kinh cũng có, theo cái nhìn tu đức cũng có, rồi sau đó áp dụng cho hoàn cảnh hiện nay. Và không thể bỏ qua, nói đúng hơn là luôn nhấn mạnh đến hình ảnh người cha nhân hậu. Còn hình ảnh người con cả, tuy có phân tích, nhưng chỉ như vai phụ.
Khi người con thứ xin cha chia gia tài là lúc nó muốn cha nó chết quách cho rồi, vì theo luật bấy giờ người con chỉ được nhận gia tài khi cha đã qua đời. Nhiều người, đặc biệt kể từ thế kỷ Ánh sáng đến nay đã bị cám dỗ muốn “Thiên Chúa biến đi” để mình được tự do và thực sự là mình, mà nói theo ngôn ngữ triết học là để mình khỏi bị vong thân. “Con không cha như nhà không nóc”. Một người con khi đã muốn giết cha thì bất cứ sự xấu xa nào cũng có thể làm. Ăn chơi đàn đúm là chuyện tất yếu kéo theo, nhiều khi chỉ là chuyện nhỏ. Hậu quả nhãn tiền của chuyện ác giả ác báo vẫn thường xảy ra đây đó. Sau thoáng lên mây thì xuống kiếp đọa đày là điều vẫn thường thấy. Mang kiếp đốn mạt, thua cả heo vốn là sự không thể tưởng theo quan niệm của người Do Thái lúc bấy giờ, thế mà đó là thực trạng của đứa con bất hiếu, hoang đàng. Quay đầu là bờ ư? Anh này chỉ biết nghỉ đến cái bụng mình thôi. Kẻ gian vốn thường làm ra vẻ ngoan. Môi dẻo, lưỡi cũng lắt léo với câu thú tội đã nhẩm đi nhẩm lại để khỏi vấp.
Bóng càng đen thì ảnh càng rực sáng. Không ngại ngần ẩn mình hay chết đi, không chỉ với đứa kêu xin, mà với cả đứa còn lại. Người cha đã chia gia tài cho cả hai. Có nhiều kiểu nói không thành lời nhưng luôn đầy ý. Người con cả tuy ở trong nhà, nhưng anh ta không thực sống phận con thì người cha vẫn không tồn tại trong tâm khảm của anh. Dù con không nhìn hay chẳng nhận thì cha vẫn mãi là cha: “mọi sự của cha cũng là của con.” Từng ngày, từng giờ, ông còn mỏi mòn ngóng trông đứa con xa nhà. Ô kìa nó đây! Ông vội chạy đến ôm con hôn lấy hôn để, bất kể mùi uế tạp lẫn bụi đường khắp cả mình con. Không cần nghe trọn lời xưng thú, cũng chẳng cần tra khảo thứ loại tội hay số lần nó đã phạm: Phạm tội gì? Phạm ra sao? Phạm mấy lần?...“Mau đem áo đẹp ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào tay cậu, xỏ giày vào chân cậu!” Tình yêu cha đủ làm con sạch hơn mọi thứ nước của trần gian. ông lại còn sai bắt con bê đã vỗ béo để mở tiệc ăn mừng. Quả là một sự chuẩn bị trong niềm hy vọng sắt son. Tình yêu là thế: Không bao giờ chịu bó tay vì chẳng hề thất vọng bao giờ.
Không cần biết lý do, cũng chẳng cần xem xét quá khứ của nó, chỉ biết là nó đang ở đây, nghĩa là con ta đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy. Từ câu chuyện kể đến cảnh hiện thực trên đồi sọ năm xưa: “Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 26-3,43).
Hỏng! Hỏng hết Chúa ơi! Thương yêu kiểu này thật là vô lý. Chỉ tổ vẽ đường cho hươu chạy hay bắc cầu cho chuột leo mà thôi. Xin đừng làm cớ cho người ta ỉ lại! Thế là hỏng, hỏng hết! Chúa yêu thương kiểu này thì người ta tha hồ ăn chơi sa đọa mà chỉ cần một chút sám hối là dư lời cả Nước Trời. Lại có người chẳng cần đến các bí tích, lễ lạc, chẳng cần vào tòa xưng thú tội lỗi, chắc họ sẽ theo anh em Tin lành mất thôi. Dứt khoát không thể được. Xin Chúa hãy mau sửa lại câu chuyện này, kẻo nhân loại hư hết, hỏng hết mà thôi.
Dù trời đất có qua đi, nhưng lời của Chúa sẽ không hề thay đổi (x.Mt 5,18). Có thể chúng ta đã lầm. Chuyện kể của Chúa Giêsu sở dĩ có ra là vì nhiều người biệt phái và luật sĩ năm xưa đã thấy khó chịu, khi nhiều người thu thuế và tội lỗi năng lui tới với Người. Họ đã lẩm bẩm, xầm xì trong ganh tị và cả tức tối. Vì họ không chấp nhận những người ấy là huynh đệ của mình. Chính Chúa Giêsu đã từng minh định rằng Người đến không phải để kêu gọi người công chính nhưng là người tội lỗi. Thầy thuốc không cần cho người mạnh khỏe mà là tội nhân. Như thế chuyện Chúa Giêsu kể không cố ý nhấn mạnh đến người con thứ bỏ nhà ra đi, nhưng là người con cả đang ở trong nhà. Chính khi anh ta loại bỏ người em là lúc anh ta tự loại mình ra khỏi tình cha.
Tình Chúa mãi luôn bao la. Người muốn tất cả mọi người đều được hưởng ân tình của Người. Tình yêu thì không cần hội đủ điều kiện. Dù chỉ một cơ hội nhỏ nhoi thôi cũng đủ để cho tình yêu lên ngôi. Tình Chúa vượt quá mọi tình cha thế trần. Người chính là nguồn của mọi tình phụ tử. Là người cha thì lắm khi không cần con cái trực tiếp báo hiếu hay đáp đền công đức. Chỉ cần chúng nó yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong nghĩa tình huynh đệ. Thế là đã đủ.
Đọc Tin mừng chúng ta sẽ càng xác tín chân lý này. Chúa sẽ xử với chúng ta không theo những gì chúng ta đã làm cho Người mà theo những gì chúng ta đã làm cho nhau. Không xét đoán tha nhân thì Chúa sẽ không xét đoán chúng ta. Nếu ta tha thứ cho tha nhân thì Chúa sẽ thứ tha cho chúng ta. Khi ta làm một điều thiện bé nhỏ cho một trong những người bé mọn thì Thiên Chúa không chỉ lấy đấu đã dằn, đã lắc mà đong đổ sự thiện hảo cho chúng ta mà Người còn tặng ban hạnh phúc Nước Trời cho chúng ta (x.Lc 6,36-38; Mt 25,31-46)
Lạy Cha chúng con ở trên trời…Xin Cha tha nợ cho chúng con…(Mt 6,9-13) Chưa xin thì Chúa cũng đã ban ơn tha thứ, vì Chúa Kitô đã chết cho chúng ta khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch. Chưa xin thì Chúa cũng đã nhận chúng ta làm con, vì Người đã yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một…(Ga 3,16)
Chúa yêu thương, ban ơn tha thứ cho loài người chúng ta thật quá dễ dàng và nhiều khi ta lầm tưởng như là quá hoang phí. Quả đúng vậy. Dường như là một quy luật: Đã thương thì không hề tiếc, đã yêu thì chẳng bao giờ tính toán, so đo. Tuy nhiên để nhận được tình yêu, thì cần phải có điều kiện nào đó. Và cái điều kiện không thể thiếu để có thể đón nhận tình yêu của Cha trên trời, đó là chúng ta phải đón nhận nhau là anh chị em. Điều kiện nay xem ra không dễ. Nếu một ai đó, một người bé mọn hay một kẻ gian ác không có tí chỗ nào trong trái tim chúng ta, thì khi ấy mới thực sự là hỏng hết, hỏng hết.
Để có thể đặt những người không dễ thương mà lại còn đáng ghét vào một chỗ nhỏ trong trái tim chúng ta thì Thánh Lễ, các bí tích, việc cầu nguyện… luôn cần thiết, vì không có ơn Chúa chúng ta không thể làm được sự gì (x. Ga 15,5).
Cứ mỗi lần chia sẻ hay giảng giải về đoạn tin mừng Chúa Nhật IV Mùa Chay C (Lc 15,1-3;11-32) tôi thường bị cám dỗ phân tích tỉ mỉ từng chi tiết hình ảnh người con thứ, tạm gọi là đứa con hoang đàng. Phân tích tỉ mỉ theo kiểu chú giải Thánh Kinh cũng có, theo cái nhìn tu đức cũng có, rồi sau đó áp dụng cho hoàn cảnh hiện nay. Và không thể bỏ qua, nói đúng hơn là luôn nhấn mạnh đến hình ảnh người cha nhân hậu. Còn hình ảnh người con cả, tuy có phân tích, nhưng chỉ như vai phụ.
Khi người con thứ xin cha chia gia tài là lúc nó muốn cha nó chết quách cho rồi, vì theo luật bấy giờ người con chỉ được nhận gia tài khi cha đã qua đời. Nhiều người, đặc biệt kể từ thế kỷ Ánh sáng đến nay đã bị cám dỗ muốn “Thiên Chúa biến đi” để mình được tự do và thực sự là mình, mà nói theo ngôn ngữ triết học là để mình khỏi bị vong thân. “Con không cha như nhà không nóc”. Một người con khi đã muốn giết cha thì bất cứ sự xấu xa nào cũng có thể làm. Ăn chơi đàn đúm là chuyện tất yếu kéo theo, nhiều khi chỉ là chuyện nhỏ. Hậu quả nhãn tiền của chuyện ác giả ác báo vẫn thường xảy ra đây đó. Sau thoáng lên mây thì xuống kiếp đọa đày là điều vẫn thường thấy. Mang kiếp đốn mạt, thua cả heo vốn là sự không thể tưởng theo quan niệm của người Do Thái lúc bấy giờ, thế mà đó là thực trạng của đứa con bất hiếu, hoang đàng. Quay đầu là bờ ư? Anh này chỉ biết nghỉ đến cái bụng mình thôi. Kẻ gian vốn thường làm ra vẻ ngoan. Môi dẻo, lưỡi cũng lắt léo với câu thú tội đã nhẩm đi nhẩm lại để khỏi vấp.
Bóng càng đen thì ảnh càng rực sáng. Không ngại ngần ẩn mình hay chết đi, không chỉ với đứa kêu xin, mà với cả đứa còn lại. Người cha đã chia gia tài cho cả hai. Có nhiều kiểu nói không thành lời nhưng luôn đầy ý. Người con cả tuy ở trong nhà, nhưng anh ta không thực sống phận con thì người cha vẫn không tồn tại trong tâm khảm của anh. Dù con không nhìn hay chẳng nhận thì cha vẫn mãi là cha: “mọi sự của cha cũng là của con.” Từng ngày, từng giờ, ông còn mỏi mòn ngóng trông đứa con xa nhà. Ô kìa nó đây! Ông vội chạy đến ôm con hôn lấy hôn để, bất kể mùi uế tạp lẫn bụi đường khắp cả mình con. Không cần nghe trọn lời xưng thú, cũng chẳng cần tra khảo thứ loại tội hay số lần nó đã phạm: Phạm tội gì? Phạm ra sao? Phạm mấy lần?...“Mau đem áo đẹp ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào tay cậu, xỏ giày vào chân cậu!” Tình yêu cha đủ làm con sạch hơn mọi thứ nước của trần gian. ông lại còn sai bắt con bê đã vỗ béo để mở tiệc ăn mừng. Quả là một sự chuẩn bị trong niềm hy vọng sắt son. Tình yêu là thế: Không bao giờ chịu bó tay vì chẳng hề thất vọng bao giờ.
Không cần biết lý do, cũng chẳng cần xem xét quá khứ của nó, chỉ biết là nó đang ở đây, nghĩa là con ta đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy. Từ câu chuyện kể đến cảnh hiện thực trên đồi sọ năm xưa: “Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 26-3,43).
Hỏng! Hỏng hết Chúa ơi! Thương yêu kiểu này thật là vô lý. Chỉ tổ vẽ đường cho hươu chạy hay bắc cầu cho chuột leo mà thôi. Xin đừng làm cớ cho người ta ỉ lại! Thế là hỏng, hỏng hết! Chúa yêu thương kiểu này thì người ta tha hồ ăn chơi sa đọa mà chỉ cần một chút sám hối là dư lời cả Nước Trời. Lại có người chẳng cần đến các bí tích, lễ lạc, chẳng cần vào tòa xưng thú tội lỗi, chắc họ sẽ theo anh em Tin lành mất thôi. Dứt khoát không thể được. Xin Chúa hãy mau sửa lại câu chuyện này, kẻo nhân loại hư hết, hỏng hết mà thôi.
Dù trời đất có qua đi, nhưng lời của Chúa sẽ không hề thay đổi (x.Mt 5,18). Có thể chúng ta đã lầm. Chuyện kể của Chúa Giêsu sở dĩ có ra là vì nhiều người biệt phái và luật sĩ năm xưa đã thấy khó chịu, khi nhiều người thu thuế và tội lỗi năng lui tới với Người. Họ đã lẩm bẩm, xầm xì trong ganh tị và cả tức tối. Vì họ không chấp nhận những người ấy là huynh đệ của mình. Chính Chúa Giêsu đã từng minh định rằng Người đến không phải để kêu gọi người công chính nhưng là người tội lỗi. Thầy thuốc không cần cho người mạnh khỏe mà là tội nhân. Như thế chuyện Chúa Giêsu kể không cố ý nhấn mạnh đến người con thứ bỏ nhà ra đi, nhưng là người con cả đang ở trong nhà. Chính khi anh ta loại bỏ người em là lúc anh ta tự loại mình ra khỏi tình cha.
Tình Chúa mãi luôn bao la. Người muốn tất cả mọi người đều được hưởng ân tình của Người. Tình yêu thì không cần hội đủ điều kiện. Dù chỉ một cơ hội nhỏ nhoi thôi cũng đủ để cho tình yêu lên ngôi. Tình Chúa vượt quá mọi tình cha thế trần. Người chính là nguồn của mọi tình phụ tử. Là người cha thì lắm khi không cần con cái trực tiếp báo hiếu hay đáp đền công đức. Chỉ cần chúng nó yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong nghĩa tình huynh đệ. Thế là đã đủ.
Đọc Tin mừng chúng ta sẽ càng xác tín chân lý này. Chúa sẽ xử với chúng ta không theo những gì chúng ta đã làm cho Người mà theo những gì chúng ta đã làm cho nhau. Không xét đoán tha nhân thì Chúa sẽ không xét đoán chúng ta. Nếu ta tha thứ cho tha nhân thì Chúa sẽ thứ tha cho chúng ta. Khi ta làm một điều thiện bé nhỏ cho một trong những người bé mọn thì Thiên Chúa không chỉ lấy đấu đã dằn, đã lắc mà đong đổ sự thiện hảo cho chúng ta mà Người còn tặng ban hạnh phúc Nước Trời cho chúng ta (x.Lc 6,36-38; Mt 25,31-46)
Lạy Cha chúng con ở trên trời…Xin Cha tha nợ cho chúng con…(Mt 6,9-13) Chưa xin thì Chúa cũng đã ban ơn tha thứ, vì Chúa Kitô đã chết cho chúng ta khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch. Chưa xin thì Chúa cũng đã nhận chúng ta làm con, vì Người đã yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một…(Ga 3,16)
Chúa yêu thương, ban ơn tha thứ cho loài người chúng ta thật quá dễ dàng và nhiều khi ta lầm tưởng như là quá hoang phí. Quả đúng vậy. Dường như là một quy luật: Đã thương thì không hề tiếc, đã yêu thì chẳng bao giờ tính toán, so đo. Tuy nhiên để nhận được tình yêu, thì cần phải có điều kiện nào đó. Và cái điều kiện không thể thiếu để có thể đón nhận tình yêu của Cha trên trời, đó là chúng ta phải đón nhận nhau là anh chị em. Điều kiện nay xem ra không dễ. Nếu một ai đó, một người bé mọn hay một kẻ gian ác không có tí chỗ nào trong trái tim chúng ta, thì khi ấy mới thực sự là hỏng hết, hỏng hết.
Để có thể đặt những người không dễ thương mà lại còn đáng ghét vào một chỗ nhỏ trong trái tim chúng ta thì Thánh Lễ, các bí tích, việc cầu nguyện… luôn cần thiết, vì không có ơn Chúa chúng ta không thể làm được sự gì (x. Ga 15,5).