Nhân dịp Năm thánh của Giáo hội Công giáo Việt Nam và 55 năm ngày mất của linh mục – học giả Leopold Cadiere (1955-2010) -- Uỷ ban văn hoá HĐGMVN và Toà TGM Huế cùng đứng ra tổ chức cuộc hội thảo khoa học về thân thế và sự nghiệp của cha. Cuộc hội thảo sẽ diễn ra trong 3 ngày 7, 8, 9-9-2010 tại Trung tâm Mục vụ giáo phận Huế số 6 Nguyễn Trường Tộ.
Trong 3 ngày hội thảo, các tham dự viên sẽ được nghe 14 bài thuyết trình của cả các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, Công giáo và ngoài Công giáo như GM Nguyễn Thái Hợp, GS Trần Văn Toàn (Pháp), LM JB Etcharren (MEP), LM Gerard Moussay (Pháp), nhà văn Nguyên Ngọc, GS Hoàng Dũng (Saigòn)…Các tham dự viên cũng có dịp đến viếng mộ cha Leopold Cadiere, thăm đại chủng viện Kim Long (Huế).
Linh mục Cadiere sinh ngày 14-2-1869 ở gần Aix-en Provence, học chủng viện của Hội thừa sai Paris và được truyền chức linh mục ngaỳ 24-9-1892. Tháng 10 năm 1892, cha được cử sang Việt Nam và đến Huế ngày 23-12-1892. Cha đã được giao coi sóc nhiều giáo xứ như Tam Toà ( nay thuộc giáo phận Vinh), Cự Lạc, Cổ Vưu, Di Loan… và tham gia giảng dạy tại tiểu chủng viện An Ninh, trường Pellerin, đại chủng viện Huế.
Sự nghiệp khoa học của cha rất đáng nể. Cha đã để lại tới gần 250 công trình khảo cứu về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt. Trong đó đáng kể là Ngữ âm học Việt Nam (1902), Di tích lịch sử Quảng Bình (1903), Lũy Thày Đồng Hới (1906), Tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của người Việt (3 tập)…Cha sáng lập ra tờ Hội đô thành hiếu cổ (Association des Amis du Vieux Huê) được coi là tạp chí khoa học có giá trị nhất ở Đông Dương lúc bấy giờ. Cha giữ rất nhiều chức danh trong các hội khoa học như Hội địa lý Hà Nội, Hội nghiên cứu Đông Dương Sài Gòn, Hội thuần dưỡng ở Paris, Viện sĩ Viện thông tấn Viện hàn lâm Aix, Viện hàn lâm khoa học thuộc địa và Bảo tàng khoa học Đông Dương. Cha cũng tham gia hội đồng khoa học Đông Dương và Viện nghiên cứu nhân văn Đông Dương, đặc biệt gắn bó với Viện Viễn đông bác cổ Pháp và trở thành giám đốc đầu tiên của Viện Louis Finot.
Sau biến cố Nhật đảo chính Pháp năm 1945, cha bị giam giữ 15 tháng ở Huế. Năm 1953, chính quyền đưa cha về Quảng Bình sang vùng quân đội Pháp quản lý. Giáo hội muốn đưa cha về Pháp để nghỉ dưỡng tuổi già nhưng cha xin được ở lại Việt Nam và qua đời tại Huế ngày 6-7-1955. Cha được an táng tại nghĩa trang Phú Xuân và nay nằm trong khuôn viên đại chủng viện Huế.
Cuộc đời và sự nghiệp của cha Cadiere để lại nhiều bài học quý giá. Cha cũng phải coi sóc giáo xứ, cũng phải giảng dạy, làm mục vụ. Vậy mà cha còn để lại rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị.
Có một câu hỏi đặt ra: vì sao cha Cadiere lại say sưa nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam? Cha đã trả lời: “Vì đã nghiên cứu và hiểu người Việt nên quả thật tôi yêu mến họ. Tôi yêu mến họ vì trí thông minh, nhạy bén trong suy nghĩ… Tôi yêu mến họ vì các đức hạnh tinh thần…Tôi yêu mến họ vì tính tình của họ…Tôi yêu mến họ vì họ khổ”.
Toà TGM Huế đã tổ chức nhiều cuộc Toạ đàm khoa học thành công với sự tham dự của cả ngàn người nên chắc chắn cuộc hội thảo sẽ đem lại nhiều hữu ích không chỉ cho các tham dự viên mà cả các nhà nghiên cứu trong đạo ngoài đời.
Trong 3 ngày hội thảo, các tham dự viên sẽ được nghe 14 bài thuyết trình của cả các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, Công giáo và ngoài Công giáo như GM Nguyễn Thái Hợp, GS Trần Văn Toàn (Pháp), LM JB Etcharren (MEP), LM Gerard Moussay (Pháp), nhà văn Nguyên Ngọc, GS Hoàng Dũng (Saigòn)…Các tham dự viên cũng có dịp đến viếng mộ cha Leopold Cadiere, thăm đại chủng viện Kim Long (Huế).
Linh mục Cadiere sinh ngày 14-2-1869 ở gần Aix-en Provence, học chủng viện của Hội thừa sai Paris và được truyền chức linh mục ngaỳ 24-9-1892. Tháng 10 năm 1892, cha được cử sang Việt Nam và đến Huế ngày 23-12-1892. Cha đã được giao coi sóc nhiều giáo xứ như Tam Toà ( nay thuộc giáo phận Vinh), Cự Lạc, Cổ Vưu, Di Loan… và tham gia giảng dạy tại tiểu chủng viện An Ninh, trường Pellerin, đại chủng viện Huế.
Sự nghiệp khoa học của cha rất đáng nể. Cha đã để lại tới gần 250 công trình khảo cứu về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt. Trong đó đáng kể là Ngữ âm học Việt Nam (1902), Di tích lịch sử Quảng Bình (1903), Lũy Thày Đồng Hới (1906), Tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của người Việt (3 tập)…Cha sáng lập ra tờ Hội đô thành hiếu cổ (Association des Amis du Vieux Huê) được coi là tạp chí khoa học có giá trị nhất ở Đông Dương lúc bấy giờ. Cha giữ rất nhiều chức danh trong các hội khoa học như Hội địa lý Hà Nội, Hội nghiên cứu Đông Dương Sài Gòn, Hội thuần dưỡng ở Paris, Viện sĩ Viện thông tấn Viện hàn lâm Aix, Viện hàn lâm khoa học thuộc địa và Bảo tàng khoa học Đông Dương. Cha cũng tham gia hội đồng khoa học Đông Dương và Viện nghiên cứu nhân văn Đông Dương, đặc biệt gắn bó với Viện Viễn đông bác cổ Pháp và trở thành giám đốc đầu tiên của Viện Louis Finot.
Sau biến cố Nhật đảo chính Pháp năm 1945, cha bị giam giữ 15 tháng ở Huế. Năm 1953, chính quyền đưa cha về Quảng Bình sang vùng quân đội Pháp quản lý. Giáo hội muốn đưa cha về Pháp để nghỉ dưỡng tuổi già nhưng cha xin được ở lại Việt Nam và qua đời tại Huế ngày 6-7-1955. Cha được an táng tại nghĩa trang Phú Xuân và nay nằm trong khuôn viên đại chủng viện Huế.
Cuộc đời và sự nghiệp của cha Cadiere để lại nhiều bài học quý giá. Cha cũng phải coi sóc giáo xứ, cũng phải giảng dạy, làm mục vụ. Vậy mà cha còn để lại rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị.
Có một câu hỏi đặt ra: vì sao cha Cadiere lại say sưa nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam? Cha đã trả lời: “Vì đã nghiên cứu và hiểu người Việt nên quả thật tôi yêu mến họ. Tôi yêu mến họ vì trí thông minh, nhạy bén trong suy nghĩ… Tôi yêu mến họ vì các đức hạnh tinh thần…Tôi yêu mến họ vì tính tình của họ…Tôi yêu mến họ vì họ khổ”.
Toà TGM Huế đã tổ chức nhiều cuộc Toạ đàm khoa học thành công với sự tham dự của cả ngàn người nên chắc chắn cuộc hội thảo sẽ đem lại nhiều hữu ích không chỉ cho các tham dự viên mà cả các nhà nghiên cứu trong đạo ngoài đời.