Bùi Môn, tính đến nay đã tràn đầy 55 hồng ân (1955 – 2010), một thời gian khá dài được tắm mình trong dòng suối tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Cùng với bao biến cố đau thương, vui buồn nay Giáo xứ từng bước thay da đổi thịt, trưởng thành không ngừng.

Xem hình ảnh

Bùi Môn hôm nay có thể nói là một trong những giáo xứ điển hình, nổi bật của Giáo hạt Hốc Môn: số tín hữu ngày một gia tăng, những sinh hoạt truyền thống đạo đức được duy trì, những sinh hoạt ngoại khóa ngày càng nhiều nhất là lòng đạo đức được sâu sắc hơn... Dưới sự hướng dẫn đầy nhiệt thành của một mục tử, Cha chánh xứ Phêrô Nguyễn Ngọc Vượng và Ban Thường Vụ Hội Đồng Giáo Xứ trẻ trung, năng động cùng sự hiệp thông, liên đới của 6 giáo khu và các đoàn thể công giáo đã giúp giáo xứ trưởng thành hơn. Đặc biệt trong Năm Thánh Hồng Ân của Giáo Hội Mẹ Việt Nam, Giáo xứ được chọn là nơi hành hương của Giáo hạt. Đây cũng là hồng ân vô cùng lớn lao để giáo dân xứ Bùi có quyền tự hào vì được tắm mình trong dòng sữa của ân sủng. Mọi người, từ bé đến lớn càng phấn khởi và đạo đức. Xin tạ ơn Thiên Chúa.

Mừng lễ Bổn mạng

Trong ngày lễ Bổn Mạng của Giáo xứ, cộng đoàn đã thay mặt giáo phận để chầu Thánh Thể, từ 8g đến 16g, với sự nhiệt tình và lòng mến của bà con 6 giáo khu, các hội đoàn, các cá nhân trong giáo xứ và ngoài giáo xứ để nhận ơn toàn xá.

Trước thánh lễ mừng trọng thể, giáo xứ duy trì truyền thống đạo đức tốt đẹp rước kiệu chung quanh khuôn viên thánh đường. Cuộc rước kiệu long trọng, sốt sắng. Và theo lời của cha chánh xứ, từ nhiều năm nay, chưa có cuộc rước nào long trọng, đầy đủ và tràn đầy tình hiệp thông, biểu lộ rõ ràng khẩu hiệu của Năm Thánh Hồng Ân của Giáo Hội: Mầu nhiệm, Hiệp thông, Sứ vụ. Ngoài 2 kiệu chính của Giáo xứ là kiệu Đức Mẹ và Đức Giêsu Vua Vũ Trụ, còn có 6 kiệu của 6 giáo khu hiệp thông, chia sẻ vui mừng. Sự hiện diện đông đảo của bà con giáo dân, của quý chức, Quý ân nhân và của các đoàn thể công giáo trong giáo xứ càng thêm phấn khởi.

Một điều mà ai cũng nhận ra hồng ân mà Thiên Chúa che chở, bảo vệ Giáo xứ, đó là việc Người đã mở rộng “bàn tay”, che phủ bầu trời, cho đoàn rước diễn ra tốt đẹp. Và khi đoàn rước vừa kết thúc, đoàn đồng tế vào thánh đường thì cơn mưa đã đổ xuống. Thêm một lần nữa, Giáo xứ lại được tắm mình trong dòng sông của ân sủng, trong sự hiệp thông nguyện cầu của rất nhiều người.

Ước mong, cùng với sự hướng dẫn của cha chánh xứ đương nhiệm; trong sự chở che, bảo trợ của Chúa Giêsu – Vua vũ trụ ban cho giáo xứ luôn sống trong tình Chúa, trong sự hiệp nhất của tình người để trở thành dấu chỉ tình yêu cho vương quốc của Thiên Chúa.

Bùi môn, ước mong sẽ là một vương quốc của tình yêu Giêsu.

Lm. Giuse Nguyễn Minh Đức

Bài giảng LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ

Kính thưa Quí tu si nam nữ, qúi cộng đoàn,

Hôm nay cả Giáo Hội trên trời và dưới đất cùng mừng vui, chúc tụng và tôn vinh Chúa Kitô - Vua vũ trụ. Đây cũng là mốc điểm kết thúc một năm phụng vụ. Năm phụng vụ được khai mở bằng mầu nhiệm Nhập thể, khai triển qua mầu nhiệm tử nạn, phục sinh để rồi kết thúc bằng vương quyền viên mãn của Đức Kitô. Hay nói cách khác, cụ thể và dễ hiểu hơn: Chúa Kitô chính là Alpha và là Omega, là khởi đầu và là cùng đích của vũ trụ và lịch sử nhân loại. Bởi vậy, thật ý nghĩa khi Giáo Hội Mẹ gọi mời con cái mình chiêm ngắm Đức Kitô, Vua vũ trụ. Chỉ một mình Ngài mới là vua đích thực. Chỉ một mình Ngài mới là Đấng để con người lệ thuộc, gắn bó và tôn thờ bằng cả con người mình.

Song để hiểu, để sống trọn vẹn nội dung đích thực của ngày lễ Chúa Kitô Vua hôm nay, hơn nữa lại là lễ Bổn mạng của Giáo xứ, chúng ta cần tìm hiểu tước hiệu Vua Kitô dưới ánh sáng Lời Chúa hôm nay như thế nào? và việc tuyên xưng Đức Kitô là vua như thế sẽ mang lại ý nghĩa gì cho cuộc sống người Kitô hữu chúng ta?

1. Vương quyền của Đức Kitô

Trong bất cứ một cộng đồng con người, xã hội và nhất là trong lãnh vực chính trị tước hiệu vua luôn gợi lên một hình ảnh độc tôn, độc tài, độc đoán xa cách con người, khiến con người sợ sệt. Bởi vậy, đối với Đức Kitô, trong cuộc đời trần thế, Ngài dứt khoát vượt thắng cám dỗ về quyền bính, quyền đế vương này. Chẳng hạn có lần, sau phép lạ hoá bánh ra nhiều, dân chúng tôn phong Ngài làm vua, nhưng Ngài tránh đi nơi khác. Hay như trong tin mừng nhất lãm, khi Ngài bị treo trên thập giá như một tử tội, thì người ta gọi Người là vua dân Do Thái, nhưng là để nhạo báng Người. Vì thế, có thể nói: Đức Giêsu chưa hề một lần ngồi trên ngai vàng, cũng không hề một lần làm vua một quốc gia nào hay vua một mảnh đất nào, dù là như một ông vua lưu vong… Thế thì ta phải hiểu vương quyền của Người thế nào?

Tin mừng hôm nay cho chúng ta câu trả lời rõ nghĩa nhất, đầy đủ nhất. Tin mừng Luca viết: Ngay khi Đức Giêsu bị đóng đinh trên thập giá, giữa hai tên gian phi … phía trên đầu Người, có bản án viết: Đây là vua người Do Thái… Đấy, quá rõ ràng. Hình ảnh một con người bị treo lủng lẳng, không áo quần che thân; giữa bọn đạo tặc… lại là vua, lại là chúa. Thế mới lạ. Thế mới nhiệm mầu. Chính cái lạ thường đó mới giúp chúng ta hiểu đúng, hiểu rõ hơn Chúa Giêsu làm vua như the nào và Nước của Ngài là gì

Chúa Giêsu làm vua và thống trị con người bằng một cuộc đời: một cuộc đời hy sinh từ bỏ, bằng cái chết tức tưởi, đẫm máu trên thập giá. Chính từ cái chết đó đã phát sinh sự sống. Chính sự quên mình đó đã sinh ra tình yêu. Một sự sống, một tình yêu mà suốt cuộc đời Người đã thực hiện và không ngừng dạy bảo môn đệ: "Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của kẻ đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình" (Ga 15,13). “Tôi đến để anh em sống và sống dồi dào hơn” (Ga 10, 10). Người đã thiết lập vương quốc của mình bằng cái chết vì tình yêu. Sống là chết vì tình yêu, cho tình yêu và thống trị là hạ mình phục vụ cho đến chết vì sự sống và cho sự sống của kẻ khác. Như lời bài hát L?i V?ng Tình Yu, nh?c si Ð? Vy H? đã họa lại, rằng: Chỉ vì tình yêu, Chúa chịu nhục thân chết cho trần gian. Vì Ngài chỉ đến sống cho tình yêu, chết cho tình yêu, để cứu muôn người lỗi tội, đưa về trời đẹp tươi...”. Và như lời Thánh Phaolo gửi cho Colose đã viết rằng: “Thiên Chúa đã giao hòa vạn vật nhờ Người và vì Người, nhờ máu Người đã đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa ban hòa bình trên trời dưới đất…” (Cl 1, 20).

Như thế, Vương Quốc của Chúa Giêsu là vương quốc tình yêu, quyền hành của Người là vương quyền của tình yêu, hầu cứu độ con người. Và chính vì lý do này, khi bị nộp trước quan tổng trấn La mã, tay bị trói, đầu đội mão gai… Ngài đã phủ nhận rằng: Nước tôi không thuộc về thế gian này.

2. Tham dự vào vương quyền của Ngài

Mừng lễ Chúa Kitô-vua vũ trụ, bên cạnh việc chúng ta tuyên xưng vương quyền của Đức Kitô, tôn vinh Ngài là Vua, là Chúa… thì lẽ đương nhiên, chúng ta sẽ là con dân của Ngài, chúng ta sẽ sống và bước đi trong vương quốc của Ngài. Điều này trước hết sẽ dẫn đưa chúng ta đến một thái độ cần có trong đời sống đức tin. Đó là lòng kính sợ Thiên Chúa, tin tưởng vào sự sống đời sau, về một vương quốc đích thực mà mỗi người mong đợi được bước vào. Hãy thực sự chọn Đức Kitô là Vua, là Cứu Chúa đời mình. Hãy bước đi trong đường lối của Ngu?i. Chỉ nơi Người, chúng ta mới tìm được sự sống viên mãn cho chính mình.

Và dĩ nhiên, lời mời gọi này sẽ hướng chúng ta là con dân ph?i sống tinh thần của chính Đức Vua, là hy sinh, là yêu thương, là tự hiến với toàn thể con người… như vua của mình. Hay nói khác đi, nếu Đức Kitô là Vua Tình yêu của chúng ta thì chúng ta cũng được mời gọi đi con đường của Đức Kitô đã đi: con đường của yêu thương, phục vụ để xây dựng vương quốc của Ngài trên trần gian này; tiếp tục xây dựng vương quốc của huynh đệ, vương quốc của tình thương, vương quốc của công lý và hoà bình… Nhưng đó là một thách đố rất lớn đối với mọi người, song không phải là không làm được.

Chúng ta biết Đức Hồng Y Phanxico Nguyễn Văn Thuận chứ. Một con người của sự sống, của tình yêu, của hy vọng. Trong những ngày chuẩn bị án phong thánh cho ngài, có rất nhiều bài viết về ngài. Trong đó có một bài, với tựa đề: Lời chứng của một tù nhân, do Hòa Giang Đỗ Hữu Nghiêm tổng hợp, giới thiệu đã diễn tả về con người của ngài: nơi ngài không bao giờ có một cử chỉ, một bộc lộ uất hận hằn thù, mà chỉ có yêu thương tràn đày với mọi người, không chỉ đối với những ai có liên quan đến việc bắt giam ngài, hành xử bất kỳ cách nào đối với Ngài. Ông trích dẫn:

Một ngày nọ có một người canh tù hỏi tôi (ĐHY):

- Ông có yêu chúng tôi không?

- ÐHY: Có chứ, tôi yêu các anh

- Nhưng mà chúng tôi đã bỏ tù ông bao nhiêu năm, mà không xét xử, không kết án, vậy mà ông lại yêu chúng tôi à? Đây là điều không thể tin được! Có lẽ không thật đâu!"

- ÐHY: Tôi đã ở với ông nhiều năm, như ông thấy đó, đúng không?

- Khi nào ông được tự do, ông sẽ không sai bổn đạo đến nhà chúng tôi và giết người thân của chúng tôi đãy chứ?

- ÐHY: Không, ngay cả khi các anh có muốn giết tôi đi nữa, tôi vẫn yêu các anh".

- Mà tại sao?

- ÐHY: Bởi vì Chúa Giêsu đã dậy tôi yêu thương tất cả mọi người, kể cả kẻ thù. Nếu không làm như thế, tôi sẽ không xứng đáng là Kitô hữu nữa, không xứng là công dân của Ngài!

Vâng, với ĐHY sống và đối xử với tất cả mọi người bằng tình yêu thì quả là quá dễ dàng. Ngài đã biết bắt trước CGS trần trụi trên thập giá, lột trần những gì là bản tính con người để sống tình yêu hy sinh, dâng hiến; phục vụ bạn tù như CGS đã quỳ xuống rửa chân; tha thứ cho kẻ thù, cho người đánh đập, bắt bớ, hành hạ ngài. Làm được như thế, vì đơn giản ngài có trái tim của Thiên Chúa. Còn chúng ta, tôi thiết nghĩ, chúng ta cũng có thể làm được như ĐHY, chúng ta cũng có thể trở thành thánh nếu chúng ta luôn biết yêu thương như Chúa đã yêu chúng ta; hay nếu chúng ta biết đặt để Chúa làm vua lòng mình.

Và mỗi lần, chúng ta biết xây dựng tình yêu ấy bằng một cử chỉ của yêu thương, của tha thứ cho người người chúng ta gặp gỡ, cho những người trong gia đình, trong cộng đoàn Giáo xứ… dù là nhỏ bé nhất, thì chắc chắn chúng ta cũng sẽ nhận được lời hứa của Đức Giêsu: Hôm nay đây, con sẽ ở cùng Ta trong vương quốc của Ta.

Lạy Chúa, xin đổ tràn tâm hồn con tình yêu của Ngài, để con yêu và sống dấn thân như Ngài. Xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con và biết mọi người, để con yêu Chúa yêu người như Chúa đã yêu thương con. Và đó cũng là cách chúng con chinh phục lòng người, lòng đời hôm nay. Amen