EVIAN - Các nhà lãnh đạo khối G8 đã ra một loạt tuyên bố tại hội nghị ở Pháp, kêu gọi cải thiện y tế, cung cấp nước sạch cho các nước nghèo và trao đổi thương mại công bằng hơn với các nước đang phát triển.
Các quan chức Pháp nói thông cáo chung của hội nghị sẽ là tài liệu dài năm trang tóm tắt các quyết định đưa ra tại hội nghị và đã được thông báo cho dư luận. Một chi tiết mới sẽ là các tuyên bố về tình hình chính trị-xã hội ở nhiều nơi trên thế giới.
Các quan chức Anh nói hội nghị sẽ chính thức lên án tình hình tại Zimbabwe vì sự bắt giữ đối với một loạt chính trị gia đối lập.
Sẽ có lời kêu gọi các nước châu Phi khác tăng cường sức ép buộc tổng thống Mugabe phải nới lỏng sự đàn áp tại Zimbabwe.
Tổng thống Bush hiện đã ở Ai Cập và vì thế sẽ không có mặt trong ngày cuối của hội nghị, nhưng tổng thống Pháp Chirac đã bất ngờ lên tiếng ủng hộ các nỗ lực của ông Bush tại Trung Đông.
Một trong những chú ý lớn nhất tại hội nghị là cuộc gặp giữa hai vị nguyên thủ Pháp và Mỹ. Nhưng ông Jacques Chirac đã gạt bỏ tin nói là có bất đồng giữa hai phía:
“Chúng tôi đã có cuộc gặp rất tích cực bộc lộ niềm tin chung về khả năng của thế giới sẽ đạt được những tiến bộ lớn hơn. Đây là một thông điệp của niềm tin và tôi quan sát thấy có một thông điệp giống vậy đến từ phía Mỹ, các nước châu Âu khác, Nhật và Nga.”
Chống khủng bố
Tổng thống Bush đã đạt được điều mà ông muốn trước khi tới hội nghị.
Phía Mỹ đã đề xuất một loạt biện pháp thắt chặt an ninh trên máy bay và các phương tiện vận tải khác.
Thứ trưởng ngoại giao phụ trách kinh tế của Mỹ, Alan Larson, giải thích ngày 11/9 có ảnh hưởng lớn tới kinh tế Mỹ và kinh tế toàn thế giới.
“Chúng tôi thấy rằng trong các vụ khủng bố, một trong những mục tiêu thật sự của khủng bố là phá hoại kinh tế. Tôi nghĩ đây chính là mục tiêu của vụ đánh bom Bali. Vì thế các biện pháp chúng tôi đưa ra không chỉ để giữ an toàn cho người dân mà còn giúp phát triển kinh tế.”
Trong cuộc họp, khối G8 đã mô tả khủng bố và việc phân phối vũ khí hủy diệt hàng loạt là mối đe dọa lớn cho an ninh quốc tế.
Các nước cũng cảnh cáo Bắc Hàn và Iran vì chương trình hạt nhân tại các nước này.
Lãnh đạo các cường quốc hùng mạnh nhất thế giới nói rằng họ quan tâm đến kinh tế toàn cầu, phát triển quốc tế và vấn đề vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Nhưng như thường lệ, nhiều người sợ rằng sẽ có khoảng cách lớn giữa tuyên bố và chính sách thực thi trên thực tế.(bbc)
Các quan chức Pháp nói thông cáo chung của hội nghị sẽ là tài liệu dài năm trang tóm tắt các quyết định đưa ra tại hội nghị và đã được thông báo cho dư luận. Một chi tiết mới sẽ là các tuyên bố về tình hình chính trị-xã hội ở nhiều nơi trên thế giới.
Các quan chức Anh nói hội nghị sẽ chính thức lên án tình hình tại Zimbabwe vì sự bắt giữ đối với một loạt chính trị gia đối lập.
Sẽ có lời kêu gọi các nước châu Phi khác tăng cường sức ép buộc tổng thống Mugabe phải nới lỏng sự đàn áp tại Zimbabwe.
Tổng thống Bush hiện đã ở Ai Cập và vì thế sẽ không có mặt trong ngày cuối của hội nghị, nhưng tổng thống Pháp Chirac đã bất ngờ lên tiếng ủng hộ các nỗ lực của ông Bush tại Trung Đông.
Một trong những chú ý lớn nhất tại hội nghị là cuộc gặp giữa hai vị nguyên thủ Pháp và Mỹ. Nhưng ông Jacques Chirac đã gạt bỏ tin nói là có bất đồng giữa hai phía:
“Chúng tôi đã có cuộc gặp rất tích cực bộc lộ niềm tin chung về khả năng của thế giới sẽ đạt được những tiến bộ lớn hơn. Đây là một thông điệp của niềm tin và tôi quan sát thấy có một thông điệp giống vậy đến từ phía Mỹ, các nước châu Âu khác, Nhật và Nga.”
Chống khủng bố
Tổng thống Bush đã đạt được điều mà ông muốn trước khi tới hội nghị.
Phía Mỹ đã đề xuất một loạt biện pháp thắt chặt an ninh trên máy bay và các phương tiện vận tải khác.
Thứ trưởng ngoại giao phụ trách kinh tế của Mỹ, Alan Larson, giải thích ngày 11/9 có ảnh hưởng lớn tới kinh tế Mỹ và kinh tế toàn thế giới.
“Chúng tôi thấy rằng trong các vụ khủng bố, một trong những mục tiêu thật sự của khủng bố là phá hoại kinh tế. Tôi nghĩ đây chính là mục tiêu của vụ đánh bom Bali. Vì thế các biện pháp chúng tôi đưa ra không chỉ để giữ an toàn cho người dân mà còn giúp phát triển kinh tế.”
Trong cuộc họp, khối G8 đã mô tả khủng bố và việc phân phối vũ khí hủy diệt hàng loạt là mối đe dọa lớn cho an ninh quốc tế.
Các nước cũng cảnh cáo Bắc Hàn và Iran vì chương trình hạt nhân tại các nước này.
Lãnh đạo các cường quốc hùng mạnh nhất thế giới nói rằng họ quan tâm đến kinh tế toàn cầu, phát triển quốc tế và vấn đề vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Nhưng như thường lệ, nhiều người sợ rằng sẽ có khoảng cách lớn giữa tuyên bố và chính sách thực thi trên thực tế.(bbc)