Tại sao trẻ luôn muốn cha mẹ làm điều gì đó cho chúng? Làm sao giúp chúng có tính độc lập, không ỷ lại?

Bé Minh, 4 tuổi, là một đứa bé thành thạo và năng động. Vấn đề là nó không chịu tự làm. Chị Kim, mẹ bé Minh, nói: “Nó không chịu mặc áo, dọn dẹp đồ chơi, thậm chí còn tè ra quần!”.

Khi trẻ tự làm có thể trẻ sợ làm sai, hoặc muốn được chú ý nhiều. Cũng có thể trẻ chỉ quen người khác làm giúp nên lười biếng và ỷ lại vào người khác. TS Becky Bailey, tác giả cuốn Easy to Love. Difficult to Discipline, nói: “Bất kỳ lý do gì thì trẻ cũng sẽ khá hơn nếu trẻ được giúp sống độc lập hơn. Hãy thử áp dụng 3 quy luật này:

Khuyến khích. Chẳng hạn cha mẹ có thể nói: “Con mang một chiếc trước, rồi mang chiếc kia sau”. Sau đó hãy khuyến khích: “Giỏi quá, con tự mang giày được rồi đó!”.

Gợi lòng tự ái. Lúc yên tĩnh, hãy bảo trẻ nói ba điều mà nó có thể tự làm. Sau đó bảo trẻ thực hiện điều trẻ vừa nói. Nếu trẻ ngần ngại, hãy khuyến khích trẻ tiếp tục thực hiện.

Vui chơi. Trẻ muốn cha mẹ chú ý, đó là yêu cầu của nó được bảo đảm. Nhưng nếu trẻ muốn cha mẹ chơi với nó, hãy dành chút thời gian chơi với nó rồi nhẹ nhàng phân tích để trẻ dần hiểu giá trị của tính độc lập.

Nhiều cha mẹ nói con cái họ không biết làm cái này, cái nọ. Họ nuông chiều con cái mà cứ tưởng là thương chúng, và rồi lại than phiền và so sánh con mình với con người khác. Hãy nhớ rằng không ai sinh ra đã biết làm thành thạo, cần phải có thời gian và nỗ lực bản thân để tự hoàn thiện. Không biết làm và lười biếng hoặc ỷ lại là những điều khác nhau. Không biết mà không chịu làm thì không bao giờ biết, và tất nhiên không thể thành thạo.

Văn ôn, võ luyện. Ngay cả những kỹ năng mà chúng ta gọi là năng khiếu hoặc thiên phú, nếu không tích cực trau dồi thì cũng sẽ mai một. Không biết mà chịu khó trau dồi thì cũng sẽ khá hơn. Thiên tài thần đồng âm nhạc Wolfgang Mozart (27/1/1756 – 4/12/1791) là nghệ sĩ dương cầm lúc 6 tuổi và là nhà soạn nhạc tài danh lúc 18 tuổi, nhưng ông chỉ khá hơn sau khi được học thêm về âm nhạc. Học và hành rất quan trọng, nhất là với trẻ.

Hãy dạy trẻ biết sống độc lập để lợi ích cho chính bản thân chúng và không là gánh năng của người khác. Cái gì cũng có thể trở thành thói quen, vấn đề đó là thói quen tốt hay xấu.

Với người Công giáo, dạy trẻ độc lập về tín ngưỡng cũng là điều quan trọng: Dạy trẻ biết cầu nguyện và cảm tạ Chúa, cầu nguyện không chỉ cho riêng mình, cho gia đình, cho dân tộc,… mà còn cầu nguyện cho những người khác dù có vẻ “không liên quan” tới mình – chẳng hạn các nạn nhân sóng thần, động đất, lũ lụt, tai nạn, cầu nguyện cho các linh hồn và cho người mới qua đời mà mình biết, dù chỉ khi đi đường nhìn thấy. Đó là tình hiệp thông của 3 giáo hội (vinh quang, chiến đấu, và đau khổ). Hãy khuyến khích trẻ biết cảm nhận về Lòng Thương Xót Chúa qua cuộc sống đời thường, và còn nhiều điều khác cần thiết cho đời sống đức tin của một con người…