Thứ Sáu vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Gioan Phaolô II Để Nghiên Cứu Về Hôn Nhân và Gia Đình, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã đọc một bài diễn văn quan trọng, trong đó, ngài nhấn mạnh tới nền giáo lý về tình yêu nhân bản đã được vị tiền nhiệm ủy thác cho Viện này, một nền giáo lý bao gồm một suy tư sâu sắc về thân xác con người cần được nghiên cứu, tìm tòi và phân phối. Muốn tìm ra thể thống nhất cho hành trình của con người, ta cần phối hợp nền thần học thân xác với nền thần học tình yêu.
Nhắc lại các công trình của Michelangelo qua những "thân xác ẩn dấu tinh thần", Đức Giáo Hoàng nói rằng thay vì chống lại tinh thần, thân xác chính là chỗ tinh thần có thể cư ngụ. Dưới ánh sáng nhận định này, ta có thể nói: "thân xác ta không trì trệ, nặng nề, nhưng chúng biết nói ngôn ngữ yêu thương chân chính, nếu ta biết lắng nghe nó". Ngôn ngữ này trước nhất cho ta biết nguồn cội sáng tạo của thân xác, và do đó, ý nghĩa con thảo của nó, nhờ đó con người biết chấp nhận mình, biết giao hòa mình với thiên nhiên, với thế giới. Tiếp theo việc sáng tạo ra Adong là việc sáng tạo ra Evà. Xác thân, tiếp nhận từ Thiên Chúa, được mời gọi làm cho sự phối hợp tình yêu giữa một người đàn ông và một người đàn bà trở thành khả hữu để lưu truyền sự sống. Trước khi sa ngã, thân xác Adong và thân xác Evà xuất hiện trong một hòa hợp trọn vẹn. Trong chúng có một ngôn ngữ không do họ tạo ra, một eros (tình yêu) bắt rễ ngay trong bản nhiên họ, cùng mời gọi họ tiếp nhận lẫn nhau từ Thiên Chúa và nhờ thế có thể hiến thân cho nhau. Cho nên, trong tình yêu, Đức Thánh Cha quả quyết, con người được tái tạo, vũ trụ của người khác và cái "chúng tôi" được sinh ra... không phải là lời nói "không" đối với khoái lạc và niềm vui sống, nhưng là một lời nói "có" vĩ đại đối với tình yêu, như một thông hiệp sâu sắc gữa hai con người, như một lên đường với nhau hướng tới viên mãn, như tình yêu trở thành có thể sản sinh sự sống và đại độ chào đón sự sống mới vừa sinh ra.
Nhưng thân xác ấy cũng chứa đựng một ngôn ngữ tiêu cực: nó nói với ta về một áp chế người khác, về dục vọng muốn chiếm hữu và khai thác. Ngôn ngữ ấy chắc chắn không nằm trong ý định nguyên thủy của Thiên Chúa, nhưng là hoa trái của tội lỗi. Khi bị tách rời khỏi ý nghĩa con thảo, khỏi sợi dây nối kết với Đấng Hóa Công, thân xác bèn nổi loạn chống lại chính con người, mất hết khả năng làm cho hiệp thông trong sáng và trở thành mảnh đất tiếm đoạt người khác. Đó không phải là thảm kịch của tính dục sao, thảm kịch mà ngày nay đang tiếp tục tự đóng kín trong cái vòng lẩn quẩn của chính thân xác và chủ nghĩa duy cảm của mình, không làm sao đạt được thỏa mãn hoàn toàn.
Nhân vật chính trong vở "The Satin Slipper" của Paul Claudel từng nói với người yêu: "anh không có khả năng thực hiện được lời hứa mà thân xác anh đã làm cho em" nhưng được người yêu đáp lại: "thân xác đổ vỡ chứ không hẳn lởi hứa...". Ở đây, Đức Giáo Hoàng nhận định: đúng thế, Sa Ngã không phải là lời cuối cùng về thân xác trong lịch sử cứu rỗi. Thiên Chúa cũng đã hiến tặng con người một cuộc hành trình cứu chuộc thân xác, mà ngôn ngữ của nó được bảo tồn trong gia đình. Nếu sau cuộc Sa Ngã, Evà nhận được tên Mẹ Sinh Linh, thì điều này muốn chứng tỏ rằng quyền lực tội lỗi không thành công trong việc xóa nhòa ngôn ngữ nguyên thủy của thân xác, ơn phúc sự sống mà Thiên Chúa vẫn tiếp tục cung hiến khi người đàn ông và người đàn bà kết hợp thành một thân xác. Gia đình là nơi nền thần học thân xác và nền thần học tình yêu gặp nhau. Chính tại đây, ta học được sự tốt lành của thân xác, chứng tá về một nguồn gốc tốt lành của nó, ngay trong cảm nghiệm yêu thương ta nhận được từ mẹ cha...
Một tiếng nói khác bênh vực cuộc sống gia đình
Cha John Flynn, LC, trên bản tin Zenit ngày 15 tháng 5, cho hay: một bản phúc trình mới đây về gia đình của Cơ Quan Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế cũng có cùng một "giáo lý" về gia đình như Đức Bênêđíctô XVI. Một công bố báo chí đi kèm bản phúc trình công bố hôm 27 tháng 4 vừa qua, quả quyết rằng gia đình là nguồn chủ yếu của hỗ trợ tài chánh và xã hội cho con người cũng như phương thế căn bản của tình liên đới. "Gia đình cung cấp bản sắc, tình yêu, sự chăm sóc, dưỡng dục và phát triển cho các thành viên và tạo nên cốt lõi cho nhiều mạng lưới xã hội".
Tuy nhiên, bản phúc trình cho hay các cha mẹ đang gặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp việc làm với những cam kết của gia đình. Bản phúc trình kêu gọi các chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ gia đình bằng trợ giúp tài chánh, nghỉ hộ sản và thủ tục làm việc mềm dẻo. Cơ Quan trên cho hay: tính trung bình, chi tiêu công cho phúc lợi các gia đình chỉ vào khoảng 2.2% tổng sản lượng các quốc gia
Một nghiên cứu khác được hai bác sĩ John Gallacher và David Gallacher thuộc Trường Y Khoa Đại HỌc Cardiff công bố cũng cho thấy hôn nhân tốt cho cả hai vợ chồng lẫn con cái, cả về phương diện sức khỏe: nhóm sống thọ nhất chính là nhóm có gia đình.
Nhắc lại các công trình của Michelangelo qua những "thân xác ẩn dấu tinh thần", Đức Giáo Hoàng nói rằng thay vì chống lại tinh thần, thân xác chính là chỗ tinh thần có thể cư ngụ. Dưới ánh sáng nhận định này, ta có thể nói: "thân xác ta không trì trệ, nặng nề, nhưng chúng biết nói ngôn ngữ yêu thương chân chính, nếu ta biết lắng nghe nó". Ngôn ngữ này trước nhất cho ta biết nguồn cội sáng tạo của thân xác, và do đó, ý nghĩa con thảo của nó, nhờ đó con người biết chấp nhận mình, biết giao hòa mình với thiên nhiên, với thế giới. Tiếp theo việc sáng tạo ra Adong là việc sáng tạo ra Evà. Xác thân, tiếp nhận từ Thiên Chúa, được mời gọi làm cho sự phối hợp tình yêu giữa một người đàn ông và một người đàn bà trở thành khả hữu để lưu truyền sự sống. Trước khi sa ngã, thân xác Adong và thân xác Evà xuất hiện trong một hòa hợp trọn vẹn. Trong chúng có một ngôn ngữ không do họ tạo ra, một eros (tình yêu) bắt rễ ngay trong bản nhiên họ, cùng mời gọi họ tiếp nhận lẫn nhau từ Thiên Chúa và nhờ thế có thể hiến thân cho nhau. Cho nên, trong tình yêu, Đức Thánh Cha quả quyết, con người được tái tạo, vũ trụ của người khác và cái "chúng tôi" được sinh ra... không phải là lời nói "không" đối với khoái lạc và niềm vui sống, nhưng là một lời nói "có" vĩ đại đối với tình yêu, như một thông hiệp sâu sắc gữa hai con người, như một lên đường với nhau hướng tới viên mãn, như tình yêu trở thành có thể sản sinh sự sống và đại độ chào đón sự sống mới vừa sinh ra.
Nhưng thân xác ấy cũng chứa đựng một ngôn ngữ tiêu cực: nó nói với ta về một áp chế người khác, về dục vọng muốn chiếm hữu và khai thác. Ngôn ngữ ấy chắc chắn không nằm trong ý định nguyên thủy của Thiên Chúa, nhưng là hoa trái của tội lỗi. Khi bị tách rời khỏi ý nghĩa con thảo, khỏi sợi dây nối kết với Đấng Hóa Công, thân xác bèn nổi loạn chống lại chính con người, mất hết khả năng làm cho hiệp thông trong sáng và trở thành mảnh đất tiếm đoạt người khác. Đó không phải là thảm kịch của tính dục sao, thảm kịch mà ngày nay đang tiếp tục tự đóng kín trong cái vòng lẩn quẩn của chính thân xác và chủ nghĩa duy cảm của mình, không làm sao đạt được thỏa mãn hoàn toàn.
Nhân vật chính trong vở "The Satin Slipper" của Paul Claudel từng nói với người yêu: "anh không có khả năng thực hiện được lời hứa mà thân xác anh đã làm cho em" nhưng được người yêu đáp lại: "thân xác đổ vỡ chứ không hẳn lởi hứa...". Ở đây, Đức Giáo Hoàng nhận định: đúng thế, Sa Ngã không phải là lời cuối cùng về thân xác trong lịch sử cứu rỗi. Thiên Chúa cũng đã hiến tặng con người một cuộc hành trình cứu chuộc thân xác, mà ngôn ngữ của nó được bảo tồn trong gia đình. Nếu sau cuộc Sa Ngã, Evà nhận được tên Mẹ Sinh Linh, thì điều này muốn chứng tỏ rằng quyền lực tội lỗi không thành công trong việc xóa nhòa ngôn ngữ nguyên thủy của thân xác, ơn phúc sự sống mà Thiên Chúa vẫn tiếp tục cung hiến khi người đàn ông và người đàn bà kết hợp thành một thân xác. Gia đình là nơi nền thần học thân xác và nền thần học tình yêu gặp nhau. Chính tại đây, ta học được sự tốt lành của thân xác, chứng tá về một nguồn gốc tốt lành của nó, ngay trong cảm nghiệm yêu thương ta nhận được từ mẹ cha...
Một tiếng nói khác bênh vực cuộc sống gia đình
Cha John Flynn, LC, trên bản tin Zenit ngày 15 tháng 5, cho hay: một bản phúc trình mới đây về gia đình của Cơ Quan Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế cũng có cùng một "giáo lý" về gia đình như Đức Bênêđíctô XVI. Một công bố báo chí đi kèm bản phúc trình công bố hôm 27 tháng 4 vừa qua, quả quyết rằng gia đình là nguồn chủ yếu của hỗ trợ tài chánh và xã hội cho con người cũng như phương thế căn bản của tình liên đới. "Gia đình cung cấp bản sắc, tình yêu, sự chăm sóc, dưỡng dục và phát triển cho các thành viên và tạo nên cốt lõi cho nhiều mạng lưới xã hội".
Tuy nhiên, bản phúc trình cho hay các cha mẹ đang gặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp việc làm với những cam kết của gia đình. Bản phúc trình kêu gọi các chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ gia đình bằng trợ giúp tài chánh, nghỉ hộ sản và thủ tục làm việc mềm dẻo. Cơ Quan trên cho hay: tính trung bình, chi tiêu công cho phúc lợi các gia đình chỉ vào khoảng 2.2% tổng sản lượng các quốc gia
Một nghiên cứu khác được hai bác sĩ John Gallacher và David Gallacher thuộc Trường Y Khoa Đại HỌc Cardiff công bố cũng cho thấy hôn nhân tốt cho cả hai vợ chồng lẫn con cái, cả về phương diện sức khỏe: nhóm sống thọ nhất chính là nhóm có gia đình.