Đức Giáo Hoàng kêu gọi chấm dứt đầu cơ lương thực để không còn nạn đói
Vatican City (AsiaNews) - Có lương thực để ăn là quyền căn bản trong cuộc sống mỗi người, nhưng trong khi sản lượng lương thực thế giới hoàn toàn có khả năng nuôi dưỡng dân số toàn cầu, thì có rất nhiều, và quá nhiều trẻ em trong số đó lại không được tiếp cận với lương thực, bởi vì "ngay cả lương thực cũng trở thành chủ đề của đầu cơ hoặc có liên quan đến xu hướng của một thị trường mất kiểm soát và thị trường tài chính vốn thiếu các nguyên tắc đạo đức nhất định và chỉ dựa trên mục tiêu duy nhất là lợi nhuận". Điều này đã Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bày tỏ và ngài đã tái khẳng định nguyên tắc của liên đới như là "một tiêu chí thiết yếu cho mọi chính sách và chiến lược, để làm cho hoạt động quốc tế và các văn kiện luật lệ của nó phục vụ hiệu quả cho toàn thể gia đình nhân loại và nhất là người yếu nhất".
Lắng nghe diễn từ của Đức Giáo Hoàng sáng ngày 01/07/2011 là các tham dự viên Hội nghị lần thứ 37 của Tổ Chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), những người được nghe Đức Thánh Cha minh họa sự cấp bách vì "một mô hình phát triển không chỉ xem xét quy mô kinh tế của nhu cầu hay độ tin cậy của các chiến lược kỹ thuật để được theo đuổi, mà còn cần xem xét các chiều kích nhân bản của mỗi sáng kiến và khả năng đạt được tình huynh đệ đích thực, dựa trên lời kêu gọi khẩn khoản mang tính đạo đức 'cho kẻ đói ăn', vốn thuộc về tình cảm của lòng trắc ẩn được viết bằng con tim và nhân bản của mỗi người và trong đó Giáo Hội đã tính đến các công việc của lòng thương xót. Từ quan điểm này, các cơ quan tổ chức của cộng đồng quốc tế được mời gọi hoạt động phù hợp với nhiệm vụ của họ để giữ gìn các giá trị của phẩm giá con người bằng cách loại bỏ thái độ khép kín và không chừa chỗ cho các yêu cầu đặc biệt thường vẫn diễn ra như là sự quan tâm của công chúng".
Đức Thánh Cha ưu tư: "Suy nghĩ của tôi vào thời điểm này là hướng đến hoàn cảnh khốn khó của hàng triệu trẻ em là nạn nhân trước tiên của thảm kịch phải chịu số phận bi đát sớm bị chậm phát triển về thể chất và tâm lý, phải chịu các hình thức áp bức mới nhận được dinh dưỡng tối thiểu. Sự quan tâm đến các thế hệ trẻ có thể là một cách để chống lại việc từ bỏ công việc đồng án ở nông thôn, để giúp toàn thể các các cộng đồng, mà sự sống sót bị đe dọa bởi nạn đói, thấy tự tin hơn cho tương lai của họ. Thực vậy, cần phải được lưu ý rằng các cam kết và nghĩa vụ theo sau nhằm hỗ trợ và giúp đỡ thiết thực thường bị giới hạn trong trường hợp khẩn cấp, mà quên rằng một quan niệm chặt chẽ về phát triển phải có khả năng phát họa một tương lai cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng bằng cách thăng tiến các mục tiêu dài hạn".
Ngài giải thích: "Vì vậy các sáng kiến cũng nên được đưa ra cho toàn thể cộng đồng quốc tế để tái khám phá giá trị của gia đình nông thôn cần phải được nâng đỡ, cũng như phải là vai trò trung tâm để đạt được an ninh lương thực ổn định. Thực tế, ở các vùng nông thôn, các gia đình truyền thống cam kết thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bằng việc truyền tải kinh nghiệm từ cha mẹ sang con cái không chỉ về trồng trọt hay bảo quản và phân phối lương thực, mà còn truyền thụ cách sống, các nguyên tắc giáo dục, văn hóa, tôn giáo, khái niệm về tính thánh thiêng của con người trong mọi giai đoạn tồn tại của con người. Các gia đình nông thôn là một mô hình không chỉ làm việc, mà là sống và biểu hiện cụ thể tình liên đới, trong đó khẳng định vai trò thiết yếu của phụ nữ".
Đức Thánh Cha đi đến kết luận: "Chúng ta biết rằng mục tiêu của an ninh lương thực là một đòi hỏi nhân bản đích thực. Đảm bảo nó vì sự hiện diện của các thế hệ cũng có nghĩa là bảo vệ nó từ sự khai thác điên cuồng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bởi vì cuộc đua để tiêu thụ và lãng phí dường như bỏ qua bất kỳ sự chú ý nào đến di truyền và đa dạng sinh học, vốn mang tầm quan trọng lớn lao cho các hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, ý tưởng về độc quyền sở hữu các nguồn tài nguyên này là trái ngược với lời kêu gọi của Thiên Chúa để người Nam và người Nữ ‘nuôi dưỡng và bảo vệ’ trái đất (x. St 2,8-17) dự phần thăng tiến việc sử dụng hàng hoá của sáng tạo, một mục tiêu mà các quy tắc đa phương và hoạt động quốc tế chắc chắn có thể giúp đạt được".
Vatican City (AsiaNews) - Có lương thực để ăn là quyền căn bản trong cuộc sống mỗi người, nhưng trong khi sản lượng lương thực thế giới hoàn toàn có khả năng nuôi dưỡng dân số toàn cầu, thì có rất nhiều, và quá nhiều trẻ em trong số đó lại không được tiếp cận với lương thực, bởi vì "ngay cả lương thực cũng trở thành chủ đề của đầu cơ hoặc có liên quan đến xu hướng của một thị trường mất kiểm soát và thị trường tài chính vốn thiếu các nguyên tắc đạo đức nhất định và chỉ dựa trên mục tiêu duy nhất là lợi nhuận". Điều này đã Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bày tỏ và ngài đã tái khẳng định nguyên tắc của liên đới như là "một tiêu chí thiết yếu cho mọi chính sách và chiến lược, để làm cho hoạt động quốc tế và các văn kiện luật lệ của nó phục vụ hiệu quả cho toàn thể gia đình nhân loại và nhất là người yếu nhất".
Lắng nghe diễn từ của Đức Giáo Hoàng sáng ngày 01/07/2011 là các tham dự viên Hội nghị lần thứ 37 của Tổ Chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), những người được nghe Đức Thánh Cha minh họa sự cấp bách vì "một mô hình phát triển không chỉ xem xét quy mô kinh tế của nhu cầu hay độ tin cậy của các chiến lược kỹ thuật để được theo đuổi, mà còn cần xem xét các chiều kích nhân bản của mỗi sáng kiến và khả năng đạt được tình huynh đệ đích thực, dựa trên lời kêu gọi khẩn khoản mang tính đạo đức 'cho kẻ đói ăn', vốn thuộc về tình cảm của lòng trắc ẩn được viết bằng con tim và nhân bản của mỗi người và trong đó Giáo Hội đã tính đến các công việc của lòng thương xót. Từ quan điểm này, các cơ quan tổ chức của cộng đồng quốc tế được mời gọi hoạt động phù hợp với nhiệm vụ của họ để giữ gìn các giá trị của phẩm giá con người bằng cách loại bỏ thái độ khép kín và không chừa chỗ cho các yêu cầu đặc biệt thường vẫn diễn ra như là sự quan tâm của công chúng".
Đức Thánh Cha ưu tư: "Suy nghĩ của tôi vào thời điểm này là hướng đến hoàn cảnh khốn khó của hàng triệu trẻ em là nạn nhân trước tiên của thảm kịch phải chịu số phận bi đát sớm bị chậm phát triển về thể chất và tâm lý, phải chịu các hình thức áp bức mới nhận được dinh dưỡng tối thiểu. Sự quan tâm đến các thế hệ trẻ có thể là một cách để chống lại việc từ bỏ công việc đồng án ở nông thôn, để giúp toàn thể các các cộng đồng, mà sự sống sót bị đe dọa bởi nạn đói, thấy tự tin hơn cho tương lai của họ. Thực vậy, cần phải được lưu ý rằng các cam kết và nghĩa vụ theo sau nhằm hỗ trợ và giúp đỡ thiết thực thường bị giới hạn trong trường hợp khẩn cấp, mà quên rằng một quan niệm chặt chẽ về phát triển phải có khả năng phát họa một tương lai cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng bằng cách thăng tiến các mục tiêu dài hạn".
Ngài giải thích: "Vì vậy các sáng kiến cũng nên được đưa ra cho toàn thể cộng đồng quốc tế để tái khám phá giá trị của gia đình nông thôn cần phải được nâng đỡ, cũng như phải là vai trò trung tâm để đạt được an ninh lương thực ổn định. Thực tế, ở các vùng nông thôn, các gia đình truyền thống cam kết thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bằng việc truyền tải kinh nghiệm từ cha mẹ sang con cái không chỉ về trồng trọt hay bảo quản và phân phối lương thực, mà còn truyền thụ cách sống, các nguyên tắc giáo dục, văn hóa, tôn giáo, khái niệm về tính thánh thiêng của con người trong mọi giai đoạn tồn tại của con người. Các gia đình nông thôn là một mô hình không chỉ làm việc, mà là sống và biểu hiện cụ thể tình liên đới, trong đó khẳng định vai trò thiết yếu của phụ nữ".
Đức Thánh Cha đi đến kết luận: "Chúng ta biết rằng mục tiêu của an ninh lương thực là một đòi hỏi nhân bản đích thực. Đảm bảo nó vì sự hiện diện của các thế hệ cũng có nghĩa là bảo vệ nó từ sự khai thác điên cuồng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bởi vì cuộc đua để tiêu thụ và lãng phí dường như bỏ qua bất kỳ sự chú ý nào đến di truyền và đa dạng sinh học, vốn mang tầm quan trọng lớn lao cho các hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, ý tưởng về độc quyền sở hữu các nguồn tài nguyên này là trái ngược với lời kêu gọi của Thiên Chúa để người Nam và người Nữ ‘nuôi dưỡng và bảo vệ’ trái đất (x. St 2,8-17) dự phần thăng tiến việc sử dụng hàng hoá của sáng tạo, một mục tiêu mà các quy tắc đa phương và hoạt động quốc tế chắc chắn có thể giúp đạt được".